Hình ảnh tập bóng bàn của vận động viên nhi đồng Nguyễn Minh Phú

chubengoan

Binh Nhì
Cố gắng tập đi con, thời gian còn nhiều mà, chú lớn rồi mà còn đi tập nè !

Cháu cảm ơn chú ạ. Cháu vẫn đang học đều. Giờ cháu học đến bài giật và bạt mạnh bên trái, di chuyển giật 2 điểm và giật quả phải xong quay đẩy trái rồi chú ạ. Cháu sẽ cố gắng học tốt để hè sang năm mẹ có đi công tác Ninh Thuận cháu sẽ đi cùng mẹ và chơi bóng bàn với bạn Phú.
Chúc Phú luyện tập bóng bàn tốt, năm học mới học thật giỏi nhé.
 

son_canloc

Đại Tá
Em cũng nghĩ như bác.hihi. "Phủi" ko có nghĩa là "dở" như bác sĩ Đức nghĩ, "phủi" chẳng qua là...không chính thống thôi ^^

Nhưng cần chú ý là rơ phủi có giới hạn phát triển thấp hơn rơ căn bản. Như em cũng chơi rơ phủi đã 13 năm nay, trước đây còn là học sinh thì lụm mấy đứa cùng tuổi rất dễ ( nổ tí: đã từng được huy chương vàng đồng đội hội khỏe phù đổng tỉnh. Năm đó thầy ko xếp em tham gia giải đơn :D), nhưng tập đến năm thứ 7 thì hầu như chững lại hoàn toàn, từ năm thứ 7 đến nay cũng đã 6 năm rồi mà trình độ lên rất ít, chỉ tầm 2-3 bóng so với 7 năm trước và giờ vẫn lẹt đẹt hạng C. Em chơi bb được 13 năm theo rơ phủi trong khi Bảo_pr chỉ mới chơi dc 3 năm theo rơ căn bản mà hiện nay trình độ có lẽ đã hơn em 1-2 bóng rồi :).

Và theo em thấy thì rơ phủi lên đến maximum chỉ khoảng hạng B tiêu chuẩn là đứng cứng ngắc. Rất rất hiếm có trường hợp rơ phủi tiến lên được hạng A tính theo thang tiêu chuẩn thành phố.

Nếu trong tuổi nhi đồng, rơ phủi dễ dàng vượt qua các rơ căn bản để giành lấy huy chương vàng. Nhưng bước lên tuổi thiếu niên thì rơ phủi sẽ bị các rơ căn bản bỏ xa. Do đó vì mục đích tiến xa trong tương lai thì nên tập luyện tốt căn bản. Suy nghĩ cá nhân của em là như thế.hihi. có gì sai sót các bác bỏ qua ch^^
cái này thì A phải gọi em là sư phụ rùi .tất cả những gì A định viết ra thì E đã nói lên rùi đúng là hậu sinh khả uý . Bái phục , bái phục
 

ducphubb

Thượng Sỹ
Về rơ bé Phú thì sau khi thử với bé 5 trận hoàn toàn đúng như em nghĩ, bé bạt trái và phải rất tốt, nhưng cắt còn yếu, các cú đánh hoàn toàn không có ma sát tạo độ xoáy, giao bóng bé cũng chưa quen tung bóng. Em nghĩ rơ bé hiện tại thì đang là rơ phủi, cần cho bé tập thêm các kỹ thuật căn bản và kỹ thuật ma sát bóng.

Một phần vì 5 năm tập bóng bé hầu như chỉ gặp 1 đối thủ duy nhất là bố của mình, rơ của bác sĩ Đức cũng là cắt bạt chứ cũng ko đánh ma sát. Và bản thân bảo kiếm của bác sĩ Đức là mút vợt Hà Nội rất xịt và có phần hơi anti dùng để phòng thủ hãm bóng của đối thủ và đẩy bóng rất khó chịu cũng khó có thể hình thành rơ căn bản cho cả bác sĩ Đức lẫn bé Phú khi tập với bác sĩ. :D

Từ "phủi" ở đây không phải như bác sĩ Đức nghĩ là "đánh khều khều như mấy ông già phủi bụi" đâu.hihi. Không phải cứ có danh hiệu là không phải rơ phủi. Vẫn có nhiều VDV quốc tế đánh theo kiểu "phủi" toàn cắt đấy thôi. Em nghĩ từ "phủi" mà anh em diễn đàn thường kháu nhau có nghĩa là rơ không được...hàn lâm như các em VDV năng khiếu!

Hình ảnh và kết quả các trận đấu chiều tối qua mình cũng đưa vào trong Diễn đàn Ninh Thuận nhưng lập topic mới là Các trận đấu bóng bàn của bé Phú với những người khổng lồ rồi bạn MaiXuanViet. Cảm ơn bạn đã chơi hết mình cho cháu học hỏi bóng bàn
 
Last edited:

ngocanhk36cntt

Trung Uý
Về rơ bé Phú thì sau khi thử với bé 5 trận hoàn toàn đúng như em nghĩ, bé bạt trái và phải rất tốt, nhưng cắt còn yếu, các cú đánh hoàn toàn không có ma sát tạo độ xoáy, giao bóng bé cũng chưa quen tung bóng. Em nghĩ rơ bé hiện tại thì đang là rơ phủi, cần cho bé tập thêm các kỹ thuật căn bản và kỹ thuật ma sát bóng.

