Chia sẽ bí quyết: Tại sao Bóng Bàn Việt Nam đi xuống

Status
Không mở trả lời sau này.

tulao

Binh Nhì
BB VN nhiều thiên tài, thời BB còn chưa phát triển nên VN có một chổ đứng trên thế giới, sau này khi BB thế giới thay đỗi thì nền BB VN chỉ còn chổ đứng trong khu vực; cái vấn đề này chắc ACE đả biết.
Rồi nền BB VN sẽ như thế nào khi VN có một nên kinh tế khá hơn, mặt bằng xã hội tốt hơn nhiều- xin lổi Ma Cao vì đả dùng câu viết cũa em- theo tulao thì chắc chắn là dù 50 mươi năm sau kinh tế VN có thịnh vượng như Singapore thì nền BB VN cũng sẽ không thay đổi mấy.Mấy lời viết này chắc có nhiều ACE chửi dử lắm nhưng thôi tha cho ông già đang bị cảm cúm hành hạ.
Sự suy nghỉ cũa lão già dịch tulao- có khi lão già có hối hận vì đả tham gia viết này nọ vì đáng lẽ ra khi đã già khú đế thì nên im hơi lặng tiếng, có lẽ vì bị cuongphong nittaku dụ khị nên mới nhiều lời- về kinh tế trong bối cãnh cũa VN , trong phương thức phát triển hiện nay cũa VN chứ không nói đến các nước khác vì nến kinh tế cũa họ cao nhưng sao BB họ lại không tầm xứng.
Thí dụ bây giờ DK Quốc dc hưởng lương thật cao, vài chục triệu một tháng và được hợp đồng 5 năm thì chắc là DKQ sẽ ở lại tập dượt cho đàn em và còn những người khác nữa như T Quỳnh vv.. nếu như vậy thì đội trẽ đang lên dc tập luyện với đàn anh học hỏi thì chắc là cơ hội vượt qua đàn anh sẻ cao hơn nhiều ( có phải là phương cách cũa TQ không?). Nhưng nếu VN làm vậy thì nhiều ng đam mê BB sẽ rất vui mừng vì BB phát triễn tốt nhưng hàng năm ngân sách BB chắc là ngốn vài chục tỹ.
Thôi cho tulao xin ngừng tại đây. Những bài viết cũa tulao chỉ là trong lúc bi hâm nên đẽ ra những suy nghĩ không giống ai.
Xin Ace đừng phiền và bỏ qua cho.
 

NTBB

Super Moderators
Mình chỉ thấy một điều , trước đây không có mà ăn nếu may mắn thì được bát cơm độn mì hột nhai sái quai hàm nhưng ra đường thì bàn bóng bàn có khắp nơi ( tuy là bàn Xi măng ) người chơi đông như kiến , còn bây giờ 1 lần đi ăn sáng hết cả Sào Khoai hay tạ Thóc nhưng đi cả huyện , cả tỉnh để tìm một chổ đánh BB không ra , lơ ngơ không khéo dẫm phải Kim tiêm thì toi đời , huhu chán quá

Sơn yên tâm đi ! Còn những "con kiến" 12 giờ đêm còn "ngồi" trên diễn đàn BB thì BB chưa "toi đời" được, hehe ! Tình hình sau bão lụt thế nào mà thức khuya thế ? Cho gửi lời thăm đồng bào Hà Tĩnh hỉ !
 
Last edited:

son_canloc

Đại Tá
Sơn yên tâm đi ! Còn những "con kiến" 12 giờ đêm còn "ngồi" trên diễn đàn BB thì BB chưa "toi đời" được, hehe ! Tình hình sau bão lụt thế nào mà thức khuya thế ? Cho gửi thăm đồng bào Hà Tĩnh hỉ !

Cảm ơn a e thức để tìm một số bài tập cho trẻ con trong khối , e rất mừng vì hiện nay e đã gây dựng đc phong trào cho xóm , trung niên , thanh thiếu niên đã đến tham gia ngày càng đông và đầy đủ . E tính mấy ngày tới mua Tôn về thưng kín như nhà thi đấu luôn . Có điều này e hơi phân vân > hiện nay từ A > Z em cung cấp cho những người đến chơi , e sợ một số người mặc cảm vì phụ thuộc nên em tính thu mỗi người một tháng 20K tiền điện nước cho họ tự tin khi đến đánh , vợt , bóng ... e vẫn chu cấp đầy đủ miễn phí cho họ không biết có nên kg ? Theo a như thế nào thì hợp lý ?

