Giới thiệu các kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ thế giới - Tạp chí Butterfly.

NTBB

Super Moderators
bác ui.....
hết cao thủ rồi hả bác...?
đang chờ bác post tiếp nè
Bia

Cao thủ thì không hết, nhưng các bài giới thiệu về kỹ thuật của họ mà mình sưu tầm được thì ...tạm hết, hihi ! Từ từ rồi mình tìm thêm, nếu có tài liệu nào mới mình sẽ giới thiệu cùng các bạn.
 

NTBB

Super Moderators
Do upanh.com đã thay đổi dịch vụ (trước đây free, nay có thu phí) nên các đường link hình ảnh mà NTBB đã up trước đây nay không còn hiệu lực, do đó các hình ảnh trong các bài giới thiệu kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ thế giới không thể nhìn thấy.

Nay NTBB đang dùng phần mềm ImageShack để up lại và thay thế các đường link ảnh trong các bài - theo thứ tự bài đã post - để phục vụ các bạn đọc. Tuy nhiên do số lượng hình ảnh khá nhiều nên NTBB sẽ làm dần dần, chứ ko thể trong ngày 1 ngày 2 được. Mong các bạn thông cảm.

Xin mời các bạn ( nhất là các bạn thành viên mới) vào xem và tham khảo !
 

bachikho

Đại Tá
Chú NTBB ơi chú có tài liệu phân tích về cách cầm vợt và đánh phải của Zhang jike không, cháu rất thích và muốn học
chưa tìm thấy tài liệu nhưng với các video xem đc thì có vẻ ZJK (và cả Ma Long cùng các tay vợt TQ) đều cầm vợt theo kiểu BH oriented (thuận lợi cho đánh BH ngay cả khi cần đánh FH), trái ngược với các tay vợt Âu (cầm theo kiểu FH oriented)
 

JoKyo

Trung Sỹ
Chú NTBB ơi, ảnh trong mấy phần sau bị hỏng hết rồi, chú có rảnh thì up lại lên dùm, cháu muốn xem thêm hình mà ko xem đc. Cảm ơn chú nhiều!
 

NTBB

Super Moderators
Chú NTBB ơi, ảnh trong mấy phần sau bị hỏng hết rồi, chú có rảnh thì up lại lên dùm, cháu muốn xem thêm hình mà ko xem đc. Cảm ơn chú nhiều!

NTBB đang up lại dần các hình ảnh minh họa trong các bài phân tích kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ trong topic này. ACE tiếp tục theo dõi nhé.

Mong ACE thông cảm vì nhiều hình quá, mà NTBB lại ko có nhiều tg nên đành làm dần, mỗi ngày 1 ít !
 

QuangNhotNB

Trung Uý
chưa tìm thấy tài liệu nhưng với các video xem đc thì có vẻ ZJK (và cả Ma Long cùng các tay vợt TQ) đều cầm vợt theo kiểu BH oriented (thuận lợi cho đánh BH ngay cả khi cần đánh FH), trái ngược với các tay vợt Âu (cầm theo kiểu FH oriented)
Trước e cũng cầm vợt để dễ đánh FH bjo xem ZJK nhìu nên chuyển sang cầm vợt dễ đánh BH thấy xoay chuyển 2 bên tốt hơn nhìu
 

atnguyen23

Trung Uý
Các bác cho em hỏi ngoài lề chút, giật có phải là loop không ,em thấy ZJK khi loop hay vung cả cánh tay rất rộng, em tập theo thì toàn bị mắng bắt phải giật khép nách vào.
 

NTBB

Super Moderators
Các bác cho em hỏi ngoài lề chút, giật có phải là loop không ,em thấy ZJK khi loop hay vung cả cánh tay rất rộng, em tập theo thì toàn bị mắng bắt phải giật khép nách vào.
Đúng, theo từ điển bóng bàn thì loop là giật. Đây mình trích phần nói về cú Loop trong từ điển kỹ thuật BB:

Loop
The "loop" is a stroke that generates a lot of topspin (with either the forehand or backhand). There are slower, spinnier loops as well as faster but not-as-spinny loops. The loop style is the most popular playing style in table tennis with a strategy heavily reliant on the loop stroke.

The loop is a great stroke because the heavy topspin helps the ball arc downward back on the table, yet it can still go very fast. The combination of speed and spin make it a shot that is both deadly (due to the speed), and controllable since it arcs back down to the table. In contrast, the smash has little topspin so there are fewer safe opportunities to use the smash effectively.

