Kỹ Thuật và chiến thuật của LIXAODONG [Video hướng dẫn cụ thể]

minhpro

Thượng Sỹ
I. Hướng dẫn kĩ thuật
Sau hết tôi (Li Xiao-dong) xin đưa ra 2 mẹo vặt về huấn luyện:
A) 5 điều NÊN làm khi thực hiện 1 cú đánh:
1) Khi thực hiện cú đánh, xài trọng tâm của mình phụ thêm vào khi giao banh, gò, chặn đẩy . Không chú trọng điểm này là 1 thiếu sót
2) Trước cú đánh: xài cổ tay để hướng dẫn vợt . Điều nhỏ nhặt này quyết định động tác, sức mạnh & cảm giác, đặc biệt cho các tay cầm vợt ngang (shakehand)
3) Khi thực hiện cú đánh: tập trung vô 1 điểm . Một động tác hời hợt sẽ thiếu sức mạnh . Điểm này đặc biệt có ý nghĩa khi tạo ma sát lên banh và khi thay đổi động tác
4) Khi thực hiện cú đánh: mượn lực của đối phương . Nó làm giảm đi các rắc rối, và dễ thực hiện . Nó giúp chúng ta đánh banh khi banh đang đi lên . Có nhiều ưu điểm như vậy , tại sao chúng ta không làm nó ?
5) Khi thực hiện cú đánh: phát lực lên tới tận đầu vợt . Nó quyết định đường đi của banh, cảm giác và chất lượng của cú đánh . Nếu lực chưa chạy lên đến đầu vợt thì cú đánh chưa trọn vẹn
B) 4 điều PHẢI làm khi tập luyện:
Nếu có căn bản tốt thì chúng ta có thể tự tập mà không cần huấn luyện viên . Khi tập luyện bạn phải:
1) Tập thói quen theo dõi banh
2) Tập từng bước nhỏ, biến chúng thành phản xạ
3) Tự đánh giá mỗi cú đánh
4) Tập các bài kết hợp, không phải những bài máy móc