RIÊNG E KHÔNG QUAN TÂM NHIỀU VIỆT NAM CÓ ĐẠT TẦM CHÂU LỤC HAY KHÔNG - ĐIỀU E QUAN TÂM NHẤT LÀ NGÀY CÀNG NHIỀU NGƯỜI YÊU VÀ ĐẾN VỚI BB HƠN
 
Last edited:

hoangtdsi

Đại Uý
Bác NTBB có đến 90% suy nghĩ giống của em. Mạch suy nghĩ và lập luận của bác Ma Cao là cho rằng sự yếu kém của thể thao và bóng bàn cũng không nằm ngoài sự yếu kém chung của "mặt bằng xã hội". Ừ thì đúng thực tế quá còn gì. Thể thao hay bóng bàn của chúng ta chẳng có sự ưu tiên nào cả so với những lĩnh vực khác. Nếu thế thì bóng bàn được như hôm nay cũng đâu có phải điều gì quá tệ hại. Và như vậy chắc cũng không khó để nói về bóng bàn trong 10, 20, 30 năm tới. Anh em cũng đừng nghĩ đến sự phát triển đột phá của bóng bàn làm gì, giải pháp tích cực âu cũng chỉ là chấn chỉnh, chuẩn hóa cho nó bớt bức xúc đi thôi.

Tầm châu lục là tầm nào, là ngang Nhật Bản, Hàn Quốc phải không ạ (tạm quên cái ông Trung Quốc đi cho nó nhẹ đầu). Muốn ngang 2 ông này, hoặc khiêm tốn là dưới 1 bậc, phải làm thế nào đây. Thử làm Gia Cát Dự trước khi bác Ma Cao đưa ra giải pháp cho vui nhé. Theo suy nghĩ hạn hẹp của em các giải pháp có thể thuộc 3 nhóm sau:
-Khắc phục những yếu điểm KT-XH đã nêu, đưa mặt bằng xã hội đi lên ngang bằng tầm châu lục (tạm chung chung thế);
-Có những giải pháp, chính sách quyết liệt cho riêng bóng bàn (cả thể thao nữa) với ý chí quyết tâm tương đương Triều Tiên (nước này đói khổ thế mà thể thao và bóng bàn đúng là tầm châu lục đấy).
- Những giải pháp, chiến lược với trí tuệ riêng của Việt Nam.
Em cũng xin nhắc là chúng ta đang nói đến viễn cảnh đưa bóng bàn VN chí ít cũng phải có một số vđv tầm top 20, cùng lắm là 30 thế giới. Chứ nếu mục tiêu thăng tiến bình quân 5 bậc/năm, tính từ vị trí 219 đỉnh cao của ĐKQ (cái này kn biết có chính xác không) thì 20 năm mới chỉ gần top 100 thôi, không quá khó và cũng chưa xứng với mong mỏi của những người đam mê bb như anh em ở đây, đúng không ạ.
Cuối cùng thì xin trích lại lời bác NTBB "
Dù sao thì vẫn chờ được chiêm ngưỡng cái bí quyết của Macao, một ngừơi chơi BB rất hay và là một phụ huynh của NKBB rất tâm huyết. Và ai cấm chúng ta không được hy vọng vào những gì tốt đẹp hơn cho nền BB nước nhà !?.
Chúc mọi người ngủ ngon.
 

NTBB

Super Moderators
Cảm ơn a e thức để tìm một số bài tập cho trẻ con trong khối , e rất mừng vì hiện nay e đã gây dựng đc phong trào cho xóm , trung niên , thanh thiếu niên đã đến tham gia ngày càng đông và đầy đủ . E tính mấy ngày tới mua Tôn về thưng kín như nhà thi đấu luôn . Có điều này e hơi phân vân > hiện nay từ A > Z em cung cấp cho những người đến chơi , e sợ một số người mặc cảm vì phụ thuộc nên em tính thu mỗi người một tháng 20K tiền điện nước cho họ tự tin khi đến đánh , vợt , bóng ... e vẫn chu cấp đầy đủ miễn phí cho họ không biết có nên kg ? Theo a như thế nào thì hợp lý ?

