Làm thế nào để biến đổi đường bóng và điểm rơi ?

tuannn

Đại Uý
Đường đánh bóng chủ yếu quyết định bởi phương hướng của mặt vợt và hướng vung vợt khi đánh bóng, điểm rơi chủ yếu quyết định bởi góc độ mặt vợt , hướng vung vợt và mức độ dùng lực khi đánh bóng. Để làm được điều này chỉ có thể thông qua tập luyện. Nhưng làm thế nào để biến đổi đc đường bóng và điểm rơi để có thể tăng độ khó đánh trả cho đối phương?
- Khi thực hiện biến đổi đường bóng nên cố hết sức đánh bóng sang vị trí xa đối phương nếu như bên thuận tay hoặc trái tay đối phương yếu thì nên đánh nhiều sang bên có điểm yếu của đối phương.
- Khi thực hiện biến hóa điểm rơi cần chú ý đến vị trí đứng của đối phương. Nếu đối phương đứng ở vị trí xa bàn thì đánh bóng ở điểm rơi gần , nếu vị trí đứng gần thì đánh bóng ở điểm rơi xa.
Bất cứ đối phương có vị trí đứng và ký thuật yếu như thế nào thì đường đánh bóng và điểm rơi của đánh bóng cũng không được khô cứng để đối phương rất dễ dàng nắm được quy luật bóng của mình, từ đó mình sẽ rơi vào thế bị động.
 

long thủ

Đại Tá
Muốn được như vậy thì phải có cổ tay thật dẻo và khỏe để có thể lái góc vợt theo ý muốn, nhiều lúc tư thế là giật sang phải nhưng lúc phát lực lái cổ tay là bóng ra bên trái rồi
 

tuannn

Đại Uý
Chiến thuật chủ yếu trong đánh đôi.

Chiến thuật của đánh đôi cũng giống với chiến thuật của đánh đơn, nhưng cần đặc biệt nhấn mạnh sự phối hợp giữa hai người cùng đội. Ngoài ra trong vận dụng chiến thuật còn cần xem xét tới đặc điểm đỡ bóng của hai người.
a. Chiến thuật giao bóng cướp tấn công:
- Giao bóng xoáy xuống hoặc không xoáy, xoáy nghiêng xoáy lên hoặc xoáy nghiêng xoáy xuống gần lưới, cần đặc biệt chú ý điểm rơi:
Đối phương người tay phải đỡ giao bóng phần lớn nên giao bóng vào khu trung lộ gần lưới. Nếu đối phương người tay trái đỡ giao bóng phần lớn giao bóng vào khi gần lưới bên phải.
- Giao bóng ngẫu ( giao bóng thành cặp như nhau).
Giao bóng xoáy lên nhảy bên phải điểm rơi là: Đối phương tay phải đỡ giao bóng phần lớn giao bóng vào khu vực trung lộ cuối bàn. Đối phương là người đỡ giao bóng tay trái thì phần lớn giao bóng vào khu cuối bàn bên phải.
Trước khi giao bóng cần thông báo ngầm bằng tín hiệu cho đồng đội rằng mình sẽ giao bóng loại gì, để đồng đội chuẩn bị tốt cho việc cướp tấn công.

b. Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công:
Về cơ bản giống với chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công của đánh đơn, nhưng trong đánh đôi cần chú ý vị trí đứng và động thái người đỡ bóng của đối phương .
VD: Nếu đối phương đứng ở nửa phải của bàn giao bóng thì có thể cướp tấn công góc lớn bên phải của đối phương , làm cho người đỡ bóng của đối phương bước trượt sang bên phải đỡ bóng tạo thành sự hỗn loạn của bước chân . Còn nếu người đỡ bóng của đối phương di động sớm sang bên phải (chuẩn bị đỡ bóng đường chéo bên phải ) thì có thể đánh sang bên trái đối phương , tạo ra khó khăn quay về bên trái đánh bóng.

