Đề toán khó cho đầu năm mới ?

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Đề bài:
Gỉa sử, tất cả các điều kiện khác (lực, mức xoáy, mặt vợt, mặt bàn, người đánh, người đỡ ...) giống nhau.
Đơn giản hóa vấn đề, coi va chạm giữa vợt và bóng là va chạm cứng (va chạm mềm sẽ rất phức tạp, nhưng nguyên lí là tổng hợp từ nhiều va chạm cứng)

Nếu bóng đánh tới là xoáy xuống hay xoáy lên thì cú giật trả lại sẽ có:

1. Xoáy mạnh hơn
2. Lực mạnh hơn

Kính mời anh em giải hộ ? Chú ý có giải thích để em còn học hỏi.
 

Trainee

Đại Tá
Hì còn tùy quả giật trả lại là giật xung hay chỉ đơn giản là giật an toàn trả xoáy nữa chứ anh.
Bài của anh có vẻ cần làm rõ thêm dữ liệu. Với cái anh nói va chạm cứng nghĩa là không bị mất năng lượng do va chạm nhỉ? Em hỏi vậy để một số người tránh nhầm lẫn với mặt vợt không lún với mặt vợt có nén bật ở Sponge, điều này rất quan trọng và khác biệt rất lớn ở mặt Nhật, Tàu, ...
Nay đi lang thang du xuân, thôi thỉnh thoảng vào đọc ké, chọc ngoáy tý thui. Vụ này có lần em cũng có xí xớn tý và xem bác @bachikho viết ít nhiều ở topic khác.
Bác muốn mở topic ở đây cho xôm cũng được, nhưng e rằng bborg trình chém gió ko đủ nghiêm túc để bàn được về một cú giật mạnh đâu! Mod bên này chán lắm, không định hướng nổi!
 

PingPong9x

Đại Tá
Còn tùy vào là loại cốt vợt gì: thuần gỗ hay carbon; mặt vợt gì: gai công gai thủ, mút tàu mút nhật; kĩ thuật giật như thế nào: giật xung giật bạt hay giật moi. Nói tóm lại bóng bàn thiên biến vạn hóa, không có cái chi là nhất cả. Đầu năm bác @Trạng .... CÁ làm khó anh em nhé :D
 

