Hướng dẫn Kỹ thuật Bóng bàn

LangThang

Đại Uý
Bác chơi hơi khó, em không biết tiếng Hàn, nhưng nhìn thấy rõ một số điểm khác biệt giữa hai VĐV là: tư thế chuẩn bị, tay, phát lực..
- Tư thế chuẩn bị: cơ bản trọng tâm đều hạ thấp, chân trái (thuận) của Boll thấp hơn chân phải, còn chân phải của Ma Long cao bằng (nói cao hơn cũng đúng, nhìn bóng cạnh bàn in xuống sàn để so sánh) so với chân trái. Chú ý ở tay, trong khi Ma Long gần như duỗi thẳng thì Boll để gần như vuông góc. Có thể do tập quán của VĐV khác nhau, do đặc tính của mút Tàu với mút Nhật (Boll dùng Ten?) khác nhau nên buộc phải có sự chuẩn bị khác nhau như vậy (?).
- Ra lực: Rõ ràng nhìn thấy Ma Long có sự vận động toàn thân từ chân lên đến đầu (vợt) nhiều hơn so với Boll, tạo ra một tổng thể liên hoàn rất thống nhất, qua đó truyền được nhiều lực vào trái bóng hơn, có lẽ nhờ vậy cú giật của Ma Long luôn xoáy và uy lực rất cao, có thể nói Ma Long là VĐV có cú giật phải tốt (xoáy, uy lực) nhất thế giới hiện nay. Boll gần như khá tiết kiệm quá trình tạo lực, chạm bóng và xoay người, Boll chú trọng vào sự bột phát khi tiếp xúc với bóng còn Ma Long tạo ra cả một quá trình tiếp xúc liên hoàn.
- Chạm bóng: Ma Long tước (gọi là quất sẽ thể hiện được rõ hơn) bóng theo phương từ dưới lên trên (3 giờ) rất rõ ràng, và theo nguyên lý thì việc đó sẽ tạo ra xoáy nhiều hơn so với cách tước bóng của Boll là miết gần ngang (2 giờ) và tạo xoáy nhờ gập cẳng-cổ tay và ma sát của mút vợt.
- Độ hoàn hảo: Rõ ràng động tác của Ma Long hoàn hảo hơn từ tư thế chuẩn bị cho đến khi kết thúc, vì khi kết thúc nếu tư thế của Boll vẫn còn hơi nghiêng thì Ma Long về form rất chuẩn, thấy là gần như đối diện một cách hoàn hảo với mép bàn, qua đó giúp Ma Long có thể thực hiện động tác khác một cách chủ động và thuận lợi hơn Boll.
Tước bóng là từ bọn Tàu dùng để chỉ động tác cắt thủ
 

lion

Đại Tá
Tước bóng là từ bọn Tàu dùng để chỉ động tác cắt thủ
Thực sự là mình cũng cố gắng chia sẻ lắm, nhưng đọc comment của bác này rất ức chế, cảm tưởng như chỉ có 2 thái cực, một là bác rất uyên bác và cao thủ võ lâm, hai là bác trình cực gà không biết gì nhưng toàn chém lung tung làm mấy ae nhiệt tình rất là mệt mỏi!
 

LangThang

Đại Uý
Thực sự là mình cũng cố gắng chia sẻ lắm, nhưng đọc comment của bác này rất ức chế, cảm tưởng như chỉ có 2 thái cực, một là bác rất uyên bác và cao thủ võ lâm, hai là bác trình cực gà không biết gì nhưng toàn chém lung tung làm mấy ae nhiệt tình rất là mệt mỏi!
Cao thủ thì vào đây chém gió làm gì. Bạn quan sát chi tiết và nhận xét rất hay, mình chỉ góp ý cái chữ tước đó dùng cho động tác khác thôi, chữ tước 削 ở đây nghĩa là đẽo , gọt. Người hâm mộ bb TQ gọi Joo Sae-hyuk là Tước Cầu Đại Sư 削球大师 hoặc Tước Cầu Hoàng Đế 削球皇帝
 
Last edited:

