giật bóng cắt nặng

pkhuyenthoai

Đại Tá
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
 

hungtv2002

Đại Tá
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
Giật thì mỗi người một kiểu thôi. Giật bóng cực nặng còn dễ vào hơn là giật bóng lỏng....thứ nhất là đổi 729 thành ten 80 chẳng hạn...thứ 2 là bóng sang cứ từ từ mà giât.....
 

kater

Thượng Sỹ
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
Bác nên quay video lại động tác giật của bác để các cao thủ nhận xét xem đã đúng kỹ thuật chưa. Chắc bác nên có 1 buổi tập giật xoáy xuống, như thế sẽ hiệu quả hơn đấy ạ
 

Duc_NM

Đại Tá
thank, chắc phải tập 1 buổi, :)
1 buổi không ăn thua bác ạ, phải tập chay cả tháng vào trận thật còn mất chân mất tay không kéo bóng lên nổi. Bác cứ vào youtube xem clip đánh với mặt gai đó, kỹ thuật giật chống quả cắt của gai là kỹ thuật giật phá xoáy chuẩn nhất :)
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Theo em thì:
1. Tiếp xúc bóng: Tùy vào mặt vợt
2. Nhịp vào bóng: Tùy vào động tác
3. Lực vào bóng: Tự điều chỉn chi thích hợp, nhưng dù moi hay xung thì cũng phải mạnh và dứt khoát

3 vấn đề cơ bản trong quả giật, khi bạn đang đứng ở tư thế thuận lợi nhất (nếu như bạn không có bộ chân tốt thì cần tập gấp nhé)
 

NTBB

Super Moderators
Bác xem video này để có thể rút ra được 1 vài thứ cần học (chỉ quan sát các cú giật của Timo Boll trước các cú cắt của Joo Se Huyk).
https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=F2P5OguBrpw

Về nguyên lý thì nhìn chung khi giật với bóng cắt nặng (bóng xoáy xuống nặng) thường là:
- Hạ vợt xuống thấp hơn so với khi giật bóng xoáy lên (bóng do quả chặn, hay quả giật của đối phương đưa qua). Không đưa vợt ra sau lưng. Vợt có thể ngang hoặt thấp hơn đầu gối bên thuận tay.
- Góc đánh và góc vợt đều có hưóng thẳng đứng lên trên nhiều hơn so với giật bóng xoáy lên.
- Chạm bóng khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo bay (tức ở sau điểm 3 hoặc từ 3 đến 4).

Đây là các kỹ năng chính của cú giật trước quả bóng xoáy xuống (bóng cắt hay bóng gò) mà hầu hết các tài liệu hướng dẫn về BB đều nói đến. Tuy nhiên bác chủ thớt cần lưu ý là còn tùy bóng xoáy nặng hay nhẹ, mặt vợt là loại gì mà có thể có những điều chỉnh ít nhiều. Nhưng những nguyên lý chung trên thì khá thích hợp.

Kinh nghiệm bản thân mình, hay bị rúc lưới là do :
- Góc vợt hẹp (úp vợt nhiều, hoặc úp như là khi giật bóng xoáy lên).
- Góc đánh hẹp : đánh ra trước nhiều hơn là lên trên (tức góc đánh từ khoảng 45 độ trở xuống) mà lực đánh không đủ "kéo" bóng lên. Nguyên nhân của góc đánh hẹp là do khi lấy đà, mình đưa vợt ra sau lưng nhiều quá (quen như với khi giật bóng xoáy lên), mà bóng xoáy xuống thì lại không chồm tới mà hơi chựng lại, hơi nâng lên cao do đó muốn đánh trúng bóng thì phải đánh ra trước - và thế là thành ra ... góc hẹp !
- Điểm chạm bóng là trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng (tức chạm bóng ở điểm 2 hoặc từ 2 đến 3).

