Chuẩn bị vợt để chơi với bóng 44mm

leqd

Đại Uý
Em hoàn toàn đồng ý với saigonfc.vn.
Thể thao và nhất là Olympic là nơi đoàn kết các dân tộc, đề cao tinh thần thượng võ.
Cá nhân em không thể gọi Wang Liquin hay Ma Long một cách không tôn trọng được, thần tượng mà.
Quay lại lịch sử cũng cần phải công nhận đóng góp của người Hoa đối với phát triển và khai hoang miền Nam. Dân Việt mình chỉ biết làm ruộng, người Hoa biết thương mại, biết tiểu thủ công nghiệp. Nếu không có người Hoa thì không có Sài gòn xưa và nay.
Trên diễn đàn này chắc chắn có nhiều anh em người Việt gốc Hoa, mong các bác lưu tâm đừng làm mếch lòng chiến hữu.
 

NTBB

Super Moderators
Cháu hỏi chú? liệu đến năm nào đấy? là đến bao giờ. Một khi m không chiu hi sinh, vượt qua khó khăn và gian khổ. Cháu nghĩ rằng đối thủ lớn nhẩt không phải là TQ. Đối lớn nhất chính là bản thân m. Rẩt mong tất cả các anh em diễn đàn hiểu đc, ngày càng tiến bộ hơn.

Là chú ví dụ thế thôi! Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Như bọn chú đây, 4 chục năm trước luôn phải đi học với cái bụng đói, thậm chí mới 20 năm (khoảng 1990) chúng ta vẫn còn thiếu lương thực, không thể nghĩ rằng có ngày Việt nam lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhất nhì thế giới. Thế nên sao ta lại không dám mơ ước 1 ngày nào đó (năm 20...mấy mươi chẳng hạn) Việt Nam đứng trên bục cao nhất của Giải vô địch thế giới? Nếu ai cũng nghĩ và quyết tâm như cái đoạn xanh xanh cháu nói trên kia thì điều đó vẫn có thể xảy ra.
 

subasa

Đại Uý
Em hoàn toàn đồng ý với saigonfc.vn.
Thể thao và nhất là Olympic là nơi đoàn kết các dân tộc, đề cao tinh thần thượng võ.
Cá nhân em không thể gọi Wang Liquin hay Ma Long một cách không tôn trọng được, thần tượng mà.
Quay lại lịch sử cũng cần phải công nhận đóng góp của người Hoa đối với phát triển và khai hoang miền Nam. Dân Việt mình chỉ biết làm ruộng, người Hoa biết thương mại, biết tiểu thủ công nghiệp. Nếu không có người Hoa thì không có Sài gòn xưa và nay.
Trên diễn đàn này chắc chắn có nhiều anh em người Việt gốc Hoa, mong các bác lưu tâm đừng làm mếch lòng chiến hữu.
em đoán bác cũng là một trong số đấy phải không ah,có người việt nào lại ca ngợi lịch sử một đất nước mà trong quá khứ đời nào lên cũng đánh dân việt và hiện tại thì chiếm biển đảo chúng ta,tương lai còn chẳng biết thế nào
 

nguyenthanhtuan8101986

Thượng Sỹ
Là chú ví dụ thế thôi! Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Như bọn chú đây, 4 chục năm trước luôn phải đi học với cái bụng đói, thậm chí mới 20 năm (khoảng 1990) chúng ta vẫn còn thiếu lương thực, không thể nghĩ rằng có ngày Việt nam lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhất nhì thế giới. Thế nên sao ta lại không dám mơ ước 1 ngày nào đó (năm 20...mấy mươi chẳng hạn) Việt Nam đứng trên bục cao nhất của Giải vô địch thế giới? Nếu ai cũng nghĩ và quyết tâm như cái đoạn xanh xanh cháu nói trên kia thì điều đó vẫn có thể xảy ra.
cám ơn chú nha. Lúc nào rỗi về Hải Dương chơi nha chú. Cháu đang mở lớp dạy bb cơ bản miễn phí cho tất cả ai có nhu cầu học ở HD nè.mới nhận thêm đc vài đồ đệ. Cháu đang cố gắng tìm lại tình yêu bb trong người HD. Rất mong chú và các anh em diễn đàn ủng hộ. thank you!
 