Một phần vì 5 năm tập bóng bé hầu như chỉ gặp 1 đối thủ duy nhất là bố của mình, rơ của bác sĩ Đức cũng là cắt bạt chứ cũng ko đánh ma sát. Và bản thân bảo kiếm của bác sĩ Đức là mút vợt Hà Nội rất xịt và có phần hơi anti dùng để phòng thủ hãm bóng của đối thủ và đẩy bóng rất khó chịu cũng khó có thể hình thành rơ căn bản cho cả bác sĩ Đức lẫn bé Phú khi tập với bác sĩ. :D

Từ "phủi" ở đây không phải như bác sĩ Đức nghĩ là "đánh khều khều như mấy ông già phủi bụi" đâu.hihi. Không phải cứ có danh hiệu là không phải rơ phủi. Vẫn có nhiều VDV quốc tế đánh theo kiểu "phủi" toàn cắt đấy thôi. Em nghĩ từ "phủi" mà anh em diễn đàn thường kháu nhau có nghĩa là rơ không được...hàn lâm như các em VDV năng khiếu!
- Bóng bàn nó khác bác ạ. Theo em đánh phủ là chúng ta đa phần là tự tập và hoàn tiện quả đánh cũng như quả phát ko theo một quy luật cho trước. Em thấy bóng phủi khá khó chịu mộp phần cũng do lỗi đánh của họ ko theo quy luật nào nên đường bóng khá dị. Như tập phủi thì thời gian để đánh đc hay giao bóng cũng khá nhanh nhưng sau một thời gian dài thì để hoàn thiện các kĩ thật khác rất khó. Và hơn nữa ng đánh phủi thường chân khá yếu và phản xạ khi bất ngờ động tác hay bị cuống. Còn ng tập cơ bản thì khi họ tập giật hay bạt thì chân tay nói chung khá đủ nên sau một thời gian dài tập luyện thì độ ổn định và hoàn thiện kĩ thuật và động tác khá tốt.

Nói chung em thấy trẻ con nên cho đi tập cơ bản từ bé thì sau này rất tốt chứ cho tập phủi nhiều mai này sửa rất khó cũng như em tập phủi h tập lại rất vất vả.
 

ThanhEoDi

Trung Sỹ
Em cũng nghĩ như bác.hihi. "Phủi" ko có nghĩa là "dở" như bác sĩ Đức nghĩ, "phủi" chẳng qua là...không chính thống thôi ^^

Nhưng cần chú ý là rơ phủi có giới hạn phát triển thấp hơn rơ căn bản. Như em cũng chơi rơ phủi đã 13 năm nay, trước đây còn là học sinh thì lụm mấy đứa cùng tuổi rất dễ ( nổ tí: đã từng được huy chương vàng đồng đội hội khỏe phù đổng tỉnh. Năm đó thầy ko xếp em tham gia giải đơn :D), nhưng tập đến năm thứ 7 thì hầu như chững lại hoàn toàn, từ năm thứ 7 đến nay cũng đã 6 năm rồi mà trình độ lên rất ít, chỉ tầm 2-3 bóng so với 7 năm trước và giờ vẫn lẹt đẹt hạng C. Em chơi bb được 13 năm theo rơ phủi trong khi Bảo_pr chỉ mới chơi dc 3 năm theo rơ căn bản mà hiện nay trình độ có lẽ đã hơn em 1-2 bóng rồi :).

Và theo em thấy thì rơ phủi lên đến maximum chỉ khoảng hạng B tiêu chuẩn là đứng cứng ngắc. Rất rất hiếm có trường hợp rơ phủi tiến lên được hạng A tính theo thang tiêu chuẩn thành phố.

Nếu trong tuổi nhi đồng, rơ phủi dễ dàng vượt qua các rơ căn bản để giành lấy huy chương vàng. Nhưng bước lên tuổi thiếu niên thì rơ phủi sẽ bị các rơ căn bản bỏ xa. Do đó vì mục đích tiến xa trong tương lai thì nên tập luyện tốt căn bản. Suy nghĩ cá nhân của em là như thế.hihi. có gì sai sót các bác bỏ qua cho ^^
Em thì em chỉ biết có chuyên nghiệp và nghiệp dư, từ phủi ở đây chắc là chỉ dân chơi bb nghiệp dư rồi, nhưng mà cái vụ cắt và bạt mà bác kêu là không phải cơ bản thì em không đồng ý rồi, bạt và cắt cũng là kỹ thuật cơ bản mà. Chỉ là bóng bàn hiện đại thì phải có quả giật, nhất là nam thì lại càng phải tập quả giật phải. Em chơi cùng CLB với Bảo Pr, trình em thì bác hỏi Bảo là biết liền, có điều em không dám nhận xét giống kiểu của bác đâu, vì mình không đủ trình độ bác ợ. Sự phát triển của một vận động viên từ nhỏ đến lớn đòi hỏi HLV phải có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm huấn luyện, ở từng giai đoạn tập những kỹ thuật gì nó có chuẩn sẵn đấy không nói bừa được đâu. Em từng gặp bác Đức rồi, bác có niềm đam mê với BB và thơ mà, cho nên chuyện bác nghiên cứu giáo án, bài tập để tập cho cục cưng là chuyện trong tầm tay mà, ví dụ vui vui là không phải cứ giáo sư tiến sĩ mới đào tạo ra nhân tài phải ko??. Cái cuối cùng em muốn nói là bác bảo phủi thì khó lên trình A2 được thì bác nhầm to, vì dù phủi hay không phủi, để lên được tầm đó đều khó cả, không phải cứ ai tập chuyên nghiệp cũng lên tới trình độ đó đâu bác ợ.
 

