Bình luận về những trận đấu kinh điển !

backhand-ghost

Đại Tá
VIỆT HY vs ĐINH QUANG LINH: TRẬN ĐẤU KỲ LẠ

Lai lịch của hai người tham gia trận đấu trên có lẽ tất cả chúng ta ai cũng đều biết tương đối, nhưng người viết vẫn phải nhắc lại bởi nguyên do có bài viết về trận đấu này cũng xuất phát từ điều mà ai cũng biết nói trên.

Việt HY có nguồn gốc từ một VĐV chuyên nghiệp của tỉnh Hưng Yên, hình như cũng có thời gian được triệu tập vào đội dự tuyển trẻ QG Việt Nam. Sau một thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Việt dừng bước khi tuổi còn khá trẻ và chỉ chơi bóng với tư cách là một tay vợt nghiệp dư như Thắng "đen", Tuấn NĐ, Hà YB... Với khả năng chuyên môn vượt trội, Việt HY tung hoành bá đạo trong khoảng 3 năm trở lại đây, Việt gần như trở thành "độc cô cầu bại" tại khắp các giải đấu của BB ORG, Báo Hà Nội Mới, giải truyền thống Tăng Bạt Hổ và các gải đấu phía Nam...

Đinh Quang Linh cũng có khởi đầu như Việt và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Quân Đội. Sinh năm 1985, so với các đồng đội cùng trang lứa thì Linh "muối" có sự xuất phát chậm hơn nhưng bù lại Linh từng bước tiến bộ rất chắc chắn. Trở thành tay vợt chủ lực của Quân Đội, Linh cũng đã dành nhiều chức VĐQG ở các nội dung cá nhân và đồng đội và qua đó Linh cũng trở thành một trong những trụ cột của đội tuyển QG Việt Nam. Rất đơn giản, ta nói - Linh chính xác là một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp.

Với 23 năm chơi bóng và có một thời gian dài sống và học tập tại TQ cũng như có cơ hội được tiếp xúc với người chơi phong trào tại HKG, Japan, người viết chưa bao giờ được chứng kiến một trận đấu giữa một tay vợt là thành viên của đội tuyển QG và một tay vợt là đương kim "bá đạo" của bóng bàn đường phố. Đó thực sự là một "may mắn" của người chơi bóng bàn nghiệp dư tai nước ta khi có cơ hội trực tiếp tận mắt chứng kiến và cảm nhận thực sự cái khoảng cách "mênh mông" giữa BB đỉnh cao và BB đường phố. Và ở trận đấu kỳ lạ này, cái khoảng cách "mênh mông" đó được định lượng rất rõ ràng - 3 bóng. Trận đấu này kỳ lạ bởi không ai nghĩ trước hàng trăm ngàn người chơi bóng trong cả nước, hai hệ thống tồn tại song song trong nền BB nước nhà lại có thể có một điểm chung, có một lần "gặp gỡ" chính thức. Cũng chẳng ai có thể tin được khoảng cách giữa hai hệ thống khác biệt hoàn toàn đó lại có thể lấp đầy bằng một con số đơn giản, 3 bóng tương đương với chênh lệch giữa 02 hạng đấu của BB ORG. Những người chơi vô tâm thì hân hoan, người làm bóng bàn nước nhà thì xấu hổ vì một sự xúc phạm, một sự thật đáng để người ta xóa luôn đội tuyển QG hoặc giải thể bất kỳ LĐBB của một nước nào.

Không quá miên man và dài dòng nữa, người viết xin quay lại với trận đấu.

Có thể dưới con mắt của những người làm bóng bàn "chuyên nghiệp" thì đây là một trận đấu không chính thức, nhưng với đánh giá hết sức "đường phố" của người viết thì trận đấu này là trận đấu chính thức nhất của những trận đấu chính thức bởi những "ràng buộc" tế nhị của nó mà ai chứng kiến tại chỗ cũng biết tường tận. Mỗi khán giả "dự đoán" chính xác kết quả của trận đấu đều được BTC vui vẻ trao tặng ít nhất là một cốt vợt Sardius ^_^

Mà thực ra, kết quả không quá khó để dự đoán, Việt HY được chấp 3 bóng và đã "ăn gỏi" tay vợt số 1 của đội Quân đội lúc đó. Một số quan sát viên quốc tế có thể bị shock mạnh, nhưng người hâm mộ BB Việt Nam thì không đâu nhỉ.