Bác nên tập với nhiều bóng : 1 người đưa bóng từng quả một - chỉ đưa bóng xoáy xuống vào góc bên thuận tay của bác - và bác giật với nguyên lý trên, rồi qua từng quả mà nhận xét, rút kinh nghiệm. Khi giật, động tác nôm na giống như bác cúi nghiêng người sang bên phải (nếu bác thuận tay phải) để nhặt 1 quả bóng ở ngang mũi bàn chân phải và đứng lên vươn người quăng quả bóng sang góc chéo bàn đối diện. Chú ý trình tự : đạp chân phải đưa hông và lườn lên, đồng thời xoay lườn sang trái 1 chút, vợt giật lên với góc 7-8 mươi độ, khi kết thúc thì vợt trước trán, 2 vai gần như thẳng với hướng đánh bóng (hướng chéo bàn), mặt hướng về góc chéo bàn (vợt cũng chĩa về góc chéo bàn, tức hướng đánh bóng), trọng tâm là ở chân trái. Quả này lấy xoáy và tạo cầu vồng cho bóng là chủ yếu (để bóng dễ qua lưới và dễ vào bàn), chứ ko phải lấy tốc độ làm chính. Bác thử xem sao nhé.
 
Last edited:

xukaka

Đại Tá
Em mạn phéo xin bổ sung thêm các yếu tố quan trọng khi giật bóng xoáy xuống là:
+ Tư thế khi giật bóng gồm tay và 2 chân khi giật bóng: 2 chân hơi rộng, và hơi khựu xuống, tay không đưa ra sau, tay ngang người và có chiều hướng vuốt lên chứ không vuốt ra trước như giật bóng xoáy lên. (Như bác NTBB nói rất chuẩn).
+ Thời điểm tiếp xúc bóng: Chạm bóng khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo bay (tức ở sau điểm 3 hoặc từ 3 đến 4). như bác NTBB nói.
+ Điểm tiếp xúc bóng: tiếp xúc vào bóng ở góc 2g30 đến 3g tùy theo độ nặng nhẹ đối phương cắt.

Phải tập nhiều thôi....Chưa kể xoáy xuống ngang bóng lượn rất khó chịu, vào bóng sớm là hụt bóng luôn, phải căn và đoán độ lượn để vào bóng. HIC HIC ...em rất sợ nó
 

hungvotdoc

Thượng Tá
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
Nói túm lại là ma sát mà bạn tạo ra phải thắng được độ xoáy của quả bóng nặng đó. Muốn thế có mấy vấn đề bạn cần lưu ý:
- Tất nhiên động tác cơ bản của bạn phải tốt (giật đều bóng thường OK).
- Chú ý động tác giật bóng nặng lý thuyết như bác NTBB phân tích (theo tôi là tương đối chuẩn).
- Tuyệt đối không được vội vào bóng sớm vì độ xoáy còn rất lớn. Bình tĩnh (nhiều khi nhìn thấy bóng cắt nặng sang đã thấy sợ) thực hiện đúng động tác và quan trọng là phải dứt khoát.(tự tin- không sợ bóng)
- Độ ma sát (độ bám) của mặt vợt cũng rất quan trọng.Và cuối cùng là phải tự điều chỉnh mình thông qua một quá trình tập luyện để có được cảm giác bóng tốt nhât. Chúc bạn thành công!
 

waa

Đại Uý
Họ cắt nặng, mình không líp ngay, cứ nâng bóng qua lại chừng 5 lần là họ chán và chuyển sang công, khi đó mình dễ đánh hơn mà không tốn sức, các rơ thủ khi tấn công nhiều lộ điểm yếu , ta dễ đối phó và rình quả ngon ăn làm 1 phát .
Nói chung với các rơ thủ, ta dùng kế sách "cù nhầy" để phá thế , họ rất khó chịu ... bản thân em rơ thủ chờ đối phương đánh hỏng mà gặp ai không chịu đánh trước là em bị ức chế , một lát cù cưa mình cũng tự đốt nhà...
Đây đang bàn về trình độ ngang nhau, chứ gặp cao nhân như Linh cắt, Hạnh cắt thì nộp thóc cho nhanh.
 