V. (phần 5) : 5 điều liên kết khi thực hiện 1 cú đánh:
Theo thứ tự là: phán đoán, vị trí, thời điểm, khoảng cách, và điều chỉnh . 5 điều này khởi đầu & kết thúc mỗi cú đánh . Chúng ảnh hưởng tới sự hài hòa, hợp lý & chính xác của cú đánh . Vì có sự khác nhau giữa mỗi người trong cách cầm vợt (grip), thói quen, và cảm giác; chúng ta không thể bắt buộc phải có cú đánh giống nhau . Miễn là cú đánh đó hợp lý và khai thác được điểm mạnh của mình, thì cú đánh là chấp nhận được . Tôi hiểu 1 cú đánh tốt như sau: có sự phối hợp nhịp nhàng, bộc lộ được sức mạnh đúng mức, dễ dàng, lùi về được vị trí sẵn sàng (cho cú đánh kế), liên tục, nhanh, xoáy & mạnh, bảo đảm được độ chính xác
Giải thích chi tiết thêm như sau:
a) Phán đoán: khi đánh thiệt, nếu ta phán đoán tốt xoáy, hướng đi, và điểm banh rơi thì chúng ta sẽ chơi nhịp nhàng, thoải mái và chắc banh hơn . Nếu chúng ta không thể phán đoán tốt thì các cú đánh sẽ ngượng ngập, cứng, và chậm
Có 2 cách để phán đoán : tiên đoán & theo dõi banh
Tiên đoán là 1 tiêu chuẩn đảm bảo cho chất lượng cú đánh . Chúng ta cần đoán sớm được đối phương sẽ đánh ra sao . Khi đó chúng ta sẽ kiểm soát được đối phương và dự tính dễ dàng cú đánh kế tiếp . Điều này tạo hiệu quả tốt lên độ chính xác và cảm giác khi đánh . Có 3 cách thực hiện . Điều thứ nhứt rất là căn bản . Nếu ta giao banh xoáy xuống thiệt nặng, ta có thể giả định là đối phương sẽ không tấn công . Chúng ta sẽ sẵn sàng tấn công 1 cú trả banh có xoáy xuống hoặc 1 cú trả banh ngắn . 1 cú giao banh xoáy lên có nghĩa là đối phương sẽ không thể trả banh ngắn có xoáy xuống . Ta sẽ sẵn sàng tấn công 1 cú trả banh có xoáy lên . Theo sau 1 cú giao banh dài hầu như sẽ là 1 cú trả banh dài . Ta sẽ lui 1 bước để tấn công . Nếu ta trả banh thẳng (chữ I) ta sẽ chuẩn bị cho 1 cú trả banh xéo góc . Tóm lại cú đánh kế tiếp của ta sẽ rất dễ dàng nếu chúng ta nắm được các luật căn bản cho sự phán đoán . Điều thứ hai: phối hợp các cú đánh . Khi thi đấu kết hợp các cú đánh hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn lên sự phán đoán . Ví dụ, cao thủ Kohno (vô địch thế giới năm 1977) xài cú bạt thuận tay rất đều . Lúc đó tôi rất lấy làm lạ vì anh không là 1 tay đánh phát lực mạnh, cũng không có bộ chân nhanh lẹ . Và tôi đã khám phá ra là anh luôn ở đúng vị trí để bạt thuận tay ở góc trái bàn sau khi thực hiện cú đánh trước đó ở góc trái bàn . (từ góc trái) Anh đánh 1 cú trái tay (backhand) thiệt nhanh dọc bàn (chữ I) và di chuyển qua góc phải để đón cú trả banh xéo bàn . Rồi anh đánh thêm 1 cú dọc bàn (chữ I) nữa về phía trái tay của đối thủ . Đối thủ của anh đã bị gài vô thế , do đó anh có thể di chuyển qua góc trái, và có dư thời gian để bạt thuận tay . Điều thứ ba: chất lượng . Ta cần các cú đánh có chất lượng để giúp có sự tiên đoán tốt . Nếu các cú đánh của ta dồn ép được đối phương thì đối phương sẽ đánh trả banh yếu . Lúc đó ta kiểm soát trận đấu & các dự đoán của ta sẽ đúng . Nếu không thì đối phương sẽ hầu như muốn làm gì ta cũng được . Lúc đó ta sẽ không thể tiên đoán được các cú đánh của đối phương . Xoáy của Ma Lin, cú trái tay của Wang Hao, cú thuận tay của Wang Liqin đều có chất lượng rất cao . Do đó họ có thể tiên đoán rấ dễ dàng các cú đánh cua đối phương .
Theo dõi banh : chúng ta phải theo dõi banh cho tới tận khi banh chạm vợt . Điều này đặc biệt quan trọng khi tra giao banh . Sai lầm thường thấy là các tay vợt quan sát toàn bộ quá trình đối phương giao banh và bị đánh lừa từ những động tác giả của đối phương . 1 số khác thì làm biếng hoặc tự cao . Họ chỉ nghĩ đến những gì ho muốn làm . Họ không bao giờ tập thói quen quan sát đối phương . Có nhiều cách để theo dõi banh .
Thứ nhứt, quan sát vị trí . Đừng quá chú tâm đến nhiều động tác . Quan sát banh chạm vợt ở chỗ nào . Cú giao banh mà thảy banh thiệt cao của He Zhi Wen gồm nhiều động tác . Quan sát toàn bộ quá trình đó sẽ làm ta ngộp . Thay vì vậy, hãy nhìn vào vùng chung quanh cổ tay của anh ta, gần nơi mà banh chạm vợt ; lúc đó ta sẽ thấy dễ dàng hơn . Thứ hai, để ý vào các chi tiết :
- góc của vợt . Ta thấy là góc vợt sẽ thẳng đứng hơn khi giao banh xoáy lên . và nằm ngang nhiều hơn cho xoáy xuống
- hướng của lực . Khi phán đoán ta phải xem hướng của lực khi banh chạm vợt . Liu Guoliang luôn thay đổi hướng sau khi banh chạm vợt . Ta sẽ không bị đánh lừa nếu ta quan sát hươ'ng của lực khi banh chạm vợt
- Tốc độ của banh . Cần có sự hiểu biết về nguyên lý của xoáy và cách tưng của banh . Tốc độ thay đổi theo từng loại xoáy . Ví dụ , xoáy xuống thì tốc độ là nhanh . Banh đi lừ đừ nếu không xoáy . Banh vọt tới vớt mút láng . Banh trượt cắm xuống với mút gai . Nắm vững xoáy và cách tưng của banh làm tăng sự phán đoán
Khi thi đấu, ta cần tiên đoán và quan sát . Thông thường, quan sát là quan trọng hơn tiên đoán . Chúng ta cũng đừng suy nghĩ nhiều quá về các cú đánh của đối phương . Cách hay nhứt là chơi theo cách của ta và để đối phương chơi theo nhịp độ của ta
Óc phán đoán là 1 kỹ năng . Nó đến từ tập luyện . Nếu ta phán đoán kém, ta sẽ bị áp lực và mau mệt . Chắc chắc chúng ta sẽ chơi kém đi . Nếu ta tạo được thói quen phán đoán khi chơi, thì sự phán đoán không còn là khó nữa . Do đó ta có thể dành sức vô các khía cạnh khác và trình độ ta sẽ lên