Điểm số đầu tiên không thể ấn tượng hơn, Linh "run rẩy" cầm giao bóng và với kỹ thuật tuyệt vời, 2 càng đồng đều (nhẹ đều) Linh giật trái, giật phải 4, 5 phát để rồi đi nhặt banh sau khi Việt đĩnh đạc đứng giữa bàn chặn bóng để Linh tập đánh nhiều bóng đa điểm. 4 - 0 cho Việt "cò". Đinh Quang Linh cũng bắt đầu bừng tỉnh và liên tiếp ghi điểm và dẫn 8-6 trước khi được cầm giao bóng. Điểm số 8 - 6 có lẽ là một đòn đánh mà có lẽ ở đội của mình và các chuyến tập huấn tại TQ Linh chưa bao giờ được tập, Việt HY tàn nhẫn hắt một gáo nước lạnh vào niềm kiêu hãnh của một tay vợt đang là đương kim thành viên đội tuyển QG bằng một pha bẻ cổ tay mẫu mực đã gần như điểm huyệt đối thủ. Linh đi nhặt bóng và biết rằng mình vẫn đang dẫn 8 - 7 ^_^.
Tất nhiên, Linh vẫn là cửa trên (chấp đến 3 bóng cơ mà), 9 -7 sau một quả top spin đè bóng đường chéo cực mạnh.

Tạm dừng một chút để người viết cung cấp cho các bạn một số liệu đã được bản thân xác nhận qua chính ông em Việt "cò". Khi thi đấu với các tay vợt "phủi" cùng đai đẳng, Việt thua khoảng trên 75% trên tổng số các ván thứ nhất.

Nhưng khi chơi với cửa trên, Việt lại làm một điều trái ngược. Ông em làm một mạch 4 điểm để kết thúc ván 1 với tỷ số 11 - 9, cứ như thể Việt HY đang chơi bóng với Đông "gà" vậy (sorry Đông "gà" nhé, nhưng Đông thực sự "gà" mà).

Kết quả chung cuộc trận này, ai cũng đã biết, Việt thắng nhanh 3 - 1.

Người viết cũng không nói đến các diễn biến tẻ nhạt và chán ngắt của trận đấu này nữa mà mạnh dạn, liều lĩnh bàn luôn nguyên nhân thất bại của Đinh Quang Linh để hạn chế cái giọng văn hơi khó nghe ở trên.

Chắc chắn một điều rằng Linh không thể thua vì kỹ thuật của anh quá khiếm khuyết hay Việt "cò" quá mạnh, Linh thua bởi cách mà chúng ta làm bóng bàn bấy lâu nay. Các VĐV đỉnh cao của chúng ta hầu như không được đào tạo tư duy chơi bóng, không được đào tạo cách làm chủ tâm lý của mình để tự phát triển kỹ chiến thuât. Chỉ đạo viên hôm đó của Linh là một VĐV viên tay trái rất nổi tiếng của BB Hà Nội và cũng là một thành viên trụ cột của đội tuyển QG Việt Nam lúc đó. Không biết hai người trao đổi với nhau nhưng gì mà Linh chơi càng lúc càng sai lầm về đấu pháp, càng lúc càng "ke cóng" như đang cho cả tay và chân vào xô nước đá. Về nguyên tắc, khi anh có lợi thế về mặt kỹ thuật cơ bản, tốc độ di chuyển, đánh toàn diện hơn đối phương cả 2 càng, đôi giật, đờ mi đều hay (tuy có hơi nhẹ so với mức bình thường) thì anh phải chơi càng đơn giản càng tốt, thắng bằng thực lực, bằng những đòn thế cơ bản để đưa đôi thủ vào cuộc đua kỹ thuật cơ bản, phải đẩy đối thủ là cơ dưới ra xa bàn, hạn chế xử lý phức tạp để tự làm khó mình và đặc biệt phải bản lĩnh hơn, không để đối thủ đàn áp về tâm lý chiến bởi một lẽ đơn giản, người sợ hãi phải là người đứng ở bên kia lưới.