You can also add sidespin to make the loop "hook" to the side.

Giật
Giật bóng là cú đánh tạo ra nhiều xoáy lên (với cú đánh thuận tay hoặc trái tay). Có những cú giật chậm hơn, xoáy hơn cũng như có những cú giật nhanh hơn mà ít xoáy. Lối đánh giật bóng thường là lối chơi phổ biến nhất trong bóng bàn với chiến thuật dựa nhiều vào cú giật.

Giiật bóng là cú đánh rất hay vì xoáy lên nhiều giúp cho trái bóng rơi theo hình vòng cung trên bàn, lại còn lao rất nhanh (về phía trước - ND). Sự kết hợp giữa tốc độ và độ xoáy làm cho cú đánh có cả 2 sự nguy hiểm (do tốc độ), và khả năng kiểm soát vì nó rơi xuống với hình vòng cung trên bàn. Mặt khác, cú đập bóng có một ít xoáy lên cũng có một số cơ hội an toàn để sử dụng cú đập một cách hiệu quả.
Bạn cũng có thể thêm xoáy ngang nhằm làm cho cú giật “qụeo” sang ngang.

Bạn atnguyen23 có thể tham khảo ở đây: http://bongban.org/threads/từ-Điển-kỹ-thuật-bóng-bàn.2095/
 
Last edited:

Trắng Đen

Thượng Tá
Tiếp tục khai quật và nghiên cứu Tàng kinh Các.
Hâm mộ bác NTBB quá. Chúc bác dồi dào sức khỏe tiếp tục thổi lửa đam mê.
 

NTBB

Super Moderators
admin ơi, mấy hình ảnh trong topic sao không nhìn được vậy ạ

Mình vẫn xem đc mà. Tuy nhiên mạng load ảnh hơi chậm. Chắc là sự cố đường cáp quang dưới biển bị cá mập cắn (!) chưa khắc phục hoàn toàn đó.
 

NTBB

Super Moderators
VIỆC KHAI TRIỂN TRẬN ĐẤU CỦA TIMO BOLL

Phần II: Cú giật thuận tay với 2 chân song song và di chuyển hông sang ngang


Trong tạp chí Butterfly mới nhất chúng tôi trình đã trình bày lối khai triển trận đấu cổ điển của Timo, mà tất cả các cầu thủ tấn công cần phải làm chủ. Hình sơ đồ 1 hiển thị một tình huống tiêu chuẩn:
1 – Giao bóng theo đường chéo đến giữa bàn hoặc phía trái tay.
2 – Trả bóng dài về phía trái tay người giao bóng.
3 – Né người và giật thuận tay theo đường chéo về phía thuận tay của đối thủ.

Khởi đầu của việc triển khai thế trận này cũng tương tự như khi Timo chọn lựa các kiểu giao bóng khác nhau và người trả giao bóng đã không di chuyển quá xa về phía trái tay mà đến giữa của nửa bàn trái hoặc giữa bàn (Sơ đồ: 2). Điều này không thật rõ ràng trong các hình ảnh. Trong bất kỳ trường hợp nào, thì Timo cũng không có đủ thời gian để nhảy né sang bên trái tay hoặc bước ngang đến giữa bàn để chơi một cú giật trái tay. Những gì anh thể hiện cho chúng ta thấy ở đây là một cú giật thuận tay với 2 bàn chân song song và chuyển hông hết mức sang một bên. Động tác này nhìn có vẻ đơn giản như vậy, nhưng đó là một thành quả của sự phối hợp vô cùng khắt khe. Hãy xem và tự tìm hiểu.
H Timo.jpg