b) Vị trí :
Điểm mấu chốt thứ 2 là vị trí khi đánh banh . Có 2 điểm: thế đứng; và di chuyển đến vị trí tốt nhứt để đánh banh
Thế đứng : vị trí của ta so với bàn & banh trước khi đánh banh . Điều này tùy thuộc vào chiều cao và lối chơi của ta sao cho ta đánh được cú tủ của ta thường xuyên và thoải mái .
Wang Liqin cao 1 mét 86 . Anh ta có thể đứng hơi xa bàn 1 chút . Nó giúp anh đứng cao lên và rùn xuống thấp 1 cách thoải mái . Đây là thế đứng căn bản của anh . Tuy nhưng thế đứng này lại không hợp với Deng Yaping, cao chỉ 1 mét 5 . Cô phải đứng gần bàn hơn để đánh được các cú banh ngắn trên bàn
Tùy theo lối đánh, nếu ta đánh phản công mạnh được thì nên đứng hơi xa bàn 1 chút . Nếu ta đánh không có được nhiều lực và thường mượn lực cua> đối phương thì nên đứng gần bàn hơn . Nếu ta thích đánh cú thuận tay từ góc trái bàn và có bộ chân nhanh thì có thể đứng ở nữa bên trái của bàn . Nếu ta đánh rơ tổng hợp (allround) và bộ chân chậm thì nên đứng ở giữa bàn . Chọn ví trí thích ứng là để đánh được cú tủ của ta
Khi thi đấu ta phải linh động so với thế đứng căn bản của ta . Đôi khi, nó tùy vào đối thủ và đường bay đi tới. Ta có thể tiến lại gần hoặc lùi ra xa trong 1 lúc nào đó; nhưng phải mau chóng trở về thế đứng căn bản của mình . 1 sai lầm thường thấy là nhiều người muốn áp sát bàn để tăng tốc độ của banh . Khi đó các cú đánh gần sát người của họ khiến họ phải lui lại thường xuyên hơn . Khi đó các động tác trở nên chậm, yếu, và biến dạng . Trên thực tế di chuyển về phía trước là nhanh nhứt . Kế đó là di chuyển ngang . Chậm nhứt là di chuyển lui . Tôi khuyên bạn nên đừng đứng quá gần bàn . Hãy làm sao để bạn di chuyển tới trước và ngang nhiều hơn thì tốt nhứt
Vị trí khi đánh banh dính dáng tới quan hệ giữa tay, thân và chân để có được 1 vị trí tốt hơn để đánh banh . Điều này rất quan trọng để đánh banh được chắc . Banh, bàn tay & thân người tạo thành 1 tam giác . Nếu 2 điểm này nằm trên 1 mặt phẳng thì sẽ không có trọng tâm hoặc sức mạnh . Nguyên tắc đầu tiên mà hầu hết các huấn luyện viên đưa ra là ta phải đánh banh ở phía trước ta . Đánh banh bên cạnh hay phía sau là trái với nguyên tắc căn bản . Hơn nữa banh không nên quá xa với thân người vì ta sẽ mất trọng tâm và điểm tựa . Tình huống duy nhứt mà cánh tay tách biệt với trọng tâm là khi ta trả banh ngắn . Ngoài ra cánh tay & trọng tâm là một trong hầu hết mọi tình huống
Để phối hợp phần trên của thân và trọng tâm, ta phải di chuyển cả hai cùng 1 hướng . Khi đó, sự phối hợp giúp đơn giản hóa cú đánh của ta
Khi tập bộ chân (footwork) nhiều vận động viên tập chạy rất nhiều . Tuy nhiên các bước chạy này khó mà áp dụng được vô thi đấu thiệt sự . Lý do chính là các bước nhỏ bị bỏ qua trong tập luyện . Các bước nhỏ đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh vị trí và di chuyển trước thời điểm đánh banh . Cũng có 1 sự liên hệ giữa các bước nhỏ và nhịp độ di chuyển . Ta phải cố gắng nắm vững chuyện này .

