Liệu ta đã được tập luyện bóng bàn đúng cách?

pingg

Trung Uý
Em mới chỉ viết hơi khác quan điểm của các bác thôi mà các bác gạch đá kinh quá, lại còn nâng quan điểm lên nữa chứ. Các bác mà trong đội tố địa chủ, phong kiến thời cải cách ruộng đất thể nào cũng có huân huy chương.

Em nghĩ VĐV TQ tìm mọi cách để giành chiến thắng, kể cả các cách mà các bác không thích, không ưng thì cũng không nên dùng những từ ngữ mạnh quá
Cũng là quan điểm cá nhân của mọi người thôi mà bác. Cũng cần những lời như vậy, ko phải nhằm mục đích hạ thấp cá nhân ai cả. Mục đích là phê bình hình ảnh thái độ mà vdv thể hiện khi thi đấu thôi.
TQ đại diện cho quốc gia thi đấu thì yêu cầu phải khác bác ạ. TQ đánh với tư cách cá nhân ở đâu đó thì làm gì cũng được. Những hành động như vậy tưởng vô hại, tương chỉ là của cá nhân TQ nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến các vdv trẻ. Các vdv nhí nghĩ j khi xem TQ thi đấu? Nghĩ rằng đây là chiến thuật thông minh cần học hỏi? Những vdv thi đấu, ông HLV kia có quan tâm đến người hâm mộ, đến người xem cổ vũ họ ko? Hay chỉ cần tấm huy chương với vài đồng tiền thưởng?
Tính trung thực rất cần để phát triển. Nếu mấy ông HLV có tính trung thực này thì đã ko xảy ra bao nhiệu vụ cãi nhau, oánh nhau ở bộ môn, vdv đã có rất nhiều cơ hội tham gia các giải đấu quốc tế. Nếu người hâm mộ cứ ậm ờ cho qua, sẽ chỉ có những thành phần cơ hội hưởng lợi, có bao nhiêu năm nữa thì bbvn vẫn ko phát triển dc.
 

namvietinbank

Đại Uý
Chúc bạn có những bài viết hay đúng đẻ mọi người có suy nghĩ đúng hơn về tập cơ bản
làm gì căng thế nhỉ. ý chủ thớt là khi đã bão hòa. chẳng hạn như em tập 5 năm vân cứ C thì nghĩa là tập không có đúng cách tập chỉ chú trọng giật, móc trái phải.... lúc này cần phải tập theo tuần tự từ quả đỡ giao bóng trở đi. còn mấy ông mới tập chơi thì nói làm gì
 

namvietinbank

Đại Uý
Giả sử, mình bớt thua trực tiếp đi 1-2 quả giao bóng/ván, bớt 1 lần giật hỏng những quả "giò gà", giao bóng có chút ý đồ hơn một chút, đỡ thêm được 1 quả giật thì tự mình so với mình hình như cũng đã lên bóng được một tẹo rồi đúng ko bác.
Nếu bác chặn được bóng của HLV 1-2 quả thôi, gặp người ngang cơ cũng đỡ sợ hơn còn gì. Chỉnh lại thước ngắm, tập luyện "xử lý" thì lên 0-2-0 cũng đâu phải là bất khả thi.
trả có 1 -2 lít mà bắt hlv nó giật thì bao nhiêu cơm gạo nó ựa hết ra pác ợ
 

backhand-ghost

Đại Tá
Viết mấy dòng chỉ để chia sẻ suy nghĩ với mọi người, để xem những gì mình tự kiểm nghiệm liệu có giống với ai đó. Có người thích, có người ko đồng ý, có người cảm thấy bị động chạm. Nhưng mình chẳng ngại khi vấn đề mình đặt ra có thể gây hiểu lầm bởi đơn giản là động cơ của mình hoàn toàn trong sáng. Đúng hay sai chẳng phải là cái gì quá quan trọng bởi khi đã dám nói ra thì bản thân phải có một niềm tin. Mình tin rằng sẽ có một ai đó có đồng cảm, một ai đó sẽ nhìn thấy chính bản thân mình trong bài viết đó.
Những thứ khác thì cứ bỏ qua đi anh Út ( @NTBB ) nhỉ :)
Câu chuyện này đến đây là chấm dứt được rồi, bàn nhiều quá chưa chắc đã là hay.
 

