Lựa chọn cách cầm vợt - lối giật bóng - mặt vợt

Table_Tennis

Thiếu Uý
Bài viết vui này nhằm phục vụ chủ yếu cho người đang học ở giai đoạn cơ bản chưa giật đc đều tay.
Tuy nhiên nó cũng có thể giúp ích cho nhiều người đạt được hiệu suất tối đa cho cú giật.
(Chủ yếu nói về cách cầm vợt - vợt ngang)
Cách cầm vợt - lối giật - mặt vợt : 3 yếu tố này có mối liên hệ tương hỗ với nhau

Lối giật có thể chia làm 2 lối giật chủ yếu :
+ Ma Sát nhiều (1)
+ Vỗ vào bóng nhiều hơn là ma sát (2)
(Phải luôn kết hợp 2 lối giật này trong 1 trận đấu)

Mặt vợt chia làm 2 loại
+ Thiên về độ xoáy (1)
+ Thiên về tốc độ (2)

Cách cầm vợt FH, em xin chia làm 2 lối cầm vợt chủ yếu.
* Ngón cái duỗi thẳng, vừa ôm vào mặt vợt, vừa ôm vào phần vát của cán (điển hình là Fan Zhendong và Jun mizutani). Lối cầm vợt này sẽ giúp giữ cân bằng cho mặt vợt tốt nhất, tránh được hiện tượng bị bung bóng (bóng nhiều xoáy). Cách cầm vợt kiểu này sẽ thiên về lối giật (1) hơn là lối giật (2) (muốn dùng nhiều lực vỗ vào bóng thường phải ngửa cổ tay ra), thích hợp cho tất cả các loại mặt vợt. Chuyển từ FH sang BH ko phải thay đổi nhiều về ngón tay.

* Ngón cái quặp vào, ôm chọn phần vát của cán (một bộ phận khá lớn cầm theo lối này). Cách cầm vợt này sẽ khó giữ cân bằng cho mặt vợt hơn, cổ tay dễ bị ngửa ra, dễ bị bung bóng nhưng lại khá thích hợp với người có bàn tay khỏe. Cách cầm vợt kiểu này thì chơi mặt cứng mặt có tốc độ cao (2) sẽ rất khó điều khiển, khó miết bóng, thường bạt hoặc giật theo lối (2). Chỉ nên chơi mặt mềm hoặc mặt thiên về xoáy (1). Chuyển từ FH sang BH sẽ phải xoay sở nhiều ở ngón tay.

(Nói về BH phần lớn các VĐV thế giới khi đánh BH đều để ngón tay cái duỗi thằng ôm vào 1 phần mặt vợt, nhằm mục đích giữ cân bằng cho mặt vợt tốt hơn, đây cũng chính là lý do để mọi người nghiên cứu xem khi đánh FH mình cầm theo lối nào hợp hơn)
 

son_canloc

Đại Tá
Sau khi đọc bài này mình lấy 2 cái vợt 1 của bố 1 của con ra kiểm nghiệm thấy 2 vợt có sự biến dạng khác nhau , vợt của bố ở nơi có chữ Buttefly vẫn sắc nét long lanh còn vợt của con ở chữ Buttefly bị thủng 1 lổ rất lớn . Theo các bạn lối chơi của 2 bố con như thế nào ?
 

Table_Tennis

Thiếu Uý
Sau khi đọc bài này mình lấy 2 cái vợt 1 của bố 1 của con ra kiểm nghiệm thấy 2 vợt có sự biến dạng khác nhau , vợt của bố ở nơi có chữ Buttefly vẫn sắc nét long lanh còn vợt của con ở chữ Buttefly bị thủng 1 lổ rất lớn . Theo các bạn lối chơi của 2 bố con như thế nào ?

Vậy có lẽ ông bố ko để ngón tay lên mặt vợt, và cũng ít đánh BH, còn cô con thì có lẽ có để ngón cái lên mặt vợt, hoặc chơi BH nhiều hơn ông bố.
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
Bài viết vui này nhằm phục vụ chủ yếu cho người đang học ở giai đoạn cơ bản chưa giật đc đều tay.
Tuy nhiên nó cũng có thể giúp ích cho nhiều người đạt được hiệu suất tối đa cho cú giật.
(Chủ yếu nói về cách cầm vợt - vợt ngang)
Cách cầm vợt - lối giật - mặt vợt : 3 yếu tố này có mối liên hệ tương hỗ với nhau

