Làm sao chửa bệnh GỒNG trong các động tác đánh bóng bàn ?

thaythuydn

Đại Tá
Mình chơi bóng bàn từ hơn 30 năm rồi,nhưng mang một bệnh mản tính là GỒNG người ,gồng tay chân trong các động tác gò,chận,giật.Bên phải nặng hơn bên trái.Mình không nhận thấy ,nhưng bạn bè ở ngoài phát hiện ra.Họ nói mình tay chân,thân gồng cứng như anh thợ rèn đang cố rèn một cái búa trước thời hạn.Hay như anh vận tải thô sơ đang nghiến răng,gồng mình ,chở 2 con heo nái lên dốc để vào bệnh viện phụ sản đẻ !!??.Khi gồng mình đánh mau mất sức,tốc độ bóng không nhanh,di chuyển không thoát,cắt gò bóng sai địa chỉ.Xin các cao thủ cho biết có bài tập hổ trợ nào giúp bớt gồng không?.Không rỏ có phải do tâm lý không?Có cần tập thêm Thiền,Thái cực quyền không?.Hoặc nếu nặng quá thì tạm vào chùa tu một thời gian không!!?? SOS
 
Last edited:

Duc_NM

Đại Tá
Bác cứ thả lỏng cả cánh tay lúc lấy động tác chuẩn bị đánh, khi nào vợt chạm bóng thì mới gồng để phát lực thôi, tập nhiều thì sửa được bác ạ.
 

NTBB

Super Moderators
Ôi ! Không ngờ Thầy Thụy lại "mắc" phải bịnh này à ! 30 năm rồi thì khó chữa lắm đây, hihi !! Theo em, Thầy đừng vào chùa tu làm chi, vì với "bệnh" của Thầy, lỡ tu 30 năm nữa mới lành thì lúc đó Thầy chỉ có đánh bóng ... "giường" chứ đâu còn sức đánh bóng bàn. Thầy thử "bài" này xem:
- Nếu Thầy có khoảng đất trống, có chiều dài khoảng 6-7 m, Thầy cầm cái búa (của anh thợ rèn đó, hihi !) nhưng ko phải để rèn mà để QUĂNG nó ra xa. Thầy chỉ dùng mấy đầu ngón tay cầm vào đuôi cán búa rồi thả lỏng cánh tay, quăng chiếc búa ra xa phía trước mặt - giống động tác của mấy VĐV chơi bi sắt ấy. Đó chính là cảm giác thả lỏng tay đánh bóng.
- Thầy vẫn chở mấy con heo nái đi "BV" đẻ, nhưng lúc này tay Thầy xoa xoa nhẹ nhàng trên bụng chúng để chúng đỡ đau, không kêu inh ỏi. Đấy là ...thả lỏng tay đấy Thầy ạ!

Ha ha ! Là tự nhiên em nghĩ ra vậy thôi, ko biết có tác dụng gì không. Còn bản thân em thì thường tập cảm giác bóng ( để không bị gồng cứng khi đánh bóng) bằng bài đánh bóng vào tường (nếu ko có máy bắn bóng). Đánh bất cứ động tác nào, miễn là đừng ... gồng người. Thái cực quyền thì em chưa tập bao giờ nhưng xem động tác các bác già tập trên TV thì em nghĩ sẽ có tác dụng tốt cho việc tập thả lỏng cơ, khớp.

Chúc Thầy luôn khỏe, vui và mau hết ... "bịnh" ! (Nam mô a di đà phật !!!)
 

linh729

Thượng Tá
Mình chơi bóng bàn từ hơn 30 năm rồi,nhưng mang một bệnh mản tính là GỒNG người ,gồng tay chân trong các động tác gò,chận,giật.Bên phải nặng hơn bên trái.Mình không nhận thấy ,nhưng bạn bè ở ngoài phát hiện ra.Họ nói mình tay chân,thân gồng cứng như anh thợ rèn đang cố rèn một cái búa trước thời hạn.Hay như anh vận tải thô sơ đang nghiến răng,gồng mình ,chở 2 con heo nái lên dốc để vào bệnh viện phụ sản đẻ !!??.Khi gồng mình đánh mau mất sức,tốc độ bóng không nhanh,di chuyển không thoát,cắt gò bóng sai địa chỉ.Xin các cao thủ cho biết có bài tập hổ trợ nào giúp bớt gồng không?.Không rỏ có phải do tâm lý không?Có cần tập thêm Thiền,Thái cực quyền không?.Hoặc nếu nặng quá thì tạm vào chùa tu một thời gian không!!?? SOS