HUNGdla

Trung Uý
Chơi Bóng Bàn cũng phải có văn hóa, người ko có văn hóa thì chỉ ở tầng thấp kém mà thôi, xem lại những VĐV đỉnh cao có mấy ai hò hét lung tung đâu , vì họ được dạy dỗ cẩn thận chứ ko như ở Ta, nếu họ có thua thì về xem lại băng hình về kỹ chiến thuật rồi suy nghĩ lại để lần sau đánh lại ( họ luôn luôn đặt máy quay ở mỗi trận đấu ) giải CVV tại TPHCM mới rồi các VĐV trung học của Nhật Bản thể hiện 1 văn hóa tuyệt vời mà ai cũng nể phục, khi đang thi đấu đối thủ có 1 quả pole cạnh bàn nhưng trọng tài ko thấy, thông thường người ta sẽ lờ đi để có được 2 điểm quí giá , nhưng các cháu Nhật Bản đã trung thực nhắc trọng tài là quả đó vô bàn và tính điểm cho đối thủ, cuối cùng các cháu cũng có HCĐ đơn Nữ Giải CVV, có lẽ những Văn Hóa như vậy đã đưa nước Nhật có những VĐV đỉnh cao hiện đang xếp hạng 5 và 6 của Thế giới như ISHIKAWA, MIZUTANI & FUKUHARA...và nước Nhật đang là cường quốc kinh tế dù ko có tài nguyên gì cả. 0978.782486.
Đọc bài của Pro làm tôi nhớ lại lời nói của một người thầy thường nhắc nhở chúng tôi,mà khi còn trẻ chúng tôi không mấy ai để ý đến ý nghĩa của nó.Thầy nói"Dù các em có làm gì,ở đâu cũng phải sống có văn hóa,đừng để mọi người nói mình là đồ vô văn hóa.Con người sống là phải có văn hóa cho dù có nghèo khổ đến đâu.Họ có thể nói các em là đồ vô học,nhưng khi họ nói đồ vô văn hóa tức là họ coi các em như con vật mà thôi".Bởi vậy,khi xem VDV nước ngoài thi đấu,ngoài trình độ kỹ thuật ra còn phải khâm phục văn hóa ứng xử của họ.
 

pingg

Trung Uý
Đọc bài của Pro làm tôi nhớ lại lời nói của một người thầy thường nhắc nhở chúng tôi,mà khi còn trẻ chúng tôi không mấy ai để ý đến ý nghĩa của nó.Thầy nói"Dù các em có làm gì,ở đâu cũng phải sống có văn hóa,đừng để mọi người nói mình là đồ vô văn hóa.Con người sống là phải có văn hóa cho dù có nghèo khổ đến đâu.Họ có thể nói các em là đồ vô học,nhưng khi họ nói đồ vô văn hóa tức là họ coi các em như con vật mà thôi".Bởi vậy,khi xem VDV nước ngoài thi đấu,ngoài trình độ kỹ thuật ra còn phải khâm phục văn hóa ứng xử của họ.
nước ngoai cũng tuỳ thằng, có thằng cũng bựa như thằng maze. Thằng tử tế có lẽ có thằng boll. Thấy nó mấy trận thua bọn tàu, mặt còn hớn hở ra bắt tay kiểu tao đã chơi tốt, mày còn tốt hơn, chúc mừng mày.
 

hoangtdsi

Đại Uý
giờ mà cứ thấy tuấn quỳnh với kiến quốc nhà lầu bốn bánh, hay hoàng bư đi lexus thì bóng bàn mạnh lên ngay. Cái ông liên đoàn làm truyền thông quá kém dẫn đến thu nhập của vđv ngoài tiền lương và vài cái vợt được tài trợ thì chả có cái mốc gì. Ai dám gửi tương lai cho mấy ổng. Cứ đầu tư quay thật đẹp, loại hết mấy bố chơi kiểu đập phát chết luôn, mỗi tuần làm hai trận trên truyền hình. Thi đấu quôc tế với phóng sự ào ạt. Tự nhiên bọn quảng cáo mò đến, tài trợ mò đến, thu nhập tăng, vdv bóng bàn thành hot. Đội tuyển sẽ đông quân, nhiều đạn, chất lượng tăng lên. Bao giờ nghề bóng bàn thành nghề hot, vdv bóng bàn dc hô tên như kiểu ZJK ủa ái nỉ, thì trình mới lên. Còn bg thỉnh thoảng em xem trận bóng bàn VN trên truyền hình buồn ngủ, ngủ lúc nào ko biết. Góc quay xấu, ko có chiếu chậm, bình luận chán, vdv đánh tẻ nhạt, bụp phát đếch nhìn thấy bóng đâu, rồi đứng tâng tâng bóng với vẫy tay câu giờ.
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu? Ko tự lăng xê quảng cáo, ko tìm đến người hâm mộ thì bg mới khá được.
Bác pingg nói vậy có cái đúng và chưa đúng.
Nói về vật chất thì đến giờ phút này mối vđv bác nói có được gấp 3 thế thật thì cũng chẳng còn nhích được mấy đâu. Đãi ngộ và giải thưởng như thế nó phải treo lơ lửng cho các cháu (và gia đình các cháu) còn đang tập năng khiếu thì mới hy vọng. Các sao tuyển VN đến ngưỡng này thì cũng gần tới hạn rồi. Tuổi như họ rồi tôi không hiểu giờ có đổ vàng vào người rồi sang tập huấn tại TQ 5 năm nữa có vào nổi top 100 thế giới không.
Mình nghe nói tuổi 12-15 thường là mấu chốt để lựa chọn vđv đỉnh cao ở TQ.