Lối giật có thể chia làm 2 lối giật chủ yếu :
+ Ma Sát nhiều (1)
+ Vỗ vào bóng nhiều hơn là ma sát (2)
(Phải luôn kết hợp 2 lối giật này trong 1 trận đấu)

Mặt vợt chia làm 2 loại
+ Thiên về độ xoáy (1)
+ Thiên về tốc độ (2)

Cách cầm vợt FH, em xin chia làm 2 lối cầm vợt chủ yếu.
* Ngón cái duỗi thẳng, vừa ôm vào mặt vợt, vừa ôm vào phần vát của cán (điển hình là Fan Zhendong và Jun mizutani). Lối cầm vợt này sẽ giúp giữ cân bằng cho mặt vợt tốt nhất, tránh được hiện tượng bị bung bóng (bóng nhiều xoáy). Cách cầm vợt kiểu này sẽ thiên về lối giật (1) hơn là lối giật (2) (muốn dùng nhiều lực vỗ vào bóng thường phải ngửa cổ tay ra), thích hợp cho tất cả các loại mặt vợt. Chuyển từ FH sang BH ko phải thay đổi nhiều về ngón tay.

* Ngón cái quặp vào, ôm chọn phần vát của cán (một bộ phận khá lớn cầm theo lối này). Cách cầm vợt này sẽ khó giữ cân bằng cho mặt vợt hơn, cổ tay dễ bị ngửa ra, dễ bị bung bóng nhưng lại khá thích hợp với người có bàn tay khỏe. Cách cầm vợt kiểu này thì chơi mặt cứng mặt có tốc độ cao (2) sẽ rất khó điều khiển, khó miết bóng, thường bạt hoặc giật theo lối (2). Chỉ nên chơi mặt mềm hoặc mặt thiên về xoáy (1). Chuyển từ FH sang BH sẽ phải xoay sở nhiều ở ngón tay.

(Nói về BH phần lớn các VĐV thế giới khi đánh BH đều để ngón tay cái duỗi thằng ôm vào 1 phần mặt vợt, nhằm mục đích giữ cân bằng cho mặt vợt tốt hơn, đây cũng chính là lý do để mọi người nghiên cứu xem khi đánh FH mình cầm theo lối nào hợp hơn)
Bác bổ sung thêm hình ảnh về 2 cách cầm vợt cho bài viết phong phú
 

phuongnguyen

Đại Tá
image.jpg

em cam the nay , kieu 1 hay 2 vay bac . muon tu fh sang bh phai xoay nhe 1 ti.
 

Son_ct

Đại Uý
View attachment 17680
em cam the nay , kieu 1 hay 2 vay bac . muon tu fh sang bh phai xoay nhe 1 ti.
Em cầm vợt hao hao như bác, chỉ khác chút là ngón cái của bác ở vị trí trung gian giữa BH và FH của em :D khi em đánh BH thì ngón cái duỗi ra 1 tí, khi chuyển sang giật FH thì ngón cái hơi co lại ôm vào phần vát của cán vợt. Tóm lại là chỉ co - duỗi ngón cái khi đánh thôi.
 

Son_ct

Đại Uý
cầm kiểu này thấy đang đôi công bh bất ngờ chuyển wa fh sẽ không kịp trở tay. E thì thấy vậy. bác cảm thấy sao? nếu duỗi ngón cái ra tí sẽ thấy khác.
Ban đầu thì em cũng thấy như bác nói, nhưng sau nghiệm ra là do giật FH phải xoay người nên FH vẫn rất thoải mái với kiểu cầm vợt này, vì vậy phải tập bộ chân đủ nhanh để xoay được người :D
 
Tay phải mình cầm vợt theo cách 1, tay trái mình cầm theo cách 2, cảm nhận tay phải cầm theo cách 1 đánh trái dễ hơn. moi trái, bạt trái dễ hơn, đường bóng ổn định và chính xác hơn.
 
Last edited:

k3nc0ngtu_vt

Thượng Sỹ
Em cầm vợt hao hao như bác, chỉ khác chút là ngón cái của bác ở vị trí trung gian giữa BH và FH của em :D khi em đánh BH thì ngón cái duỗi ra 1 tí, khi chuyển sang giật FH thì ngón cái hơi co lại ôm vào phần vát của cán vợt. Tóm lại là chỉ co - duỗi ngón cái khi đánh thôi.
mình cũng thế. lúc đánh trái duỗi ngón cái ra để ổn định góc vợt lúc đánh phải co ngón cái lại
 

Bình luận từ Facebook

Top