So do -1.jpg


Hình 1-4 - Giai đoạn giao bóng: Timo giao bóng từ vị trí điển hình của mình với cú thuận tay vuông góc với bảng (hình 1). Bóng ném lên và đã rơi xuống. Timo di chuyển cánh tay phải của mình ra xa một bên tuân theo luật giao bóng. Cùi chỏ ở chiều cao ngang vai. Điều đó sẽ tạo ra một phạm vi cử động rộng hơn cho cánh tay ngoài. Cổ tay uốn cong về phía sau và lên trên. Góc vợt gần như thẳng đứng. Trên Hình 2 chúng ta thấy rằng Timo đã đánh vào bóng. Vợt gần như thẳng đứng và hướng của nó hàm ý là một cú giao bóng xoáy ngang xuống. Rất đáng lưu ý cái cách mà anh ta "đi sâu" vào bóng. Nếu chúng ta so sánh hình 1 và hình 2, chúng ta sẽ nhận ra cách anh ta hạ thấp cơ thể của mình để bù bằng chân phải phía trước ở cuối của cú giao bóng. Timo dõi theo cú giao bóng với đôi mắt của mình trong khi anh ta đẩy chân phải xuống để trở vào vị trí tấn công. Bóng nảy lên ở khoảng giữa bàn dẫn đến kết luận rằng cú giao bóng là ngắn và rất thấp (hình ảnh 3 và 4).

H-1-2-3-4.jpg

Hình ảnh 5-8 - giai đoạn chuyển tiếp: Timo quay về phía bàn và anh ta vẫn còn đứng trên chân phải của mình (Hình 5). Đồng thời, anh ta thay đổi kiểu cầm vợt từ kiểu cầm vợt giao bóng sang kiểu bình thường (so sánh hình 5 và 6). Trên hình 6, Timo đã chuyển trọng tâm cơ thể của mình về phía chân trái và đang bắt đầu di chuyển chân phải về phía sau. Trên hình 7 Timo đã đạt đến vị trí tấn công và 2 bàn chân song song (với bàn – ND). Anh ta nhảy vào giữa nhằm bắt đầu cho quả bóng tiếp theo. Bây giờ chúng ta cần nhìn vào tay nắm vợt của Timo. Hình 7 cho thấy kiểu nắm thuận tay điển hình chứng tỏ rằng Timo muốn sử dụng một quả đánh thuận tay. Tuy nhiên, hình ảnh 8 cho thấy anh ta đột ngột thay đổi sang kiểu cầm vợt trái tay như vậy rõ ràng là anh ta muốn sử dụng cú đánh trái tay của mình. Lúc này chúng ta cũng có thể nhìn thấy bóng một lần nữa (do đối phương trả lại – ND). Nó dường như được đặt ở giữa bàn hoặc ở giữa của phía bàn bên trái tay.
H-5-6-7-8.jpg


Hình 9-12 - giai đoạn chính: Những gì đang xảy ra là đẳng cấp thế giới, bởi vì Timo đã chuyển từ cú đánh trái tay sang cú đánh thuận tay trong tích tắc cuối cùng. Anh ta đã thay đổi kiểu động tác của mình. Câu hỏi tại sao anh ta làm điều này chỉ có thể được suy đoán. Có thể anh ta đã phán đoán sai chiều dài của bóng. Anh ta đã dự kiến một độ xoáy khác và nghĩ rằng tốt hơn là nên đáp trả với một cú giật thuận tay. Bất cứ điều gì thúc đẩy Timo thì cú giật thuận tay sau đây là một động tác mà không nên chỉ có ở trình độ hàng đầu. Timo đã thiếu thời gian để di chuyển vào vị trí bên cạnh cho cú giật thuận tay và vẫn còn đứng song song. Anh ta hạ thấp phần thân trên bằng cách uốn cong đầu gối của mình và đưa vợt ngược ra sau và xuống dưới. Hình 10 cho chúng ta thấy toàn bộ nghệ thuật của kiểu giật này. Anh ta xoay phần trên cơ thể của mình ở ngang hông về phía bên trái (xung lực khởi đầu). Bằng cách đó, anh ta giành được không gian cho cú đánh. Đồng thời anh ta hạ thấp cơ thể của mình bằng cách uốn cong các đầu gối. Trọng tâm cơ thể của anh ta dồn nhiều hơn một chút lên chân trái (gót chân). Bàn chân phía trước chịu trọng lượng của chân phải. Tại thời điểm này, tay cầm vợt đang ở điểm cuối của giai đoạn khởi đầu. Tất cả nghệ thuật của kỹ thuật giật bóng này thậm chí còn trở nên ấn tượng hơn trên hình 11. Timo đã đánh vào bóng. Anh ta chuyển tâm cơ thể của mình từ chân trái sang chân phải. Cử động của cú đánh hướng thẳng lên trên và vị trí vợt gần như thẳng đứng chứng tỏ bóng đến Timo có xoáy xuống rất mạnh. Hình 11 cho thấy rõ ràng là Timo sẽ kết thúc ngửa người xa về phía sau. Đó là một vị trí, mà sẽ gây ra một sai lầm trực tiếp hoặc chắc chắn sẽ dẫn đến một sai lầm cho cú đánh tiếp theo vì các cơ bắp của người chơi không đủ mạnh để giữ sự cân bằng ở một vị trí cực đoan như thế. Hình 12 cho chúng ta thấy khả năng thể chất đặc biệt của Timo: cực kỳ thấp và ở một vị trí lưng nguy hiểm với việc xoay vợt trở lại một cách tuyệt vời, anh ta đang giữ thăng bằng. Năng lực thể chất của anh ta đã tạo ra khả năng này: phối hợp sức mạnh và sự khéo léo. Với động tác này, bóng bàn đã đạt đến giới hạn về áp lực. Đây là lý do mà Timo gặp vấn đề lâu dài với cái lưng của mình.

