Bí quyết của các danh thủ bóng bàn: Điều quan trọng là cách sử dụng vợt

nhimpitt

Trung Sỹ
Bóng bàn Việt Nam từng có những danh thủ “làm mưa làm gió” tại các giải trong nước, thậm chí khiến quốc tế nể phục. Đại đa số đều sở hữu những lối đánh khác nhau, có uy lực và tương ứng với các loại vợt khác nhau, từ cốt cho tới mặt cao su hay mousse. Sự phong phú trong đời sống của môn bóng bàn, đôi khi thể hiện ngay từ những “vũ khí” của họ.


Công nghệ vợt không quyết định chiến thắng

Thời xa xưa, các danh thủ bóng bàn thế giới và Việt Nam chỉ có một số loại vợt mặt cao su là chính, đó là những hiệu vợt như Berna, Lead của Tây Âu hay Song Hỉ của Trung Quốc. Sau này, khi có mặt vợt mousse ra đời và đi cùng phát kiến đó là những lối giật bóng khá đa dạng (giật cầu vồng, giật xung, giật moi…), nhất là khi xuất hiện loại mặt vợt phản xoáy, kỹ thuật và chiến thuật bóng bàn càng được đa dạng hóa lên nhiều.

Một số nhà vô địch Việt Nam sử dụng mặt vợt phản xoáy như Nguyễn Ngọc Phan, Trần Thu Hà, Nguyễn Bích Ngọc; một số danh thủ cũng ưa loại mặt vợt ấy như Trần Tuấn Anh B, Thái Thanh Hương. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, những nhà vô địch có nhiều huy chương và danh hiệu nhất đều là những tay vợt chỉ sử dụng loại mousse trơn, tuy đơn giản nhưng trong tay họ trở thành thứ “vũ khí” phổ biến. Trả lời chúng tôi, đa số họ cho rằng điều cơ bản là cách sử dụng vợt, là lối chơi mà không phải là chất liệu của chiếc vợt. Dưới đây là chân dung của một số cây vợt thuộc nhóm này.

Trần Tuấn Anh A

Gọi là Trần Tuấn Anh A là vì có một Trần Tuấn Anh khác, lớn hơn 10 tuổi nhưng bảng thành tích so với Trần Tuấn Anh A còn thua nên gọi là Trần Tuấn Anh B. Họ là VĐV thuộc TP.HCM và là niềm tự hào của làng bóng bàn thành phố mang tên Bác.

Trần Tuấn Anh A sinh năm 1961, thuộc diện con nhà nòi. Được sinh ra trong môi trường bóng bàn, cha là “sếp” của CLB bóng bàn Phú Nhuận, nơi từng có tay vợt Vương Chính Học - nhà vô địch tên tuổi của bóng bàn Sài Gòn trước năm 1975. Tuấn Anh đẹp trai, cao lớn, chơi tay thuận và sử dụng loại mặt vợt trơn. Thành tích của anh xuất sắc đến nỗi 10 năm liền vô địch quốc gia, thuộc vào diện hiếm có của làng bóng bàn nước nhà. Gần đây, sau 15 năm nghỉ thi đấu và được sự ủng hộ của bè bạn, anh tham dự trong một giải phong trào và vẫn tỏ rõ sự lợi hại bằng những quả đánh thuận và trái tay mạnh mẽ không khác trước là bao nhiêu. Trả lời người hâm mộ, nhà cựu vô địch cho biết anh quan tâm nhiều nhất là cách đánh bóng thế nào cho hiệu quả và không quá mất thời gian và công sức vào cấu tạo mặt vợt.

Nhận định của Tuấn Anh A là có cơ sở. Theo dõi bóng bàn, ngoài cựu danh thủ gốc Hải Dương là Nguyễn Ngọc Phan, chúng tôi chưa tìm ra một nhà vô địch nhiều lần nào lại sử dụng mặt vợt phản xoáy, trong khi Tuấn Anh A là ví dụ thuyết phục nhất khi chỉ ưa chơi bóng bằng mặt vợt trơn.