MaiXuanViet

Moderator
Em thì em chỉ biết có chuyên nghiệp và nghiệp dư, từ phủi ở đây chắc là chỉ dân chơi bb nghiệp dư rồi, nhưng mà cái vụ cắt và bạt mà bác kêu là không phải cơ bản thì em không đồng ý rồi, bạt và cắt cũng là kỹ thuật cơ bản mà. Chỉ là bóng bàn hiện đại thì phải có quả giật, nhất là nam thì lại càng phải tập quả giật phải. Em chơi cùng CLB với Bảo Pr, trình em thì bác hỏi Bảo là biết liền, có điều em không dám nhận xét giống kiểu của bác đâu, vì mình không đủ trình độ bác ợ. Sự phát triển của một vận động viên từ nhỏ đến lớn đòi hỏi HLV phải có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm huấn luyện, ở từng giai đoạn tập những kỹ thuật gì nó có chuẩn sẵn đấy không nói bừa được đâu. Em từng gặp bác Đức rồi, bác có niềm đam mê với BB và thơ mà, cho nên chuyện bác nghiên cứu giáo án, bài tập để tập cho cục cưng là chuyện trong tầm tay mà, ví dụ vui vui là không phải cứ giáo sư tiến sĩ mới đào tạo ra nhân tài phải ko??. Cái cuối cùng em muốn nói là bác bảo phủi thì khó lên trình A2 được thì bác nhầm to, vì dù phủi hay không phủi, để lên được tầm đó đều khó cả, không phải cứ ai tập chuyên nghiệp cũng lên tới trình độ đó đâu bác ợ.

Mình đã viết khá dài để trả lời bài viết của bạn, nhưng nghĩ lại mục đích mình đưa ra ý kiến này là chỉ mong là bé Phú được anh chị em góp ý ủng hộ để tìm được 1 con đường phát triển tốt trong tương lai thôi chứ ko phải để tranh cãi ai phủi ai không phủi. Nên quyết định xóa hết và ghi lại 1 dòng này thôi. Có thể bạn đã gặp bs Đức, nhưng mình tin chắc bạn chưa đánh với bs Đức 1 séc nào cả, và chắc chắn bạn cũng chưa tận tay cầm cây vợt của bác sĩ Đức xem nó có gì lạ cả.
 

ThanhEoDi

Trung Sỹ
Mình đã viết khá dài để trả lời bài viết của bạn, nhưng nghĩ lại mục đích mình đưa ra ý kiến này là chỉ mong là bé Phú được anh chị em góp ý ủng hộ để tìm được 1 con đường phát triển tốt trong tương lai thôi chứ ko phải để tranh cãi ai phủi ai không phủi. Nên quyết định xóa hết và ghi lại 1 dòng này thôi. Có thể bạn đã gặp bs Đức, nhưng mình tin chắc bạn chưa đánh với bs Đức 1 séc nào cả, và chắc chắn bạn cũng chưa tận tay cầm cây vợt của bác sĩ Đức xem nó có gì lạ cả.

Em không cãi với bác phủi hay không phủi, em biết bác có ý tốt thôi, nhưng mà góp ý sai thì vừa không làm người mình muốn góp ý tiến bộ mà ngược lại còn làm người ta khó chịu, thật sự trình độ bóng bàn và sự hiểu biết về bóng bàn của cả bác và em không đủ tầm để có nhận xét về chuyên môn và bài tập cho các em thiếu nhi đâu ạ, em biết bác mê bóng bàn lắm, tấm lòng của bác thì khỏi bàn rồi, em biết bác từ quỹ mở rộng tấm lòng cơ mà. Có điều bác góp ý cho bác Đức, em thấy sai thì em góp ý cho bác, bác thấy đúng thì nghe, không đúng thì bác bỏ qua cho em, chứ em cãi nhau với bác làm gì, em kết thúc ý kiến ở đây, ko làm loãng topic của bác Đức và cục cưng nữa. Chúc bé Phú càng ngày càng tiến bộ nhé.:):)
 