Bóng bàn cũng chỉ là một môn thể thao như nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam, nghĩa là nó cũng chẳng có gì được coi là đặc biệt. Người chơi cũng không thể hơn được bóng đá, cầu lông, võ thuật....Như một gia đình đông con, Chính phủ, Bộ VHTT-DL hay Liên đoàn BB cũng chẳng làm gì để cưng chiều BB hơn những môn khác, vì vậy mà tiền bạc hay truyền thông nhà nước dành cho nó cũng không thể "đột phá" vì nó được, nhất là khi tự mình cũng thấy tiền bạc cũng chỉ là một khía cạnh của thành tích (đặc biệt còn phụ thuộc đối thủ nữa). Doanh nghiệp muốn đổ tiền thì phải được lợi về quảng cáo (nhiều người xem, nhiều người quan tâm); cái này họ tính chán và bóng đá vẫn là nơi hấp dẫn hơn cả.

Chẳng ai có thể bì được Trung Quốc về bb cả, vì sao? Vì từ tầm cao nhất (Đảng CS, CP) đã hẳn lý luận khoa học và coi phát triển bb như là một quốc sách ưu tiên hàng đầu. Và kết quả là sao: Đầu tư nhà nước đổ vào bb cũng chẳng kém bất cứ chương trình ưu tiên nào của quốc gia (như xóa đói giảm nghèo, chẳng hạn, ,,,) như kiểu nhà có 10 thằng con thì đặt ra hẳn ưu tiên tiền bạc cho 1 thằng đi học đại học còn 1 thằng đi học bóng bàn, dĩ nhiên 8 thằng kia vẫn ăn uống đầy đủ nhưng không có ưu tiên nào.
Được cái vĩ mô vậy rồi thì tiền bạc đổ vào ầm ầm: tìm kiếm tài năng rộng khắp, mở các viện nghiên cứu chuyên môn đủ loại (cốt mút, năng lực vđv, giáo án...) kèm với nó là đãi ngộ xứng đáng. Truyền thông thì tíu tít đưa tin (vì là chính sách lớn của quốc gia mà), DN thì khỏi nói rồi, đầu tư còn lời hơn bóng đá. Thế là nhà nhà tập bóng bàn, người người chơi bb; ai không chơi được thì khuyến khích con em chơi. Sự lựa chọn nghề nghiệp giữa bóng bàn và các nghề cao quý khác như bác sỹ, kỹ sư... nghe chừng có vẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam hay đa phần các nước khác sao được thế. Những tài năng năng khiếu bb của VN có khi đang làm bất cứ nghề gì đó khác ngoài bb và khó tìm ra họ trong điều kiện hiện nay (nhiều người năng khiếu thực sư họ chỉ chơi bb qua loa rồi làm việc khác, mà cũng chẳng ai phát hiện đào tạo họ). TQ thì nó đã hạn chế tối đa khả năng để xổng những tài năng như vậy.

Một số nước có truyền thống như Nhật, Hàn, Đức nhưng cũng không thể đọ với TQ vì bb cũng không phải gì quá đặc biệt như ở TQ. Như một bài dịch trên diễn đàn đã đưa, Lưu Quốc Lượng cũng đã chỉ rõ một điểm hạn chế lớn của bb Châu Âu so vs TQ là gì rồi, đó là bb ở châu Âu không được coi trọng tầm quốc gia.