Chú chỉ cần tập bóng nhiều (mỗi rổ khoảng 150, 200 quả) với nhịp thật nhanh, mỗi giây khoảng 2 đến 3 quả. Khi phải đánh bóng nhiều với nhịp nhanh, não bộ sẽ tự tìm cách thích nghi bằng việc điều chỉnh cho động tác mềm mại và khéo léo hơn. (chú chỉ cần chú ý 2 điểm : 1 là khi lăng vợt xong, lúc thu về thì theo kiểu vòng vào khúc cua rồi đưa xuống ... tức quỹ đạo của động tác sẽ gần như hình elip chứ ko phải lăng lên, khựng lại rồi rụt xuống ; 2 là cố gắng phối hợp càng nhiều khớp chuyển động hài hòa cùng lúc với nhau càng tốt ... Cổ tay, khuỷu tay, bả vai, lườn, hông, đầu gối, cổ chân ... Nó giống như việc điều khiển một cỗ xe ngựa có 7,8 con. Nếu mỗi con đều chạy cùng hướng thì cỗ xe đi sẽ êm, dễ điều khiển, bền bỉ, ổn định ... còn nếu mỗi con chạy một hướng hoặc con chay con ko chạy thì đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng gồng, cứng, loằng ngoằng, ... nó cũng tương tự như hiện tượng động tác bị khựng và giằng. )
 
Last edited:

son_canloc

Đại Tá
Em thi đấu không bao giờ bị gồng vì chọn điểm rơi di chuyển tốt nhưng khi tập tâng bóng vào tường nảy ra nếu tăng tốc thì không những bị Gồng người mà còn ngáo cả cổ nữa thầy thử tập bài này xem không khéo thêm được một món giải trí và hết Gồng cũng nên . Chúc thầy sớm có giải pháp điều trị Gồng tốt
 

leqd

Đại Uý
Hihi, lâu nay thầy hay hỏi nhiều câu kiểu "đặt vấn đề", kỹ thuật giảng dạy phổ biến.
Cái ví dụ thợ rèn làm em nhớ ví dụ thầy Lê Văn Tân có chỉ một lần. Đại khái là nếu mình cầm cái búa mà gồng mình táng vào cái đe, thì chỉ sau 3 bốn nhát là bủn rủn hết chân tay. Anh thợ rèn thực thụ khi táng búa xuống thì thả lỏng người. Thầy thử cho học sinh của thầy tập làm thợ rèn, sau vài ngày đố ai giám gồng người khi phát lực .... :)
 

vanuc

Đại Tá
Mình chơi bóng bàn từ hơn 30 năm rồi,nhưng mang một bệnh mản tính là GỒNG người ,gồng tay chân trong các động tác gò,chận,giật.Bên phải nặng hơn bên trái.Mình không nhận thấy ,nhưng bạn bè ở ngoài phát hiện ra.Họ nói mình tay chân,thân gồng cứng như anh thợ rèn đang cố rèn một cái búa trước thời hạn.Hay như anh vận tải thô sơ đang nghiến răng,gồng mình ,chở 2 con heo nái lên dốc để vào bệnh viện phụ sản đẻ !!??.Khi gồng mình đánh mau mất sức,tốc độ bóng không nhanh,di chuyển không thoát,cắt gò bóng sai địa chỉ.Xin các cao thủ cho biết có bài tập hổ trợ nào giúp bớt gồng không?.Không rỏ có phải do tâm lý không?Có cần tập thêm Thiền,Thái cực quyền không?.Hoặc nếu nặng quá thì tạm vào chùa tu một thời gian không!!?? SOS

Khả năng là sử dụng động tác chưa nhuần nhuyễn, chưa thành phản xạ tự nhiên của cơ thể; khi thi đấu lại tập trung và cố gắng quá nên bị căng cứng. Cần tập kỹ từng động tác một, đến khi nhuần nhuyễn sẽ bớt bị căng cứng khi thi triển động tác...
Nói vậy thôi chứ đánh đến khi ke tay cũng căng cứng ghê gớm..........
 

hermesqn

Trung Uý
Chú chỉ cần tập bóng nhiều (mỗi rổ khoảng 150, 200 quả) với nhịp thật nhanh, mỗi giây khoảng 2 đến 3 quả. Khi phải đánh bóng nhiều với nhịp nhanh, não bộ sẽ tự tìm cách thích nghi bằng việc điều chỉnh cho động tác mềm mại và khéo léo hơn. (chú chỉ cần chú ý 2 điểm : 1 là khi lăng vợt xong, lúc thu về thì theo kiểu vòng vào khúc cua rồi đưa xuống ... tức quỹ đạo của động tác sẽ gần như hình elip chứ ko phải lăng lên, khựng lại rồi rụt xuống ; 2 là cố gắng phối hợp càng nhiều khớp chuyển động hài hòa cùng lúc với nhau càng tốt ... Cổ tay, khuỷu tay, bả vai, lườn, hông, đầu gối, cổ chân ... Nó giống như việc điều khiển một cỗ xe ngựa có 7,8 con. Nếu mỗi con đều chạy cùng hướng thì cỗ xe đi sẽ êm, dễ điều khiển, bền bỉ, ổn định ... còn nếu mỗi con chạy một hướng hoặc con chay con ko chạy thì đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng gồng, cứng, loằng ngoằng, ... nó cũng tương tự như hiện tượng động tác bị khựng và giằng. )