ducphubb

Thượng Sỹ
Cảm ơn những lời góp ý chân tình của các bạn bóng bàn cả nước nhất là anh hunghanoi trọng tài bóng bàn quốc tế và ông bạn Bóng Bàn Hàng Xóm Láng Giềng MaiXuanViet đã làm cho topic Hình ảnh tập bóng bàn của vận động viên nhí Nguyễn Minh Phú vui tươi trong suốt 3 ngày liền
Đến giờ này mình ghi nhận những điều mình thấy hay và có thể những điều mình chưa thể hiểu kịp nhưng chưa thể có quyết định gì vì người trong cuộc bao giờ cũng bối rối và thiếu sáng suốt hơn bên ngoài dẫu có cố gắng mấy thì cũng chỉ có 2 con mắt thôi vì bà xã chỉ biết chút sơ sơ bóng bàn
Bóng bàn truyền thống hay còn gọi là rơ xưa, cổ điển thật hiền hòa dịu ngọt như nhạc Cổ điển vậy với những kỹ thuật cắt bóng, bạt. giao bóng, bóng bàn hiện đại là tốc độ, giật, đôi công...như nhạc Rock lối đánh nào cũng đẹp, hoa mỹ cả, bóng bàn phủi là sai động tác chưa hoặc không đúng các kỹ thuật nêu trên nhưng cuối cùng quan trọng là đạt đỉnh cao để giành chiến thắng, điều này thì bóng bàn hiện đại có lấn át một phần nào đó cũng chưa hẳn là tất cả, đội tuyển Hàn Quốc còn có cây vợt nữ số 1 Kim KyungAr và cây vợt nam Joo See Hyuk là lối đánh truyền thống, đối lập đội tuyển Nhật cây vợt nữ Ishikawa Kasumi, nam Jun Mitzutani là lối đánh hiện đại, điều quan trọng vẫn là nhân tố của người cầm vợt quyết định

Một số hình ảnh vui vẻ của 5 trận bóng bàn giữa VĐV MaiXuanViet và Nguyễn Minh Phú
Kết quả Việt- Phú 3-0 (11-1, 11-7, 11-2), 3-0 (11-2, 11-7, 11-4), 3-0 (11-3, 11-1, 11-7), 3-1 (11-3, 11-9, 11-13, 11-3), 3-0 (11-1, 11-4, 11-7)











 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Trong quá trình lang thang chơi bóng ở các CLB, mình biết một số cháu nhỏ (từ 6-7 đến 16-17 tuổi) là năng khiếu của các tuyến quận và TP. Các cháu này đa số là con của những "đồng nghiệp" BB phong trào, một số ít thì bố mẹ hầu như ko biết gì về BB, chỉ làm chân đưa đón và khoán hết cho Thầy. Và mình đã được chứng kiến nhiều cháu tập luyện với các Thầy chuyên nghiệp thuộc diện cây đa cây đề hoặc các Thầy trẻ của làng BB TPHCM. Mỗi cháu mỗi vẻ, và ngay cả ...phụ huynh của các bé cũng ...mỗi bác mỗi vẻ (hihi !!) khi đưa con đi học BB hoặc qua cái cách nói chuyện với con khi "hướng" cho các con theo nghiệp BB.

Trước hết là nói về các bé:
- Có bé thì rất "máu", dù chỉ học theo sự hướng dẫn của bố, hoặc đến học ở trung tâm TDTT quận mà ko thuê thầy riêng. Bố bé này hay đưa con đi các CLB và mời bác bác, chú, anh, chị giao đấu với bé để bé "va chạm" và học hỏi. Mỗi lần như vậy, phụ huynh của bé đứng ngoài xem và "chỉ đạo" cho bé qua từng tình huống thành công hay hỏng bóng. Bé này rất chịu khó tập và không "nề hà" gặp bất cứ bác, chú, anh, chị lớn tuổi nào hay trình cỡ nào. Bé có "đặc điểm" là rất "nghiêm khắc với bản thân", mỗi khi đánh hỏng 1 đường bóng là bé tỏ ra rất tiếc, và nhăn nhó tự trách mình, nhìn như ... người lớn. Mỗi khi đánh hỏng bóng, bé lại quay ra nhìn bố nửa như cầu cứu, nửa như sợ bố trách mắng... Với bé này, nhiều người nhận xét là sẽ tiến nhanh, nhất là nếu có được Thầy giỏi kèm riêng, rèn dũa cho bé. Tuy nhiên có người cho rằng phụ huynh đặt áp lực với bé quá lớn nên dường như làm cho bé mất đi cái hồn nhiên của trẻ thơ (bé mới chỉ 7-8 tuổi gì đó).
- Có bé thì học BB với Thầy rất nổi tiếng, nhưng nhìn ngoài vào giống như là bé học BB cho ...ba mẹ (!?). Nhìn thái độ trong khi tập, cách bé nghe thầy giảng giải về kỹ thuật một cách chểnh mảng, và cách bé thể hiện khi đánh hỏng bóng hay đánh bóng tốt ...đủ biết bé chả "tha thiết" lắm chuyện học BB. Có lần còn nghe 2 mẹ con bé này nói chuyện với nhau và bé "làm" 1 câu : " Tại mẹ bắt con học chứ con có thích đâu" (!!!). Bé này học khá lâu rồi và giờ nghe nói đã chuyển sang chơi ...tenniss.
- Có bé thì bố trực tiếp kèm cặp vì bố là cao thủ. Các bé này tập luyện chăm chỉ (có lẽ một phần cũng vì bố là Thầy nên cũng ..."sợ" hơn) và lên tay rất nhanh. Thậm chí có bé còn được các hãng dụng cụ BB tài trợ cho trang thiết bị (phông, mút, trang phục...) để tập luyện và thi đấu.
- Đa số các bé đang là năng khiếu BB (mà NTBB chứng kiến) có thái độ học tập và thi đấu rất khiêm tốn và cầu thị. Tuy thế cũng có đôi khi NTBB thấy có bé tỏ thái độ "ngôi sao" trong tập luyện (với nhau) và trong thi đấu các giải (giải phong trào của người lớn mà các cháu được mời tham gia, hoặc phụ huynh xin cho các cháu tham gia để cọ xát).