Em nghĩ như vậy là hợp tình hợp lý rồi ! Ngay CLB F7 Phú Nhuận bọn anh, ở ngay nhà VHTT phường, mọi thành viên thường trú trong phường đều được chơi miễn phí trên 2 bàn, 1 ngày 2 tiếng, nhưng hội bọn anh vẫn thống nhất thu hội phí 20k/người/ tháng. Số tiền này để sử dụng làm "công tác" hiếu hỉ thăm viếng nhau khi "hữu sự" - tất nhiên chỉ là tượng trưng thôi - hoặc thỉnh thoảng đèn hỏng cần thay bóng, thay tăng phô, hoặc mua nước tiếp khách các CLB bạn đến giao lưu.v.v., nhưng nó lại có ý nghiã "giúp" các hội viên luôn nhớ đến "trách nhiệm và quyền lợi" của mình đối với hội và CLB. Và chính những "khoản" này đã tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên với CLB và giữa các thành viên với nhau.

Ở chỗ em cũng vậy. Em có lòng nhiệt tình, bỏ kinh phí, công sức, mặt bằng của gia đình để tạo nên một sân chơi cho mọi người như thế là điều quá quý rồi. Trong quá trình "vận hành CLB", vẫn phải có những chi phí thường xuyên khác, em không thể tự lo mãi được, hoặc ngay cả khi nếu em có "tiềm lực" đủ bao sân thì cũng vẫn nên thu "hội phí" của mọi người đến chơi (với ý nghĩa và mục đích như anh đã nói ở trên và như em nói đó: để mọi người không ngại khi đến chơi "miễn phí" hoài). Cái chính là em cần chủ động phân tích mọi nhẽ cho các bác các bạn chơi bóng biết, chắc chắn mọi người sẽ hiểu và vui vẻ đồng ý ngay.

Thôi anh em mình đi ngủ đi, anh thấy riu ríu mắt rồi ! Tra rồi Sơn ơi !
 
Last edited:

JoKyo

Trung Sỹ
E lý luận tiếp đây:

Lý do duy nhất là: Mặt bằng xã hội VN yếu kém.

Các ACE đừng vội phản ứng, để E từ từ giải thích …

Tạm gác chuyện BB, chúng ta hãy nhìn qua các môn thể thao khác để có cái nhìn rộng và khách quan hơn:

Cầu lông, quần vợt, cờ vua, v.v.: mang nặng dấu ấn “cá nhân” chứ kg phải là sản phẩm đầu tư của quốc gia. Lớp kế cận của các môn này thì còn khoảng cách khá xa, kg biết chừng nào mới có thành tích tương tự!

Môn điền kinh VN thì ngày càng sa sút! Tại giải vô địch châu Á 2013 ở Ấn Độ vừa qua, điền kinh đã không thể giành nổi 1 tấm huy chương. Vì đâu đến nỗi? Vì VĐV kg đủ sống phải bôn ba đủ thứ nghề để tồn tại, như Huy Bằng nhảy cao, bỏ nghề đi dạy tennis. Lan nhảy cao thì dạy thể dục để phát triển chiều cao cho trẻ em. Rồi nhiều VĐV từng một thời “làm mưa, làm gió” điền kinh VN khi hết thời phải đi cắt cỏ, dọn vệ sinh như báo Tuổi Trẻ đã từng đưa tin. Gần đây, ở Đà Nẵng thì HLV Tuấn Anh bị nội bộ “gài” để mang tội quấy rối tình dục “nữ hoàng điền kinh” Trương Thanh Hằng. Ngoài ra, còn có những đấu đá “tưng bừng” trong nội bộ điền kinh VN.

Bên võ thuật, môn vật tự do thì có đô vật số một VN Lê Thị Huệ, từng làm rạng danh nước nhà, nhưng khi bị chấn thương cột sống, liệt nửa người, thì rơi vào cảnh khốn cùng nghiệt ngã với nỗi chua cay, ngẹn ngào cùng tấm thân tàn phế trên chiếc xe lăn ngày đêm vật vả với những cơn đau đớn mà chả ma nào quan tâm. Khi báo chí lên tiếng, thì các “quan chức” liền bố thí cho 5 triệu coi như xong nợ. Những ánh hào quang lóe sáng trong quá khứ không khỏa lấp được nỗi cay đắng hôm nay!