Mỗi giây 2 3 quả, mình đang liên tưởng đến vđv tuyển TQ đang tập đó bạn ơi!!!!!!!!!!! người ta đang bị gồng mà đưa banh nhanh thế thì chỉ có ngày càng gồng thêm trong khi tay chân chưa kịp thu về.
Theo em thì gồng là do:
+ 1: đánh sai kĩ thuật, tay chân bộ người chưa đúng, thành ra cú đánh sẽ thiếu lực, mà đã thiếu lực thì buộc phải gồng để thêm lực
+ 2: bóng quá nhanh so với khả năng, do đó buộc phải gồng để theo cho kịp banh
Khắc phục:
+ 1: bái sư giỏi sửa động tác @@
+ 2: tập luyện cho ngày càng nhanh hơn, chuẩn hơn (chú ý là tập từ chậm đến nhanh dần)
Vài ý kiến cá nhân, mong mọi người bỏ qua sai sót =.="
 

linh729

Thượng Tá
Mỗi giây 2 3 quả, mình đang liên tưởng đến vđv tuyển TQ đang tập đó bạn ơi!!!!!!!!!!! người ta đang bị gồng mà đưa banh nhanh thế thì chỉ có ngày càng gồng thêm trong khi tay chân chưa kịp thu về.

Càng gồng càng phải đưa nhịp bóng nhanh nhưng dễ đánh, đừng quá nặng hoặc quá cắm là được. Là nhịp nhanh, nhịp mau chứ ko phải đưa banh sang như tên bắn vào người đang tập.

Khi đưa nhịp nhanh, nếu gồng thì đánh được vài quả là mệt. Khi mệt thì đố gồng được nữa, lúc đấy hệ thần kinh sẽ bị kích thích phải nghĩ cách đánh mềm, đánh khéo. Với lý thuyết đánh ra thu về theo hình elip thì chỉ 4,5 bữa là quen với việc thả lỏng.
 

kientuong-bat

Trung Tá
Chuẩn kỹ thuật.

Bác cứ thả lỏng cả cánh tay lúc lấy động tác chuẩn bị đánh, khi nào vợt chạm bóng thì mới gồng để phát lực thôi, tập nhiều thì sửa được bác ạ.

Cái này phải luyện múa vợt đã rồi sẽ thành công !
 

thich-bongban

Trung Sỹ
Mình chơi bóng bàn từ hơn 30 năm rồi,nhưng mang một bệnh mản tính là GỒNG người ,gồng tay chân trong các động tác gò,chận,giật.Bên phải nặng hơn bên trái.Mình không nhận thấy ,nhưng bạn bè ở ngoài phát hiện ra.Họ nói mình tay chân,thân gồng cứng như anh thợ rèn đang cố rèn một cái búa trước thời hạn.Hay như anh vận tải thô sơ đang nghiến răng,gồng mình ,chở 2 con heo nái lên dốc để vào bệnh viện phụ sản đẻ !!??.Khi gồng mình đánh mau mất sức,tốc độ bóng không nhanh,di chuyển không thoát,cắt gò bóng sai địa chỉ.Xin các cao thủ cho biết có bài tập hổ trợ nào giúp bớt gồng không?.Không rỏ có phải do tâm lý không?Có cần tập thêm Thiền,Thái cực quyền không?.Hoặc nếu nặng quá thì tạm vào chùa tu một thời gian không!!?? SOS
thầy đã sửa được chưa? truyền bí kíp cho em với, em cũng bị mắc bệnh này. hic
 