Về Người Lớn ( ở đây NTBB muốn nói đến các Thầy dạy BB và phụ huynh của các bé):
- Đa số các Thầy dạy các bé rất kỹ lưỡng (NTBB chỉ chứng kiến các trường hợp dạy tư, 1 Thầy 1 trò, chứ chưa được xem một buổi tập của các lớp năng khiếu ở các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, nên chỉ dám kể chuyện về các trường hợp này thôi). Về chuyên môn thì NTBB không dám có ý kiến gì, vì đó là nghề của các Thầy. Mà NTBB chỉ đề cập đến "quan hệ Thầy Trò" khi chứng kiến những trao đổi giữa Thầy với trò trong các buổi tập thôi. Có Thầy thì nhỏ nhẹ, điềm đạm; có Thầy thì hơi nóng tính, la mắng gay gắt... nhưng hầu như tất cả các Thầy dù là mềm mỏng hay nóng nảy đều thể hiện mong muốn học trò tiếp thu bài và tiến bộ. Tuy thế có 1 đôi lần, NTBB nghe được câu nói :"Học thế thì học làm gì, tốn tiền của bố mẹ" (!?), hoặc "học thế thì 10 năm nữa cũng không xong"... và NTBB thấy tội nghiệp cho cháu bé khi làm ko được những kỹ thuật thầy dạy.
- Bé nào có phụ huynh biết chơi BB thường thuận lợi hơn khi đi học BB. Tuy nhiên đôi khi đó cũng là áp lực cho bé, thậm chí có lần NTBB và nhiều người chứng kiến 1 bé bị phụ huynh la mắng nặng lời và bé đã vừa tập vừa khóc. Có một số trường hợp mẹ/ bố chả biết gì về BB, được bố/mẹ "giao nhiệm vụ" chở con đến chở con về, lo ăn uống, lo đóng học phí cho Thầy ...thì các phụ huynh này thường rất "vô tư", vui vẻ và cực kỳ ...o bế Thầy (hi hi !!), và với con thì các bà mẹ/ông bố này luôn nhẹ nhàng : "Con phải nghe lời Thầy, cố gắng lên con...". Khi các con tập luyện hoặc thi đấu thì các phụ huynh này chỉ biết lau mồ hôi, quạt mát và tiếp nước cho con, chả bao giờ la mắng con về ...kỹ thuật, vì "em chả biết gì về BB, anh ạ".

....NTBB kể "tào lao" các chuyện mà mình chứng kiến này để thấy rằng, với các em nhỏ, để hướng các em vào một môn thể thao nói chung và BB nói riêng (dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư) thật không đơn giản. Chúng ta phải quan tâm đến rất nhiều khía cạnh, và đương nhiên - theo NTBB nghĩ - trước hết là người lớn phải làm sao gieo vào các em sự ham thích, rồi sự say mê (nhưng nếu "cay cú" quá thì có nên???), từ đó chăm chỉ luyện tập. Điều quan trọng là đừng để các bé mắc bệnh "ngôi sao" - dù có thể có bé đã có thành tích đáng kể. Bác Trần Cảnh Đến, một danh thủ BB của VN những năm 60 thế kỷ trước, đã từng được xếp hạng 28 thế giới nhắc lại khẩu quyết thành công trong sự nghiệp BB của bác là : "Trong một trận đấu, tôi tâm niệm 2 điều: một là tìm mọi cách đưa bóng sang bàn đối phương; và hai là luôn nghĩ đối thủ giỏi hơn mình" - Điều này thật ý nghĩa với chúng ta, những "con chiên" của môn pingpong giáo.
 
Last edited:

Radical

Moderator
Trong quá trình lang thang chơi bóng ở các CLB, mình biết một số cháu nhỏ (từ 6-7 đến 16-17 tuổi) là năng khiếu của các tuyến quận và TP. Các cháu này đa số là con của những "đồng nghiệp" BB phong trào, một số ít thì bố mẹ hầu như ko biết gì về BB, chỉ làm chân đưa đón và khoán hết cho Thầy. Và mình đã được chứng kiến nhiều cháu tập luyện với các Thầy chuyên nghiệp thuộc diện cây đa cây đề hoặc các Thầy trẻ của làng BB TPHCM. Mỗi cháu mỗi vẻ, và ngay cả ...phụ huynh của các bé cũng ...mỗi bác mỗi vẻ (hihi !!) khi đưa con đi học BB hoặc qua cái cách nói chuyện với con khi "hướng" cho các con theo nghiệp BB.