Chính phủ một nước, kể cả Việt Nam, sẽ quan tâm đặc biệt hơn đến 1 môn thể thao khi mà nó:
1) Có khả năng cạnh tranh thế giới, có thành tích cao (để mở mày mở mặt, để khuyến khích lòng tự hào dân tộc của nhân dân...). Ánh Viên là một trường hợp cá biệt như vậy khi mà khả năng của cô có tầm quốc tế-khu vực và còn có thể phát triển nữa thì lập tức được đầu tư đặc biệt nhưng nói đối xử đặc biệt chung với bơi lôi thì chưa.
2) Có đông đảo người chơi, và phát triển môn thể thao như vậy là để phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân. Bóng đá thì đã được quan tâm nhất rồi, dù chưa phải là thực sự đặc biệt (ngân sách còn ít, phải dành cho các môn khác...). Bóng bàn thì cứ với điều kiện kinh tế và đời sống được cải thiện sẽ cũng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều người chơi hơn. Khi nào người chơi bb phong trào mà nhiều như bóng đá thì sự quan tâm của nhà nước và doanh nghiệp và cả truyền thông nữa chắc cũng chẳng ít hơn đâu. Tất nhiên nó cũng chỉ tương xứng với những gì mà ta có.

Anh em ta chơi bóng bàn thì ủng hộ bb, muốn môn này được quan tâm đặc biệt thì cũng là chính đáng. Nhưng các môn khác họ cũng đang nghĩ vậy. Và tất cả chúng ta lại cùng đang sống trong một gia đình đông con không có gì lấy làm dư giả thì đành tự hài lòng với những gì mình có.

Những Tiến Đạt, Quang Linh, Hoàng Bư, Nam tè.... giờ tập luyện để duy trì ổn định phong độ cao nhất đã có, tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu đã là cả 1 nỗ lực. Những Tú mẩu, ĐBTA...sẽ còn tiến bộ nhưng bảo họ sẽ vượt trội lớp đàn anh nghe chừng cũng khó hy vọng.
 

pingg

Trung Uý
Bác pingg nói vậy có cái đúng và chưa đúng.
Nói về vật chất thì đến giờ phút này mối vđv bác nói có được gấp 3 thế thật thì cũng chẳng còn nhích được mấy đâu. Đãi ngộ và giải thưởng như thế nó phải treo lơ lửng cho các cháu (và gia đình các cháu) còn đang tập năng khiếu thì mới hy vọng. Các sao tuyển VN đến ngưỡng này thì cũng gần tới hạn rồi. Tuổi như họ rồi tôi không hiểu giờ có đổ vàng vào người rồi sang tập huấn tại TQ 5 năm nữa có vào nổi top 100 thế giới không.
Mình nghe nói tuổi 12-15 thường là mấu chốt để lựa chọn vđv đỉnh cao ở TQ.

Bóng bàn cũng chỉ là một môn thể thao như nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam, nghĩa là nó cũng chẳng có gì được coi là đặc biệt. Người chơi cũng không thể hơn được bóng đá, cầu lông, võ thuật....Như một gia đình đông con, Chính phủ, Bộ VHTT-DL hay Liên đoàn BB cũng chẳng làm gì để cưng chiều BB hơn những môn khác, vì vậy mà tiền bạc hay truyền thông nhà nước dành cho nó cũng không thể "đột phá" vì nó được, nhất là khi tự mình cũng thấy tiền bạc cũng chỉ là một khía cạnh của thành tích (đặc biệt còn phụ thuộc đối thủ nữa). Doanh nghiệp muốn đổ tiền thì phải được lợi về quảng cáo (nhiều người xem, nhiều người quan tâm); cái này họ tính chán và bóng đá vẫn là nơi hấp dẫn hơn cả.