nguyenthanhtuan8101986

Thượng Sỹ
Là chú ví dụ thế thôi! Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Như bọn chú đây, 4 chục năm trước luôn phải đi học với cái bụng đói, thậm chí mới 20 năm (khoảng 1990) chúng ta vẫn còn thiếu lương thực, không thể nghĩ rằng có ngày Việt nam lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhất nhì thế giới. Thế nên sao ta lại không dám mơ ước 1 ngày nào đó (năm 20...mấy mươi chẳng hạn) Việt Nam đứng trên bục cao nhất của Giải vô địch thế giới? Nếu ai cũng nghĩ và quyết tâm như cái đoạn xanh xanh cháu nói trên kia thì điều đó vẫn có thể xảy ra.
cám ơn chú. Lúc nào rỗi về Hải Dương chơi nha. Cháu đang mở lớp dạy bb cơ bản miễn phí cho tất cả ai có nhu cầu học ở HD. mới nhận thêm đc vài đồ đệ. Rất mong chú và các anh em diễn đàn ủng hộ
 

docmaorg

Đại Tá
Đọc cái này thấy nực cười, chúng nó vô đich bóng đá bao nhiêu năm, tennis bao năm chẳng bao giờ thấy thay đổi quả bóng đá bằng quả bóng bay, thay bóng tennis bằng cái bánh bao ở ngực Mariaozawa mà cứ có cái gì người châu á đầu tư khổ luyện đạt được thì lại hạn với chẳng chế. đúng là 4` hết mức.
 

AndroCS7

Đại Tá
Ở HN có bóng 44mm chưa các bác nhỉ, mà giá rổ thế nào ko biết nữa. Em định mua mấy quả về chơi thử, may quá đang cầm cây Large Spear phù hợp với bóng 44mm (mà cũng chẳng biết phù hợp ở điểm nào nữa) :))
 

Timoboll nổi giận

Thượng Tá
Cá nhân mình cảm thấy môn Bóng bàn nên thay đổi. Thay đổi ko phải vì Trung Quốc. Thay đổi để phát triển, để phổ biến. Tại sao Cầu Lông nhiều người chơi hơn, tại sao Quần vợt được yêu thích hơn Bóng bàn?. Ko thể phủ nhận rằng chúng hấp dẫn quần chúng hơn Bóng bàn. Với những người đã biết chơi, mình ko nói. Vì họ đã biết cachatsss, cái tinh tuý của Bóng bàn. Nhưng với nhưng người ko hiểu, họ chỉ thấy 1 bên giao bóng, bên kia đỡ hỏng, hay 1 bên cắt bóng, bên kia giật hỏng. Thỉnh thoảng lắm mới có 1 pha đối công của 2 bên. Trong khi 2 môn kia thi giành giật nhau qua lại có khi hàng chục quả mới kết thúc 1 điểm. Có thể có nhiều bạn ko đồng ý quan điểm của mình. Nhưng mình cũng yêu Bóng bàn,mình cũng mong Bóng bàn phát triển. Hãy cải cách, hãy thay đổi. Và mình nghĩ, có thể làm bóng ít xoáy hơn, tốc độ chậm hơn cũng là 1 ý hay đấy chứ? Hãy thử nghĩ xem, bạn đỡ giao bóng sẽ dễ hơn vì bóng ít xoáy hơn,ko phải đau đầu vì những pha đục, chọi. Tốc độ bóng chậm hơn nên bạn Giật, cắt, chặn, di chuyển....đều dễ dàng hơn nhiều. Hãy nhìn qua góc độ khác, để đánh giá những người dám tiên phong đổi mới. Mình nghĩ họ mới thật sự dũng cảm.
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Giảm xoáy thì cũng chưa chắc đâu các bác ạ, bởi vì trái bóng mới được đúc liền mảnh , bóng còn xoáy cuồn cuộn thêm ấy chứ.
 