Bơi lội thì nỗi ám ảnh “quân anh, quân tôi” và đấu đá “kg biết mệt mỏi” giữa các cấp kéo dài qua hàng chục năm. Nhớ Segames 26, Bơi lội VN bỏ tiền tỷ tập huấn ở Mỹ nhưng kg có một kết quả nào xem được, coi như tiền thuế của dân đổ sông, đổ biển. Và chuẩn bị cho Seagames 27 sắp tới, tình hình bơi lội VN càng đi vào “ngõ cụt”

Là môn số 2 sau bóng đá (BĐ), nhưng bóng chuyền khoảng vài năm nay rớt giá thê thảm, sụt giảm đến phân nửa về đầu tư, tài trợ, thậm chí một số đối tác đã “tháo chạy”. Đã xuất hiện đủ các kiểu: giải tán hay trả đội bóng, rồi cắt tài trợ. Tính đến thời điểm này, đã có 2 đội bóng bị giải tán mà mới đây nhất chính là một đội bóng nam thuộc nhóm hàng đầu, từng được kỳ vọng như một thế lực mới của bóng chuyền VN, nay sống trong tình trạng “chết dở, sống dở”, nợ lương thưởng, v.v.

Môn BB của chúng ta thì cũng có các vấn đề nội tại không kém: các lãnh đạo cấp cao nhất môn BB VN thì quản lý theo kiểu kiêm nhiệm, “vác tù và hàng tổng” – theo lời A. Hunghanoi (nghĩa là quản lý BB kg phải là công việc chính mà chỉ là làm thêm thôi!), rồi đánh nhau ở Lào, trình độ BB đỉnh cao đi xuống qua các năm, rồi tuyển chọn VĐV “quân anh, quân tôi”. Ngoài những Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh, v.v. thì chưa thấy có nhân tố mới nào. Chỉ khoảng vài ngày mới đây thôi, thì đã thấy Quang Linh, Tuấn Quỳnh “dỗi” kg tham dự Segames 27. Hix



Các thực trạng trên được biết là vì báo chí phanh phui, chứ còn các chuyện “thâm cung bí sử” khác thì nhiều vô kể.
Riêng về bóng đá là “bức tranh sống động” nhất về thể thao VN. Mang tiếng chuyên nghiệp qua 12 mùa giải, được cả xã hội, triệu triệu người quan tâm, hàng trăm tỷ đổ vào mỗi mùa giải, nhưng BĐ ngày càng đi xuống, “bầy hầy” như một “nồi cám lợn”, nào là Xuân Thành bỏ giải, trọng tài kém năng lực, bị mua chuộc, Ban Tổ Chức kém, VPF chưa mạnh, VFF kg am hiểu, v.v. Rồi ở tầm khu vực, trong hơn 20 năm mở cửa thể thao chỉ quanh quẩn “ao làng” Đông Nam Á cũng chưa xong thì nói gì đến tầm châu lục. Phải chăng những người tham gia quản lý BĐ VN kém! Xin thưa, những người quản lý từ VFF, VPF, đến các ông bầu CLB toàn là những doanh nhân hàng đầu VN đấy chứ: Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng, Lê Hùng Dũng, bầu Hiển, bầu Đệ, có cả chuyên gia hàng đầu thế giới Nhật bản Tanabe, v.v. Thế thì tại sao BĐ VN kg tiến lên ??? Nực cười nhất là việc bầu chủ tịch VFF: chỉ có 19 phiếu bầu mà cũng “đếm nhầm”, và qua gần 1 năm nay, việc bầu chọn “thuyền trưởng” VFF này cũng chưa kết thúc !?

Đó là câu trả lời cho lý luận: “Mặt bằng xã hội VN quá kém” là như vậy

Tín hiệu mừng là lứa U19 VN mà đa số là 12 học viên của học viện BĐ Hoàng Anh Gia Lai đạt được một số thành tích nhất định, tuy nhiên đừng lạc quan! E không tin BĐ VN sẽ “cất cánh” nhờ lứa cầu thủ này. Vì sao? Vì không thể nào mấy chục cầu thủ U19, U21, U23 này làm BĐ VN đi lên. Khi đến 20 – 25 tuổi, các cầu thủ này sẽ “sống chung” với tiền bạc, bán độ, cám dỗ, bệnh ngôi sao, với cơ chế, v.v. Thế thì BĐ lại đi vào lối mòn cũ. Hỏng tuốt! Lại là mặt bằng Xã hội kém!