Với khả năng có hạn, BhG chỉ có thể phân tích đến vậy và rất ngạc nhiên khi Linh chơi đúng kiểu một tay vợt hạng B diễn đàn. Giao bóng 2 nảy chỉ được khoảng 30%, lập bập khi đỡ những quả giao bóng rất hiền của đối thủ, nhiều lúc chỉ làm một động tác "bê" quả bóng sang bên kia như một người chơi nghiệp dư mà Linh cũng làm hỏng, đánh bóng đôi công không quá 3 lần chạm vợt thì đã "chịu khó" đi nhặt bóng.....Tât nhiên, khi chấp rất "sâu" đến 3 bóng, Linh phải lấy an toàn làm đầu trong những lần chạm vợt đầu tiên và thật khó chấp nhận khi mà Việt chỉ giật đến quả thứ hai là đã nhìn thấy một tay vợt rất toàn diện như anh lại "cặm cụi" lầm lũi đi ra phía "zing". Xem đến đoạn cuối, thực sự là mất hứng và viết đến đây thực sự cũng đã thấy oải oải cái tay.
Thôi thì, người viết không kết luận nữa, phần này nhường cho anh em, mỗi người một ý kiến để cùng tích cực thảo luận, để góp ý và mong rằng BB đỉnh cao của chúng ta sẽ có một ngày mai tươi sáng hơn. Ước gì ngày đó đến sớm....
 

Dũng Nguyễn

Thiếu Uý
Linh muối trận này hình như cầm trên tay khoảng 100 cây vợt sadius, bì đè cưng tay nên giật không thoát tay, thiếu lực quá. Việt thì tỏ ra lì lợm, già rơ hơn đối với những trận đấu phong cách đường phố. Xem xong xê thứ 1 là có thể đoán được kết quả là chúc mừng cho những ai về đội của Việt.
 

Timoboll nổi giận

Thượng Tá
Linh muối sử dụng Clipper CR bác nhé,ko phải Sar.
Thật sự mà nói,về kỹ,chiến thuật,trận đấu này ko có gì để bàn cả,vì cả 2 đối thủ đều chưa kịp thể hiện điều gì (bởi vì sự "ràng buộc" của trận đấu quá lớn chăng?).
Đây hoàn toàn là 1 trận đấu về tâm lý. Việt chưa bao h là 1 VDV xuất sắc về kỹ thuật,nhất là khi đứng trước Linh. Những gì a làm vẫn như mọi ngày: cần cù moi móc,phòng thủ chặn đẩy. Và đương nhiên,với kiểu đánh như thế,trận đấu là do Linh định đoạt.
Với kỹ thuật quá tốt,dù chấp 3 bóng,Linh vẫn dẫn 9/7 ván 1 (nghĩa là ta có thể xem như Linh đang dẫn tới 9/4, 9/5 nếu đang thi đấu với 1 đối thủ cùng đẳng cấp).
Chấp 3, dẫn 9/7. Thua!. Đây là 1 lỗi lầm quá lớn. Trận đấu chỉ khép lại trong ván 1.
Bởi vì quá sốc trong thất bại ván 1, đến ván 2 Linh đi quá nhanh và ko thể hiện đc điều gì.
Ván 3,ko còn gì để mất,Linh bùng lên và chiến thắng để rồi ván 4 anh lại thua nhanh.
Việt vẫn chỉ cần cù làm công việc của mình,mọi việc mặc Linh định đoạt.
Trận này,Linh thua chính bản thân anh mà thôi.
Tóm lại,e thấy,các bác ạ,50% 1 trận đấu bóng bàn chính là Tâm Lý!
 

fan_ars

Trung Uý
đúng chỗ ngứa ngáy của fan of Jo.
Trận này tớ còn chưa xem cơ, mà hồi đó vũ khí còn thô sơ quá, viết về nó không biết có gây buồn ngủ không.
Mọi người bây giờ chỉ biết Fan, Zhang, Ma, Wang rồi Xu...
Hoài niệm nhiều khi cũng làm cho ngươi ta dễ ngủ :)
trận đấu đó lưu thua cả jo và person, cũng năm đó lưu thua tiếp jo ở bk sydney 2000, may mà ck còn khổng
 