LangThang

Đại Uý
Bác chơi hơi khó, em không biết tiếng Hàn, nhưng nhìn thấy rõ một số điểm khác biệt giữa hai VĐV là: tư thế chuẩn bị, tay, phát lực..
- Tư thế chuẩn bị: cơ bản trọng tâm đều hạ thấp, chân trái (thuận) của Boll thấp hơn chân phải, còn chân phải của Ma Long cao bằng (nói cao hơn cũng đúng, nhìn bóng cạnh bàn in xuống sàn để so sánh) so với chân trái. Chú ý ở tay, trong khi Ma Long gần như duỗi thẳng thì Boll để gần như vuông góc. Có thể do tập quán của VĐV khác nhau, do đặc tính của mút Tàu với mút Nhật (Boll dùng Ten?) khác nhau nên buộc phải có sự chuẩn bị khác nhau như vậy (?).
- Ra lực: Rõ ràng nhìn thấy Ma Long có sự vận động toàn thân từ chân lên đến đầu (vợt) nhiều hơn so với Boll, tạo ra một tổng thể liên hoàn rất thống nhất, qua đó truyền được nhiều lực vào trái bóng hơn, có lẽ nhờ vậy cú giật của Ma Long luôn xoáy và uy lực rất cao, có thể nói Ma Long là VĐV có cú giật phải tốt (xoáy, uy lực) nhất thế giới hiện nay. Boll gần như khá tiết kiệm quá trình tạo lực, chạm bóng và xoay người, Boll chú trọng vào sự bột phát khi tiếp xúc với bóng còn Ma Long tạo ra cả một quá trình tiếp xúc liên hoàn.
- Chạm bóng: Ma Long tước (gọi là quất sẽ thể hiện được rõ hơn) bóng theo phương từ dưới lên trên (3 giờ) rất rõ ràng, và theo nguyên lý thì việc đó sẽ tạo ra xoáy nhiều hơn so với cách tước bóng của Boll là miết gần ngang (2 giờ) và tạo xoáy nhờ gập cẳng-cổ tay và ma sát của mút vợt.
- Độ hoàn hảo: Rõ ràng động tác của Ma Long hoàn hảo hơn từ tư thế chuẩn bị cho đến khi kết thúc, vì khi kết thúc nếu tư thế của Boll vẫn còn hơi nghiêng thì Ma Long về form rất chuẩn, thấy là gần như đối diện một cách hoàn hảo với mép bàn, qua đó giúp Ma Long có thể thực hiện động tác khác một cách chủ động và thuận lợi hơn Boll.
Như bạn phân tích, động tác của Boll và ML khác có rất nhiều chỗ khác nhau, đó chính là cái mà bạn đã từng nói: nguyên lý là 1 nhưng cách thực hiện mỗi người mỗi khác. Nguyên lý của quả bóng tấn công là phải tăng tốc vợt, tăng tốc bột phát khi vào bóng còn gập cánh tay (tăng tốc bột phát bằng cách cố gập nhanh cánh tay dưới) hay không gập cánh tay (không cố gập nhanh cánh tay nhưng cánh tay vẫn gập vào) chỉ là biện pháp để thực hiện nguyên lý đó. Hai biện pháp khác nhau quyết định hình thái bên ngoài của động tác rất khác nhau.
 

lamtq

Đại Tá
nghe nhức đầu phết nhỉ!? Thôi nếu ở gần hết giãn cách lôi nhau ra nện cho tiện các b ợ!
Như bạn phân tích, động tác của Boll và ML khác có rất nhiều chỗ khác nhau, đó chính là cái mà bạn đã từng nói: nguyên lý là 1 nhưng cách thực hiện mỗi người mỗi khác. Nguyên lý của quả bóng tấn công là phải tăng tốc vợt, tăng tốc bột phát khi vào bóng còn gập cánh tay (tăng tốc bột phát bằng cách cố gập nhanh cánh tay dưới) hay không gập cánh tay (không cố gập nhanh cánh tay nhưng cánh tay vẫn gập vào) chỉ là biện pháp để thực hiện nguyên lý đó. Hai biện pháp khác nhau quyết định hình thái bên ngoài của động tác rất khác nhau.
Thực sự là mình cũng cố gắng chia sẻ lắm, nhưng đọc comment của bác này rất ức chế, cảm tưởng như chỉ có 2 thái cực, một là bác rất uyên bác và cao thủ võ lâm, hai là bác trình cực gà không biết gì nhưng toàn chém lung tung làm mấy ae nhiệt tình rất là mệt mỏi!
 

lion

Đại Tá
Cao thủ thì vào đây chém gió làm gì. Bạn quan sát chi tiết và nhận xét rất hay, mình chỉ góp ý cái chữ tước đó dùng cho động tác khác thôi, chữ tước 削 ở đây nghĩa là đẽo , gọt. Người hâm mộ bb TQ gọi Joo Sae-hyuk là Tước Cầu Đại Sư 削球大师 hoặc Tước Cầu Hoàng Đế 削球皇帝
Em không phải dân học tiếng Trung, nhưng biết tiếng Nhật, tuy không muốn bàn cãi với bác về từ "削" (Tước), nhưng có lẽ bác chỉ hiểu chữ, mà không hiểu người và hiểu nghĩa!

Joo SaeHuyk là tay vợt cắt bóng phòng thủ một mặt gai, một mặt mút người Hàn Quốc, thành tích cao nhất là HCB WTTC 2003. Nói về từ "tước" này với Joo thì chỉ có thể gắn với các từ "cắt", "phạt", "chém", "lia", thậm chí có thể dùng từ "tước" nhưng rất ít...đại loại là những từ cho người ta có cảm giác như lưỡi dao chém ngang, tức là cho người ta hình dung tạo hiệu ứng xoáy xuống trong bóng bàn.

