Nhờ cao thủ tư vấn ( Hơi thở trong cú tấn công- Giật)

congcong73

Đại Tá
Mình cũng đọc nhiều mà k biết có bỏ chỗ nào k nhưng chưa thấy đề cập đến Điều phối hơi thở trong cú tấn công hay cú giật. Để có thể giật mạnh mà đỡ tốn sức.
K biết có giống như một cú đấm trong môn võ Thiếu Lâm K???
Cú đấm là khi ra đòn nhả hơi đều, hít vào khi thu tay.
Mong được chỉ bảo!
Trân trọng cảm ơn!
 

xuananhcsct

Thượng Sỹ
Vấn đề hơi thở rất quan trọng, tuy nhiên phần lớn người chơi bóng bàn nghiệp dư không chú ý, chính vì vậy sẽ bị ra nhiều mồ hôi; nhiều lúc bị quá sức sẽ bị :zingme20::zingme20::zingme20::zingme20:

Một số người học võ đến một mức nào đó sẽ biết tự điều hòa hơi thở trong khi chơi bóng bàn hoặc các môn thể thao khác. Thực tế, cách điều hòa hơi thở như vậy đã đúng hay chưa thì vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời :zingme36::zingme36::zingme36::zingme36::zingme36:

Theo như hiểu biết của tôi, việc điều hòa hơi thở trong khi chơi bóng bàn có thể theo cách như sau:
- Không được nén hơi trong khi thực hiện cú đánh vì như vậy sẽ tạo ra căng cơ sẽ ảnh hưởng đến mắt và quả đánh chuẩn xác;
- Hít vào vừa phải và thực hiện 2 lần hít vào cho một lần điều hòa hơi thở;
- Thở ra hết và thực hiện cú đánh bóng trong khi thở ra. Chú ý là khi vung tay hết tầm thì kết thúc thở ra.
- Nên thả lỏng cơ thể và kết hợp với điều hòa hơi thở khi đánh bóng. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng sau một thời gian khoảng 3 tuần bạn sẽ tạo thành thói quen :zingme73::zingme73::zingme73::zingme73:

Các bác xem có gì sai sót thì bổ sung nhé :zingme33::zingme33::zingme33::zingme33::zingme33:
 

aunhh

Đại Tá
Cái vụ hô hấp trong bóng bàn này ít ai để ý. Mình cũng hỏi 1 cao thủ đội tuyển tỉnh họ cũng nói nghe có vẻ không khoa học lắm. mình search trên mạng cũng không thấy. Mong các cao thủ chỉ giáo hoặc có tài liệu nào cho ace học hỏi. Chủ đề này trong 1 topic cũng đã đề cập đến trong phần " chiến thuật" hoặc "nâng cao" gì đó đã nói, nhưng mọi người ít bàn luận
 

congcong73

Đại Tá
Thực sự cần thiết khi điều tiết hơi thở trong cú tấn công. Như bác xuananhcsct nói thì tài liệu chẳng thấy có để mà đọc. Mong topic này là nơi các cao thủ chỉ cho ae phong trào tập luyện và điều phối tốt hơn hơi thở của mình trong bb cũng như các cú ra đòn!
Trân trọng cảm ơn!
 

Hoa Vô Sắc

Trung Sỹ
giống như khi ta hít đất vậy đó, hơi thở cũng tạo công chứ, người tập khí công thì biết rõ điều này, bạn thứ hít thật sâu, đặt tay vào cái cửa rồi thở mạnh ra xem nó có rung ko
 