Ngoài ra, một lý do vô cùng quan trọng tại sao thể thao VN kg phát triển nữa: đó là quan niệm ! Xã hội ta kg công nhận thể thao là một nghề kiếm sống mà chỉ là thể thao cho vui, cho khỏe. Chỉ có học văn hóa là số một. Để thay đổi quan niệm này thì còn lâu lắm, 20 – 30 chục năm nữa cũng khó mà thay đổi được. Ở các nước phát triển, nếu A chơi một môn thể thao hay thì được trọng vọng khi đi học hay đi làm, còn ở VN thì không! A kg có nghề, chơi thể thao kiếm sống thì A là tầng lớp dưới trung bình của Xã hội, mặc dù A nổi tiếng đến cỡ nào! (trừ các môn Tennis, Golf, v.v.)

Đấy là thể thao, còn một số mặt khác cần phân tích để thấy mặt bằng xã hội ở VN kém phát triển.

Bài đã khá dài, cần có thời gian để ACE “tiêu hóa”.

E xin viết tiếp ở những bài sau …

Cảm ơn bác Ma Cao đã đưa ra ý kiến. Em xin có phản biện về vấn đề bác đặt ra là "bóng bàn yếu kém do mặt bằng xã hội yếu kém". Em thấy cũng giống như một lối tư duy trong giáo dục là "đã là trường dân lập không có tên tuổi thì không có ai giỏi vậy" (em đưa ra ví dụ thôi, vì đây là thực tế em đã thấy nhiều người nói vậy).

Em đưa tiếp ví dụ về bóng bàn Trung Quốc. Có bài viết rất hay là "bóng bàn quốc cầu của người Trung Hoa" http://chuyenhangtrungquoc.com/bong-ban-quoc-cau-cua-nguoi-trung-hoa/
Cho thấy rằng bóng bàn tại Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1949 do Mao Trạch Đông khởi xướng "Phát triển phong trào thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe nhân dân", đến 1959 đã đạt huy chuơng vàng thế giới và tiếp tục phát triển đến bây giờ. Trong thời điểm năm 1949 -1950 Trung Quốc vẫn đang trong nội chiến và đang quá độ lên Chủ nghĩa XH, đủ các loại cải cách, kinh tế rất khó khăn. (các bác xem trong wiki: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_s..._Tr.E1.BA.A1ch_.C4.90.C3.B4ng_.281949-1976.29)
Hiện tại bóng bàn tại Trung Quốc được xem là quốc hồn của dân tộc bắt nguồn ngay từ chính sách coi trọng của người lãnh đạo dù trong hoàn cảnh nào.
Vậy nếu đưa lý do là "mặt bằng xã hội yếu kém", em thấy là chưa hợp lý, nếu đợi khi mặt bằng xã hội nâng cao mà bóng bàn được nâng cao thì e là không bao giờ được.
 
Last edited:

bazoka

Trung Sỹ
Đến lượt E ! E xin đưa ra “bí quyết” tại sao BB VN đi xuống đây.

Lý do duy nhất là: Mặt bằng xã hội VN yếu kém.


Thế là câu trả lời của mình đã hoàn toàn chính xác - khi mình đã trả lời cho bác Ma cao là:
" Nguyên nhân duy nhất và căn bản nhất: DO KINH TẾ và XÃ HỘI CHÚNG TA ĐI XUỐNG SO VỚI CÁC NƯỚC KHÁC."
bác Ma Cao chấp nhận câu trả lời của mình là chính xác nhất không ta?
 

Ma Cao

Trung Uý
Thế là câu trả lời của mình đã hoàn toàn chính xác - khi mình đã trả lời cho bác Ma cao là:
" Nguyên nhân duy nhất và căn bản nhất: DO KINH TẾ và XÃ HỘI CHÚNG TA ĐI XUỐNG SO VỚI CÁC NƯỚC KHÁC."
bác Ma Cao chấp nhận câu trả lời của mình là chính xác nhất không ta?

A. Bazoka trả lời đúng rồi ! A ở đâu ? để E hướng về đó vái A 3 cái !
 

bazoka

Trung Sỹ
A. Bazoka trả lời đúng rồi ! A ở đâu ? để E hướng về đó vái A 3 cái !