thelanqb

Moderator
Mạn phép được trả lời bạn.
Khi bóng sang bàn mình và muốn đánh trả thì yêu cầu lực xoáy của mình tạo ra phải hơn lực xoáy của bóng khi sang bàn mình. tức là mạnh hơn.
Nhưng chỉ sét ở 1 góc độ là hướng đi của vợt giống nhau nhé, nếu hướng đi khác nhau thì tất cả còn phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người, có thể họ sẻ đánh theo quả xuyên tâm hoặc đánh ma sát mỏng.
,v.v.v
Bạn đưa ra câu hỏi như câu hỏi trong bài toán cấp 1:
trên cành có 5 con chim, the hunter bắn chết 1 con, hỏi trên cành cây còn mấy con ????
:D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mạn phép được trả lời bạn.
Khi bóng sang bàn mình và muốn đánh trả thì yêu cầu lực xoáy của mình tạo ra phải hơn lực xoáy của bóng khi sang bàn mình. tức là mạnh hơn.
Nhưng chỉ sét ở 1 góc độ là hướng đi của vợt giống nhau nhé, nếu hướng đi khác nhau thì tất cả còn phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người, có thể họ sẻ đánh theo quả xuyên tâm hoặc đánh ma sát mỏng.
,v.v.v
Bạn đưa ra câu hỏi như câu hỏi trong bài toán cấp 1:
trên cành có 5 con chim, the hunter bắn chết 1 con, hỏi trên cành cây còn mấy con ????
:D
Bác nói thế gần đúng, nhưng chưa đúng hoàn toàn, có trường hợp cần mạnh hơn, có trường hợp không cần, mà gần như không cần tác động lực gì cả nếu lực họ đủ mạnh, như trường hợp chắn bóng, đó cũng được coi là giật ạ, với lực hướng lên bằng 0 thôi, vì sao thì em sẽ giải thích khi mọi người có một cách giải đáp đúng hướng hơn.
Chỉ cần có một sự giải thích đúng hướng, em sẽ trình bày toàn bộ nguyên lí của giật về cơ bản, để mọi người thấy rằng bóng càng nặng càng dễ đánh, bất kể lên xuống, nhưng càng nhẹ càng khó giật, bất kể lên xuống, hoàn toàn ngược với bạt ạ:D
phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người, cái này em đã nói từ giả thuyết rồi ạ, ceteris paribus / giả sử mọi thứ đều giống nhau một cách hoàn hảo;)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
:p
Vãi đầu mà bác đưa ra bài toán không có lời giải đúng là làm khó ae quá
Có lời giải bác ơi, em không dám khẳng định là như các tiên đề toán học, hay đúng như định luật Eclit, trên toàn vũ trụ như thuyết tương đối của Anhxtan, nhưng về phương diện vật lí sơ cấp mà nói thì đúng 99,99% ạ
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Còn tùy vào là loại cốt vợt gì: thuần gỗ hay carbon; mặt vợt gì: gai công gai thủ, mút tàu mút nhật; kĩ thuật giật như thế nào: giật xung giật bạt hay giật moi. Nói tóm lại bóng bàn thiên biến vạn hóa, không có cái chi là nhất cả. Đầu năm bác @Trạng .... CÁ làm khó anh em nhé :D
nếu bác học kinh tế, có một thuật ngữ em đã ghi bằng tiếng Việt ở đầu bài rồi mà
CETERIS PARIBUS = Gỉa sử, tất cả các điều kiện khác (lực, mức xoáy, mặt vợt, mặt bàn, người đánh, người đỡ ...) giống nhau:p
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Hì còn tùy quả giật trả lại là giật xung hay chỉ đơn giản là giật an toàn trả xoáy nữa chứ anh.
Bài của anh có vẻ cần làm rõ thêm dữ liệu. Với cái anh nói va chạm cứng nghĩa là không bị mất năng lượng do va chạm nhỉ? Em hỏi vậy để một số người tránh nhầm lẫn với mặt vợt không lún với mặt vợt có nén bật ở Sponge, điều này rất quan trọng và khác biệt rất lớn ở mặt Nhật, Tàu, ...
Nay đi lang thang du xuân, thôi thỉnh thoảng vào đọc ké, chọc ngoáy tý thui. Vụ này có lần em cũng có xí xớn tý và xem bác @bachikho viết ít nhiều ở topic khác.
Bác muốn mở topic ở đây cho xôm cũng được, nhưng e rằng bborg trình chém gió ko đủ nghiêm túc để bàn được về một cú giật mạnh đâu! Mod bên này chán lắm, không định hướng nổi!
Chú cứ ti toe nói đúng, mod lại cho chú ngồi thủ dâm không cầm bàn phìm cả năm bây giờ.
Em thay mặt @Trainee xin lỗi các anh MOD, MIN, chỉ là anh em hay ngó ngoáy tí thôi ạ, còn .... biết đâu nó chửa:eek:
 

wh_qn87

Đại Tá
Còn tùy vào điểm tiếp xúc bóng thân bóng hay đỉnh bóng, lực phát bóng của người giật, độ ma sát giữa mặt vợt và bóng nhiều hay ít, có tí cổ tay nào không hay toàn cánh tay, vợt loại gì có carbon ko, mặt vợt nảy và bám nhiều hay ít... Riêng với bản thân mình chọn lối giật an toàn, đỉnh bóng, mat sát nhiều, vợt siêu này (amultar + targret) bóng cầu vồng thì câu trả lời là bóng sẽ nhiều xoáy.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Còn tùy vào điểm tiếp xúc bóng thân bóng hay đỉnh bóng, lực phát bóng của người giật, độ ma sát giữa mặt vợt và bóng nhiều hay ít, có tí cổ tay nào không hay toàn cánh tay, vợt loại gì có carbon ko, mặt vợt nảy và bám nhiều hay ít... Riêng với bản thân mình chọn lối giật an toàn, đỉnh bóng, mat sát nhiều, vợt siêu này (amultar + targret) bóng cầu vồng thì câu trả lời là bóng sẽ nhiều xoáy.
Các bác lại cứ nhắc đi nhắc lại các yếu tố khác, em đang giả định là
Ceteris paribus = all other things being equal or held constant = tất cả các điều kiện khác không đổi

.
.
.
.


