Kiến Quốc vất vả trong con đường học hành. (Nguồn: Báo chí)

Tròn 15 năm cống hiến cho màu áo đội tuyển bóng bàn quốc gia, mang về biết bao huy chương, thành tích cho thể thao nước nhà, nhưng nay, khi đang dần bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp, Kiến Quốc không khỏi chạnh lòng khi nhìn về tương lai.
View attachment 77
Kiến Quốc có 15 năm cống hiến cho bóng bàn Việt Nam.
Ở cái tuổi 32, Kiến Quốc vẫn là trụ cột quan trọng nhất của đội tuyển bóng bàn Việt Nam. Chơi bóng bàn từ khi 5 tuổi, với tố chất thiên bẩm cùng lòng đam mê cháy bỏng, cậu bé Kiến Quốc trưởng thành trông thấy qua các giải cấp trường, thành phố rồi quốc gia để rồi được vinh sự khoác lên mình tấm áo đội tuyển quốc gia khi tròn 17 tuổi.

Ở môi trường đó, một tài năng đặc biệt như Kiến Quốc có dịp phát triển, nâng cao trình độ và đắm mình trong ánh hào quang sự nghiệp. Miệt mài tập luyện, gác lại những ước mơ tuổi trẻ để rồi bị cuốn theo chuỗi lịch thi đấu, tập huấn kéo dài vô tận, ngay cả thời gian về thăm gia đình cũng trở nên xa xỉ với tay vợt quê Khánh Hòa. Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua, gần nửa cuộc đời cống hiến cho bóng bàn Việt Nam, đến giờ, Quốc vẫn chưa lập gia đình. "Suốt ngày chỉ biết tập tành, thi đấu hết giải này giải nọ, thời gian đâu mà tìm hiểu, mà kiếm bạn gái chứ", Quốc tâm sự.

Giờ thì bóng bàn không chỉ là nghiệp mà còn ngấm cả vào máu thịt chàng trai phố biển Nha Trang. Cũng như những VĐV khác, Quốc quyết định theo học trường ĐH TDTT Bắc Ninh mong kiếm lấy bằng huấn luyện, vừa để tiếp tục theo đuổi đam mê và cũng là hành trang đưa anh vào với cuộc sống mưu sinh vốn đầy khắc nghiệt sau này. Là VĐV có nhiều huy chương cống hiến, Quốc có ưu thế hơn nhiều đồng nghiệp khi được tuyển thẳng vào trường và theo học lớp tại chức hệ 5 năm.

Song cũng chính cái "ưu thế" đó, Quốc tiếp tục trở thành cái tên không thể thiếu trong mỗi lần đội tuyển bóng bàn tham dự các giải đấu lớn nhỏ. Và rồi, "cơn bão" thi đấu, tập huấn triền miên kia cuốn trôi khoảng thời gian học văn hóa, vốn đã ít ỏi của tay vợt 32 tuổi này. Để rồi giờ đây, sau 6 năm theo học - cái khoảng thời gian đủ để các sinh viên khác kiếm cho mình 2 tấm bằng Đại học bước vào đời - Kiến Quốc mới chỉ học xong 2 trong tổng số gần 40 môn. Hơn 20 năm tất tả vì nghề, để rồi ngoảnh đầu nhìn lại, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Hơn lúc nào hết, Kiến Quốc muốn sống cho bản thân, muốn chuyên tâm học để kiếm bằng huấn luyện, để ít ra khi giải nghệ, có thể tự nuôi sống bản thân với tấm bằng đó. Chỉ tiếc rắng, ước mơ tưởng chừng như đơn giản với bao người khác sao giờ đây lại quá đỗi khó khăn với riêng mình Quốc.

Cống hiến cho thể thao là thế, nhưng sự đền đáp Quốc nhận được lại thật ít ỏi. Để có thể nhận bằng, Quốc phải học lại và thi lại gần 40 môn tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Theo tính toán của tay vợt người Khánh Hòa, chỉ tính trung bình mỗi tiết học là 80.000 đồng, mỗi môn 90 tiết thì số tiền phải trả cho tấm bằng huấn luyện kia đã gần 300 triệu đồng - một số tiền không nhỏ với các VĐV thể thao đỉnh cao như Quốc. Song sau khi đã vắt kiệt sức Kiến Quốc để đổi lấy những huy chương, thành tích, ngành thể thao lại tỏ ra vô trách nhiệm với tương lai của VĐV này.
View attachment 78
Kiến Quốc trong một lần xịt thuốc giảm đau để thi đấu.
Đưa tâm sự của Quốc lên hỏi ông Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam, Phạm Đức Thành thì nhận được câu trả lời đầy "cảm thông": "Bộ môn biết trường hợp khó khăn của Quốc, song kinh phí hạn hẹp nên chẳng còn cách nào hơn là hy vọng vào sự trợ giúp của cơ quan chủ quản, nơi Quốc đang đầu quân".