Dũng Nguyễn

Thiếu Uý
Linh muối sử dụng Clipper CR bác nhé,ko phải Sar.
Thật sự mà nói,về kỹ,chiến thuật,trận đấu này ko có gì để bàn cả,vì cả 2 đối thủ đều chưa kịp thể hiện điều gì (bởi vì sự "ràng buộc" của trận đấu quá lớn chăng?).
Đây hoàn toàn là 1 trận đấu về tâm lý. Việt chưa bao h là 1 VDV xuất sắc về kỹ thuật,nhất là khi đứng trước Linh. Những gì a làm vẫn như mọi ngày: cần cù moi móc,phòng thủ chặn đẩy. Và đương nhiên,với kiểu đánh như thế,trận đấu là do Linh định đoạt.
Với kỹ thuật quá tốt,dù chấp 3 bóng,Linh vẫn dẫn 9/7 ván 1 (nghĩa là ta có thể xem như Linh đang dẫn tới 9/4, 9/5 nếu đang thi đấu với 1 đối thủ cùng đẳng cấp).
Chấp 3, dẫn 9/7. Thua!. Đây là 1 lỗi lầm quá lớn. Trận đấu chỉ khép lại trong ván 1.
Bởi vì quá sốc trong thất bại ván 1, đến ván 2 Linh đi quá nhanh và ko thể hiện đc điều gì.
Ván 3,ko còn gì để mất,Linh bùng lên và chiến thắng để rồi ván 4 anh lại thua nhanh.
Việt vẫn chỉ cần cù làm công việc của mình,mọi việc mặc Linh định đoạt.
Trận này,Linh thua chính bản thân anh mà thôi.
Tóm lại,e thấy,các bác ạ,50% 1 trận đấu bóng bàn chính là Tâm Lý!
Ý mình là ngoài cây Clipper Cr, Linh còn cầm thêm khoảng 100 cây sardius của những người về đội của Linh :))
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
VIỆT HY vs ĐINH QUANG LINH: TRẬN ĐẤU KỲ LẠ

Lai lịch của hai người tham gia trận đấu trên có lẽ tất cả chúng ta ai cũng đều biết tương đối, nhưng người viết vẫn phải nhắc lại bởi nguyên do có bài viết về trận đấu này cũng xuất phát từ điều mà ai cũng biết nói trên.

Việt HY có nguồn gốc từ một VĐV chuyên nghiệp của tỉnh Hưng Yên, hình như cũng có thời gian được triệu tập vào đội dự tuyển trẻ QG Việt Nam. Sau một thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Việt dừng bước khi tuổi còn khá trẻ và chỉ chơi bóng với tư cách là một tay vợt nghiệp dư như Thắng "đen", Tuấn NĐ, Hà YB... Với khả năng chuyên môn vượt trội, Việt HY tung hoành bá đạo trong khoảng 3 năm trở lại đây, Việt gần như trở thành "độc cô cầu bại" tại khắp các giải đấu của BB ORG, Báo Hà Nội Mới, giải truyền thống Tăng Bạt Hổ và các gải đấu phía Nam...

Đinh Quang Linh cũng có khởi đầu như Việt và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Quân Đội. Sinh năm 1985, so với các đồng đội cùng trang lứa thì Linh "muối" có sự xuất phát chậm hơn nhưng bù lại Linh từng bước tiến bộ rất chắc chắn. Trở thành tay vợt chủ lực của Quân Đội, Linh cũng đã dành nhiều chức VĐQG ở các nội dung cá nhân và đồng đội và qua đó Linh cũng trở thành một trong những trụ cột của đội tuyển QG Việt Nam. Rất đơn giản, ta nói - Linh chính xác là một VĐV bóng bàn chuyên nghiệp.

