XIN GIỚI THIỆU 1 SỐ NÉT VỀ PHÚ YÊN - QUÊ EM Ạ

Nghé Ọ

Thượng Tá
Bánh Tro Phú Yên
Bánh tro, một loại bánh được làm bằng gạo nếp phổ biến ở 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên. Và trong tất cả các buổi lễ, giỗ chạp, cưới xin thì lại càng không thể không có món bánh tro để đãi khách. Chỉ nhìn vào dĩa bánh tro thôi thì khách đã có thể đánh giá được sự chịu thương, chịu khó, sự đảm đang, khéo tay của người phụ nữ chủ gia đình. Vì để làm được một chiếc bánh tro không phải là một điều đơn giản.

Khác với cách làm bánh tro của Bình Định là có pha thêm bột lọc, đôi khi lại có thêm nhưn đậu xanh, cách gói giống như gói bánh ít hay bánh ú. Bánh tro Phú Yên chỉ làm thuần bằng gạo nếp, và gói chiếc bánh theo hình ống. Muốn có một cái bánh tro ngon, trước tiên là phải lựa gạo nếp ngon, rặt, không bị lộn gạo. Sau đó đem ngâm với nước vôi ( gạn lấy nước trong) để một đêm, vớt ra vút gạo nếp lại cho sạch rồi ngâm tiếp với nước tro ( dùng tro củi, chứ không dùng tro than) thêm một đêm nửa, vớt ra rửa lại gạo cho sạch, để ráo, dùng lá cau, hay lá dừa (ngày nay do lá cau hơi bị hiếm nên người ta thường gói bánh bằng lá chuối), để gói thành cây bánh to hơn ngón tay cái, dài chừng 30cm rồi đem nấu.



Và để chiếc bánh có được màu nâu đỏ, khi xếp bánh vào nồi, người ta thường xếp cứ một lớp bánh, một lớp măng khô và nấu trong chừng 4 tiếng đồng hồ là được. Một chiếc bánh tro đạt yêu cầu là khi cắt lát bánh ra, thì bánh phải dẻo và mịn. Bánh tro, chỉ nội cái tên của nó thôi cũng đủ để thấy đó là một món ăn của người quê chân chất. Và có thể nói không ngoa rằng đó là một món bánh thuần Việt 100%. Không hề có bất kỳ yếu tố ngoại lai nào lẫn vào trong chiếc bánh tro dân dã của vùng Phú yên- Bình Định. Nhìn những lát bánh tro có màu nâu đỏ trông thật bắt mắt được xếp chung quanh dĩa, kèm một ít đường cát trắng.



Cầm miếng bánh tro, chấm một ít đường, đưa vào miệng nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ cảm thấy cái vị bùi bùi, dẽo thơm của gạo nếp, cái nhân nhẩn của măng, vị ngọt của đường hòa lẫn vào nhau khiến cho bạn có cảm giác như có cái mùi hương thoang thoảng của cả một cánh đồng lúa chín ngạt ngào ùa về trong vị giác của bạn…Tuy nhiên theo những bậc cao niên thì bánh tro phải ăn kèm với đường mật mía thì mới đúng kiểu của nó. Như đã nói ở trên, chiếc bánh tro không thể nào vắng mặt trong tất cả các buổi tiệc cưới xin, giổ chạp của người dân Phú Yên, vì chính ở đó, những người phụ nữ thôn quên chân chất, quanh năm bám với ruộng đồng mới có thể thể hiện được sự khéo tay, đảm đang của mình qua từng lát bánh. Mời bạn, nếu có về thăm vùng đất Phú Yên, nhớ tìm cho được một cái bánh tro để có thể thấy được tình quê trong món bánh thuần Việt, dân dã của người quê Phú Yên.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Lá Dít

Lên các xã miền núi của huyện Tuy An, Sơn Hòa, ta lại được thưởng thức món canh chua lá dít độc đáo, chỉ có ở Phú Yên. Lá dít nấu canh chua hợp với nhiều loại hải sản hoặc các loại chim rừng nhưng nấu với thịt gà tươi sống thì mới thiệt xứng danh là đặc sản. Sướng nhất là khi ăn món này kèm một chén muối ớt rừng giã nhỏ và nhấp chút rượu nồng. Khi đó mùi thơm, vị chua của lá dít hòa cùng vị ngọt thơm của thịt gà cộng với vị cay của ớt trên đầu lưỡi, vừa ăn vừa hít hà... ngon tuyệt!