Trước thái độ vô trách nhiệm đó, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thể thao văn hóa dầu khí Việt Nam (cơ quan chủ quản của Kiến Quốc) Trương Thới Nhiệm chẳng giấu nổi bức xúc: "Tôi thật thất vọng về cách hành xử vắt chanh bỏ vỏ đó. Không thể ngờ một người đã cống hiến gần 20 năm, mang về biết bao vinh quang cho bóng bàn nói riêng, thể thao Việt Nam nói chung vậy mà nay, muốn có tấm bằng HLV để tiếp tục cống hiến lại phải nộp gần 300 triệu đồng. Không hiểu cái sự quan tâm, chăm lo hậu đãi cho các VĐV, đặc biệt là những người có nhiều cống hiến mà lãnh đạo ngành thể thao vẫn ra rả nói trên báo chí nằm ở đâu".

Một người vốn vui tính, từng trải qua biết bao thằng trầm như Kiến Quốc nhưng nay chẳng thể kìm nổi nước mắt khi nghĩ về tương lai mờ mịt của mình. "Thôi thì trước sau cũng phải cố kiếm lấy cái bằng huấn luyện để còn lo cho tương lai bản thân, cho vợ con sau này nữa. Chỉ có điều, không biết số tiền đóng học lại kia sẽ lấy ở đâu", Quốc nghẹn ngào.
 

meoden82

Thượng Sỹ
nghiệp thể thao bạc lắm, như Quốc lắm huy chương là vậy mà còn như thế! vậy còn bao nhiêu người khác thì sao? Kiến quốc nên lập một sới bóng bàn là ổn, còn việc học thì nên theo lại từ đầu thôi, vừa rẻ chắc chỉ tốn vài chục triệu, nhưng tiền đi lại chắc cũng tốn, và thời gian nữa!
"time wait for no man!"
 

chuhi

Binh Nhất
Nay đọc những lời này không khỏi chạnh lòng!
Chẳn lẻ cống hiến, vài tài năng như vậy để rồi cuối cùng chỉ là 1 tay chơi bóng bàn thôi sao!!!
Và còn ai muốn cho những đứa con sở hữu các tố chất của một vận đông viên bóng bàn cống hiến cho ngành thể thao dây!
Đây là tấm gương điển hình để nhận định lại sự quan tâm của thể thao Việt Nam dành cho bóng bàn nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung!!!
 
Last edited:

dantoon

Trung Sỹ
đọc bài viết này thấy buồn quá
Anh Kiến Quốc hãy thành lập 1 câu lạc bộ tại thành phố nơi anh sinh sống và đào tạo ra những tay vợt bóng bàn làm rạng danh đất nước anh nhé !
Em tin cuộc đời này không quá bất công với ai đâu anh ạ.
chúc anh Kiến quốc thành công trên đường đời và hạnh phúc trong cuộc sống !
 

mika9967

Trung Sỹ
Với trình của em Quốc thì dư sức tự lập cho mình 1 clb riêng vừa để mưu sinh, vừa không bị mai một kiếm đao, nhưng chắc còn lý do gì khác mà em Quốc không tiện nói thôi..... dẫu sao chế độ của mình như nuôi gà chọi thôi.
 

littlegod

Binh Nhì
đọc bài này cứ ngỡ là chỉ vì tổ quốc vắt kiệt sức em nó vậy... Em thấy được tuyển thẳng đã là ưu ái rồi... còn việc học thì nếu anh chưa học thì anh bảo lưu thì tiền vẫn còn đấy... cái thật là anh có quan tâm học hành không?
hãy nhìn nhận lại những vận động viên nước ngoài họ dám dừng lại và để tiến xa hơn. đi quan ngũ, học đại học..... .
Nếu anh nói mà anh không làm thì không ai có thể giúp anh được.
Câu chuyện người Nhật cột giầy để chạy xa hơn có thể bác Quốc này chưa đọc...
đừng trách người mà hãy tự trách mình..... đời không vì mình trời tru đất diệt mà....
mặt khác như bác mika có nói , với khả năng đấy thì bác Quốc tự kiếm sống quá ngon rồi sao lại ngôi ca bài ca con cá thế chứ..hihihihi
vài dòng phản biện...
 