Toi la nguoi da tung hoc bong ban tai truong TDTT va da lam quen voi rat nhieu loi danh cung nhu phuong phap tap luyen.... cac ban phai hieu 1 nguyenly co ban la moi mon the thao deu co luongvandong rieng ko giong nhau vi vay bong ban cung the. Nhung cac ban dung chu y den cach tho lam gi a, ma hay nghi den cach di chuyen cua cac ban. Di chuyen tot se lam cho cu giat cua ban phat huy duoc sucmanh toc do. SMTD{ suc manh toc do} trong bong ban rat quan trong vi vay hoi tho ma ban de cap no chi la thu yeu thoi. Neu quen voi luong van dong trong di chuyen bong ban thi ban se thay tho rat thoai mai a. Hay tap luyen di chuyen tot vao roi ban se thay co hieu qua trong moi don the ma ban danh.......
Ban hay tap nhung bai tap bo tro cho SMTD do la: chong day, lang ta tay, nhay day...... no se lam cho ban thay hieu qua trong cu giat bong.
 

minhdi90

Thượng Sỹ
Vấn đề hơi thở rất quan trọng, tuy nhiên phần lớn người chơi bóng bàn nghiệp dư không chú ý, chính vì vậy sẽ bị ra nhiều mồ hôi; nhiều lúc bị quá sức sẽ bị :zingme20::zingme20::zingme20::zingme20:

Một số người học võ đến một mức nào đó sẽ biết tự điều hòa hơi thở trong khi chơi bóng bàn hoặc các môn thể thao khác. Thực tế, cách điều hòa hơi thở như vậy đã đúng hay chưa thì vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời :zingme36::zingme36::zingme36::zingme36::zingme36:

Theo như hiểu biết của tôi, việc điều hòa hơi thở trong khi chơi bóng bàn có thể theo cách như sau:
- Không được nén hơi trong khi thực hiện cú đánh vì như vậy sẽ tạo ra căng cơ sẽ ảnh hưởng đến mắt và quả đánh chuẩn xác;
- Hít vào vừa phải và thực hiện 2 lần hít vào cho một lần điều hòa hơi thở;
- Thở ra hết và thực hiện cú đánh bóng trong khi thở ra. Chú ý là khi vung tay hết tầm thì kết thúc thở ra.
- Nên thả lỏng cơ thể và kết hợp với điều hòa hơi thở khi đánh bóng. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng sau một thời gian khoảng 3 tuần bạn sẽ tạo thành thói quen :zingme73::zingme73::zingme73::zingme73:

Các bác xem có gì sai sót thì bổ sung nhé :zingme33::zingme33::zingme33::zingme33::zingme33:
Em cũng thấy hơi thở rất quan trọng vì nhiều khi đấu vs đối thủ hơn trình mình thường thở không đc đều dẫn đến tức ngực và căng cứng tay, ảnh hưởng rất nhiều đến thi đấu. Em cũng có học qua karate mấy năm dc dạy là khi phát lực thì cần thở ra, thường là hét lớn ở ngọn đòn. Khi đấu đối kháng thì điều quan trọng nhất là duy trì đc hơi thở và giấu đc thời điểm ra đòn. Thầy giáo có khuyên là tập thở bằng bụng, bây giờ tập bóng bàn thỉng thoảng áp dụng cũng thấy rất tốt. Các bác cũng tập thở bụng xem sao:A
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Sau khi bạn trả lời được 1 câu: Lực đan điền là gì thì tự dưng bạn điều hòa được hơi thở!. Vì trên diễn đàn có lần mình đã nói nhưng bị "ném đá" nhiều quá, nên thôi!.
 