Còn từ "Tước" thì thường có 2 trạng thái là tước lên và tước xuống, đặt nằm ngang thì cũng có thể tước, tạm hình dung như khi lột vỏ một cái cây nào đó (như cây mía, như cây măng, cây tre...). Như vậy có thể thấy, tước ngang thì coi như cắt, tước xuống thì bỏ qua đi vì ai cũng hiểu làm thế bóng đâu có bay ra trước, còn tước lên hình dung như khi ma sát kéo bóng lên. Muốn kéo bóng lên thì phải có độ tì, hay gọi là ma sát tạo ra giữa mút (nói thay cho vợt) và bóng. Nếu là bóng xoáy lên thì ma sát ép bóng sang không để bay ra ngoài bàn, nếu là bóng xoáy xuống thì phải ma sát đủ lớn để kéo bóng qua lưới sang bàn bên kia.

Muốn tước được thì lực kéo phải thắng lực giữ "vỏ" của thân cây, các động tác liên hoàn hay bột phát đều cần thiết để sao cho tốn ít sức nhất mà kéo được vỏ cây một cách dứt khoát mà vỏ cây không bị giữ lại khiến mình bị trượt tay.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Còn phụ thuộc vào thói quen người dùng, mấy clip này có nói về tước trong bóng bàn, bạn tham khảo xem
Nó chỉ là cách dùng từ của cá nhân mấy ae biểu diễn, lại dùng từ theo vùng miền, quan trọng nhất là bản chất, không nên đặt nặng từ ngữ.
 

LangThang

Đại Uý
Nó chỉ là cách dùng từ của cá nhân mấy ae biểu diễn, lại dùng từ theo vùng miền, quan trọng nhất là bản chất, không nên đặt nặng từ ngữ.
Chữ tước chưa phải là 1 từ trong bóng bàn VN vì chỉ có vài người dùng, nếu bạn muốn dùng chữ đó thì nên giải thích là dùng với ý nghĩa gì thì người khác mới hiểu. Không nên nặng về từ ngữ nhưng không thống nhất thì sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Ngay như khái niệm gập tay hay không gập tay , từ ngữ giống nhau nhưng ý nghĩa trong đầu mỗi người lại có thể không giống nhau.
 

Chơi bóng

Trung Sỹ
Chữ tước chưa phải là 1 từ trong bóng bàn VN vì chỉ có vài người dùng, nếu bạn muốn dùng chữ đó thì nên giải thích là dùng với ý nghĩa gì thì người khác mới hiểu. Không nên nặng về từ ngữ nhưng không thống nhất thì sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Ngay như khái niệm gập tay hay không gập tay , từ ngữ giống nhau nhưng ý nghĩa trong đầu mỗi người lại có thể không giống nhau.
ôi giời đau đầu,kỹ thuật nhiều,bác cứ gạ ô đối diện làm trận độ,thế là ok
 

Chơi bóng

Trung Sỹ
Chữ tước chưa phải là 1 từ trong bóng bàn VN vì chỉ có vài người dùng, nếu bạn muốn dùng chữ đó thì nên giải thích là dùng với ý nghĩa gì thì người khác mới hiểu. Không nên nặng về từ ngữ nhưng không thống nhất thì sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Ngay như khái niệm gập tay hay không gập tay , từ ngữ giống nhau nhưng ý nghĩa trong đầu mỗi người lại có thể không giống nhau.
Bác này hôm nào theo ông Pùi Hiền học nâng trình lên dáo xư đi
 

Pluripotenial

Đại Uý
Mặt H3 mà gập cánh tay, thì nhanh hỏng lưới lắm ^\^
Giải thích vì sao thì hơi dài dòng, phải chơi qua thì mới hiểu nhỉ.
Chưa chơi H3, nói không gập, không miết vào bóng thì nghe rất khó tin.
Phải chơi mới biết, là H3 với độ xịt và tacky như nhựa thông, nó không thiếu, thậm chí là còn sợ thừa cả ma sát. H3 chỉ thiếu lực đẩy về phía trước thôi.
Cái này, nói cũng dài dòng, tự mình trải nghiệm mới thấu.
Mãi mới thấy có 1 bác nói ra tiếng lòng của em khi đánh mặt tàu <3
 

Namanhdk

Binh Nhì
Em nghĩ gập tay hay không gập tay là do các bác thích hay không thôi mà nhỉ. Bóng nó có biết là gập hay không gập đâu chỉ quan tâm lúc tiếp xúc bóng là dc.

Bác nào đánh ko đau cùi trỏ thì gập, mà đau cùi trỏ thì không gập nữa là dc mà :)

Bác Ti long trong clip là dạy kỹ thuật đánh tàu mặt xịt cần thêm lực nên quăng cả cánh tay.
Còn bác nào đánh mặt đức nhật thì gập cánh tay cho nó đẹp gọn.

Em nghĩ vậy thôi mà các bác căng thế hehe
 

Bình luận từ Facebook

Top