Thanks bác đã chấp nhận PA của mình là đúng - nhưng còn món 3 lạy mình xin ko nhận - vì vẫn còn đang tại dương chứ chưa muốn về cõi âm :(.
Còn một món nữa bác đã hứa thì có thể mình nhận được - vì mình hiện đang ở Hàng Xanh - Bình Thạnh. Thường rảnh vào cuối tuần.
Nếu bác rảnh giao lưu vài trận vào tối T7- CN tại Văn Thánh hoặc 8R
 

Ma Cao

Trung Uý
Thanks bác đã chấp nhận PA của mình là đúng - nhưng còn món 3 lạy mình xin ko nhận - vì vẫn còn đang tại dương chứ chưa muốn về cõi âm :(.
Còn một món nữa bác đã hứa thì có thể mình nhận được - vì mình hiện đang ở Hàng Xanh - Bình Thạnh. Thường rảnh vào cuối tuần.
Nếu bác rảnh giao lưu vài trận vào tối T7- CN tại Văn Thánh hoặc 8R

A. SMS vao hop thu cua E ten va so DT, E se goi A nhe!
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Đọc xong cái này rồi các Bác hãy nghĩ đến bóng bàn, chúng ta nói những gì cần nói thôi!. Cái cây bao giờ nó cũng có "gốc -ngọn", cả nền kinh tế nó đong đưa như ngọn đèn dầu. Hết "dầu = đất v.v...." thì thử nghĩ chúng ta có gì để phát triển. Trí tuệ của VN ???...........



Chính sách ôtô Việt Nam và Indonesia - hai hình ảnh đối nghịch

Kể từ khi xác định mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô, Indonesia giữa mức thuế tương đối ổn định trong 10 năm, trong khi Việt Nam thay đổi 3 lần trong 6 tháng.


Indonesia đang nổi lên như trung tâm ôtô mới của Đông Nam Á, bên cạnh Thái Lan. Sự phát triển thần tốc của quốc gia này là bài học kinh nghiệm cho những nước có tham vọng tham gia vào chuỗi sản phẩm toàn cầu mang nhiều giá trị như ôtô. Trong đó có Việt Nam. Những so sánh dưới đây dựa trên số liệu của báo cáo của hãng IHS và thực tế thị trường.

Quy mô thị trường

Indonesia có dân số 240 triệu người, đứng thứ tư thế giới. Đất nước trải dài 5.000 km từ tây sang đông và có nguồn khoáng sản lớn như thiếc đứng thứ hai thế giới, đồng đứng thứ tư. Sản lượng dầu cọ lớn nhất thế giới và cao su tự nhiên đứng thứ 2.

toyota-avanza-1-1671-1382415868.jpg
Dòng xe bán chạy tại Indonesia là MPV và đứng đầu trong số đó là Toyota Avanza.
Năm 2012, Indonesia xuất xưởng 1 triệu xe. Đa phần là tiêu thụ nội địa. Xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ. Có tới 95% xe hơi ở đất nước vạn đảo là xe Nhật. Trong đó Toyota chiếm 36,7% thị phần (năm 2012).

Việt Nam năm 2012 tiêu thụ 93.000 xe (gồm cả nhập khẩu), nhỏ hơn 10 lần Indonesia trong khi quy mô dân số 90 triệu người. Hãng chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam là Toyota với 27%.

Thị hiếu khách hàng Indonesia tập trung vào xe đa dụng với tỷ lệ tới hơn 50%. Trong khi Việt Nam lại có xu hướng ưa chuộng dòng xe con.

Chính sách thuế

Indonesia áp dụng hai mức thuế cơ bản là nhập khẩu và hàng xa xỉ (tương tự như thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam). Thuế nhập khẩu ở mức 40% dành cho xe nguyên chiếc. Nếu lắp ráp dưới dạng CKD (bộ linh kiện hoàn chỉnh) thuế nhập là 10% và lắp dưới dạng IKD (bộ linh kiện không hoàn chỉnh) thuế là 7,5-8%.

Thuế xa xỉ phân theo các dung tích động cơ, dao động trong khoảng 30-75%. Riêng với dòng xe chiến lược với tỷ lệ nội địa hóa trên 60% thì thuế xa xỉ chỉ là 10% hoặc thấp hơn, nhằm khuyến khích các hãng tham gia.

Trong hơn 10 năm, Indonesia thay đổi rất ít chính sách thuế nhằm tạo môi trường ổn định.

Trong khi đó Việt Nam áp thuế nhập khẩu ở mức 68-78% cho xe nguyên chiếc, 20% trung bình cho CKD và không có hình thức IKD. Tiếp theo đó là thuế tiêu thụ đặc biệt đánh theo dung tích xi-lanh, từ 45-60%.

Nhưng khác với Indonesia, thuế ở Việt Nam tùy biến theo những mệnh lệnh hành chính. Năm 2007 và 2008 được coi là đỉnh cao của sự bất ổn thuế. Riêng 2007, thuế nhập khẩu khẩu xe mới giảm từ 90% xuống 80% rồi 70% và cuối cùng là 60%.