c) Thời điểm
Mắt xích thứ 3: thời điểm, là 1 đề mục bao gồm nhiều thứ . Thông thường ta chia thời điểm đánh banh làm 5 giai đoạn: banh vừa mới đi lên, banh lên tới gần đỉnh, ngay đỉnh, banh vừa mới rơi, banh rơi thấp rồi . Đánh banh lúc banh vừa lên là tương đối dễ . Tuy nhiên banh đang thấp hơn lưới và nhanh . V` cũng khó để đánh mạnh và nắm vững kỹ thuật này không phải là dễ . Vài người đánh nhanh 1 cách mù quáng . Do vậy họ thử đánh cú này nhiều . Chúng ta ta gọi đầy là "nhanh giả tạo" vì người chơi không chắc chắn được là cú đánh sẽ thành công hay không .
Đánh khi banh xuống thấp rồi là tốt nhứt . Xoáy đã yếu đi ; người đánh có đủ thời gian để sẵn sàng . Lúc này ta dễ tăng thêm lực hoặc mượn lực của đối phương để lái hướng banh . Và ta có thể vừa đánh banh mạnh và vừa đánh lừa được đối thủ . Do đó đánh banh lúc này sẽ hiệu quá nhứt . Các tay vợt tấn công tốt nhứt khi các cú đánh của họ được thực hiện ở lúc này . Ta nên coi đây là thời điểm chính để đánh banh
Đánh banh ngay tại đỉnh có lẽ là dễ nhứt và ổn định nhứt . Banh là đang cao và ta có dư thời gian để đánh . Nhưng cũng có chỗ khó khăn . Xoáy đã phát huy tác dụng . Không còn dễ để đánh nhanh và lừa đối thủ được nữa . Cú đánh không mạnh và hiểm . Do đó đánh banh ở thời điểm này đã là lạc hậu . Đánh lúc banh vừa mới rơi xuống chỉ còn là phụ thôi . Nó chỉ thỉnh thoảng được thực hiện khi xoáy của đối thủ là rất mạnh và chúng ta đang bị mất bộ . Nếu đánh banh lúc này ta sẽ phải đối phó với xoáy nhiều & khó điều chỉnh & đánh lừa đối thủ . Đánh lúc banh xuống thấp là ít được thực hiện nhứt . Ngoại trừ để nêu banh (lob) hoặc đang hết cách rồi ta đừng nên làm chuyện này

d) Khoảng cách: mắt xích thứ tư
Chủ yếu chúng ta nói đến khoảng cách giữa banh & vợt trước thời điểm đánh . Thông thường : càng lớn thì lực càng mạnh . Nhưng khi đánh mạnh thì dễ đánh hư và không đều . Nói cách khác : càng gần thì ta càng dễ điều chỉnh và mượn lực của đối phương dù cho ta không phát lực . Căn cứ vô điều này ta chọn lựa khoảng đánh tùy theo cú đánh . Nếu có cơ hội để giết banh hoặc đánh 1 cú mạnh , khoảng đánh nên là lớn để ta có thể phát được nhiều lực . Ngược lại 1 cú đánh trên bàn cần khoảng đánh nhỏ . Khoảng đánh lớn chỉ làm cú đánh trở nên mạnh quá mức và giảm độ chính xác
Nói chung, co 4 tình huống: cơ hội để giết banh, ta đang tấn công, 1 pha bóng qua lại lâu, phòng thủ chủ động . Mọi cú đánh sẽ rơi vô 1 trong 4 tình huo6'ng trên . Và tất cả các động tác đều bao gồm nhiều yếu tố như trọng tâm, động tác đánh, khoảng cách, sức mạnh .... Do đó sẽ phải làm quen với tất cả các yếu tố trong khi tập luyện . Khi bạt hoặc giựt dứt điểm : sẽ có 1 sự thay đổi lớn về trọng tâm . Đây là 1 động tác dài để tạo nhiều lực . Banh ở cách xa vợt . Đây là cú đánh 'lớn ' . Khi ta đang tấn công, đường banh đi sẽ thấp hơn; cú đánh là nhanh . Sự thay đổi về trọng tâm, động tác, khoảng cách và lực sẽ ít hơn . Ta gọi đây là cú đánh 'vừa' . Còn trong 1 pha bóng qua lại lâu hoặc ta đang phòng thủ tích cực thì cú đánh là nhanh và khó hơn . Sự thay đổi về trọng tâm, động tác, khoảng cách và lực là nhỏ .
Nếu những điều trên được thực hiện thì ta sẽ có được độ chính xác và cảm giác tốt về cú đánh