c. Chiến thuật khi giằng co:
- Chiến thuật đối phó với 2 cây vợt dọc tay phải là liên tục ép góc lớn trái tay của đối thủ số 2 của đối phương, chuyển sang công thuận tay góc lớn hoặc công bóng đuổi người.
- Chiến thuật đối với 1 cây vợt dọc tay trái và 1 cây vợt dọc tay phải là liên tục ép góc lớn trái tay người cầm vợt tay phải của đối phương, chuyển sang công thuận tay góc lớn hoặc công bóng đuổi người.
- Chiến thuật đối với 2 cây vợt ngang tay phải là liên tục ép góc lớn bên tương đối xa người đỡ bóng, kết hợp đột kích đuổi người.
- Chiến thuật đối với 1 cây vợt ngang tay phải, 1 cây vợt ngang tay trái là công kích vào góc lớn tương đối xa với người yếu của đối phương và công bóng đuổi người .
- Chiến thuật đối với 1 cây vợt dọc, 1 cây vợt ngang là công kích góc lớn trái tay của người cầm vợt dọc và công kích trung lộ đuổi người đối với người cầm vợt ngang, tiếp đó theo nhau công kích 2 góc.
 

tuannn

Đại Uý
Phương pháp di chuyển trong đánh đôi

1. Phương pháp di chuyển vòng:
Một người đánh bóng xong chạy theo hình vòng cung ra phía sau của đồng đội, đợi đồng đội đánh bóng xong lại kịp thời lên trước chuẩn bị đón đánh bóng. Đường di chuyển của 2 người như nhau. Hai người cùng có cách đánh tấn công tay phải hoặc tay trái có thể sử dụng phương pháp này.

2. Phương pháp phối hợp di chyển hình chữ "V":
Từng người sau khi đánh bóng đều di chuyển chếch sang 1 bên của mình phương pháp di chuyển loại này thường được vận dụng với 1 người cầm vợt tay trái và 1 người cầm vợt tay phải.

3. Phương pháp phối hợp di chuyển hình chữ "T"
Người đứng ở vị trí gần bàn sử dụng di chuyển sang phải hoặc trái, người đứng ở vị trí xa bàn sử dụng di chuyển trước sau. Từ đó tạo thành hình chữ "T" . Phương pháp này thường vận dụng khi một người gần bàn tấn công nhanh, 1 người xa bàn líp giật bóng (hoặc tấn công vừa và xa bàn), hoặc 1 người có cách đánh tấn công và 1 người có cách đánh cắt bóng (phòng thủ) và cả 2 người đều có loại hình cách đánh cắt bóng.
 

leqd

Đại Uý
Thầy Lê Văn Tân dạy: em phải dừng lại nửa nhịp trước khi đánh. Nếu em đánh nhanh mà đối thủ bắt được nhịp, thì có đánh mạnh vào góc nó cũng chụp được. Em dừng lại một chút, nó sợ không biết đi đâu, lúc đó có đánh thẳng vào tay, nó đỡ được cũng đỡ bị động.
Thầy dạy vậy, nhưng học không dễ. Vì đổi điểm đánh trong tích tắc cuối cùng thì dễ ra ngoài, nhất là cú giật đòi hỏi vung tay. Em thấy thầy làm được là vì thầy quá điêu luyện với các tố chất sau
- Bộ chân nhanh nhẹn, hợp lý, thân pháp tốt, không mất thăng bằng ngay cả khi di chuyển nhanh
- Quan sát và phán đoán chuẩn, phản xạ nhanh
- Ra đòn ngắn, gọn
 

xuananhcsct

Thượng Sỹ
Muốn điểm rơi tốt trước tiên chân phải di chuyển hợp lý, dẻo lườn và cuối cùng mới đến cổ tay. Không biết như vậy có chuẩn không các bác nhỉ :zingme36::zingme36::zingme36::zingme36::zingme36:
 

Bình luận từ Facebook

Top