Với 23 năm chơi bóng và có một thời gian dài sống và học tập tại TQ cũng như có cơ hội được tiếp xúc với người chơi phong trào tại HKG, Japan, người viết chưa bao giờ được chứng kiến một trận đấu giữa một tay vợt là thành viên của đội tuyển QG và một tay vợt là đương kim "bá đạo" của bóng bàn đường phố. Đó thực sự là một "may mắn" của người chơi bóng bàn nghiệp dư tai nước ta khi có cơ hội trực tiếp tận mắt chứng kiến và cảm nhận thực sự cái khoảng cách "mênh mông" giữa BB đỉnh cao và BB đường phố. Và ở trận đấu kỳ lạ này, cái khoảng cách "mênh mông" đó được định lượng rất rõ ràng - 3 bóng. Trận đấu này kỳ lạ bởi không ai nghĩ trước hàng trăm ngàn người chơi bóng trong cả nước, hai hệ thống tồn tại song song trong nền BB nước nhà lại có thể có một điểm chung, có một lần "gặp gỡ" chính thức. Cũng chẳng ai có thể tin được khoảng cách giữa hai hệ thống khác biệt hoàn toàn đó lại có thể lấp đầy bằng một con số đơn giản, 3 bóng tương đương với chênh lệch giữa 02 hạng đấu của BB ORG. Những người chơi vô tâm thì hân hoan, người làm bóng bàn nước nhà thì xấu hổ vì một sự xúc phạm, một sự thật đáng để người ta xóa luôn đội tuyển QG hoặc giải thể bất kỳ LĐBB của một nước nào.

Không quá miên man và dài dòng nữa, người viết xin quay lại với trận đấu.

Có thể dưới con mắt của những người làm bóng bàn "chuyên nghiệp" thì đây là một trận đấu không chính thức, nhưng với đánh giá hết sức "đường phố" của người viết thì trận đấu này là trận đấu chính thức nhất của những trận đấu chính thức bởi những "ràng buộc" tế nhị của nó mà ai chứng kiến tại chỗ cũng biết tường tận. Mỗi khán giả "dự đoán" chính xác kết quả của trận đấu đều được BTC vui vẻ trao tặng ít nhất là một cốt vợt Sardius ^_^

Mà thực ra, kết quả không quá khó để dự đoán, Việt HY được chấp 3 bóng và đã "ăn gỏi" tay vợt số 1 của đội Quân đội lúc đó. Một số quan sát viên quốc tế có thể bị shock mạnh, nhưng người hâm mộ BB Việt Nam thì không đâu nhỉ.

Điểm số đầu tiên không thể ấn tượng hơn, Linh "run rẩy" cầm giao bóng và với kỹ thuật tuyệt vời, 2 càng đồng đều (nhẹ đều) Linh giật trái, giật phải 4, 5 phát để rồi đi nhặt banh sau khi Việt đĩnh đạc đứng giữa bàn chặn bóng để Linh tập đánh nhiều bóng đa điểm. 4 - 0 cho Việt "cò". Đinh Quang Linh cũng bắt đầu bừng tỉnh và liên tiếp ghi điểm và dẫn 8-6 trước khi được cầm giao bóng. Điểm số 8 - 6 có lẽ là một đòn đánh mà có lẽ ở đội của mình và các chuyến tập huấn tại TQ Linh chưa bao giờ được tập, Việt HY tàn nhẫn hắt một gáo nước lạnh vào niềm kiêu hãnh của một tay vợt đang là đương kim thành viên đội tuyển QG bằng một pha bẻ cổ tay mẫu mực đã gần như điểm huyệt đối thủ. Linh đi nhặt bóng và biết rằng mình vẫn đang dẫn 8 - 7 ^_^.
Tất nhiên, Linh vẫn là cửa trên (chấp đến 3 bóng cơ mà), 9 -7 sau một quả top spin đè bóng đường chéo cực mạnh.

Tạm dừng một chút để người viết cung cấp cho các bạn một số liệu đã được bản thân xác nhận qua chính ông em Việt "cò". Khi thi đấu với các tay vợt "phủi" cùng đai đẳng, Việt thua khoảng trên 75% trên tổng số các ván thứ nhất.