Thời chiến tranh, những người hoạt động cách mạng sống trên vùng núi phía tây Phú Yên ăn món canh chua lá dít gần như quanh năm nhưng vẫn thấy hợp khẩu vị, chẳng ai kêu chán. Ngày nay, canh chua lá dít thịt gà là món đãi khách đặc biệt chỉ có ở Phú Yên. Nhiều người về thăm quê, công tác hoặc đi du lịch đến các xã miền núi Phú Yên đều coi đây là món khoái khẩu không thể thiếu trong bữa ăn. Lúc ra về, mỗi người mang về một ít lá dít để khoe với vợ con, nhưng chắc chắn là không ngon bằng nấu ăn tại chỗ. Có lẽ nguồn nước, mảnh đất và khí hậu nơi đây là nhiều yếu tố tạo nên vị ngon của nồi canh chua xứ nẫu.

Ở xã An Định, huyện Tuy An có một món bình dân mà ngon lạ; đó là xôi bồ câu ra ràng (bồ câu con vừa đủ lông nhưng chưa bay được). Bồ câu ra ràng được chế biến thành nhiều món độc đáo như hầm thuốc bắc, chưng cách thủy, nấu cháo đậu xanh và xáo xôi. Chỉ là gạo nếp bình thường của nhà nông nhưng khi xáo với thịt bồ câu ra ràng ta sẽ có một nồi xôi thơm lừng vị riêng. Xôi bồ câu ra ràng được xem là một trong những món thơm ngon, bổ khỏe, dùng để đãi khách quý và bồi dưỡng cho người già hoặc người bệnh đang hồi sức.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Ốc đực


Ăn ốc phải đủ bộ mới hấp dẫn, đó là lời tuyên bố dõng dạc chủ nhà. Thế là chúng tôi kéo nhau ra một quán bè bềnh bồng trên mặt đầm để cùng nhau “đánh trận”.

Ngoài những loại đặc sản như ốc nhảy, ốc giấm, ốc hương… còn có những loại ốc mới nghe tới tên gọi đã cảm thấy kỳ kỳ nhưng không kém phần hấp dẫn, buộc chúng tôi phải nhịn cười khám phá. Đó là những tên như ốc lông, ốc bướm và ốc đực. Có lẽ vì dựa vào hình thù con ốc mà ngư dân nơi đây đã gọi tên như vậy. Trong ba loại ốc “tiếu lâm” trên, đa phần bọn nữ nhi chúng tôi hôm đó chọn loại ốc đực, một loại ốc được nhiều người ưa chuộng.

Ốc đực có thân hình như con ốc quắn, chỉ có điều vỏ không phải màu đen, màu nâu xám mà lại là màu trắng vàng có xen những nét hoa văn trông rất sạch sẽ bắt mắt. Mỗi con ốc to bằng ngón tay cái người lớn, hình bầu, một đầu tóm nhọn và phần miệng cuốn tròn quắn lại, mép miệng có khứa răng cưa. Khác với nhiều loại ốc, thịt ốc đực nhiều, có màu vàng mỡ gà, dai ngót. Và dù mang tên “nam tính” nhưng vốn loài, thịt ốc đực có tính hàn nên làm món gì thì làm, nhất quyết ốc đực hạp với củ gừng, lá sả, ít trái ớt và chén nước chấm đặc keo có muối ớt giã nhuyễn pha với ít sữa bò và nước chanh.

Những “anh” ốc đực bị hấp nằm ngửa nghiêng trên đĩa trông rất hấp dẫn, tỏa mùi hơm lựng như mời gọi. Chỉ nghe thấy mùi thơm, đứa nào chưa ăn được cũng nôn nao cái dạ dày, không tỏ ra bẽn lẽn rụt rè mà mạnh dạn “đánh” tới nơi. Ăn ốc đực hấp không cần phải đập vỏ mà chỉ lấy que nhọn khêu ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên có “anh” vì “mắc cỡ” hay vì gì không biết mà thụt đầu đâu mất.