phthtu25

Trung Sỹ
Tròn 15 năm cống hiến cho màu áo đội tuyển bóng bàn quốc gia, mang về biết bao huy chương, thành tích cho thể thao nước nhà, nhưng nay, khi đang dần bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp, Kiến Quốc không khỏi chạnh lòng khi nhìn về tương lai.
View attachment 77
Kiến Quốc có 15 năm cống hiến cho bóng bàn Việt Nam.
Ở cái tuổi 32, Kiến Quốc vẫn là trụ cột quan trọng nhất của đội tuyển bóng bàn Việt Nam. Chơi bóng bàn từ khi 5 tuổi, với tố chất thiên bẩm cùng lòng đam mê cháy bỏng, cậu bé Kiến Quốc trưởng thành trông thấy qua các giải cấp trường, thành phố rồi quốc gia để rồi được vinh sự khoác lên mình tấm áo đội tuyển quốc gia khi tròn 17 tuổi.

Ở môi trường đó, một tài năng đặc biệt như Kiến Quốc có dịp phát triển, nâng cao trình độ và đắm mình trong ánh hào quang sự nghiệp. Miệt mài tập luyện, gác lại những ước mơ tuổi trẻ để rồi bị cuốn theo chuỗi lịch thi đấu, tập huấn kéo dài vô tận, ngay cả thời gian về thăm gia đình cũng trở nên xa xỉ với tay vợt quê Khánh Hòa. Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua, gần nửa cuộc đời cống hiến cho bóng bàn Việt Nam, đến giờ, Quốc vẫn chưa lập gia đình. "Suốt ngày chỉ biết tập tành, thi đấu hết giải này giải nọ, thời gian đâu mà tìm hiểu, mà kiếm bạn gái chứ", Quốc tâm sự.

Giờ thì bóng bàn không chỉ là nghiệp mà còn ngấm cả vào máu thịt chàng trai phố biển Nha Trang. Cũng như những VĐV khác, Quốc quyết định theo học trường ĐH TDTT Bắc Ninh mong kiếm lấy bằng huấn luyện, vừa để tiếp tục theo đuổi đam mê và cũng là hành trang đưa anh vào với cuộc sống mưu sinh vốn đầy khắc nghiệt sau này. Là VĐV có nhiều huy chương cống hiến, Quốc có ưu thế hơn nhiều đồng nghiệp khi được tuyển thẳng vào trường và theo học lớp tại chức hệ 5 năm.

Song cũng chính cái "ưu thế" đó, Quốc tiếp tục trở thành cái tên không thể thiếu trong mỗi lần đội tuyển bóng bàn tham dự các giải đấu lớn nhỏ. Và rồi, "cơn bão" thi đấu, tập huấn triền miên kia cuốn trôi khoảng thời gian học văn hóa, vốn đã ít ỏi của tay vợt 32 tuổi này. Để rồi giờ đây, sau 6 năm theo học - cái khoảng thời gian đủ để các sinh viên khác kiếm cho mình 2 tấm bằng Đại học bước vào đời - Kiến Quốc mới chỉ học xong 2 trong tổng số gần 40 môn. Hơn 20 năm tất tả vì nghề, để rồi ngoảnh đầu nhìn lại, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Hơn lúc nào hết, Kiến Quốc muốn sống cho bản thân, muốn chuyên tâm học để kiếm bằng huấn luyện, để ít ra khi giải nghệ, có thể tự nuôi sống bản thân với tấm bằng đó. Chỉ tiếc rắng, ước mơ tưởng chừng như đơn giản với bao người khác sao giờ đây lại quá đỗi khó khăn với riêng mình Quốc.

Cống hiến cho thể thao là thế, nhưng sự đền đáp Quốc nhận được lại thật ít ỏi. Để có thể nhận bằng, Quốc phải học lại và thi lại gần 40 môn tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Theo tính toán của tay vợt người Khánh Hòa, chỉ tính trung bình mỗi tiết học là 80.000 đồng, mỗi môn 90 tiết thì số tiền phải trả cho tấm bằng huấn luyện kia đã gần 300 triệu đồng - một số tiền không nhỏ với các VĐV thể thao đỉnh cao như Quốc. Song sau khi đã vắt kiệt sức Kiến Quốc để đổi lấy những huy chương, thành tích, ngành thể thao lại tỏ ra vô trách nhiệm với tương lai của VĐV này.
View attachment 78
Kiến Quốc trong một lần xịt thuốc giảm đau để thi đấu.
Đưa tâm sự của Quốc lên hỏi ông Tổng thư ký Liên đoàn bóng bàn Việt Nam, Phạm Đức Thành thì nhận được câu trả lời đầy "cảm thông": "Bộ môn biết trường hợp khó khăn của Quốc, song kinh phí hạn hẹp nên chẳng còn cách nào hơn là hy vọng vào sự trợ giúp của cơ quan chủ quản, nơi Quốc đang đầu quân".