Nhưng khi chơi với cửa trên, Việt lại làm một điều trái ngược. Ông em làm một mạch 4 điểm để kết thúc ván 1 với tỷ số 11 - 9, cứ như thể Việt HY đang chơi bóng với Đông "gà" vậy (sorry Đông "gà" nhé, nhưng Đông thực sự "gà" mà).

Kết quả chung cuộc trận này, ai cũng đã biết, Việt thắng nhanh 3 - 1.

Người viết cũng không nói đến các diễn biến tẻ nhạt và chán ngắt của trận đấu này nữa mà mạnh dạn, liều lĩnh bàn luôn nguyên nhân thất bại của Đinh Quang Linh để hạn chế cái giọng văn hơi khó nghe ở trên.

Chắc chắn một điều rằng Linh không thể thua vì kỹ thuật của anh quá khiếm khuyết hay Việt "cò" quá mạnh, Linh thua bởi cách mà chúng ta làm bóng bàn bấy lâu nay. Các VĐV đỉnh cao của chúng ta hầu như không được đào tạo tư duy chơi bóng, không được đào tạo cách làm chủ tâm lý của mình để tự phát triển kỹ chiến thuât. Chỉ đạo viên hôm đó của Linh là một VĐV viên tay trái rất nổi tiếng của BB Hà Nội và cũng là một thành viên trụ cột của đội tuyển QG Việt Nam lúc đó. Không biết hai người trao đổi với nhau nhưng gì mà Linh chơi càng lúc càng sai lầm về đấu pháp, càng lúc càng "ke cóng" như đang cho cả tay và chân vào xô nước đá. Về nguyên tắc, khi anh có lợi thế về mặt kỹ thuật cơ bản, tốc độ di chuyển, đánh toàn diện hơn đối phương cả 2 càng, đôi giật, đờ mi đều hay (tuy có hơi nhẹ so với mức bình thường) thì anh phải chơi càng đơn giản càng tốt, thắng bằng thực lực, bằng những đòn thế cơ bản để đưa đôi thủ vào cuộc đua kỹ thuật cơ bản, phải đẩy đối thủ là cơ dưới ra xa bàn, hạn chế xử lý phức tạp để tự làm khó mình và đặc biệt phải bản lĩnh hơn, không để đối thủ đàn áp về tâm lý chiến bởi một lẽ đơn giản, người sợ hãi phải là người đứng ở bên kia lưới.

Với khả năng có hạn, BhG chỉ có thể phân tích đến vậy và rất ngạc nhiên khi Linh chơi đúng kiểu một tay vợt hạng B diễn đàn. Giao bóng 2 nảy chỉ được khoảng 30%, lập bập khi đỡ những quả giao bóng rất hiền của đối thủ, nhiều lúc chỉ làm một động tác "bê" quả bóng sang bên kia như một người chơi nghiệp dư mà Linh cũng làm hỏng, đánh bóng đôi công không quá 3 lần chạm vợt thì đã "chịu khó" đi nhặt bóng.....Tât nhiên, khi chấp rất "sâu" đến 3 bóng, Linh phải lấy an toàn làm đầu trong những lần chạm vợt đầu tiên và thật khó chấp nhận khi mà Việt chỉ giật đến quả thứ hai là đã nhìn thấy một tay vợt rất toàn diện như anh lại "cặm cụi" lầm lũi đi ra phía "zing". Xem đến đoạn cuối, thực sự là mất hứng và viết đến đây thực sự cũng đã thấy oải oải cái tay.
Thôi thì, người viết không kết luận nữa, phần này nhường cho anh em, mỗi người một ý kiến để cùng tích cực thảo luận, để góp ý và mong rằng BB đỉnh cao của chúng ta sẽ có một ngày mai tươi sáng hơn. Ước gì ngày đó đến sớm....