H-9-10-11-12.jpg


Hình ảnh 13-15 - giai đoạn chuyển tiếp: Rất ấn tượng cách mà Timo kiểm soát để có được trở lại vị trí trung gian sau khi một tư thế cực đoan trong hình 12. Không cần phải bình luận gì thêm ở đây.

H-13-14-15.jpg


(Hết phần II)
 

NTBB

Super Moderators
Các hình ảnh trong các bài đã bị "liệt", NTBB đang up lại dần các hình ảnh minh họa trong các bài phân tích kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ trong topic này. ACE tiếp tục theo dõi nhé.

Mong ACE thông cảm vì nhiều hình quá, mà NTBB lại ko có nhiều thời gian nên đành làm dần, mỗi ngày 1 ít !
 

NTBB

Super Moderators
Jun Mizutani khai triển thế trận - phần 2.2
(Do hạn chế số lượng hình được đăng trong 1 bài, nên phần 2 được chia thành 2 bài - 2.1 và 2.2 . Bài 2.1 xin xem ở trang 1 topic này - NTBB)


Giật xoáy với tiếp theo sau là các cú giật biến hóa.

Giật nhanh thuận tay – chặn xoáy trái tay (các hình 8-11): Cú chặn xoáy của Chan đi về phía xa bên trái tay của Jun. Vì thế VĐV Nhật Bản đã nhảy một bước mạnh sang ngang và gần như đứng bên cạnh bàn ở một vị trí rất thấp vào cuối cú di chuyển (H.8). Anh ta giật một cú giật nhanh, mạnh mẽ từ phía xa trái tay đến điểm xa trái tay của đối thủ của mình (H.9). Vị trí của vợt ở cuối đà vung tay (H.9) cho thấy rằng cú giật này đã một lần nữa được chơi thấp và về phía trước, chống lại bóng xoáy lên. Vợt ở trên vai phải, trong khi nó ở cao trên đầu đối với cú giật xoáy (trước đó – ND) (H.5). Chan đã với tới quả bóng xoáy của Jun bằng cách khéo léo thay đổi trọng tâm của phần thân trên của mình sang một bên, dồn lên chân phải và đứng phía sau quả bóng sao cho anh ta có thể duy trì được áp lực (H.10). Ở đây cũng vậy, dường như là một cú chặn xoáy mà Chan đặt song song về phía thuận tay đang hở của Jun. Vào thời điểm cuối của cú đánh, Chan còn nâng cả hai chân lên khỏi mặt đất, chứng tỏ là một cú đánh xoáy với lực đẩy lên.

H-8.jpg
H.8

H-9.jpg
H.9

H-10.jpg
H.10

H-11.jpg
H.11

Giật thuận tay từ vị trí thấp bên thuận tay – chặn xoáy trái tay – giật trái tay (các hình 12-17): Jun đã được nhận ra cú đặt bóng song song của Chan rất nhanh và lúc này cố gắng để với tới được bóng. Điều này chỉ có thể thành công với một bước chéo chân dài. Trên hình 11 anh ta đã đặt chân trái ra xa về phía trước. Bây giờ anh ta có thể đưa chân phải ở phía sau một cách mạnh mẽ càng xa về phía trước càng tốt (H.12). Tại thời điểm tiếp xúc với bóng, chân phải có thể chịu trọng lượng đối với cú giật, trong khi chân trái được đang đưa ra phía trước để đón nhận trọng lượng sau đó và đẩy sang bên trái tay một lần nữa (H.14). Jun giật bóng từ một vị trí thấp với độ xoáy lên tương đối cao và lại đặt điểm rơi về phía trái tay của Chan. Một lần nữa Chan đáp trả với một cú chặn xoáy nhanh trái tay về phía trái tay của Jun. Jun kịp kiểm soát để vào được vị trí đánh (14, 15, 16) và thực hiện một cú giật trái tay mạnh mẽ về phía trái tay của Chan.