Lấy mãi không được, tức mình cô bạn lại nhẹ giọng mỹ nhân: Anh đực ơi, sao anh nằm chỗ nào mà em tìm mãi không thấy. Cô bạn ngồi đối diện nói với sang: Do mày nóng tay quá đấy, đưa tao gọi thì “anh” đực sẽ ra liền… Những câu chuyện phiếm có liên quan đến “đề tài” như thế được các cô nàng thi nhau tha hồ đưa ra “tám” rồi cả bọn lăn ra cười vỡ bụng. Vừa ăn vừa xuýt xoa hít hà khen ngon, khen ngọt.

Vì cho rằng hôm nay mình trúng mánh bữa ốc ngon nên sau ăn có đứa đòi mua mấy ký lô về tặng chị bạn cùng cơ quan; có người trêu tôi chưa có “bến đậu” mà gặp ăn nhiều “đực” sẽ bị mất duyên; có người lo gần chiều bỏ cơm má hỏi không biết trả lời thế nào; có đứa lại tỏ ra lo xa vì sợ sau bữa ốc đực ngon lành này, chắc tụi mình phải “xa chồng” cả tháng. Bao nhiêu câu chuyện xen những trận cười nắc nẻ giòn tan vang lên làm cho những gia đình ngồi bàn kề bên cũng không thể không cầm lòng cười theo. Cứ thế, niềm vui theo ‘anh” ốc đực làm một ngày nghỉ trôi qua vui vẻ, nhẹ nhàng.
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Làm webGIS cho du lịch Phú Yên
Công nghệ thông tin có tác động tích cực, thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có du lịch. Tận dụng lợi thế này, Hiệp hội Du lịch Phú Yên đang xây dựng một webGIS thông minh phục vụ quảng bá và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.



QUẢNG BÁ DU LỊCH BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Quảng bá và thu hút du khách đến với những địa danh nổi tiếng, món ăn đậm đà bản sắc địa phương… cùng các dịch vụ đi kèm là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch. Điều này đòi hỏi phải thu nhập thông tin, lưu trữ, phổ biến nhiều dòng thông tin có liên quan, phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Trong đó nhất thiết phải giới thiệu được vị trí địa lý các địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, làng nghề, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng, bến tàu, xe, nhà ga, sân bay… Ngoài ra còn có các thông tin liên quan như: thời tiết, tỉ giá hối đoái, chương trình truyền hình…

Theo ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phú Yên, những năm gần đây, số lượng khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến Phú Yên tăng đáng kể. Phú Yên cũng đã và đang tích cực quảng bá du lịch thông qua một số trang web chuyên về du lịch như: phuyentourism.gov.vn, dulichphuyen.info, phuyentour.com… Các trang web này bước đầu cung cấp những thông tin cần thiết về du lịch Phú Yên như hình ảnh danh thắng, video clip giới thiệu các lễ hội truyền thống, bản đồ du lịch dạng file ảnh… Tuy nhiên, các trang web này không có bản đồ số dạng webGIS, bản đồ chỉ dẫn đường đi, tìm địa chỉ hay tích hợp trên trang web độc lập. Bài viết giới thiệu các địa điểm du lịch trên những trang web này cũng còn sơ lược, chưa có các đánh giá, khuyến cáo cần thiết, chưa thực sự hấp dẫn du khách.... Đây là một trong những điểm hạn chế và cũng là cơ sở để Hiệp hội Du lịch Phú Yên đề xuất thực hiện đề tài “Xây dựng webGIS thông minh phục vụ quảng bá và đã phát triển du lịch tỉnh Phú Yên” và đã được Hội đồng KH-CN tỉnh xét duyệt thực hiện trong năm 2015.