Last edited:

Duc_NM

Đại Tá
Họ cắt nặng, mình không líp ngay, cứ nâng bóng qua lại chừng 5 lần là họ chán và chuyển sang công, khi đó mình dễ đánh hơn mà không tốn sức, các rơ thủ khi tấn công nhiều lộ điểm yếu rõ ràn
Thế thì bác chưa gặp những đối thủ chỉ có chuyên cắt đẩy rồi, họ không bao giờ công trước bác đâu, bác mà để lộ ra là bác không ưa những loạt cắt đẩy như vậy là họ càng cắt đẩy dai. Chỉ khi bác phá được cắt đẩy và ăn điểm họ liên tục thì họ mới chuyển sang cách đánh khác thôi :)
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
Bác xem video này để có thể rút ra được 1 vài thứ cần học (chỉ quan sát các cú giật của Timo Boll trước các cú cắt của Joo Se Huyk).
https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=F2P5OguBrpw

Về nguyên lý thì nhìn chung khi giật với bóng cắt nặng (bóng xoáy xuống nặng) thường là:
- Hạ vợt xuống thấp hơn so với khi giật bóng xoáy lên (bóng do quả chặn, hay quả giật của đối phương đưa qua). Không đưa vợt ra sau lưng. Vợt có thể ngang hoặt thấp hơn đầu gối bên thuận tay.
- Góc đánh và góc vợt đều có hưóng thẳng đứng lên trên nhiều hơn so với giật bóng xoáy lên.
- Chạm bóng khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo bay (tức ở sau điểm 3 hoặc từ 3 đến 4).

Đây là các kỹ năng chính của cú giật trước quả bóng xoáy xuống (bóng cắt hay bóng gò) mà hầu hết các tài liệu hướng dẫn về BB đều nói đến. Tuy nhiên bác chủ thớt cần lưu ý là còn tùy bóng xoáy nặng hay nhẹ, mặt vợt là loại gì mà có thể có những điều chỉnh ít nhiều. Nhưng những nguyên lý chung trên thì khá thích hợp.

Kinh nghiệm bản thân mình, hay bị rúc lưới là do :
- Góc vợt hẹp (úp vợt nhiều, hoặc úp như là khi giật bóng xoáy lên).
- Góc đánh hẹp : đánh ra trước nhiều hơn là lên trên (tứ góc đánh từ khoảng 45 độ trở xuống) mà lực đánh không đủ "kéo" bóng lên. Nguyên nhân của góc đánh hẹp là do khi lấy đà, mình đưa vợt ra sau lưng nhiều quá (quen như với khi giật bóng xoáy lên), mà bóng xoáy xuống thì lại không chồm tới mà hơi chựng lại, hơi nâng lên cao do đó muốn đánh trúng bóng thì phải đánh ra trước - và thế là thành ra ... góc hẹp !
- Điểm chạm bóng là trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng (tức chạm bóng ở điểm 2 hoặc từ 2 đến 3).

Bác nên tập với nhiều bóng : 1 người đưa bóng từng quả một - chỉ đưa bóng xoáy xuống vào góc bên thuận tay của bác - và bác giật với nguyên lý trên, rồi qua từng quả mà nhận xét, rút kinh nghiệm. Khi giật, động tác nôm na giống như bác cúi nghiêng người sang bên phải (nếu bác thuận tay phải) để nhặt 1 quả bóng ở ngang mũi bàn chân phải và đứng lên vươn người quăng quả bóng sang góc chéo bàn đối diện. Chú ý trình tự : đạp chân phải đưa hông và lườn lên, đồng thời xoay lườn sang trái 1 chút, vợt giật lên với góc 7-8 mươi độ, khi kết thúc thì vợt trước trán, 2 vai gần như thẳng với hướng đánh bóng (hướng chéo bàn), mặt hướng về góc chéo bàn (vợt cũng chĩa về góc chéo bàn, tức hướng đánh bóng), trọng tâm là ở chân trái. Quả này lấy xoáy và tạo cầu vồng cho bóng là chủ yếu (để bóng dễ qua lưới và dễ vào bàn), chứ ko phải lấy tốc độ làm chính. Bác thử xem sao nhé.
bác nhiệt tình quá, thank bác nhiều.
 