 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Còn tùy vào điểm tiếp xúc bóng thân bóng hay đỉnh bóng, lực phát bóng của người giật, độ ma sát giữa mặt vợt và bóng nhiều hay ít, có tí cổ tay nào không hay toàn cánh tay, vợt loại gì có carbon ko, mặt vợt nảy và bám nhiều hay ít... Riêng với bản thân mình chọn lối giật an toàn, đỉnh bóng, mat sát nhiều, vợt siêu này (amultar + targret) bóng cầu vồng thì câu trả lời là bóng sẽ nhiều xoáy.
Câu trả lời cuối của bác là đáp án đúng nhất, mà em sẽ nói sau này, nhưng VÌ SAO ? mới hay ạ !
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Cho em ba hoa tí nhé.
Như Wiki đã dẫn lời Archimedes:
Hãy cho tôi một điểm tựa, và tôi sẽ nhấc bổng cả Trái Đất
Thì em xin nói:
Hãy cho tôi một khoảnh khắc, và tôi sẽ giật bổng các cú xoáy nặng nhất.
 

wh_qn87

Đại Tá
Câu trả lời cuối của bác là đáp án đúng nhất, mà em sẽ nói sau này, nhưng VÌ SAO ? mới hay ạ !
mình cũng hay phân tích các kiểu bóng khi đưa ra phương án trả bóng của đối phương. thường thì khi giật bóng sẽ nhận được ma sát nhiều, lực của người trả giao bóng sẽ thắng lực của người đưa bóng sang thế nên bóng sẽ xoáy hơn bóng ban đầu. chính vì thế thường quả đối giật ông nào chậm lại chút sẽ đánh dễ hơn các ông băm bổ. ko biết câu trả lời của mình có đúng ý của bạn ko
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
mình cũng hay phân tích các kiểu bóng khi đưa ra phương án trả bóng của đối phương. thường thì khi giật bóng sẽ nhận được ma sát nhiều, lực của người trả giao bóng sẽ thắng lực của người đưa bóng sang thế nên bóng sẽ xoáy hơn bóng ban đầu. chính vì thế thường quả đối giật ông nào chậm lại chút sẽ đánh dễ hơn các ông băm bổ. ko biết câu trả lời của mình có đúng ý của bạn ko
Để mọi người có hướng phân tích em xin gợi ý thế này:

Với mặt anti, mặt gỗ, mặt gai, khi ta đánh xoáy xuống, họ đỡ sang sẽ là xoáy lên, đỡ nhé chứ không phải làm thêm gì với bóng.

Nói vấn đề sâu hơn nhưng đơn giản hơn chút nữa, từ hiện tượng này suy ra, và em nghĩ ít ai nghĩ đến dù ai cũng biết:

XOÁY XUỐNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG LÀ XOÁY LÊN CỦA TA
XOÁY LÊN CỦA ĐỐI PHƯƠNG LÀ XOÁY XUỐNG CỦA TA

Đến đây em nghĩ mọi người đã sáng tỏ một phần nguyên lí rồi ạ
 

Bkhoa_Sport

Thiếu Uý
Đề bài:
Gỉa sử, tất cả các điều kiện khác (lực, mức xoáy, mặt vợt, mặt bàn, người đánh, người đỡ ...) giống nhau.
Đơn giản hóa vấn đề, coi va chạm giữa vợt và bóng là va chạm cứng (va chạm mềm sẽ rất phức tạp, nhưng nguyên lí là tổng hợp từ nhiều va chạm cứng)
Nếu bóng đánh tới là xoáy xuống hay xoáy lên thì cú giật trả lại sẽ có:
1. Xoáy mạnh hơn
2. Lực mạnh hơn
Kính mời anh em giải hộ ? Chú ý có giải thích để em còn học hỏi.
Em nghĩ, về va chạm cứng hình như đã có đâu đó nói về làm sao để có cú giật mạnh. Trong đó phân tích về lực và phản lực rất trực quan đơn giản hóa dễ hình dung.