Sang 2008, với mục tiêu "giảm ách tắc giao thông", chỉ trong 4 tháng thuế tăng lại thành 70% và 83%. Một tốc độ thay đổi mà gần như không quốc gia nào có, theo nhận định của giới chuyên gia.

Không chỉ thuế, thị trường ôtô Việt Nam còn liên tục bị ảnh hưởng bởi chính sách phí. Trong 2012, dự thảo phí hạn chế phương tiện được cho là nguyên nhân chính của việc sụt giảm tới 33% so với 2011.

Xe chiến lược

Năm 2007, Indonesia đặt kế hoạch phát triển xe chiến lược giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Chính phủ nước này quy định ôtô nằm trong diện ưu đãi cần có dung tích động cơ dưới 1.200 phân khối, giá dưới 10.000 USD và tiêu thụ nhiên liệu dưới 5 lít cho 100 km. Tỷ lệ nội địa hóa trên 60%. Chương trình này, nằm trong tổng thể chiến lược LCEC thu hút 1,8 tỷ USD đầu tư của các hãng Nhật.

Năm 2009, Bộ Công thương đề xuất về dòng xe chiến lược, dựa trên sự thành công của dòng bán tải pick-up ở Thái Lan và đa dụng MPV ở Indonesia. Nhưng sự bất đồn làm đề xuất này bị cất vào ngăn tủ. Cho đến giờ, Việt Nam vẫn chưa có gì riêng.

"Indonesia làm được vì họ có sự đồng thuận. Còn chúng ta thì không", ông Dương Đình Giám, Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương nhận định.

Công nghiệp phụ trợ

Thống kê của IHS cho thấy năm 2008 Việt Nam chỉ có 14 công ty sản xuất phụ kiện Nhật Bản. Trong khi Indonesia là 160. Thái Lan lớn nhất Đông Nam Á với 500 công ty Nhật đầu tư.

Điều đó kéo theo năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa ôtô Việt Nam chỉ là 10%. Còn Indonesia đã đạt 75%.

Việt Nam có tỷ lệ lỗi cao kỷ lục 250 ppm (250 sản phẩm lỗi trên 1 triệu ra lò) trong khi ở Indonesia chỉ là 4 ppm.

Tham vọng xuất khẩu

Indonesia đặt tham vọng đạt sản lượng 2,59 triệu xe vào 2020. Trong đó tiêu thụ nội địa 1,97 triệu và xuất khẩu 620.000 chiếc.

Việt Nam chưa từng đặt tham vọng xuất khẩu xe hơi.

Bảng thuế nhập khẩu và hàng xa xỉ một số dòng xe chủ yếu tại Indonesia:

Dung tích động cơ Dạng xe Thuế nhập khẩu Thuế hàng xa xỉ
CBU CKD IKD
Xe sedan - 1.500 cc trở xuống
- 1.501-3.000 cc (máy xăng)/2.500 cc (máy dầu)
- 3.001 cc trở lên (máy xăng)/2.501 cc trở lên (máy dầu) 9 chỗ trở xuống 40% 10% 8%
30%
40%
75%
Xe một cầu (minivan, hatchback)
- 1.500 cc trở xuống
- 1.501-2.500 cc (xăng/dầu)
- 2.501-3.000 cc (xăng)
- 3.001 cc trở lên (xăng)/2.501 cc trở lên (dầu)
9 chỗ trở xuống 40% 10% 7,5%
10%
20%
40%
75%
Xe hai cầu
- 1.500 cc trở xuống
- 1.501-3.000 cc (máy xăng)/2.500 cc (máy dầu)
- 3.001 cc trở lên (máy xăng)/2.501 cc trở lên (máy dầu)
9 chỗ trở xuống 40% 10% 7,5%
30%
40%
75%
Mỹ Anh <http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/chinh-sach-oto-viet-nam-va-indonesia-hai-hinh-anh-doi-nghich-2898797.html>
 

son_canloc

Đại Tá
He he . Rồi đây không những tất cả các tỉnh thành trong cả nước mà kể cả các nước trong khu vực đông nam á BB đều thua dân Hà Tĩnh choa hết . Theo chiến lược để phát triển BB cho Hà Tĩnh Bác Dũng đã ( mở cửa đón mời dân China ) sang định cư và lập nghiệp và cắt bán Đất cho dân China bước đầu gần 1/2 diện tích Hà tĩnh với thời hạn 50 năm nhưng để chắc ăn hơn chủ tịch tỉnh Hà tỉnh thêm cho 20 năm nữa thành 70 năm . Đây là dấu hiệu đáng mừng của người dân Hà tĩnh nói riêng , cả nước nói chung ? Với tư cách là người yêu bb HT mình xin cảm ơn đảng và chính phủ đã lo lắng cho dân choa !