doccothankiem_hp

Thượng Tá
Bạn thử mượn một người nào đó trong CLB đang đánh mặt Ten 64fx thì bạn giật sẽ nhẹ nhàng và dễ lên hơn,bạn đánh bằng mặt729-5 thì khó lên lắm bởi vì liệu sức bạn có thắng được lực cắt của người ta đâu mà mặt Tàu yêu cầu quả giật phải văng một lực thật mạnh nên rất tốn sức bạn nhé-cá nhân tôi thì cứ Ten mà chơi vì nước và Bia + mồi thì chỉ vài hôm đến một tuần là bằng cái mặt Ten ngay ấy mà...Axelo
 

thaythuydn

Đại Tá
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
Mình xin góp một ý nhỏ là góc vợt đứng thẳng nhưng phải hơi úp về trước chủ ý là đưa bóng qua lưới ,chư đưng thẳng 90 độ thì vẩn có khả năng rúc lưới.
 

thaythuydn

Đại Tá
thông thường gặp đối thủ cắt nặng là họ chủ ý để bạn giật bị rúc lưới.Nếu quá nặng ,mình không nên giật,mà trả bóng lại cho đối thủ và thay đổi điểm rơi ngắn dài để phá thế họ,làm cho họ tự cắt bóng rúc lưới hoặc ra ngoài,nếu như họ vẩn cố cắt nặng.Trong loạt bóng qua lại mình tranh thủ giật khi thuận lợi.
 

luanmick

Thượng Sỹ
bác nào có kinh nghiệm chia sẻ dùm, mình hay đánh với những người cắt và gò bóng nặng, mỗi lần giật là đâm lưới hay giật manh quá thì ra ngoài.
bác nào chia sẻ dùm giật như thế nào cho chuẩn như: độ nghiên mặt vợt, điểm chạm bóng... mình dùng đánh fh mặt 729-5
1 : Tư thế : Bạn hạ thấp người,chân phải làm trụ(nếu thuận tay phải) hạ thật thấp tay,thả lỏng tay, chân rộng vừa phải (bằng vai hoặc hơn vai 1 chút thôi) vì rộng quá sẽ khó lấy thế nhún người
2 : Đón bóng : Để bóng rơi ở điểm số 3, giai đoạn thấp nhất của bóng, mặt vợt hơi ngửa ra đón bóng, khi tiếp xúc bóng thì xoay dựng đứng mặt vợt lên trong quá trình ma sát,quá trình này có gia tốc vừa phải, vì cần chú trọng ma sát hơn (Động tác này đòi hỏi cổ tay phải có cảm giác tốt)
3 : Đồng thời với quá trình số 2, người bạn hơi nhấc theo động tác tay đi lên,
Bạn cần 1 người cắt cho bạn tập ! Có quả giật moi đánh sẽ rất hay và đa dạng. Cố gắng tập bạn ạ !
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Như thaythuydn đã nói ! bổ xung thêm chút nữa nếu bóng nghiệp dư thì ít khi tròn cả 2 quả giật gồm giật xoáy nhẹ hoặc lên và xoáy xuống nặng. Nên nếu bạn giật xoáy lên(hoặc ít xoáy) tốt thì đừng quá nặng nề việc giật xoáy xuống nặng mà nên tìm giải pháp khác như : giật moi, cắt trả lại,...

Cái khó nhất là những anh em chơi bóng phong trào là không có năng khiếu ( khả năng phản xạ, di chuyển ) nên hay bị động trong tình huống thi đấu. Dẫn đến 1 điều là với các tay vợt chơi tốt cỡ trình B ( 1900 đ) trở lên thường rất ít khi phát biểu ý kiến do đa phần họ chơi bằng năng khiếu tự nhiên kết hợp với việc rèn luyện.

Còn mình thì ngược lại từ rèn luyện để bù lại . Chính vì lẽ đó nên vẫn có một lời khuyên hãy nếu bạn đã chơi bóng 1 năm trở lên mà tiến bộ không nhiều thì hãy lược bỏ bớt kỹ thuật. Chọn cho mình mỗi kỹ thuật một lối mà mình có thể làm tốt nhất ví dụ : Giật - Chỉ giật bằng BH hoăc FH không chọn cả 2 , Giật xoáy nên không giật xoáy xuống và ngược lại ,.. tương tự với các kỹ thuật khác gồm chặn, cắt ,... và luyện tập nó đến mức nhuần nhuyễn bạn sẽ là một tay vợt dù không có năng khiếu nhưng sẽ khiến nhiều người thua tâm phục ! Chúc vui vẻ, thành công !
 

Bình luận từ Facebook

Top