NTBB

Super Moderators
Cá nhân mình cảm thấy môn Bóng bàn nên thay đổi. Thay đổi ko phải vì Trung Quốc. Thay đổi để phát triển, để phổ biến. Tại sao Cầu Lông nhiều người chơi hơn, tại sao Quần vợt được yêu thích hơn Bóng bàn?. Ko thể phủ nhận rằng chúng hấp dẫn quần chúng hơn Bóng bàn. Với những người đã biết chơi, mình ko nói. Vì họ đã biết cachatsss, cái tinh tuý của Bóng bàn. Nhưng với nhưng người ko hiểu, họ chỉ thấy 1 bên giao bóng, bên kia đỡ hỏng, hay 1 bên cắt bóng, bên kia giật hỏng. Thỉnh thoảng lắm mới có 1 pha đối công của 2 bên. Trong khi 2 môn kia thi giành giật nhau qua lại có khi hàng chục quả mới kết thúc 1 điểm. Có thể có nhiều bạn ko đồng ý quan điểm của mình. Nhưng mình cũng yêu Bóng bàn,mình cũng mong Bóng bàn phát triển. Hãy cải cách, hãy thay đổi. Và mình nghĩ, có thể làm bóng ít xoáy hơn, tốc độ chậm hơn cũng là 1 ý hay đấy chứ? Hãy thử nghĩ xem, bạn đỡ giao bóng sẽ dễ hơn vì bóng ít xoáy hơn,ko phải đau đầu vì những pha đục, chọi. Tốc độ bóng chậm hơn nên bạn Giật, cắt, chặn, di chuyển....đều dễ dàng hơn nhiều. Hãy nhìn qua góc độ khác, để đánh giá những người dám tiên phong đổi mới. Mình nghĩ họ mới thật sự dũng cảm.

Mình đang dịch một bài trong Table Tennis Master.com nói về những quả bóng bàn, có nội dung như là một sự lý giải cho những thay đổi điều luật của ITTF (về trái bóng), trong đó có những ý tương tự như suy nghĩ của bạn Timboll nổi giận. Mình sẽ giới thiệu với ace trong nay mai.

Mình cũng nhất trí với bạn Timboll nổi giận về nhận định, đánh giá, trước những thay đổi (nếu có) của ITTF. Có thể hiệu quả thực sự thì chúng ta chưa biết thế nào, nhưng "ý đồ" của ITTF - theo mình - là thiện chí, là vì mong muốn sự phát triển, sự phổ biến hóa môn BB, chứ không phải vì muốn cản trở sự thống trị của nước này hay nước kia (nhiệm vụ của ITTF là thế mà).
 

NTBB

Super Moderators
Nói về những quả bóng bàn


(Đây là bài viết trong Table tennis Master.com - NTBB xin giới thiệu)

Bóng bàn, một môn thể thao Olympic, ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan thường được gọi là môn ping pong. Trái bóng ping pong rỗng hoàn toàn. Nó được chế tạo với quy định bắt buộc là đường kính của quả bóng ping pong bằng 40 mm và trọng lượng là 2,7 gram.

Ngoài ra, quả bóng ping pong phải có hệ số đàn hồi bằng 0,4. Quả bóng được làm bằng vật liệu nhựa celluloid có độ nảy cao và được chứa đầy khí. Quả bóng bình thường có màu trắng hoặc vàng cam và được làm mờ hoàn toàn. Tùy thuộc vào độ tròn, độ nảy và tính đồng nhất của quả bóng, mà 1 ngôi sao, 2 ngôi sao hoặc 3 ngôi sao xếp hạng được in trên quả bóng. Một quả bóng với dấu hiệu đánh giá gồm 3 ngôi sao thường ngụ ý là bóng có chất lượng cao nhất.

Lúc đầu, đường kính của quả bóng ping pong là 38 mm. Vào cuối năm 2000, Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế (ITTF) thay đổi điều luật và chính thức công bố rằng chỉ có những quả bóng với đường kính 40 mm được sử dụng. ITTF đưa ra quyết định này nhằm đại chúng hóa môn thể thao bóng bàn, coi sự phổ biến ngày càng tăng của truyền hình như là một nhu cầu truyền thông lớn nhất để xem các môn thể thao. Đường kính của quả bóng ping pong lớn hơn sẽ có hiệu quả làm tăng sức cản không khí lên quả bóng, do đó làm chậm đáng kể tốc độ của trận đấu.

Một lý do khác cho quyết định của ITTF trong việc tăng kích thước của quả bóng ping pong là việc sử dụng độ dày lớn hơn của lớp lót tạo tốc độ trên các cây vợt bới các cầu thủ. Lớp lót này làm cho bóng bàn trở thành một trò chơi rất nhanh, gây khó khăn cho người hâm mộ theo sát các trận đấu trên truyền hình. Bóng 40 mm đã được giới thiệu lần đầu tiên tại Giải vô địch Thế giới Bóng bàn năm 2003.