Trước hết là nói về các bé:
- Có bé thì rất "máu", dù chỉ học theo sự hướng dẫn của bố, hoặc đến học ở trung tâm TDTT quận mà ko thuê thầy riêng. Bố bé này hay đưa con đi các CLB và mời bác bác, chú, anh, chị giao đấu với bé để bé "va chạm" và học hỏi. Mỗi lần như vậy, phụ huynh của bé đứng ngoài xem và "chỉ đạo" cho bé qua từng tình huống thành công hay hỏng bóng. Bé này rất chịu khó tập và không "nề hà" gặp bất cứ bác, chú, anh, chị lớn tuổi nào hay trình cỡ nào. Bé có "đặc điểm" là rất "nghiêm khắc với bản thân", mỗi khi đánh hỏng 1 đường bóng là bé tỏ ra rất tiếc, và nhăn nhó tự trách mình, nhìn như ... người lớn. Mỗi khi đánh hỏng bóng, bé lại qua ra nhìn bố nửa như cầu cứu, nửa như sợ bố trách mắng... Với bé này, nhiều người nhận xét là sẽ tiến nhanh, nhất là nếu có được Thầy giỏi kèm riêng, rèn dũa cho bé. Tuy nhiên có người cho rằng phụ huynh đặt áp lực với bé quá lớn nên dường như làm cho bé mất đi cái hồn nhiên của trẻ thơ (bé mới chỉ 7-8 tuổi gì đó).
.

Có phải bé này là cu Huy không chú ?
Nếu đúng thì cả bố và mẹ bé này rất mê bóng bàn.
 

bongban-vn

Trung Sỹ
Theo dõi topic của bác ducphubb, mình rất tâm huyết lòng đam mê bóng bàn của bác cũng như cách truyền lửa cho cậu con trai bé bỏng của mình. chúc bé phú ngày một chơi bóng bàn tốt hơn. Hy vọng, có dịp sẽ được giao lưu bóng bàn cùng bác ducphubb và bé phú. Bia
 

ducphubb

Thượng Sỹ
Mình đã viết khá dài để trả lời bài viết của bạn, nhưng nghĩ lại mục đích mình đưa ra ý kiến này là chỉ mong là bé Phú được anh chị em góp ý ủng hộ để tìm được 1 con đường phát triển tốt trong tương lai thôi chứ ko phải để tranh cãi ai phủi ai không phủi. Nên quyết định xóa hết và ghi lại 1 dòng này thôi. Có thể bạn đã gặp bs Đức, nhưng mình tin chắc bạn chưa đánh với bs Đức 1 séc nào cả, và chắc chắn bạn cũng chưa tận tay cầm cây vợt của bác sĩ Đức xem nó có gì lạ cả.

2 cây vợt mình chơi rất dân giã Việt ơi! giá chừng 75.000 - 200.000 VND thôi nên không có gì là lạ đâu, 1 cây là cốt Song Ngư mút của vợt Cao su đường sắt Hà Nội mình đặt tên là Hà Nội Song Ngư (200.000 VND) mình thường đấu trận cây này, 1 cây là vợt Cao su đường sắt Hà Nội mình đặt tên là Hà Nội mùa thu (75.000 VND) khi vui mình cầm cây vợt này đánh qua lại với mọi người vì từ bé đến năm 1993 mình chỉ chơi duy nhất hiệu vợt này
Điều đó Việt cũng đã chứng kiến là 2 cây vợt này đã đánh bóng bàn với Việt rồi nhé!



 

MaiXuanViet

Moderator
hihi. Đó chính là cái lạ mà em nói đó. Cây HN thì mới sắm đây nên ko tính làm gì, còn cây song ngư dán mút hà nội kia mới đúng là bảo kiếm ^^
 

ducphubb

Thượng Sỹ
NHỚ MÙA THU HÀ NỘI
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hồ Tây chiều thu
Mặt nước vàng lay
Mờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ
Bầy sâm cầm nhỏ
Vỗ cánh mặt trời


 

son_canloc

Đại Tá
Xin hỏi Bác ducphubb tý nha . E thấy cùng lưa tuổi với Diệu Khánh (có thể trình độ không bằng các bạn ) nhưng DK lại tỏ ra Quoái hơn các Bạn ở chổ luôn thay đổi lối chơi trong - Phát + Tấn + Thủ và phong cách có cái gì đó giống như BB Phủi - RẤT HIỆU QUẢ nói chung đọc tình huống tốt > và bạn Xuanviet có phân tich về BB phủi - DK xuất thân từ NT mình rất muốn biết về môi trường tập luyên , giao lưu (BB )của DK - ACE Ninh Thuận cho thông tin với . Thank nhìu
 

ducphubb

Thượng Sỹ
Xin hỏi Bác ducphubb tý nha . E thấy cùng lưa tuổi với Diệu Khánh (có thể trình độ không bằng các bạn ) nhưng DK lại tỏ ra Quoái hơn các Bạn ở chổ luôn thay đổi lối chơi trong - Phát + Tấn + Thủ và phong cách có cái gì đó giống như BB Phủi - RẤT HIỆU QUẢ nói chung đọc tình huống tốt > và bạn Xuanviet có phân tich về BB phủi - DK xuất thân từ NT mình rất muốn biết về môi trường tập luyên , giao lưu (BB )của DK - ACE Ninh Thuận cho thông tin với . Thank nhìu