Cái này ở đây vấn đề là gì, đó chính là môi trường thi đấu, giống như cho Messi vào chơi ở Stoke City vậy, môi trường của trận đấu đó không phù hợp với Đinh Quang Linh, như là đi giày đinh đá bóng để đánh bóng bàn vậy.
Vậy môi trường mình nói đến ở đây là gì: "Là sân đấu ngột ngạt và chật hẹp, là nơi mà tiếng hò hét, tiếng nói chuyện, tiếng chửi rủa còn át cả tiếng của quả bóng và thậm chí là tiếng của trọng tài, là nơi mà dưới tầng hầm kín bưng như cái nồi hấp trong một ngày hè mà cái nóng của Hà Nội lên tới 42 độ, là nơi có nồng độ các bo níc đến từ hơi thở của con người, nồng độ Ni cô tin từ thuốc lá, nồng độ các loại chất thải mà khán giả vô ý thức thải ra gấp nhiều lần bình thường, tất cả những thứ đó bao trùm lên trận đấu tạo nên một áp lực kinh khủng. Và hai vận động viên của chúng ta là ai:
+ Một Việt HY, tay vợt không chính qui, ma đầu của bóng bàn "phủi", quá đỗi quen thuộc với môi trường thi đấu và áp lực từ những khoản "độ" sau lưng và thực sự là một tay săn tiền thưởng của bóng bàn "phủi" hay nói một cách văn vẻ trong xã hội hiện tại là "Thế giới ngầm"
+ Một Đinh Quang Linh tập luyện và thi đấu dưới môi trường chuẩn từ rất lâu rồi, hẳn là tìm cái nhiệt độ phòng chuẩn thi đấu là 20-25 độ giữa chốn này thì khó nhưng nếu thi đấu không phải dưới hầm mà trên mặt bằng của các NTĐ thì cũng chỉ tầm 30 độ thôi.

Trong bóng đá, những đội dưới cơ nhiều khi vẫn dựa vào lợi thế sân nhà để thắng các đội cửa trên được thì tại sao, Việt HY không thể chớp cơ hội mà làm thịt con mồi ở môi trường ưa thích của mình được và thậm chí tỉ lệ chấp còn là 3:4:3 :D
Nếu ở môi trường là nhà thi đấu, khán giả được "cách li" lên khu vực cao ráo thì em có thể đảm bảm không 10 thì cũng 8 - 9 phần Linh sẽ diệt Việt nhanh chóng thôi.

Suy nghĩ của bản thân cộng với một vài thứ nghe được từ những bậc tiền bồi, mong các bác chém ngọt! :D
 

hunter

Binh Nhì
Nếu vậy thì có nên tổ chức trận đấu lượt về trong điều kiện thi đấu phù hợp với Linh để Linh có cơ hội gỡ nhỉ. Với tỷ lệ chấp bóng 3 quả, mình vẫn thiên phần thắng về Việt. Đơn giản là vì Việt không sợ giao bóng của Linh, Việt đỡ được cú giật của Linh, còn Linh không đỡ được cú giật của Việt.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Nếu vậy thì có nên tổ chức trận đấu lượt về trong điều kiện thi đấu phù hợp với Linh để Linh có cơ hội gỡ nhỉ. Với tỷ lệ chấp bóng 3 quả, mình vẫn thiên phần thắng về Việt. Đơn giản là vì Việt không sợ giao bóng của Linh, Việt đỡ được cú giật của Linh, còn Linh không đỡ được cú giật của Việt.

Bác nhầm :D
Việt thì đúng như BHG đã nói: Chỉ chăm chỉ chặn đẩy, moi móc, trân đó Linh toàn dẫn trước rồi thua ngược.
Giờ ở đẳng cấp đó thì chẳng có quả giao nào không đỡ được, chẳng có quả giật nào không chặn được cả (dĩ nhiên là nói khách quan 1 chút) :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Khoảng cách giữa chuyên nghiệp và đường phố của bóng bàn VN sao mà mong manh quá. Thật đáng buồn cho bb đỉnh cao của VN, nhưng cũng là niềm tự hào cho anh em phong trào như mình :))
chỗ này bro nói làm em thấy sướng rồi đấy, về đoạn này có thể kể một câu chuyện dài luôn để thấy mình may mắn thế nào và đáng buồn làm sao cho BBVN, tiền nhà nước, tiền của người dân bị lãng phí, xót ruột quá.
Thanks bro.
 

Bình luận từ Facebook

Top