Trước thái độ vô trách nhiệm đó, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thể thao văn hóa dầu khí Việt Nam (cơ quan chủ quản của Kiến Quốc) Trương Thới Nhiệm chẳng giấu nổi bức xúc: "Tôi thật thất vọng về cách hành xử vắt chanh bỏ vỏ đó. Không thể ngờ một người đã cống hiến gần 20 năm, mang về biết bao vinh quang cho bóng bàn nói riêng, thể thao Việt Nam nói chung vậy mà nay, muốn có tấm bằng HLV để tiếp tục cống hiến lại phải nộp gần 300 triệu đồng. Không hiểu cái sự quan tâm, chăm lo hậu đãi cho các VĐV, đặc biệt là những người có nhiều cống hiến mà lãnh đạo ngành thể thao vẫn ra rả nói trên báo chí nằm ở đâu".

Một người vốn vui tính, từng trải qua biết bao thằng trầm như Kiến Quốc nhưng nay chẳng thể kìm nổi nước mắt khi nghĩ về tương lai mờ mịt của mình. "Thôi thì trước sau cũng phải cố kiếm lấy cái bằng huấn luyện để còn lo cho tương lai bản thân, cho vợ con sau này nữa. Chỉ có điều, không biết số tiền đóng học lại kia sẽ lấy ở đâu", Quốc nghẹn ngào.

* THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆP luôn luôn là như vậy !
 

Chuối Tiêu

Binh Nhì
Với danh tiếng anh Quốc bây giờ mà đứng ra làm hlv thì cũng sẽ có khối người theo, dù giờ dạy giá có cao đi chăng nữa :). Cần gì phải đi học ở Đh tdtt nhỉ?
 

hungbongban

Moderator
Với danh tiếng anh Quốc bây giờ mà đứng ra làm hlv thì cũng sẽ có khối người theo, dù giờ dạy giá có cao đi chăng nữa :). Cần gì phải đi học ở Đh tdtt nhỉ?

Lấy bằng ĐH cũng chỉ là một hình thức để hợp thức hóa thôi, thời nay đã dần đi vào "thể thao hóa" hết rồi, chỉ xem trọng chuyên môn thực tế, không quan trọng bằng cấp. Mình đồng ý theo ý kiến của Chuối Tiêu.
Chúc cho Đoàn Kiến Quốc vững bước tiến hơn nữa trong tương lai và góp phần cho sự nghiệp bóng bàn VN ngày càng phát triển hơn nữa.
ACE bóng bàn VN luôn ủng hộ và trân trọng tài năng của Mr Quốc.
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Giàu với nghiệp thể thao thì cũng có nhưng mà ít ỏi lắm, nghèo là phần lớn,,hề hề, sau nay e chỉ cho con e đi đánh bóng bàn cho khỏe và giết đc con nhà bác mèo thôi là đc rồi^^ đầu tư vào học hành thì tốt hơn
 

meoluoitmb

Đại Tá
Giàu với nghiệp thể thao thì cũng có nhưng mà ít ỏi lắm, nghèo là phần lớn,,hề hề, sau nay e chỉ cho con e đi đánh bóng bàn cho khỏe và giết đc con nhà bác mèo thôi là đc rồi^^ đầu tư vào học hành thì tốt hơn

ha ha, đến lúc ấy hãng hay, tập cho khỏe và kiếm bia thôi, ko giàu được, chi bằng đi học văn hóa, làm quan chứ, kiếm nhiều tiền rồi đi chơi bóng bàn. chuẩn hơn
 

dung_linh

Đại Tá
ha ha, đến lúc ấy hãng hay, tập cho khỏe và kiếm bia thôi, ko giàu được, chi bằng đi học văn hóa, làm quan chứ, kiếm nhiều tiền rồi đi chơi bóng bàn. chuẩn hơn
Chuẩn lắm, không cần chỉnh, chính xác lắm................................................
 

Bình luận từ Facebook

Top