Tôi chỉ có thể trả lời một phần rất nhỏ về câu hỏi của bạn vì khi tôi hết làm nhiệm vụ bóng bàn ở Câu Lạc bộ Người Cao tuổi thành phố vào năm 2005 và không sinh hoạt ở một Câu lạc bộ bóng bàn nào khác, lui về gia đình dạy bóng bàn duy nhất cho con trai thì Diệu Khánh mới bắt đầu tập bóng bàn ở CLB này, thậm chí tôi chỉ thấy mặt trực tiếp Khánh một lần khi xem giải vô địch bóng bàn tỉnh Khánh về nhì đơn nữ còn tất cả qua hình ảnh, video, chính vì vậy tôi không trả lời về chuyên môn với bạn được, về truyền thống gia đình phía thân phụ của DK có nhiều người chơi và đam mê bóng bàn là những người bác của Khánh, người cha thì chơi tốt lắm cũng thường tham dự giải tỉnh, rất đam mê và đầu tư cho Khánh tập luyện, môi trường tập luyện là CLB kể trên ở đây có Nhà thi đấu bóng bàn 5 bàn cảnh chùa rất đẹp cây xanh thoáng mát, đông người chơi, đủ thành phần, nhiều cao thủ là môi trường cho Khánh tập luyện và cọ xát rất tốt và đây là một tổ chức cơ quan Người cao tuổi nên vị tiền bối quan tâm tổ chức nhiều giải trong CLB trong năm và cũng có giao lưu qua lại với bóng bàn Đà Lạt
Bạn có thể đợi các thành viên khác của Ninh Thuận sẽ trả lời những phần mà tôi chưa biết nhé!

Đây là hình ành Nhà thi đấu bóng bàn và giao lưu với bóng bàn Đà Lạt tháng 2/2005
Người đứng thứ 2 từ trái qua phải là VĐV Nguyễn Khoa Hảo là cha của Khánh
Còn tôi là người tay đang cầm tờ giấy cuốn tròn ngay cờ lưu niệm màu đỏ nằm trên bàn bóng
 
Last edited:

Ban Quản Trị

Super Moderators
Tôi chỉ có thể trả lời một phần rất nhỏ về câu hỏi của bạn vì khi tôi hết làm nhiệm vụ bóng bàn ở Câu Lạc bộ Người Cao tuổi thành phố vào năm 2005 và không sinh hoạt ở một Câu lạc bộ bóng bàn nào khác, lui về gia đình dạy bóng bàn duy nhất cho con trai thì Diệu Khánh mới bắt đầu tập bóng bàn ở CLB này, thậm chí tôi chỉ thấy mặt trực tiếp Khánh một lần khi xem giải vô địch bóng bàn tỉnh Khánh về nhì đơn nữ còn tất cả qua hình ảnh, video, chính vì vậy tôi không trả lời về chuyên môn với bạn được, về truyền thống gia đình phía thân phụ của DK có nhiều người chơi và đam mê bóng bàn là những người bác của Khánh, người cha thì chơi tốt lắm cũng thường tham dự giải tỉnh, rất đam mê và đầu tư cho Khánh tập luyện, môi trường tập luyện là CLB kể trên ở đây có Nhà thi đấu bóng bàn 5 bàn cảnh chùa rất đẹp cây xanh thoáng mát, đông người chơi, đủ thành phần, nhiều cao thủ là môi trường cho Khánh tập luyện và cọ xát rất tốt và đây là một tổ chức cơ quan Người cao tuổi nên vị tiền bối quan tâm tổ chức nhiều giải trong CLB trong năm và cũng có giao lưu qua lại với bóng bàn Đà Lạt
Bạn có thể đợi các thành viên khác của Ninh Thuận sẽ trả lời những phần mà tôi chưa biết nhé!

Đây là hình ành Nhà thi đấu bóng bàn và giao lưu với bóng bàn Đà Lạt tháng 2/2005
Người đứng thứ 2 từ trái qua phải là VĐV Nguyễn Khoa Hảo là cha của Khánh
Còn tôi là người tay đang cầm tờ giấy cuốn tròn ngay cờ lưu niệm màu đỏ nằm trên bàn bóng
Được biết bác sĩ nhà thơ Minh Đức quá đam mê bóng bàn ,
sao bác sĩ lại nỡ từ bỏ , không tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ bóng bàn Ninh thuận nữa ?
Thật là uổng phí quá , vì có giao lưu rộng rãi thì bác sĩ Minh Đức
sẽ có nhiều cống hiến đóng góp lớn cho phong trào bóng bàn Ninh thuận,
góp phần phát triển thêm nhiều member mới ở khu vực Ninh thuận,
và bé Phú cũng dễ tiếp cận cọ xát với bầu bạn năng khiếu khác bên ngoài .
 