Duc_NM

Đại Tá
Toi la nguoi da tung hoc bong ban tai truong TDTT va da lam quen voi rat nhieu loi danh cung nhu phuong phap tap luyen.... cac ban phai hieu 1 nguyenly co ban la moi mon the thao deu co luongvandong rieng ko giong nhau vi vay bong ban cung the. Nhung cac ban dung chu y den cach tho lam gi a, ma hay nghi den cach di chuyen cua cac ban. Di chuyen tot se lam cho cu giat cua ban phat huy duoc sucmanh toc do. SMTD{ suc manh toc do} trong bong ban rat quan trong vi vay hoi tho ma ban de cap no chi la thu yeu thoi. Neu quen voi luong van dong trong di chuyen bong ban thi ban se thay tho rat thoai mai a. Hay tap luyen di chuyen tot vao roi ban se thay co hieu qua trong moi don the ma ban danh.......
Ban hay tap nhung bai tap bo tro cho SMTD do la: chong day, lang ta tay, nhay day...... no se lam cho ban thay hieu qua trong cu giat bong.
Bác này nói có lý này, chân cứ nhanh, di chuyển hợp lý là khắc có thời gian để thở thôi chứ còn cứ bị đối thủ điều chạy cắm cổ khắp bàn thì kiểu gì cũng hụt hơi.

Còn bác nào muốn tham khảo cách thở thì lúc mình vận sức nhiều nhất (thời điểm vợt tiếp xúc bóng) thì thở hắt ra để đẩy khí ra khỏi phổi, điều này cũng tương đương với hét một tiếng lúc đánh bóng. Trong môn tennis các bác thấy các VĐV la hét trong từng cú đánh cũng là vì lý do này.
 

leqd

Đại Uý
Kỹ thuật hít thở
- Cung cấp oxy cho cơ thể.
Bình thường ai cũng nghĩ hít sâu căng lồng ngực là quan trọng, nhưng thực chất thở hết khí tồn lại trong phổi ra là quan trọng hơn. Vì hô hấp là quá trình thẩm thấu oxy vào máu. Hiệu quả thấm thấu là tỷ lệ với hiệu nồng độ oxy trong lồng ngực và trong máu. Ví dụ đơn giản, nếu ta thở ra bình thường rồi hít vào, tỷ lệ không khí tươi và khí tồn là 7/3=2.33. Nếu cố thở ra thêm 10% nữa, tỷ lệ sau khi hít vào là 8/2 = 4. Tức là gần gấp đôi so với thở ra bình thường.
Để thở ra hiệu quả ta phải ép bụng lại, cơ hòanh ép lên phổi, như vậy mới tống được nhiều khí tồn ra. Khi hít vào lại phình bụng, cơ hoành ép xuống kéo dãn lồng ngực ra. Phương pháp thở bằng bụng này còn gọi là phương pháp thở kiểu Trung quốc, là bản chất của luyện khí công và yoga. Cách thở này được áp dụng trong hầu hết các môn thể thao, dancing, ba lê, ngay cả các ca sĩ, nhạc công thổi kèn cũng luyện thở kiểu này để có hơi dài. Việc hít thở cung cấp nhiều oxy cho máu là cực kỳ quan trọng không những trong thể thao, mà còn có tác động chữa bệnh. Khi thấy nhức đầu, đau bụng, hoa mắt, chân tay bủn rủn… ta chỉ cần ra chỗ thóang, hít thở sâu nhiều lần là tự nhiên thấy thỏai mái.
Như vậy về mặt bản chất, hít thở phải được viết ngược lại: thở kỹ, hít sâu
- Tính trữ oxy
Tùy lượng vận động, các môn thể thao chia ra 2 lọai: chu kỳ sinh công ngắn hạn và chu kỳ sinh công dài hạn. Ở chu kỳ ngắn, ví dụ chạy nước rút 100 m, vđv chỉ chạy khỏang 10-13 s, không cần thở khi chạy, do đó phải tập hít thật sâu vài lần trước khi chạy để tích trữ oxy. Ngược lại cự ly từ 1500 m trở lên đòi hỏi phải hít thở đều trong quá trình chạy. Ta có thể thấy các vđv chạy nước rút thường thở hồng hộc sau khi tới đích, trong khi các vđv cự ly dài vẫn thở bình thường. Cự ly 400m và 800m là các cự ly “dã man” nhất, vừa là chạy nước rút ém khí, vừa phải có cái phổi thật tốt để cấp oxy. Trong bóng đá, hậu vệ cánh, tiền vệ thường được ca ngợi là “không phổi”, vì phải chạy lên xuống liên tục. Ngược lại tiền đạo lâu lâu mới chạy nước rút, sau đó đi bộ từ từ để thở. Tùy lượng vận động sẽ có kỹ thuật thở khác nhau. Vận động chu kỳ ngắn cần biết thở kỹ hít sâu chậm, để tích trữ thật nhiều oxy trước. Vận động chu kỳ dài cần biết hít thở đều để thường xuyên cấp oxy.
Để trải nghiệm cho kỹ thuật tích trữ oxy này ta có thể ngồi tại chỗ, thở hết, hít thật sâu rồi giữ khỏang 3-5s, hít thở khỏang năm lần, sau đó ta có thể nín thở 1-2 phút một cách dễ dàng, thậm chí nếu thả lỏng thì cơ thể tự nhiên không cần hít vào nữa, vì đang dư oxy trong máu.
- Về mặt tâm lý:
Thở kỹ, hít sâu từ từ giúp thả lỏng, tăng tập trung
Thở ra mạnh, kèm tiếng hét làm tăng hưng phấn, tăng tính quyết liệt
- Bóng bàn và hít thở
Bóng bàn là một quá trình sinh công ngắn hạn, một pha bóng thường khỏang 1-2s, do đó vđv không cần quan tâm đến hít thở trong pha bóng. Tuy nhiên giữa hai pha bóng cần thở kỹ, hít sâu. Vừa để tích oxy, vừa để thả lỏng, tăng tập trung.
Việc thở ra khi đánh đôi công là không cần thiết, vì bóng qua lại bàn chỉ trong 0.2 – 0.3 s, thở ra chưa kịp thì đã thấy bóng quay lại rồi.
Việc phát lực kèm thở ra như karate thì cũng phải được sử dụng đúng lúc như karate. Võ sĩ chỉ hét ở cú đánh cuối cùng, dồn hết khí lực đánh một cú là đối phương đo ván luôn. Do đó trong bóng bàn thở ra khi đánh chỉ sử dụng cho cú “sát thủ” như bạt chết bóng . Hét như vậy sẽ thấy rất xung, nên dùng khi cảm thấy mình đang chùng xuống, bị động, cần cú hích tinh thần.
 