NHÂN TÀI BBVN SẺ ĐI LÊN TỪ ĐÂY , XIN MỌI NGƯỜI CỨ YÊN TÂM
 

bazoka

Trung Sỹ
Để góp thêm ý kiến vào lý giải cho sự đi xuống của BB VN mình xin có vài ý:
- Bạn Ma Cao nói về những năm 1960 - thể thao nói chung và BB nói riêng của VN Cộng hòa (VNCH) phát triển hơn các nước trong khu vực:
Thì mình cho nguyên nhân chính là do kinh tế của VNCH phát triển hơn các nước khác trong khu vực:
Các bạn hãy nhìn bảng so sánh GDP của năm 1960 - giữa 1 vài nước trong khu vực

Rõ ràng là Thái Lan - Trung Quốc và cả Ấn Độ, Hàn Quốc đều không thể bằng được VNCH.
Đó là lý do chính
Và sau này thì tại sao VN càng ngày càng tụt hậu (về thể thao) so với các nước
Mời các bạn xem thêm bảng so sánh GDP từ năm 1980 đến 2010 của một số nước

Biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7) qua thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.
Rõ ràng GDP VN luôn nằm dưới đáy bảng so sánh với các nước trong khu vực từ 1980-nay.
Kết lại
- Tôi cho rằng để thể thao nói chung (trừ 1 vài môn riêng biệt, đặc thù tự thân vận động là chính, ko cần dựa vào chính phủ) và bóng bàn nói riêng của một Quốc gia muốn phát triển mạnh được phải thỏa mãn hai điều kiện
a- Điều kiện cần: Phải có một nền kinh tế phát triển hơn các nước khác.
b- Điều kiện đủ: Phải có một niềm đam mê, quyết tâm phát triển môn thể thao đó.

p/s: Nguồn số liệu và các số liệu khác các bạn xem thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_past_and_future_GDP_(nominal)_per_capita
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Theo em kinh tế chính trị là nguyên nhân sâu xa, còn nguyên nhân trực tiếp thế nào thì nhiều lắm, các bác bình luận tiếp đi nhé ...
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Đi quá đà rồi ! khóa topic lại thôi ! nhiều cái đã đi ra ngoài chuyên môn , ngoài mục đích của diễn đàn rồi !
 

JoKyo

Trung Sỹ
Bắt đầu đề cập tới vấn đề vĩ mô, cái này thuộc về các nhà lập pháp, chính trị. Ngoài chuyên môn của mình luôn. Em thấy chủ đề dừng ở đây là hợp lý, lý do đưa ra thì cũng quá trời rồi, còn nữa đâu mà nêu :))
 

veryluxubu

Binh Nhì
Lại lý do biện hộ cho thành tích kém rồi...nói chung nhân tài việt nam nhiều đấy..chỉ có cái tội là không tiền...cho nên không được mời vào đội tuyển, không được cho đi tập huấn.. lấy gì mà đánh hay...nói chung lý do là không có tiền..thì không thể chơi hay được
 

bazoka

Trung Sỹ
Haiza lại có 1 số bác nhạy cảm chính trị quá :zingme43:- mình có nói gì đến chuyện đó ở đây đâu. Mình chỉ nêu ra thực trạng của GDP theo từng thời kỳ (mình ko đánh giá nguyên nhân gì cả) và có bảng so sánh để các bác tiện đường mà theo dõi, số liệu này mình lấy nguồn của IMF và WORLDBANK hoàn toàn là công khai và khá là chính xác.:zingme62:
Không biết dựa vào cái gì các bác cho là mình "quá đà" nhỉ? :zingme19:
Các con số nó khô khan và vô hồn, các bác đọc và tự đánh giá rút ra kết luận trong đầu, sao lại quy cho mình tội quá đà.
Người ta nói hãy nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận sự thật thì mới tiến bộ được các bác ạh. Chưa gì đã có bác nhảy dựng lên đòi close topic, em nản.:zingme12:
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Bình luận từ Facebook

Top