Ngô Thu Thủy

Kém Tuấn Anh A đúng một con giáp, cô gái Hà Nội này cũng có một bảng vàng thành tích dài với cây vợt mousse trơn, y như đàn anh Trần Tuấn Anh A. Ngô Thu Thủy thuận tay phải, đôi công mạnh mẽ và lên ngôi vô địch quốc gia năm 1992 sau khi vượt qua các đối thủ như Thu Hà (chính Thu Hà đã thắng Thu Thủy năm trước và là chủ nhân tấm HCV đồng đội nữ Việt Nam tại SEA Games 16, cùng Nhan Vị Quân, Nguyễn Bích Ngọc và Nguyễn Thị Mai). Sự nghiệp thể thao của Ngô Thu Thủy quả là một “bảng vàng” với những chức vô địch. Cả chục năm sau đó, hầu như năm nào ở giải VĐQG cái tên Ngô Thu Thủy cũng được xướng lên trước mỗi trận chung kết đơn nữ. Tuy nhiên đỉnh cao của Thu Thủy lại đến khá muộn. Đó là thành công của bóng bàn Việt Nam tại SEA Games 19 năm 1997 trong đó đáng kể nhất là việc đoạt HCV đôi nam - nữ với Vũ Mạnh Cường và tấm HCB đồng đội nữ.

Bạn thân của Thu Thủy là Thái Thanh Hương - tay vợt “gai góc” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, do Hương chơi vợt phản xoáy và có lối đánh phòng ngự phản công rất lợi hại, từng hạ đo ván Trần Lê Mỹ Linh tại giải Cây vợt xuất sắc năm 1993. Hương đã động viên nhiều lần song Thu Thủy vẫn giữ nguyên tình yêu với cây vợt có mặt gai đã quá quen thuộc của mình. Cô từng tâm sự “Chú ạ, cái vợt không quan trọng bằng con người sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả”.

Vũ Mạnh Cường

Cùng tuổi Sửu (1973) như Thu Thủy, Mạnh Cường có thể xem là tượng đài của bóng bàn Việt Nam với 2 HCV đơn nam tại SEA Games 18 năm 1995 và SEA Games 21 năm 2001. Bên cạnh đó là tấm HCB đôi nam - nữ cùng Ngô Thu Thủy tại Indonesia năm 1997.

Mạnh Cường chơi tay chiêu (tay trái), cùng đồng đội đàn anh ở Hải Dương là Nguyễn Đức Long đã tung hoành và nhiều lần vô địch quốc gia đồng đội và đơn nam. Anh cũng có cả 1 HCV đôi nam nữ giải VĐQG khi đánh cặp với Hồ Tiểu Linh của CLB Công an nhân dân. Tuy “một càng” song Cường sở hữu “vũ khí” đáng sợ là quả giật mất bóng. Năm Cường 15 tuổi, một nhà chuyên môn có cặp mắt xanh đã nhìn thấy phẩm chất ưu việt ở chàng trai này và anh đã có cơ hội đi tập huấn tại Chiba (Nhật Bản). Từ ngày đó, cái tên Vũ Mạnh Cường bắt đầu được rất nhiều người hâm mộ cả nước biết đến.

Giờ đây, Vũ Mạnh Cường đã là HLV tại CLB bóng bàn Hà Nội T&T, anh đã huấn luyện và đào tạo nên các học trò chơi đa dạng hơn thầy, Cường quả là hình mẫu về tình yêu với lối đánh đơn giản mà dũng mãnh, hiệu quả chỉ bằng chiếc vợt mang mặt mousse trơn mà chẳng cầu kỳ tìm đến các loại “vũ khí” phức tạp làm gì, như anh tâm sự: “Cái chính là con người chứ không phải là công cụ”.