Son_ct

Đại Uý
Em có tập qua chút ít về hơi thở trong võ thuật, xin được chia sẻ với các bác về nguyên tắc thở:

- Khi cơ thể cần phát lực (đấm, đá, giật bóng...) thì phải thở ra. Việc này sẽ giúp cơ thể thả lỏng và phát ra lực mạnh nhất có thể. Nếu như các bác nín thở thì cơ bắp sẽ bị cứng lại, tưởng chừng là giật mạnh nhưng thực ra lực lại k bằng và còn làm cơ thể nhanh mệt.
- Sau khi phát lực xong thì lại hít vào bình thường. Lưu ý là hạn chế hít sâu nhé.

Bản thân em đã kiểm nghiệm nguyên tắc này được vài năm trong tập võ. Em mới tập chơi bóng bàn được vài tháng, áp dụng vào thấy rất hiệu quả. Các bác có thể kiểm nghiệm rõ rệt khi tập giật, 1 người kê, 1 người giật. Khi giật bóng thì thở ra, đến khi giật xong thì tranh thủ thời gian giữa 2 lần giật bóng để hít vào, không cần hít sâu.
 

JoKyo

Trung Sỹ
Kinh nghiệm của mình của cũng tương tự, khi đánh là thở mạnh ra, đặc biệt các cú giật hoặc bạt. Hít thở hoàn toàn bằng bụng không phải bằng ngực, hít hơi thật sâu vào bụng dưới và thở ra nhiều hơi trong các cú đánh hoặc khi di chuyển liên tục.
 

Bình luận từ Facebook

Top