Last edited:

ducphubb

Thượng Sỹ
GIÃ TỪ CUỘC VUI

Đến khi rồi cũng phải về
Hoàn thành nhiệm vụ đam mê với đời
Vẫy tay tạm biệt mọi người
Lui về tổ ấm bóng cười với con

Bao năm chinh chiến mỏi mòn
Vẫn một Hà Nội vợt còn giữ nguyên
Mỗi người có một niềm riêng
Ta cầm tay lái chèo thuyền chở con

Tuổi ăn tuổi học vàng son
Vui chơi giải trí ngủ ngon là mừng
Đời cha nếm trải đủ từng
Nhục vinh thành bại chi đừng kể chi

Học chăm bóng giỏi dự thi
Con mỗi lần giải nhớ ghi trong lòng
Bóng bàn cố gắng thành công
Vợt luôn khổ luyện hết lòng nhé con

Ảnh vẽ của con trai
 
Last edited:

MaiXuanViet

Moderator
Xin hỏi Bác ducphubb tý nha . E thấy cùng lưa tuổi với Diệu Khánh (có thể trình độ không bằng các bạn ) nhưng DK lại tỏ ra Quoái hơn các Bạn ở chổ luôn thay đổi lối chơi trong - Phát + Tấn + Thủ và phong cách có cái gì đó giống như BB Phủi - RẤT HIỆU QUẢ nói chung đọc tình huống tốt > và bạn Xuanviet có phân tich về BB phủi - DK xuất thân từ NT mình rất muốn biết về môi trường tập luyên , giao lưu (BB )của DK - ACE Ninh Thuận cho thông tin với . Thank nhìu

Diệu Khánh tuy gọi là chơi ở CLB nhưng thật ra chỉ đến và tập với thầy Hưng (HLV của Khánh) chứ không hề giao lưu với những người trong CLB. Lối đánh của Khánh gọi là biến hóa và kinh nghiệm chứ nói phủi thì em nghĩ là ko đúng lắm vì các động tác kỹ thuật của Khánh đều rất đúng căn bản. Sự biến hóa này 1 phần do thầy Hưng tư vấn chiến thuật trong lúc thi đấu (theo em thấy thì sự tư vấn của thầy Hưng rất hợp lý), 1 phần do tham gia nhiều giải ở tỉnh và quốc gia nên Khánh tích lũy được. Theo em quan sát (là quan sát của em thôi nhé) thì Khánh có khoảng 5-7 bài tấn công đã được lập trình sẵn rất hiệu quả tương ứng với các kiểu giao bóng của Khánh chứ thật ra cũng ko có chiêu gì gọi là...quái cả.
 

ducphubb

Thượng Sỹ
Được biết bác sĩ nhà thơ Minh Đức quá đam mê bóng bàn ,
sao bác sĩ lại nỡ từ bỏ , không tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ bóng bàn Ninh thuận nữa ?
Thật là uổng phí quá , vì có giao lưu rộng rãi thì bác sĩ Minh Đức
sẽ có nhiều cống hiến đóng góp lớn cho phong trào bóng bàn Ninh thuận,
góp phần phát triển thêm nhiều member mới ở khu vực Ninh thuận,
và bé Phú cũng dễ tiếp cận cọ xát với bầu bạn năng khiếu khác bên ngoài .

BQT thân mến! Kiếm đã nhuộm màu chùa nhưng lòng vẫn cống hiến bài viết bóng bàn đấy chứ, sản sinh ra vận động viên bóng bàn nhí thay thế, sản sinh thêm phòng tập và thi đấu bóng bàn S2CT, khi vui cũng so kiếm với các bậc hảo hớn: cuongphong_nitaku, Votgo, Drhongson, Hoang Anh Sun_No 1, Phú Hồng Sâm Đại Lực Si, Huy Toàn cầu vàng của TPHCM, quạt tơi bời MaiXuanViet Ninh Thuận bằng Kiếm Sắc
Còn việc các CLB bóng bàn địa phương đã có chủ, có ban có bệ, có nhiều danh thủ nên tên mình đã đi vào dĩ vãng nên không sinh hoạt CLB chưa phải là tội ác
Việc phát triển member ở địa phương cũng đã đóng góp đề nghị BQT tách Ninh Thuận ra khỏi Bình Thuận- Ninh Thuận rồi, quảng bá bóng bàn Ninh Thuận với các bậc anh hùng hảo hớn quốc gia, còn lại việc các VĐVBB tự nguyện vào member về ở ngôi nhà mới thành lập 19-4 năm này
Bé Phú đang còn ở trên núi khổ luyện tuổi chưa đến hàng 10, nhưng cũng đã mời những người khổng lồ lên núi để cọ xát học hỏi, chừng vài tháng nữa thôi sẽ cho hạ sơn sẽ có đồng bạn đồng môn cánh mọc tự bay giữa ban ngày tối trở về núi lại để luyện kiếm dưới trăng

Hoa Đà Kiếm
 

Bình luận từ Facebook

Top