TOANKING
Đại Uý
- TẢN MẠN VỀ MÚT VỢT BÓNG BÀN
- Việc các hãng đua nhau cho ra đời các mẫu cốt mút vợt bóng bàn mới khiến người dùng đôi đi khá băn khoăn trong khoản trải nhiệm, hầu hết các mẫu mới ra đều chú trọng tới việc kiểm soát và xoáy được nhiều hơn thay vì tốc độ cao như ngày trước, và người dùng thường hay có những thắc mắc khá cơ bản như : sao cùng độ cứng thì lại có cái nảy, cái xịt, cái cứng cái mềm, thê nào là mút lai , độ cứng sao lại mỗi hãng một kiểu ,
- Vậy em sẽ ghi một chút thông tin cơ bản nhất để chúng ta có thể dễ nhận biết mút vợt mình chơi là loại gì và cần thay đổi gì khi muốn trải nhiệm mẫu mới:
- Độ cứng: được đo bằng đồng hồ đo độ cứng chuyên dụng gọi là Durometer scale, các phương thức áp dụng phổ biến là Shore A-Shore B-Shore O ( khác nhau ở đầu kim tiếp xúc của đồng hồ đo)
- Châu Âu và phổ biến : hay gọi là độ cứng ESN ( đây là nhà máy gia công mút vợt cho khá nhiều thương hiệu tại Châu Âu) nhà máy đặt tại Đức , được áp dụng tiêu chuẩn đo lường Shore B, vì vậy tên công ty được gọi luôn cho độ cứng của mút vợt thông dụng, ( ví dụ Tibhar, Donic, Andro, Joola , Nittaku , Xiom vv…)
- Nhật Bản + Tàu: Áp dụng phương thức shore A ( ví dụ Buttefly, DHS, Nittaku), riêng của Tàu thì đôi khi áp dụng cả shore B
- Quy đổi : rất nhiều hãng dụng cụ bóng bàn giờ sẽ ghi cả 2 độ cứng Shore A và Shore O, ví dụ nếu nhìn mặt sau của Gewo , Tibhar hay Xiom sẽ thấy một số dòng họ ghi rõ cả hai độ cứng cho người dùng dễ tham khảo,
- Ví Dụ: Ten 05 có độ cứng 36 tương đương 47-48* ESN, Dignic độ cứng 40 tương đương 50-52* ESN
- Các mức độ cứng phổ biến: một số hãng thường hay ghi SOFT-MEDIUM HARD-HARD-HARD +
- với thế hệ cũ độ cứng mềm “SOFT” tương đương 38-45*, với các mẫu mới thường áp dụng quanh 43-45*,
- Với độ cứng trung bình “ Medium hard” thế hệ cũ từ 45-48*, và mẫu mới 47-48*
- Với độ cứng hard và Hard + tương đương 50-60*
- Feeling : cảm giác độ cứng, đây chính là cái cần quan tâm và hay thắc mắc nhất của nhiều người dùng, nếu để ý thì các hãng thường hay ghi rõ thông tin này trên trang web hay mặt sau của bao bì mút vợt, cảm giác chính là cái chúng ta cảm nhận khi chơi và vì sao lại cùng độ cứng khác nhau lại cảm giác cứng mềm khác nhau, ở mục dưới sẽ nêu rõ
- Công nghệ cao su và bọt khí: Mỗi hãng khác nhau sẽ nghiên cứu và áp dụng những công nghệ riêng của mình, hoặc có thể giống nhưng họ đổi tên hoặc ghi ký hiệu khác nhau: nhưng phổ biến và hay dùng nhất mà chúng ta hay thấy là:
- Tension, High Tension, Haft tension, Srping Sponge, Sponge X, Micro Layer, Energy Cell Sponge, Momentum Sponge, Hyper Bounce Sponge vv…
- Về các công nghệ này phải dành nhiều thời gian để giải thích, có thể dành riêng một bài biết cho phần này
- Cấu trúc cơ bản của Mút vợt: đây là cái cần thiết nhất khi chúng ta mua hay nhận biết mút vợt đang dùng và sẽ trải nhiệm cho cảm giác, độ nảy và độ xoáy như nào dựa trên thông số của hãng: ( phần này sẽ mượn tạm hình ảnh của Donic để dễ hình dung)
- Bọt khí gồm 3 loại đang phổ biến nhất:
- + Lớp bọt khí với các lỗ to ( Large Pores) : Với lớp bọt khí này, mút vợt sẽ có độ nảy bắn mạnh, độ ngậm bóng sâu , đường bóng xoáy đi cao và vòng cung, cảm giác mềm khi tiếp xúc
- + Lớp bọt khí với các lỗ trung bình ( Medium Pores): Cho cảm giác trung bình cứng, độ nảy khá, độ xoáy và kiểm soát đều tốt, đường vòng cung trung bình và điểm rơi xa góc hơn,
- + Lớp bọt khí với các lỗ nhỏ và mật độ cao ( Fine pores): Cho cảm giác cứng khi chạm bóng, đường bóng sang đi cắm và thẳng hơn, đòn đánh xa góc đối thủ, độ bắn ở mức trung bình và ít khi bị bắn mạnh,
- Chân gai có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là:
- + Chân gai to và ngắn: Cho cảm giác tiếp xúc bóng cứng . nhưng tạo xoáy cao và cong
- + Chân gai nhỏ và dài: Cho tốc độ bắn cao và cảm giác tiếp xúc mềm, độ ngậm thấy sâu hơn và êm bóng,
Tiếp theo đó mọi người có thể tham khảo Catalog của Donic ( nếu cần dịch có thể dùng phần mềm dịch thuật khá đơn giản), được cái Donic phát hành catalog cực kỳ đầy đủ thông tin về cơ bản của mút vợt và công nghệ họ áp dụng ( na ná công nghệ các hãng khác)