Gần đây, một biến thể trong các quả bóng ping pong đã xuất hiện. “Bóng ping pong lớn”, với việc sử dụng bóng 44 mm đang được xem xét như là một lựa chọn nữa, vì nhiều người tin rằng bóng bàn hiện vẫn đang còn được chơi ở một tốc độ rất nhanh. Ngay cả các cầu thủ, những người gặp khó khăn trong việc chống lại các đường bóng cực xoáy được tạo ra và tốc độ khủng khiếp của các cú đập, có xu hướng thích bóng 44 mm như là một sự thay thế tốt nhất, làm chậm trò chơi hơn nữa và làm cho cuộc chơi thú vị hơn.

Quả bóng Ping pong bị chi phối bởi định luật Newton về chuyển động. Tuy nhiên, một vài cầu thủ tạo ra độ xoáy rất nặng lên quả bóng, mà chỉ có thể được xem xét thông qua hiệu ứng Magnus trên quả bóng. Khi một cầu thủ truyền một lượng xoáy lên quả bóng, hiệu ứng Magnus mang lại một chiều hướng hoàn toàn mới cho trò chơi. Hiệu ứng này giúp cầu thủ thực hiện được các cú đánh thành công mà nếu chỉ sử dụng chuyển động phóng Newton thì sẽ không có khả năng thực hiện được. Đã có một quan trắc cho thấy rằng một số cầu thủ đẳng cấp thế giới có thể truyền độ xoáy lên quả bóng ping pong với tốc độ khoảng 9.000 vòng/ phút.

Trong cuộc thi “Đập bóng nhanh nhất thế giới” được tiến hành, Lark Brandt, một người New Zealand ít được biết đến, đã giành chiến thắng với tốc độ đập bóng kỷ lục là 112,5 km/giờ. Tuy nhiên, cuộc thi đã được tổ chức với quả bóng 38 mm, mà bóng 38mm thì có độ đặc lớn hơn bóng 40 mm. Điều này làm cho chúng dễ dàng bắt điểm hơn bởi súng radar thể thao tốc độ đã được sử dụng để đo tốc độ của cú đập bóng. Các quả bóng ping pong đã được thả xuống theo phương thẳng đứng xuống các “đập thủ” trong cuộc thi này. Lark Brandt đánh bại nhiều VĐV hàng đầu trong bảng xếp hạng của thế giới, kể cả các VĐV đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Người đứng vị trí thứ hai trong cuộc thi này đã có cú đập bóng với tốc độ 107 km/giờ.
 

MaiXuanViet

Moderator
đây là cuộc chay đua giữa ITTF và các nhà sản xuất, 1 bên gia tăng tốc độ, 1 bên muốn hãm lại. Và bên khổ là người chơi bình dân :(
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cảm ơn chú Út nhiều lắm , nghe bài báo này nói thì việc tăng kích cỡ quả bóng sẽ làm thay đổi xoáy, anh em tàu đạo lại 1 phen lao đao đây
 

NTBB

Super Moderators
Hề hề ... Tuy đi chân đấtmắt cũng hơi toét nhưng em cũng sưu tập đc vài cây để sãn sàng đón bóng 44mm rồi. hề hề ...

Nếu mà đi giầymắt sáng thì chắc phải có được mấy cây để đánh bóng 55 rồi ấy nhẩy !!!

Mấy cây để đánh bóng 44 của bạn là những cây gì vậy? Nghe thấy hấp dẫn quá.
 

cSl

Binh Nhì
Bóng to như này thì em Fukuhara không đôi công 178quả/phút được nữa r. Chục năm nữa dễ bóng, vợt của bóng bàn với tennis chỉ khác nhau về chất liệu và độ nặng thôi còn kích cỡ như nhau =))
 

chúmập

Thượng Sỹ
Mình có vài ý kiến nho nhỏ :
1. Bóng bàn hấp dẫn người chơi ở tốc độ, độ xoáy của quả bóng. Chúng ta rất thích thú với những pha đối giật ầm ầm tốc độ vũ bão, bóng xoáy tít mủ. Vậy tại sao phải làm giảm những thứ này ? Nếu nói để làm chậm tốc độ quả bóng cho người xem dễ theo dõi thì hình như chưa đúng lắm. Vì chúng ta coi trực tiếp thì khỏi nói, quá hấp dẫn đối với dân mê bóng bàn, bóng bay vèo vèo mới sướng, chứ chầm chậm bay qua bay lại thì buồn ngủ chết. Còn xem truyền hình ư ? Với công nghệ tiên tiến như hiện nay thì việc chiều chậm các pha bóng là quá tuyệt để cho mọi người thưởng thức.