Tuy nhiên, em vẫn thấy có cái gì đó chưa biết nói cx là thế nào... đại loại là để có cú đánh mạnh hoặc xoáy thi việc áp dụng nguyên lý va chạm cứng không phải là nhiều. Hình như phần lớn các cú đánh sử dụng lực trong bb nó giống như nguyên lý của một máy tạo gia tốc, hay đơn giản dễ hình dung nhất là giống như môn "NÉM CÒN" trong dân gian. Lúc này toàn bộ cơ thể từ chân, hông, lườn, vai, khuỷu, cổ tay kết hợp với độ rung của cốt và độ mềm của mặt vợt tạo thành một máy gia tốc (ứng biến đối với đường bóng tới khác nhau) để tạo ra một đường bóng mạnh hoặc xoáy. Cú đánh thường có thời gian lưu bóng - lực tác động liên tục, phương tác dụng của lực cũng ít nhiều thay đổi trong thời gian lưu bóng.

Theo em va chạm cứng đơn thuần thi ứng dụng hiệu quả và rõ nhất là cú phang đập thẳng từ ngoài vào bóng khi nó ngon ăn ở trên cao. Còn lại các cú đánh tăng lực khác đều là các cú quăng bóng theo cơ chế máy gia tốc (tất nhiên khởi đầu ứng với bóng xoáy lên hoặc xoáy xuống nó có sự tiếp bóng có khác nhau).
Em nói theo cảm nhận, mong các bác đừng đập cứng, nếu có gì thì cùng lắm chỉ quất mạnh thôi nhé.
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Em nghĩ, về va chạm cứng hình như đã có đâu đó nói về làm sao để có cú giật mạnh. Trong đó phân tích về lực và phản lực rất trực quan đơn giản hóa dễ hình dung.

Tuy nhiên, em vẫn thấy có cái gì đó chưa biết nói cx là thế nào... đại loại là để có cú đánh mạnh hoặc xoáy thi việc áp dụng nguyên lý va chạm cứng không phải là nhiều. Hình như phần lớn các cú đánh sử dụng lực trong bb nó giống như nguyên lý của một máy tạo gia tốc, hay đơn giản dễ hình dung nhất là giống như môn "NÉM CÒN" trong dân gian. Lúc này toàn bộ cơ thể từ chân, hông, lườn, vai, khuỷu, cổ tay kết hợp với độ rung của cốt và độ mềm của mặt vợt tạo thành một máy gia tốc (ứng biến đối với đường bóng tới khác nhau) để tạo ra một đường bóng mạnh hoặc xoáy. Cú đánh thường có thời gian lưu bóng - lực tác động liên tục, phương tác dụng của lực cũng ít nhiều thay đổi trong thời gian lưu bóng.

Theo em va chạm cứng ứng dụng hiệu quả và rõ nhất là cú phang đập thẳng từ ngoài vào bóng khi nó ngon ăn ở trên cao. Còn lại các cú đánh tăng lực khác đều là các cú quăng bóng theo cơ chế máy gia tốc (tất nhiên khởi đầu ứng với bóng xoáy lên hoặc xoáy xuống nó có sự tiếp bóng có khác nhau).
Em nói theo cảm nhận, mong các bác đừng đập cứng, nếu có gì thì cùng lắm chỉ quất mạnh thôi nhé.
Các bác lại cứ nhắc đi nhắc lại các yếu tố khác, em đang giả định là
Ceteris paribus
= all other things being equal or held constant
= tất cả các điều kiện khác không đổi
Để mọi người có hướng phân tích em xin gợi ý thế này:

Với mặt anti, mặt gỗ, mặt gai, khi ta đánh xoáy xuống, họ đỡ sang sẽ là xoáy lên, đỡ nhé chứ không phải làm thêm gì với bóng.