Thời xa xưa, các danh thủ bóng bàn thế giới và Việt Nam chỉ sử dụng một số loại vợt cao su là chính. Sau này, mặt vợt mousse ra đời và nhất là khi xuất hiện mặt vợt phản xoáy thì kỹ - chiến thuật bóng bàn đã được phức tạp hóa lên gấp bội. Các nhà vô địch có nhiều huy chương và danh hiệu nhất Việt Nam đều sử dụng các loại vợt mousse trơn. Đa số họ cho rằng, điều cơ bản là cách sử dụng vợt, là lối chơi chứ không phải là chất liệu của chiếc vợt.

(Tapchithethao.vn) 15/1/2013
 

kirara

Moderator
Đọc đi đọc lại không hiểu ý nghĩa của bài này lắm, định nói tới cái gì nhỉ? Đề cao mặt mút à?
- Các nhà vô địch có nhiều huy chương và danh hiệu nhất Việt Nam đều sử dụng các loại vợt mousse trơn. Đa số họ cho rằng, điều cơ bản là cách sử dụng vợt, là lối chơi chứ không phải là chất liệu của chiếc vợt
. Cái này chỉ đúng ở Việt Nam thôi, vì theo mình nghĩ Việt Nam chưa có vận động viên nào được tập luyện gai cơ bản từ bé, không có thầy, lớp chuẩn, nên không có nhiều người được thành công.
- Đánh Mặt láng hay gai góc không quan trọng, quan trọng là bạn nắm được kỹ thuật của mặt vợt mình đang dùng và đương nhiên cũng phải nắm được kỹ thuật của những loại mặt vợt mà đối thủ sẽ dùng.
 

long thủ

Đại Tá
Đúng thế, quan trọng là phát huy được vũ khí mình đang dùng, chứ đổi vũ khí liên tục, theo em là những người không nắm được kỹ thuật bóng bàn
 

Nhân Dân

Binh Nhì
Sau này, mặt vợt mousse ra đời và nhất là khi xuất hiện mặt vợt phản xoáy thì kỹ - chiến thuật bóng bàn đã được phức tạp hóa lên gấp bội. Các nhà vô địch có nhiều huy chương và danh hiệu nhất Việt Nam đều sử dụng các loại vợt mousse trơn. Đa số họ cho rằng, điều cơ bản là cách sử dụng vợt, là lối chơi chứ không phải là chất liệu của chiếc vợt.

(Tapchithethao.vn) 15/1/2013
Kỹ chiến thuật được phức tạp hóa lên gấp bội từ khi mặt mousse và mặt phản xoáy ra đời đã chứng minh sự phát triển của bộ môn bb gắn liền với khoa học kỹ thuật. Vợt là phương tiện cho VDV nên cần nghiên cứu để chọn cho được vũ khí phù hợp cho lối chơi của minh, và cho cả quá trình tập luyện nâng cao kỹ thuật đòi hỏi vũ khí phù hợp. Chính vì thiếu kiến thức về vũ khí nên bb VN đã dậm chân tại chỗ như hiện nay. Cho dù các nhà vô địch VN đã phát biểu vợt nào cũng do tập luyện sẽ quen như vậy, nhưng nếu đưa TTA hay Nguyễn Ngọc Phan chơi cây Sardius, họ sẽ kết luận cây này chơi không hay. Rõ ràng là phải tập luyện để có thành tích, nhưng vũ khí thích hợp là điều kiện cần, còn tập luyện là điều kiện đủ. Thiếu cái điều kiện cần, thành tích sẽ bị hạn chế rất nhiều vì bb ngày nay không chỉ là phản xạ.
 

leanhducsieucap

Trung Sỹ
cho em xin được bày tỏ ý kiến cá nhân ạ....theo em thì ....cần chọn cho mình 1 côt vợt phù hợp nhất vs lối đánh của mình ....và làm quen với nó càng lâu càng tốt..chứ không phải là chọn vợt mắc nhất ..... và cái quan trọng nhất vẫn là kĩ thuật , bản lĩnh và kinh nghiệm trên bàn bóng ....vũ khí chỉ chiếm 20-30% công lực thôi ạ ..... đây là ý kiến của em nên nếu hk đúng xin các bác bỏ qua ^^
 

Bình luận từ Facebook

Top