Chẳng ai có thể bì được Trung Quốc về bb cả, vì sao? Vì từ tầm cao nhất (Đảng CS, CP) đã hẳn lý luận khoa học và coi phát triển bb như là một quốc sách ưu tiên hàng đầu. Và kết quả là sao: Đầu tư nhà nước đổ vào bb cũng chẳng kém bất cứ chương trình ưu tiên nào của quốc gia (như xóa đói giảm nghèo, chẳng hạn, ,,,) như kiểu nhà có 10 thằng con thì đặt ra hẳn ưu tiên tiền bạc cho 1 thằng đi học đại học còn 1 thằng đi học bóng bàn, dĩ nhiên 8 thằng kia vẫn ăn uống đầy đủ nhưng không có ưu tiên nào.
Được cái vĩ mô vậy rồi thì tiền bạc đổ vào ầm ầm: tìm kiếm tài năng rộng khắp, mở các viện nghiên cứu chuyên môn đủ loại (cốt mút, năng lực vđv, giáo án...) kèm với nó là đãi ngộ xứng đáng. Truyền thông thì tíu tít đưa tin (vì là chính sách lớn của quốc gia mà), DN thì khỏi nói rồi, đầu tư còn lời hơn bóng đá. Thế là nhà nhà tập bóng bàn, người người chơi bb; ai không chơi được thì khuyến khích con em chơi. Sự lựa chọn nghề nghiệp giữa bóng bàn và các nghề cao quý khác như bác sỹ, kỹ sư... nghe chừng có vẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam hay đa phần các nước khác sao được thế. Những tài năng năng khiếu bb của VN có khi đang làm bất cứ nghề gì đó khác ngoài bb và khó tìm ra họ trong điều kiện hiện nay (nhiều người năng khiếu thực sư họ chỉ chơi bb qua loa rồi làm việc khác, mà cũng chẳng ai phát hiện đào tạo họ). TQ thì nó đã hạn chế tối đa khả năng để xổng những tài năng như vậy.

Một số nước có truyền thống như Nhật, Hàn, Đức nhưng cũng không thể đọ với TQ vì bb cũng không phải gì quá đặc biệt như ở TQ. Như một bài dịch trên diễn đàn đã đưa, Lưu Quốc Lượng cũng đã chỉ rõ một điểm hạn chế lớn của bb Châu Âu so vs TQ là gì rồi, đó là bb ở châu Âu không được coi trọng tầm quốc gia.

Chính phủ một nước, kể cả Việt Nam, sẽ quan tâm đặc biệt hơn đến 1 môn thể thao khi mà nó:
1) Có khả năng cạnh tranh thế giới, có thành tích cao (để mở mày mở mặt, để khuyến khích lòng tự hào dân tộc của nhân dân...). Ánh Viên là một trường hợp cá biệt như vậy khi mà khả năng của cô có tầm quốc tế-khu vực và còn có thể phát triển nữa thì lập tức được đầu tư đặc biệt nhưng nói đối xử đặc biệt chung với bơi lôi thì chưa.
2) Có đông đảo người chơi, và phát triển môn thể thao như vậy là để phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân. Bóng đá thì đã được quan tâm nhất rồi, dù chưa phải là thực sự đặc biệt (ngân sách còn ít, phải dành cho các môn khác...). Bóng bàn thì cứ với điều kiện kinh tế và đời sống được cải thiện sẽ cũng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều người chơi hơn. Khi nào người chơi bb phong trào mà nhiều như bóng đá thì sự quan tâm của nhà nước và doanh nghiệp và cả truyền thông nữa chắc cũng chẳng ít hơn đâu. Tất nhiên nó cũng chỉ tương xứng với những gì mà ta có.

Anh em ta chơi bóng bàn thì ủng hộ bb, muốn môn này được quan tâm đặc biệt thì cũng là chính đáng. Nhưng các môn khác họ cũng đang nghĩ vậy. Và tất cả chúng ta lại cùng đang sống trong một gia đình đông con không có gì lấy làm dư giả thì đành tự hài lòng với những gì mình có.