e) Điều chỉnh:
Mắt xích thứ 5 là sự điều chỉnh . Điều chỉnh là 1 kỹ năng được thể hiện 1 cách tinh tế . Để có được cảm giác tốt về cú đánh, ta phải điều chỉnh rất nhiều . Sự điều chỉnh có thể nói là điểm lý thú nhứt trong quá trình thực hiện cú đánh . Hoặc nó có thể nói là 1 điểm chấm phá tinh tế . Khi thi đấu, rất sai lầm nếu ta nghĩ mọi cú đánh có thể thực hiện được bằng 1 động tác duy nhứt . Luôn có 1 sự điều chỉnh tinh tế để tạo ra 1 kết quả hoàn toàn khác . Chúng ta không nhắm tới 1 cú đánh đẹp; mà nhắm tới 1 cú đánh hiệu quả
Có nhiều cách để điều chỉnh . Tôi sẽ giới thiệu sau đây 1 vài điều căn bản:
- điều chỉnh bằng ma sát (tạo xoáy) : Chìa khóa là tạo lực bằng ngón tay và cổ tay . Bàn tay là phần gần với vợt nhứt . Ta ó được cảm giác tốt nhứt về cú đánh từ đó . Lực tạo ra từ cánh tay, cẳng tay và trọng tâm cuối cùng sẽ đi qua cổ tay và ngón tay để hoàn thành cú đánh . 1 cựu đấu thủ người trung quốc từng nói: "Chơi bằng cánh tay là bực tiểu học; bằng cẳng tay là bực trung học; bằng cổ tay là bực đại học; bằng ngón tay là bực tiến sĩ (PhD)" . Sự so sánh này là sắc sảo, thông minh và có lý . Trước khi tạo ma sát, cổ tay cần gập lại để tạo thêm lực . Toi tin rằng gập cẳng tay thông qua ngón tay & cổ tay sẽ tạo nhiều lực hơn là chỉ gập cánh tay & cẳng tay
- điều chỉnh đường banh : Trước hết tôi xin đính chính 1 quan niệm sai lầm . Tạo ma sát là để tạo xoáy . Không nên cho rằng cú đánh sẽ chính xác nếu ta đã tạo ma sát . Ta cũng cần nên nhắm tới xa hơn là cú đánh & sự điều chỉnh bàn tay . Thực hiện 1 cú đánh theo như ý (cao, thấp, dài, ngắn) là 1 kỹ năng cần thiết. Ta phải kiểm soát đường banh cho các cú đánh khác nhau .Có như vậy ta mới đạt được hiệu suất cao .
- điều chỉnh góc mặt vợt: Điều chỉnh góc vợt là 1 kỹ năng cao cấp . Bởi vì khó mà đạt được 1 cách nhuần nhuyễn cho nên nhiều người không tập nó . Có khổ luyện mới thành tài . Tôi tin chắc là không có cú đánh nào là không thực hiện nổi, chỉ cần ta điều chỉnh góc vợt cho đúng . Góc vợt phải là mở cho cú đánh trên bàn và giựt dứt điểm banh đang xoáy xuống . Và khi ta đánh đúng điểm trên banh và tạo đủ lực để triệt tiêu xoáy thì sẽ đạt được hiệu quả tốt . Khi tấn công banh đang xoáy lên hoặc đối thủ vừa giựt banh qua thì góc vợt đừng quá khép . Ta có thể trị xoáy lên mạnh bằng cách hạ thấp trọng tâm & cánh tay xuống . Ta đừng bao giờ úp vợt nhiều quá vì nó sẽ làm giảm khả năng tạo lực & tốc độ
- điều chỉnh lực: Lực đánh được chia làm 5 loại: mạnh, trung bình, lực của ta kết hợp với lực của đối phương, lực lái banh hay lực mượn, và giảm lực
Lực mạnh là khi ta bạt hay giết banh cao (nêu, lob). Xài 90% lực ta có là đủ lắm rồi . Có 1 số ít đấu thủ xài hết lực và rồi họ trở nên lố đà để trở về vị trí ban đầu .
Xài lực ở mức trung bình đòi hỏi nhiều kỹ năng . Ta phải vừa mạnh, vừa chính xác . Ta xài nó chính yếu khi mở màn 1 pha tấn công liên tục . Thông thường 60% cho tới 70% lực là tốt rồi
Lực kết hợp là mượn xoáy và lực cuả đối phương thêm vô lực của mình . Đây là cách xài lực tinh tế và an toàn . Ta có thể xài 40% cho tới 50% lực của ta để đạt được kết quả như ta xài 70% cho tới 80% lực . Mượn lực của đối thủ được thực hiện trong các pha bóng lâu hoặc phòng thủ chủ động . Dù rằng ta có thể mươn xoáy & lực của đối phương, ta không nên bỏ qua cơ hội đánh trả bằng lực của chính mình . Ta nên xài 20% cho tới 30% lực
Giảm lực được xài nhiều nhứt khi ta giao banh ngắn hoặc tra banh ngắn . Theo tôi khi ta đang học các kỹ thuật mới, trước tiên ta phải hoc cách phát lực . Sau khi ta biết cách phát lực rồi thì ta sẽ dễ dàng điều chỉnh . Lấy dụ về giao banh ngắn : ta không nên chạm banh thiệt nhẹ . Đối phương vẫn có thể tấn công cho dù ta giao ngắn . Ta nên tạo nhiều lực và xoáy và rồi kìm lực lại ở giây phút cuối cùng
- điều chỉnh nhịp điệu : Nhịp điệu đơn giản là nhanh hay chậm . Các cuộc thi đấu thường là để coi ai nhanh hơn hay mạnh hơn . Nhưng khi ta không thể chơi nhanh và mạnh bằng đối phương thì ta có thể chuyển qua chơi chậm, nhẹ và xoáy để làm gãy nhịp đối phương . Đây không phải là mục đích; mà là phương tiện để tìm cơ hội trở lại với lực và tốc độ của ta . Nó thể hiện sự khôn khéo của 1 đấu thủ
Điều chỉnh nhịp điệu và lực là liên quan với nhau . Thông thường hầu hết các trận đấu là giữa 2 đấu thủ chơi trái ngược nhau . Một bên thì nhanh, bên kia thì thấy có vẻ chậm . Nhưng lại cũng có những lúc 2 bên chơi như nhau . Điều này thường xảy ra trong các pha phản công hoặc giành nhau sự kiểm soát trận đấu
Tóm lại, sự điều chỉnh là tùy thuộc vô từng tình huống của trận đấu . Khi đó sự phán đoán, sự lựa chọn và sự thực hiện trở thành chìa khóa . Nếu ta làm được điều đó thì ta sẽ thành công