hungbongban

Moderator
Thưa thầy, Em cũng là một VĐV chơi bóng bàn nghiệp dư, trình bóng bàn tầm khoảng C yếu của diễn đàn toàn quốc thôi, tuy nhiên thâm niên chơi và tập luyện bóng bàn của em đến nay đã hơn 25 năm. Trước đây khi mới tập khoảng 5 năm đầu em cũng bị cái bệnh gồng tay, cầm vợt mà như cầm búa tạ như vậy, sau đó em đã tự khắc phục được lỗi này, nên em rất hiểu tâm trạng của Thầy lúc bấy giờ.
Cái bệnh của Thầy chắc chắn sẽ không giống như bệnh "ung thư" mà không thể chữa được, may mà Thầy có các bác sỹ tận tình theo dõi khám định kỳ nên phát hiện sớm ..... Sau đây em xin góp ý Thầy một số động tác để khắc phục cái bệnh gồng tay này, còn cái bệnh gồng chân trái, phải, "giữa" của Thầy thì em bó tay nhé ! Đây là những bài tập của em, Thầy có thể tham khảo !
- Hàng ngày vào buổi sáng nên cầm vợt không bóng giật phải, trái vào một vật đã xác định đồng thời di chuyển không bóng các vị trí đã định sẵn. Trong quá trình tập như thế này thì cố gắng tâm trạng thoải mái (chưa cần phải đánh đúng chính xác đích phải đánh) và thả lỏng toàn thân, uốn lườn, thả lỏng cẳng tay, cổ tay và chân (xuống tấn), .... tập động tác này cho đến khi thấy nhuần nhuyển thì bước qua tập bước tiếp theo.
- Tập vị trí cố định: Khi chuẩn bị một động tác giật bóng thuận tay, phải uốn lườn, thả lỏng cẳng tay và cổ tay hoàn toàn cho đến khi vợt tiếp xúc bóng thì tăng lực mạnh nhất lúc vợt chạm bóng. Động tác này nên tập chậm từng bước một, từng trái một và nhanh dần ... cho đến khi cảm thấy tay mình nhẹ nhàng hơn khi giật xong một trái bóng mà tốc độ bóng vẫn đạt được tốc độ tối đa như ý muốn.
- Hằng ngày nên tập nhảy dây tại chỗ, nhảy 01 chân, 02 chân và thay nhau ....
- Trong thời gian này hạn chế vào rơ thi đấu, cá cược, ... nếu không bệnh cũ sẽ tái phát, rất uổng công tập luyện.

Chúc Thầy luyện tập thành công để trị cái bệnh được xem gần như là bệnh ung thư đối với các bậc lớn tuổi đang chơi bóng bàn.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Thưa thầy, Em cũng là một VĐV chơi bóng bàn nghiệp dư, trình bóng bàn tầm khoảng C yếu của diễn đàn toàn quốc thôi, tuy nhiên thâm niên chơi và tập luyện bóng bàn của em đến nay đã hơn 25 năm. Trước đây khi mới tập khoảng 5 năm đầu em cũng bị cái bệnh gồng tay, cầm vợt mà như cầm búa tạ như vậy, sau đó em đã tự khắc phục được lỗi này, nên em rất hiểu tâm trạng của Thầy lúc bấy giờ.
Cái bệnh của Thầy chắc chắn sẽ không giống như bệnh "ung thư" mà không thể chữa được, may mà Thầy có các bác sỹ tận tình theo dõi khám định kỳ nên phát hiện sớm ..... Sau đây em xin góp ý Thầy một số động tác để khắc phục cái bệnh gồng tay này, còn cái bệnh gồng chân trái, phải, "giữa" của Thầy thì em bó tay nhé ! Đây là những bài tập của em, Thầy có thể tham khảo !
- Hàng ngày vào buổi sáng nên cầm vợt không bóng giật phải, trái vào một vật đã xác định đồng thời di chuyển không bóng các vị trí đã định sẵn. Trong quá trình tập như thế này thì cố gắng tâm trạng thoải mái (chưa cần phải đánh đúng chính xác đích phải đánh) và thả lỏng toàn thân, uốn lườn, thả lỏng cẳng tay, cổ tay và chân (xuống tấn), .... tập động tác này cho đến khi thấy nhuần nhuyển thì bước qua tập bước tiếp theo.
- Tập vị trí cố định: Khi chuẩn bị một động tác giật bóng thuận tay, phải uốn lườn, thả lỏng cẳng tay và cổ tay hoàn toàn cho đến khi vợt tiếp xúc bóng thì tăng lực mạnh nhất lúc vợt chạm bóng. Động tác này nên tập chậm từng bước một, từng trái một và nhanh dần ... cho đến khi cảm thấy tay mình nhẹ nhàng hơn khi giật xong một trái bóng mà tốc độ bóng vẫn đạt được tốc độ tối đa như ý muốn.
- Hằng ngày nên tập nhảy dây tại chỗ, nhảy 01 chân, 02 chân và thay nhau ....
- Trong thời gian này hạn chế vào rơ thi đấu, cá cược, ... nếu không bệnh cũ sẽ tái phát, rất uổng công tập luyện.

Chúc Thầy luyện tập thành công để trị cái bệnh được xem gần như là bệnh ung thư đối với các bậc lớn tuổi đang chơi bóng bàn.
Bạn ơi! bệnh của Thầy là từ gần 3 năm trước cơ! Bây giờ có lẽ thầy" mềm" như bún rồi có phải không Thầy?
 

Bình luận từ Facebook

Top