HƯỚNG TỚI HIỆU QUẢ

Để thực hiện đề tài khoa học “Xây dựng webGIS thông minh phục vụ quảng bá và phát triển du lịch tỉnh Phú Yên”, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã mời các giảng viên Khoa Địa lý - Địa chính (Trường đại học Quy Nhơn) và các chuyên gia du lịch Phú Yên cùng tham gia. Tiến sĩ Ngô Anh Tú, chủ nhiệm đề tài cho biết, mục tiêu tổng thể mà đề tài này hướng tới là ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và webGIS nhằm tạo kênh thông tin du lịch một cách hoàn chỉnh, hấp dẫn, phục vụ quảng bá, quản lý và phát triển du lịch Phú Yên. Trong đó có những mục tiêu cụ thể hướng tới hiệu quả thực tế như: Khảo sát một cách đầy đủ và hệ thống nguồn tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển; thu nhận tọa độ, khoảng cách địa lý các điểm du lịch, tài nguyên để số hóa. Tạo mới các bài viết giới thiệu, đánh giá, quảng bá tài nguyên du lịch, đồng thời khuyến cáo du khách và các nhà cung cấp dịch vụ khả năng khai thác, sử dụng. Xây dựng trang thông tin trực tuyến về du lịch với giao diện trực quan, thân thiện, dễ sử dụng, nâng cấp…

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Xuân, Phó trưởng Khoa Địa lý - Địa chính (Trường đại học Quy Nhơn), thư ký đề tài cho biết thêm, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các địa điểm du lịch và các dịch vụ đi kèm ở Phú Yên. Chính vì vậy, cách tiếp cận đề tài đi từ những vấn đề cụ thể, qua phân tích tổng hợp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Từ đó tập hợp các thông tin liên quan đến du lịch, xây dựng bản đồ du lịch số và các kênh thông tin về du lịch của tỉnh đưa lên mạng internet thông qua công nghệ webGIS. Về bản chất, việc xây dựng webGIS thông minh để quảng bá du lịch là xác định các yếu tố liên quan đến địa danh, danh lam thắng cảnh; địa điểm các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng; hệ thống ngân hàng, điểm dừng xe, bến tàu, nhà ga, sân bay; thông tin khí hậu, thời tiết; các bài viết chuyên khảo về du lịch, các chính sách phát triển du lịch địa phương… Tất cả những thông tin này được tập hợp bằng phương pháp khoa học hiện đại như đại tin học, lập trình mạng, lập trình mã nguồn mở kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tế giúp người sử dụng nhanh chóng tìm kiếm thông tin, xác định tọa độ khi muốn tham quan du lịch.

Một trong những yêu cầu mà Hiệp hội du lịch Phú Yên đặt ra cho sản phẩm webGIS du lịch này là phải tích hợp được thông tin đầy đủ nhất về du lịch Phú Yên; công cụ tìm kiếm dễ dàng cho người sử dụng, ứng dụng được trên điện thoại di động và một số thiết bị khác; đồng thời có thể phản hồi, đánh giá, bình luận (comment) về những trải nghiệm du lịch, góp ý cho nhà cung cấp dịch vụ, nhà quản lý du lịch. Phú Yên đang đẩy mạnh quảng bá du lịch, từng bước thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng webGIS cho du lịch Phú Yên là rất cần thiết. Vấn đề còn lại là những người thực hiện nó cần đầu tư tâm huyết để đạt được những mục tiêu đề ra.
 

o3ma

Đại Tá
Ốc đực


Ăn ốc phải đủ bộ mới hấp dẫn, đó là lời tuyên bố dõng dạc chủ nhà. Thế là chúng tôi kéo nhau ra một quán bè bềnh bồng trên mặt đầm để cùng nhau “đánh trận”.

Ngoài những loại đặc sản như ốc nhảy, ốc giấm, ốc hương… còn có những loại ốc mới nghe tới tên gọi đã cảm thấy kỳ kỳ nhưng không kém phần hấp dẫn, buộc chúng tôi phải nhịn cười khám phá. Đó là những tên như ốc lông, ốc bướm và ốc đực. Có lẽ vì dựa vào hình thù con ốc mà ngư dân nơi đây đã gọi tên như vậy. Trong ba loại ốc “tiếu lâm” trên, đa phần bọn nữ nhi chúng tôi hôm đó chọn loại ốc đực, một loại ốc được nhiều người ưa chuộng.

Ốc đực có thân hình như con ốc quắn, chỉ có điều vỏ không phải màu đen, màu nâu xám mà lại là màu trắng vàng có xen những nét hoa văn trông rất sạch sẽ bắt mắt. Mỗi con ốc to bằng ngón tay cái người lớn, hình bầu, một đầu tóm nhọn và phần miệng cuốn tròn quắn lại, mép miệng có khứa răng cưa. Khác với nhiều loại ốc, thịt ốc đực nhiều, có màu vàng mỡ gà, dai ngót. Và dù mang tên “nam tính” nhưng vốn loài, thịt ốc đực có tính hàn nên làm món gì thì làm, nhất quyết ốc đực hạp với củ gừng, lá sả, ít trái ớt và chén nước chấm đặc keo có muối ớt giã nhuyễn pha với ít sữa bò và nước chanh.