2. Còn nói để kìm hãm TQ thì càng không ổn chút nào. Chẳng lẽ anh thấy người ta chơi hay hơn mình, thống trị làng bóng bàn TG, anh đánh không lại rồi bày ra cái này cái nọ để gây khó dễ người ta ?? Tốt nhất là anh nên tập luyện, tập luyện hăng say, cực lực cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật mới mong thắng TQ. Hơn nữa theo mình thấy người Tây chơi thể thao trên tinh thần vui khỏe, đoàn kết, họ cũng cần chiến thắng nhưng không bằng mọi giá như TQ. Còn người TQ thi đấu là phải chiến thắng, chiến thắng phải trả giá bằng sự khổ luyện thân xác ghê gớm, chấp nhận từ bỏ gia đình, từ bỏ tuổi thơ. . . Cho nên hiện nay không riêng gì bóng bàn mà nhiều môn khác TG đã phải chào thua TQ.

3.Nếu kêu gọi HLV TQ đi huấn luyện cho VĐV các nước khác thì thật sai lầm. Mấy ông Tàu này thâm hiểm bậc nhất TG. Làm gì có chuyện nó truyền dạy hết tuyệt kỹ bóng bàn cho người khác. Nó chỉ dạy cái lỗi thời thôi.

4. Nếu bóng to hơn nhằm làm giảm tốc độ bóng thì cũng chưa hẳn đúng. Vì khi đó các nhà SX sẽ lại cho ra đời nhưng cốt vợt, mặt vợt với công nghệ mới nhằm tiếp tục làm tăng tốc độ đánh bóng lên. Vậy cũng như cũ thôi.

5. Chỉ có 1 ý mà theo mình ông CT này nói đúng. Đó là bóng cellulo nguy hiểm đến sức khỏe và không an toàn nên thay bằng bóng plastic.


Tennis thì không, chứ cầu lông hiện nay TQ cũng gần như đang thống trị. Không biết bên cầu lông có ý định thay đổi quả cầu không nhỉ ? To hơn hoặc nhiều lông hơn chẳng hạn. Các bác có biết không ?
 
Last edited:

tranthelong

Super Moderators
Mình cũng tìm hiểu được một số thông tin trên mạng về việc sẽ sử dụng quả bóng mới thay thế quả bóng hiện tại. Xin tổng hợp lại và có một chút xíu ý kiến cá nhân post lên để mọi người cùng tham khảo.
Trước tiên mời mọi người xem lại quy trình công nghệ sản xuất quả bóng bàn truyền thống bằng chất liệu celluloid tại một nhà máy sản xuất bóng Nittaku.
Việc sản xuất ra một quả bóng bàn mà hằng ngày chúng ta vẫn chơi tưởng chừng đơn giản hóa ra lại rất phức tạp, chúng được sản xuất trên một dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại và quy trình kiểm soát chất lượng hết sức nghiêm ngặt:



[video=youtube;fK5PkRsRfLI]http://www.youtube.com/watch?v=fK5PkRsRfLI&feature=player_embedded[/video]