Nói vấn đề sâu hơn nhưng đơn giản hơn chút nữa, từ hiện tượng này suy ra, và em nghĩ ít ai nghĩ đến dù ai cũng biết:

XOÁY XUỐNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG LÀ XOÁY LÊN CỦA TA
XOÁY LÊN CỦA ĐỐI PHƯƠNG LÀ XOÁY XUỐNG CỦA TA

Đến đây em nghĩ mọi người đã sáng tỏ một phần nguyên lí rồi ạ

Mọi người tập trung vào phần tiếp xúc giữa bóng và vợt, chứ không phải điều khiển cái vợt thế nào.
Một trong những sai lầm của chúng ta, những ace yêu bóng bàn amateur, bóng phủi, như em, là chỉ tập trung vào phần ngọn chứ không bao giờ từ gốc.
Thực ra, các vận hành của toàn bộ cơ thể, cảm giác, mắt nhìn, chân tay chỉ để làm cho VỢT nó tiếp xúc với BÓNG tốt nhất, vì vậy
VỢT VỚI BÓNG TIẾP XÚC TỐT NHẤT LÀ THẾ NÀO chính là phần gốc.
CHÚNG TA LÀM GÌ ĐỂ VỢT VÀ BÓNG TIẾP XÚC TỐT NHẤT chính là phần ngọn.

Nếu chúng ta làm rất đẹp, chạy rất nhanh, nhưng chỉ có 1 điểm tiếp xúc, 1 khoảnh khắc tiếp xúc, một lực tiếp xúc tốt nhất, mà đều bị bỏ qua thì mọi thứ chúng ta chạy, nhảy, di chuyển, lăng vợt, ... đều là vô nghĩa, vì đều về nhì.

Mọi người chú ý ạ, em muốn nói đến VỢT TIẾP XÚC VỚI BÓNG ạ.
 

hoangthinh

Đại Uý
Báo cáo các bác e thì trình gà thôi nhưng xin được có ý kiến thế này ,bac trang..ca đầu năm mới đã ra một đề toán khó vậy rồi ,bác ấy biết rồi lại cứ hỏi, người k biết lại cứ trả lời, e cũng nằm trong số k biết đó. Thứ nhất về quả xoáy xuống nặng, đường bóng đi chậm va có chiều xoáy hướng từ dưới lên trên cuận lại về sau, nếu ta quan sát ở phía ngang ( mặt cắt dọc , song song với đường bóng di chuyển ),ta nhìn kĩ thì đường bóng nó giống như một ngọn sóng, muốn đánh quả này an toàn ta giật hướng lên phía trên nhiều hơn, điểm tiếp xúc vào bóng ở điểm 3 hoặc 4 giờ lúc này ta mượn chiều xoáy( giật thuận theo chiều xoáy,tiếp thêm xoáy) của bóng ,giật nhẹ ma sát bóng vẫn sang bàn. Nếu ta chạm điểm 1 hoặc 12 giờ bóng sẽ bị trúc vào lưới ngay do k đủ lực để nâng bóng lên.trường hợp là bóng xoay lên thì chiều xoáy ngược lại với bóng xoáy xuống ,bóng chồm về phía trước theo chiều từ trên xuống dưới. Trường hợp này nếu ta đánh giống như quả trên ,mạnh bóng sẽ bay ra ngoài bàn ,nhẹ sẽ tụt lưới ngay,điểm tiếp xúc vào bóng lúc này ở điểm 1 hoặc 12 g thì bóng mới vào bàn. Trường hợp này là ta đánh ngược xoáy hay triệt xoáy. K biết m viết vậy có trúng với ý của chủ thớt k ? Năm moi xin chúc tất cả ace làng bb nói chung co sức khoẻ dồi dào, gđ thật hp ,chơi bóng ngày một thăng tiến. Có gì k đúng mong năm mới mọi người chém nhẹ tay nhé:)
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top