Những Tiến Đạt, Quang Linh, Hoàng Bư, Nam tè.... giờ tập luyện để duy trì ổn định phong độ cao nhất đã có, tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu đã là cả 1 nỗ lực. Những Tú mẩu, ĐBTA...sẽ còn tiến bộ nhưng bảo họ sẽ vượt trội lớp đàn anh nghe chừng cũng khó hy vọng.
Bác nhắc em mới nhớ, TQ nó còn có trò mỡ nó rán mỡ nó nữa. Cái này là nguyên nhân chính giúp CNT mạnh như bây giờ. Tức là bên cạnh nó động viên rất nhiều người chơi, bọn công nghiệp thể thao còn phát triển rất mạnh. Chơi bóng thì phải mua vợt, mua bóng, mua bàn, mua đủ thứ nữa. Tiền lãi thu được lại đầu tư vào tuyên truyền, mở rộng lượng người chơi. Đây là cách xã hội hoá tích cực nhất. Còn cách xã hội hoá kêu gọi mấy ông làm gỗ với ximang đi làm bóng bàn, dc vài hôm ông dở chứng, ông dỗi rất mệt. Tiền tập huấn đội tuyển bọn DHS tài trợ rất nhiều, nhờ đó nó cũng dc quảng cáo bán rất nhiều đồ, đội tuyển quốc gia càng nổi thì nó càng giàu. TQ nó làm bóng bàn là làm cả kinh tế nữa, nó chọn bóng bàn vì môn này "dễ trở thành vô địch thế giới" hơn bóng đá, nhiều người chơi, đầu tư ban đầu rất ít, chu không đơn thuần chỉ là thích bóng bàn. Đây ko phải là môn mà người TQ nghĩ ra, cũng ko phải là môn truyền thống của TQ, nhưng nó dc chọn để làm giàu, làm nổi TQ.
Để bắt đầu, bg cần 3 ông thích và chọn bóng bàn để phát triển: ông nhà nước có quyền, có 'chính sách', có truyền thông; ông doanh nghiệp thể thao có vốn, lợi ích; ông liên đoàn đứng ở giữa tổ chức ăn hoa hồng. Ba ông này làm bạn thân thì sẽ phát triển, không riêng gì bong bàn mà môn nào cũng thế.
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Bác nhắc em mới nhớ, TQ nó còn có trò mỡ nó rán mỡ nó nữa. Cái này là nguyên nhân chính giúp CNT mạnh như bây giờ. Tức là bên cạnh nó động viên rất nhiều người chơi, bọn công nghiệp thể thao còn phát triển rất mạnh. Chơi bóng thì phải mua vợt, mua bóng, mua bàn, mua đủ thứ nữa. Tiền lãi thu được lại đầu tư vào tuyên truyền, mở rộng lượng người chơi. Đây là cách xã hội hoá tích cực nhất. Còn cách xã hội hoá kêu gọi mấy ông làm gỗ với ximang đi làm bóng bàn, dc vài hôm ông dở chứng, ông dỗi rất mệt. Tiền tập huấn đội tuyển bọn DHS tài trợ rất nhiều, nhờ đó nó cũng dc quảng cáo bán rất nhiều đồ, đội tuyển quốc gia càng nổi thì nó càng giàu. TQ nó làm bóng bàn là làm cả kinh tế nữa, nó chọn bóng bàn vì môn này "dễ trở thành vô địch thế giới" hơn bóng đá, nhiều người chơi, đầu tư ban đầu rất ít, chu không đơn thuần chỉ là thích bóng bàn. Đây ko phải là môn mà người TQ nghĩ ra, cũng ko phải là môn truyền thống của TQ, nhưng nó dc chọn để làm giàu, làm nổi TQ.
Để bắt đầu, bg cần 3 ông thích và chọn bóng bàn để phát triển: ông nhà nước có quyền, có 'chính sách', có truyền thông; ông doanh nghiệp thể thao có vốn, lợi ích; ông liên đoàn đứng ở giữa tổ chức ăn hoa hồng. Ba ông này làm bạn thân thì sẽ phát triển, không riêng gì bong bàn mà môn nào cũng thế.
Bác nói cũng có cái đúng, nhưng ta chưa thấy được hoàn toàn những gì mà TQ đã làm được với môn thể thao này đâu. Cái này trong topic của bác @NTBB cũng nói đến nhiều rồi nên cũng ngại ko muốn nói lại nữa.
Nhưng mà nghĩ lại và tư duy nghiêm túc, cá nhân mình tin rằng TQ nó sẽ thống trị tuyệt đối BBTG ít nhất là 15 đến 20 năm nữa. Bởi những gì họ đã và đang làm, nền tảng họ tích lũy được trong quãng thời gian qua thực sự là không tưởng. Nếu phần còn lại của BBTG cứ phát triển như hiện nay thì khoảng cách đó mãi mãi sẽ không thể san lấp hay thu hẹp.
Một điển hình chứng minh điều đó: Đã từ rất lâu (khoảng từ năm 2004-2005), giải quốc nội của TQ đã có chất lượng vượt trội so với giải VĐTG, Cup TG của ITTF. Ngày thi đấu cuối cùng của WTTC Suzhou 2015, người TQ ngạo nghễ coi giải TG như giải VĐQG của mình khi trước trận CK đơn nam, trận cuối và quan trọng nhất của giải, họ bất chấp tính chất "quốc tế" của giải đấu và tung hô nhau bằng đủ các trò trao kỷ niệm chương, giải cống hiến, trao bằng khen cho những cá nhân có đóng góp cho BBTQ. Những quan chức ITTF, các CĐV đến từ nhiều QG, những VĐV nước ngoài bị biến thành khán giả bất đắc dĩ và gượng gạo vỗ tay khi họ cố tình, ầm ĩ chúc tụng nhau.
Nhưng, đúng là "thua thì phải chịu ^\^
 