Celluloid là một chất liệu nhựa tổng hợp rất độc hại, dễ gây cháy, nổ trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Thực tế đã có một số vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và của do chất liệu celluloid gây ra làm dấy lên mối quan tâm, lo ngại của các Liên đoàn lao động trên thế giới.
Tháng 5/2011 Ủy ban chấp hành ITTF và Ủy ban thiết bị đã thông qua việc sẽ yêu cầu các nhà máy sản xuất những quả bóng bằng chất liệu mới non-celluloid (không celluloid) từ sau Olympic 2012, chuẩn bị cho việc tổng ban hành lệnh cấm sản xuất những quả bóng với chất liệu nhựa celluloid truyền thống tại các quốc gia trên toàn thế giới. Những quả bóng mới sẽ có sự gia tăng nhẹ về đường kính trong khoảng từ 40mm đến 40.6mm và sẽ không còn đường nối của hai mảnh ghép lại. Những quả bóng mới này sẽ được đưa vào sử dụng tại các giải đấu của ITTF từ ngày 01/7/2013. Sau ngày này ITTF sẽ không sử dụng những quả bóng nhựa bằng chất liệu celluloid hiện tại nữa, tuy nhiên để việc thay đổi nếu triệt để cũng phải mất một khoảng thời gian (có thể là hai năm sau nữa).

Video ông Adham Shahara - Chủ tịch liên đoàn bóng bàn thế giới nói về việc thay đổi này:

[video=youtube;dHWjhXjMYFs]http://www.youtube.com/watch?v=dHWjhXjMYFs&feature=player_embedded[/video]


Vì vậy, việc thay đổi quả bóng sang vật liệu mới nguyên nhân chính là chất liệu cũ celluloid độc hại, dễ gây cháy, nổ như trên. Việc thay đổi tăng đường kính quả bóng lên 44mm cũng chỉ là một trong những lựa chọn của ITTF, tuy nhiên lựa chọn này có lẽ không khả thi. Và việc tăng đường kính quả bóng lên 44mm để hạn chế sự độc bá của Trung Quốc chắc cũng chỉ là một câu nói vui, không thể vì Trung Quốc mà cả thế giới phải vất bỏ đi hết sự quen thuộc hiện tại để chạy theo và làm quen với một sự thay đổi hoàn toàn mới mà chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu. Mặt khác như hiện nay ở các quốc gia nếu việc đào tạo, huấn luyện bóng bàn không có phương pháp, không chịu thay đổi tư duy, không tập trung chuyên sâu vào việc nghiên cứu, khắc chế lối đánh của Trung Quốc thì cho dù có tăng đường kính quả bóng lên đến 50mm chăng nữa thì Trung Quốc cũng vẫn sẽ ở vị trí độc tôn mà thôi.


Quả bóng đường kính 44mm, to hơn hẳn so với quả bóng 40mm thông thường



Quả bóng mới bằng chất liệu Plastic

Tuy nhiên mọi người cũng sẽ phải làm quen dần với quả bóng bằng chất liệu Plastic mới bởi vì cũng sẽ có một số khác biệt nhất định: Độ nẩy của quả bóng mới tăng lên, âm thanh quả bóng mới tạo ra khi đánh sẽ khác đi (một số người chơi thử nói rằng cảm giác âm thanh quả bóng mới tạo ra như một quả bóng bị vỡ), biến thể xoáy trên quả bóng mới giảm đi, quỹ đạo chuyển động sẽ thay đổi đôi chút...
Do vậy việc sản xuất những quả bóng với chất liệu Plastic mới hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, làm thế nào để tạo ra sự khác biệt ít nhất.

Mọi người có thể thấy sự khác biệt lớn về độ nẩy giữa quả bóng mới và quả bóng cũ ở Video test độ nẩy dưới đây (quả bóng mới bên phải):

[video=youtube;QExUtZhKA6k]http://www.youtube.com/watch?v=QExUtZhKA6k[/video]



Video William Henzell của Úc đánh thử quả bóng mới Wang Liqin mang về từ giải Vô địch đồng đội thế giới 2012 ở Dortmund, Đức tại học viện Werner Schlager:

[video=youtube;tzo-PmL8IjA]http://www.youtube.com/watch?v=tzo-PmL8IjA&feature=player_embedded[/video]



Jun Mizutani cũng đã có dịp thử nghiệm với quả bóng mới tại giải Spanish Open 2012 vừa qua. Jun đang tập luyện thì được Vladmir Samsonov ném cho một quả bóng, Jun cũng rất bất ngờ, âm thanh quả bóng tạo ra giống như một quả bóng bị vỡ, nhưng không phải đó là một quả bóng nhựa mới:

[video=youtube;gtYZq9Y3Gx4]http://www.youtube.com/watch?v=gtYZq9Y3Gx4&feature=player_embedded[/video]
 

Bình luận từ Facebook

Top