H-12.jpg
H.12

H-13.jpg
H.13

H-14.jpg
H.14

H-15.jpg
H.15

H-16.jpg
H.16

H-17.jpg
H.17

Kết luận: Chúng ta không biết kết cục cuối cùng của loạt đánh qua lại này. Quan trọng hơn là Jun đã thể hiện cho chúng ta thấy ba kiểu giật, hai lần nhảy ngang né người sang bên trái tay và một lần từ quả đánh thuận tay thấp, thể hiện sự chói sáng của anh ta liên quan đến động tác chân và sự phối hợp. Cú giật trái tay cuối cùng của Jun cũng chứng minh rằng anh ta có thể thích ứng với lối chơi nhanh này một cách thuyết phục và tìm ra giải pháp tối ưu cho tình huống cuộc chơi. Bên cạnh đó, đối thủ của anh ta, Chan cũng đã cho chúng ta thấy lối chơi chặn trái tay hoàn thiện, đặt điểm rơi tốt và với rất nhiều áp lực.

(Hết)
 

NTBB

Super Moderators
Jun Mizutani khai triển thế trận - phần 3

(Phần 3.2)


Cú giật thuận tay uy lực từ phía bên trái tay

Hình 10-13 – Cú giật thuận tay uy lực:
(H.9, H.10) Jun xoay ra sau cho một cú giật thuận tay và hạ thấp thân người (so sánh với H.8). Đồng thời, anh ta xoay thân người về phía thuận tay. (H.11) Lúc này Jun đạp chân trái của mình xuống. Đồng thời, anh ta hạ vợt sâu xuống. (H.12) Chúng ta thấy Jun ngay trước khi kết thúc cú xoay ra sau. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của anh ta ở trên chân trái. Phần thân trên của anh ta xoay xa sau và xuống dưới rất nhiều. (H.13) Vào thời điểm cuối của cú xoay, vợt ở rất xa phía sau. Bây giờ chân phải nhấn xuống. Trong khi đó, Chan đã di chuyển trở lại vào vị trí trung lập.

H-10.jpg
H.10

H-11.jpg
H.11

H-12.jpg
H.12

H-14.jpg
H.13

Hình 14-17 - Jun đã bắt đầu cú đánh (H.14).
Anh ta gần như bùng nổ nếu bạn so sánh hình 13 và 14. Toàn bộ các cơ bắp của 2 chân, phần thân người, vai và cánh tay đã được kéo căng trước đó được giải thoát cùng một lúc và phối hợp để tiếp xúc vào bóng với tốc độ tối đa. Trong thời gian thực hiện cú đánh, trọng lượng được chuyển dần từ chân trái và tiếp nhận bởi chân phải. (H.15) Sức mạnh của cú giật đánh chéo bàn về phía trái tay của Chan có thể được nhìn thấy trên hình 15, bởi vì nó cho chúng ta thấy Jun sau khi tiếp xúc với bóng và nhảy về phía trước như thế nào. (H.16) Vào cuối của đà vung vợt, toàn bộ trọng lượng cơ thể của Jun đặt ở trên chân phải phía trước. Đà vung của tay cầm vợt, có điểm kết thúc ngang bên vai phải cũng là cực xa. Động tác của cú đánh đã được hỗ trợ bởi một động tác xoay hông cũng rất mạnh. (N.17) Ngoài tốc độ của cú giật mạnh này thì điểm rơi theo đường chéo cực xa cũng rất ấn tượng, vì Chan đã không có cơ hội để tiếp cận được bóng.

H-14.jpg
H.14

H-15.jpg
H.15

H-16.jpg
H.16

H-17.jpg
H.17

(Hết)




 

Attachments

  • H-13.jpg
    H-13.jpg
    46.1 KB · Đọc: 0
  • Like
Reactions: ndc

Bình luận từ Facebook

Top