Những “anh” ốc đực bị hấp nằm ngửa nghiêng trên đĩa trông rất hấp dẫn, tỏa mùi hơm lựng như mời gọi. Chỉ nghe thấy mùi thơm, đứa nào chưa ăn được cũng nôn nao cái dạ dày, không tỏ ra bẽn lẽn rụt rè mà mạnh dạn “đánh” tới nơi. Ăn ốc đực hấp không cần phải đập vỏ mà chỉ lấy que nhọn khêu ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên có “anh” vì “mắc cỡ” hay vì gì không biết mà thụt đầu đâu mất.

Lấy mãi không được, tức mình cô bạn lại nhẹ giọng mỹ nhân: Anh đực ơi, sao anh nằm chỗ nào mà em tìm mãi không thấy. Cô bạn ngồi đối diện nói với sang: Do mày nóng tay quá đấy, đưa tao gọi thì “anh” đực sẽ ra liền… Những câu chuyện phiếm có liên quan đến “đề tài” như thế được các cô nàng thi nhau tha hồ đưa ra “tám” rồi cả bọn lăn ra cười vỡ bụng. Vừa ăn vừa xuýt xoa hít hà khen ngon, khen ngọt.

Vì cho rằng hôm nay mình trúng mánh bữa ốc ngon nên sau ăn có đứa đòi mua mấy ký lô về tặng chị bạn cùng cơ quan; có người trêu tôi chưa có “bến đậu” mà gặp ăn nhiều “đực” sẽ bị mất duyên; có người lo gần chiều bỏ cơm má hỏi không biết trả lời thế nào; có đứa lại tỏ ra lo xa vì sợ sau bữa ốc đực ngon lành này, chắc tụi mình phải “xa chồng” cả tháng. Bao nhiêu câu chuyện xen những trận cười nắc nẻ giòn tan vang lên làm cho những gia đình ngồi bàn kề bên cũng không thể không cầm lòng cười theo. Cứ thế, niềm vui theo ‘anh” ốc đực làm một ngày nghỉ trôi qua vui vẻ, nhẹ nhàng.
Oh, a lại thích món ốc cái, ốc bướm. :):):)
 

Nghé Ọ

Thượng Tá
Đang xin ý kiến chỉ đạo từ câp trên để tổ chức cho ae đi nghỉ mát:D
Còn đi theo kiểu gđ thì kinh phí bây giờ chỉ đủ tiền vé đi vé về thôi:p
Vé máy bay giá rẻ chỗ em rẻ lắm, có 400k 1 chuyến từ Tp.HCM đi Phú Yên à
 

club7337

Đại Tá
Bánh canh hẹ

Là món ăn nổi tiếng khắp nơi, mang thương hiệu của người dân Tuy Hòa và được du khách rất ưa thích, đến đây bạn có thể ăn bánh canh hẹ ở một quán ven đường vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Sợi bánh canh làm từ bột gạo, mềm dai và không bở. Chả cá được làm từ các loại cá biển có nhiều ở đây và giã nhuyễn, nặn thành từng miếng, hấp chín rồi chiên vàng. Nét làm nên điều khác biệt trong bát bánh canh của người Phú Yên có lẽ là ở màu xanh mướt cùng vị thơm nồng của hẹ.


Nước dùng đươc ninh từ các loại cá tươi chứ không phải xương ống nên cho vị ngọt tự nhiên rất khác biệt
Còn thiếu món Ghẹ 45kg nữa @Nghé Ọ ơi
 

attack01

Đại Uý
Ngày xưa đi Phú Yên 2 lần, ấn tượng là Phú Yên đẹp và còn hoang sơ, người dân còn hiền hòa, chưa bị thương mại hóa du lịch....thời xưa chỉ có mỗi nhà khách công đoàn là nằm gần biển và đẹp nhất, cafe máy lạnh có mỗi Thuận Thảo.....giờ chắc phát triển nhiều rồi :)
 

Bình luận từ Facebook

Top