Last edited:

Nambabebackan

Binh Nhì
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.
Hay quá
 

lamtq

Đại Tá
Vì TQ đang thống trị môn này nên để tập luyện đúng cách trc hết thì it nhất phải dán mặt Tàu vào quại:D;)
Bác nói cũng có cái đúng, nhưng ta chưa thấy được hoàn toàn những gì mà TQ đã làm được với môn thể thao này đâu. Cái này trong topic của bác @NTBB cũng nói đến nhiều rồi nên cũng ngại ko muốn nói lại nữa.
Nhưng mà nghĩ lại và tư duy nghiêm túc, cá nhân mình tin rằng TQ nó sẽ thống trị tuyệt đối BBTG ít nhất là 15 đến 20 năm nữa. Bởi những gì họ đã và đang làm, nền tảng họ tích lũy được trong quãng thời gian qua thực sự là không tưởng. Nếu phần còn lại của BBTG cứ phát triển như hiện nay thì khoảng cách đó mãi mãi sẽ không thể san lấp hay thu hẹp.
Một điển hình chứng minh điều đó: Đã từ rất lâu (khoảng từ năm 2004-2005), giải quốc nội của TQ đã có chất lượng vượt trội so với giải VĐTG, Cup TG của ITTF. Ngày thi đấu cuối cùng của WTTC Suzhou 2015, người TQ ngạo nghễ coi giải TG như giải VĐQG của mình khi trước trận CK đơn nam, trận cuối và quan trọng nhất của giải, họ bất chấp tính chất "quốc tế" của giải đấu và tung hô nhau bằng đủ các trò trao kỷ niệm chương, giải cống hiến, trao bằng khen cho những cá nhân có đóng góp cho BBTQ. Những quan chức ITTF, các CĐV đến từ nhiều QG, những VĐV nước ngoài bị biến thành khán giả bất đắc dĩ và gượng gạo vỗ tay khi họ cố tình, ầm ĩ chúc tụng nhau.
Nhưng, đúng là "thua thì phải chịu ^\^
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bác nói cũng có cái đúng, nhưng ta chưa thấy được hoàn toàn những gì mà TQ đã làm được với môn thể thao này đâu. Cái này trong topic của bác @NTBB cũng nói đến nhiều rồi nên cũng ngại ko muốn nói lại nữa.
Nhưng mà nghĩ lại và tư duy nghiêm túc, cá nhân mình tin rằng TQ nó sẽ thống trị tuyệt đối BBTG ít nhất là 15 đến 20 năm nữa. Bởi những gì họ đã và đang làm, nền tảng họ tích lũy được trong quãng thời gian qua thực sự là không tưởng. Nếu phần còn lại của BBTG cứ phát triển như hiện nay thì khoảng cách đó mãi mãi sẽ không thể san lấp hay thu hẹp.
Một điển hình chứng minh điều đó: Đã từ rất lâu (khoảng từ năm 2004-2005), giải quốc nội của TQ đã có chất lượng vượt trội so với giải VĐTG, Cup TG của ITTF. Ngày thi đấu cuối cùng của WTTC Suzhou 2015, người TQ ngạo nghễ coi giải TG như giải VĐQG của mình khi trước trận CK đơn nam, trận cuối và quan trọng nhất của giải, họ bất chấp tính chất "quốc tế" của giải đấu và tung hô nhau bằng đủ các trò trao kỷ niệm chương, giải cống hiến, trao bằng khen cho những cá nhân có đóng góp cho BBTQ. Những quan chức ITTF, các CĐV đến từ nhiều QG, những VĐV nước ngoài bị biến thành khán giả bất đắc dĩ và gượng gạo vỗ tay khi họ cố tình, ầm ĩ chúc tụng nhau.
Nhưng, đúng là "thua thì phải chịu ^\^