II> Video hướng dẫn

http://www.mediafire.com/?9x43rojnvexhq34
http://www.mediafire.com/?rv76r52jjnu1x3i
http://www.mediafire.com/?cjmd1n14293rksl
http://www.mediafire.com/?18pc9f22j94b19b
http://www.mediafire.com/?bdukrzdjqc28dg1
 

leqd

Đại Uý
To MinhPro: Bài viết hay quá, quá xúc tích và nhiều kiến thức nên chắc phai "nhai từ từ" từng miếng một. Cảm ơn bạn đã chịu khó vfa nhiệt tình
"Chơi bằng cánh tay là bực tiểu học; bằng cẳng tay là bực trung học; bằng cổ tay là bực đại học; bằng ngón tay là bực tiến sĩ (PhD)"
Câu này chắc là câu trả lời hay cho vấn đề "phát lực bằng cổ tay" mà bạn trao đổi tại topic "Kinh nghiệm của người mới tập: Từ đánh đều đến vào trận ".
Tiểu học là nền tảng.
 

H3neoNT

Binh Nhất
Rất cám ơn về đóng góp nhiệt tình của bạn. Nhưng đây là bản dịch bạn nên ghi rõ nguồn tránh hiểu lầm, đồng thời mình đã xem qua các video clip trên, có vẻ không trùng khớp với bài viết.
 
Chào bạn MinhPro!Bài viết của bạn thật hay rất nhiều kiến thức. Bạn có thể gửi cho mình video kỹ thuật về ZhangJike được không?Vì mình thích kỹ thuật giao bóng của VĐV này..
 

ptnk_triz

Binh Nhì
Rất cám ơn về đóng góp nhiệt tình của bạn. Nhưng đây là bản dịch bạn nên ghi rõ nguồn tránh hiểu lầm, đồng thời mình đã xem qua các video clip trên, có vẻ không trùng khớp với bài viết.
đồng ý với bạn. cần trích rõ bài dịch. Trong bài gốc, ko có video, bạn minhpro tự thêm video, nhưng lấy video ko trùng khớp, ko ăn nhập gì tới bài luận của LXD cả.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top