Nếu nhìn vào các nước 1 cách tổng thể , thì TQ ko thể thống trị hoàn toàn BB 20 năm nữa đâu, mà với lối suy nghĩ sáng tạo vva2 cách làm bài bản của Nhật Bản TQ sẽ bị lung lay trong vài năm nữa thôi, bằng chứng là hô đã có 3 Cây Vợt được xếp hạng 5 và 6 thế giới và có những tài năng vượt trội ở tuổi nhi đồng như Tomokasu đang làm thế giới kinh ngạc.0978.782486.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Nếu nhìn vào các nước 1 cách tổng thể , thì TQ ko thể thống trị hoàn toàn BB 20 năm nữa đâu, mà với lối suy nghĩ sáng tạo vva2 cách làm bài bản của Nhật Bản TQ sẽ bị lung lay trong vài năm nữa thôi, bằng chứng là hô đã có 3 Cây Vợt được xếp hạng 5 và 6 thế giới và có những tài năng vượt trội ở tuổi nhi đồng như Tomokasu đang làm thế giới kinh ngạc.0978.782486.
Đúng là chỉ có thể hi vọng ở NB, HQ và Đức.
Hi vọng là sẽ ko phải xem các giải TG nhàm chán vì chưa đánh đã biết ai vô địch, đội nào lên ngôi.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Nếu nhìn vào các nước 1 cách tổng thể , thì TQ ko thể thống trị hoàn toàn BB 20 năm nữa đâu, mà với lối suy nghĩ sáng tạo vva2 cách làm bài bản của Nhật Bản TQ sẽ bị lung lay trong vài năm nữa thôi, bằng chứng là hô đã có 3 Cây Vợt được xếp hạng 5 và 6 thế giới và có những tài năng vượt trội ở tuổi nhi đồng như Tomokasu đang làm thế giới kinh ngạc.0978.782486.
Em cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng trên thực tế thì bảng xếp hạng của ITTF chỉ phản ánh được chất lượng, trình độ của các VĐV không mang quốc tịch TQ thôi bác.
Bỏ qua nhóm Big Four hiện tại, thì những Fang Bo, Zhou Yu, Yan An....hoàn toàn hay hơn một chút cho đến hay hơn rất nhiều so với Mizutani, Ovt, Timo Boll, Freitas....
Lý do họ xếp thấp hơn bởi một lý do đơn giản là....họ không được thi đấu. TQ có vô vàn VĐV đẳng TG, có thể đại diện cho QG thi đấu ở bất kỳ đẳng cấp nào. Nhưng khi đấu giải thì phải ưu tiên cho 4 ông em kia, sau rồi mới đến nhóm còn lại. Vậy nên điểm tích lũy ko thể cao được. Còn nếu được thả phanh tham gia, em tin chắc là TQ bố trí đủ 128 VĐV ở level thế giới để bao trọn cả giải VĐTG 2015 vừa rồi. Người ta còn xuất khẩu bớt VĐV đi nữa cơ.
Nói thêm ngoài lề một chút. BBTG ko thể so sánh với BBTQ được. Đơn giản là thời điểm hiện tại, người TQ chơi bóng ở level khác biệt với độ "kỹ" và độ "khó" quá cao.
Quả phải với H3 thì ko bàn đến nữa, bác thử đánh giá qủa trái của người ta xem có khác ko? Em ko biết người ta nghĩ thế nào là đánh trái hay, em chỉ thấy người TQ đánh trái ở level của người trưởng thành và phần còn lại đang đánh trái ở level cấp năng khiếu.
Khi phần còn lại chơi với nhau (đăc biệt là châu Âu) có thể nó tua trái, giật trái 7-8 phát trông đẹp mắt vô cùng. Nhưng có lẽ điều đó nó chứng tỏ là người ta đánh trái chưa đủ khó, chưa đủ ác, chưa đủ chiều sâu. Trong khi đó người TQ đánh cực khác, hiểm hơn, xoáy hơn, chính xác hơn, kết nối với quả phải hợp lý hơn và cuối cùng là hiệu quả hơn nhiều.
Một ví dụ còn đang nóng hôi hổi, bác thử xem lại một trận đấu ở CSL 2015 giữa Fan và TmB là có thể dễ dàng nhận thấy đúng là Fan nó đánh trái không thôi cũng chết mấy ông châu Âu. Fan nó giật trái, đờ mi trái, chặn trái, đấm trái phản công ở level không thể hơn được và chỉ có ở TQ người ta mới đào tạo được những VĐV như vậy. Cách làm của người TQ khác và rất khác...
Cá nhân em vẫn nghĩ 15 năm là hơi ngắn, phải ít nhất là 20 năm.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top