Xin cách vệ sinh giày bóng bàn

lion

Đại Tá
Cách sử dụng đúng:
- Bỏ giày vào túi vải hay túi dạng dây kéo sau khi chơi xong
- Để giày khô ráo, thông thoáng sau khi chơi xong, hạn chế phơi ngoài trời nóng, để nơi ẩm ướt
- Xỏ tất khi mang giày, rất nhiều bác không xỏ tất khi mang giày, mồ hôi, bụi bẩn bám thấm vào khiến giày bốc mùi, hôi mốc
- Không xỏ giày sẵn từ nhà rồi leo lên xe đi từ ngoài đường đến club, vừa bẩn giày, vừa bẩn sàn thi đấu của club
- Hạn chế sử dụng trên sàn thi đấu làm bằng xi măng, gạch trát vữa sẽ chóng bẩn và nhanh bị mòn đế, dễ bị chấn thương do vấp phải mạch vữa hay trượt chân vì sàn trơn.
- Một số bác có ô tô hay tiện thể nhét vào cốp xe máy, những vị trí đó thường phát ra nhiệt lượng lớn làm bong tróc các lớp liên kết giả da với vải, giữa thân và đế giày.

Vệ sinh thường xuyên:
- Không cần phải giặt nhiều lần, chỉ cần 2~3 tháng giặt một lần là được, khi giặt không nên ngâm nước lâu dễ bị bong keo dán, khi phơi cũng không nên phơi chỗ nắng gắt khiến keo bị nhả và hại liên kết của các lớp da. Như em thì thường khi thấy giày có hiện tượng bẩn thì dùng khăn ướt, vắt thật khô, sau đó chà lên chỗ bẩn và quanh giầy là lại sạch đẹp, không cần giặt. Nếu xịn thì có thể dùng hoá chất tẩy rửa chuyên dụng với nồng độ thấp kì cọ cho đúng kỹ thuật, tránh dùng hoá chất tẩy rửa mạnh làm hỏng các bộ phận để, da giày, làm biến màu của giày...
- Có không ít người dùng xăng, cồn, hoá chất khác có khả năng tẩy rửa rất mạnh để vệ sinh (hard core) khiến đôi giày bị hỏng rất nhanh dù sau khi vệ sinh xong lúc đó nhìn khá long lanh.
- Sau khi lau xong thì cứ để khô tự nhiên nơi thông thoáng, tầm 10~15 phút là lại có giầy đẹp để đi.

Cách giặt giầy định kỳ:
- Nếu cảm thấy giầy quá bẩn mà cách tự vệ sinh không ổn thì có thể ngâm (nhanh) với một chút nước giặt pha loãng, sau đó dùng bàn chải chà nhanh bên trong, tập trung vào lót, sau đó đánh nhanh phần da và đế bên ngoài, úp xuống phơi ở nơi thoáng mát.
- Nếu xịn hơn thì đi giặt giầy thể thao ở dịch vụ chăm sóc giầy uy tín, chỗ không cẩn thận thì vẫn làm ẩu như thường vì họ chạy theo số lượng mà.
- Xịn hơn thì bác nào mua được máy giặt giầy về, vừa giặt được giầy bóng bàn, vừa giặt được các loại giầy thể thao khác rất tiện lợi. Hiện nay em thấy trên thị trường có bán một số loại máy giặt giầy, và có cả hướng dẫn giặt giầy bằng máy giặt quần áo thông thường nhưng em chưa thử bao giờ, bác nào liều thì làm chuột bạch nhé.

 

hoangday113

Thượng Sỹ
Cồn 90 độ vài lần rồi thay, chen vào đó phơi nắng đc dăm bận; Có lẽ do thời tiết, chứ 10 năm nay, em toàn vậy!
Cái này có lau ở trong k bác hay ở mặt ngoài thui nhỉ :D
Cách sử dụng đúng:
- Bỏ giày vào túi vải hay túi dạng dây kéo sau khi chơi xong
- Để giày khô ráo, thông thoáng sau khi chơi xong, hạn chế phơi ngoài trời nóng, để nơi ẩm ướt
- Xỏ tất khi mang giày, rất nhiều bác không xỏ tất khi mang giày, mồ hôi, bụi bẩn bám thấm vào khiến giày bốc mùi, hôi mốc
- Không xỏ giày sẵn từ nhà rồi leo lên xe đi từ ngoài đường đến club, vừa bẩn giày, vừa bẩn sàn thi đấu của club
- Hạn chế sử dụng trên sàn thi đấu làm bằng xi măng, gạch trát vữa sẽ chóng bẩn và nhanh bị mòn đế, dễ bị chấn thương do vấp phải mạch vữa hay trượt chân vì sàn trơn.
- Một số bác có ô tô hay tiện thể nhét vào cốp xe máy, những vị trí đó thường phát ra nhiệt lượng lớn làm bong tróc các lớp liên kết giả da với vải, giữa thân và đế giày.

Vệ sinh thường xuyên:
- Không cần phải giặt nhiều lần, chỉ cần 2~3 tháng giặt một lần là được, khi giặt không nên ngâm nước lâu dễ bị bong keo dán, khi phơi cũng không nên phơi chỗ nắng gắt khiến keo bị nhả và hại liên kết của các lớp da. Như em thì thường khi thấy giày có hiện tượng bẩn thì dùng khăn ướt, vắt thật khô, sau đó chà lên chỗ bẩn và quanh giầy là lại sạch đẹp, không cần giặt. Nếu xịn thì có thể dùng hoá chất tẩy rửa chuyên dụng với nồng độ thấp kì cọ cho đúng kỹ thuật, tránh dùng hoá chất tẩy rửa mạnh làm hỏng các bộ phận để, da giày, làm biến màu của giày...
- Có không ít người dùng xăng, cồn, hoá chất khác có khả năng tẩy rửa rất mạnh để vệ sinh (hard core) khiến đôi giày bị hỏng rất nhanh dù sau khi vệ sinh xong lúc đó nhìn khá long lanh.
- Sau khi lau xong thì cứ để khô tự nhiên nơi thông thoáng, tầm 10~15 phút là lại có giầy đẹp để đi.
Em hay oánh ở nền gạch cũng k bị mùi ở trong chỉ bị bẩn phần bên ngoài là chính nên muốn biết cách vệ sinh bề ngoài cho bóng loáng đẹp đẽ :).
 

Trainee

Đại Tá
Cái này có lau ở trong k bác hay ở mặt ngoài thui nhỉ :D

Em hay oánh ở nền gạch cũng k bị mùi ở trong chỉ bị bẩn phần bên ngoài là chính nên muốn biết cách vệ sinh bề ngoài cho bóng loáng đẹp đẽ :).
Thật tình, đôi giầy mình đi không có nhu cầu quá 3 năm; trong thay lót 1, 2 lần;
Có lẽ do chân mình không bị mùi, thời tiết MN khô ráo, sân đánh sạch cho nên nhu cầu giặt giầy thấy không có, lâu lâu phơi nắng và vệ sinh sơ thôi; có điều tất thì mình thay liên tục và luôn là tất sạch, khô ráo!
 

lion

Đại Tá
Thật tình, đôi giầy mình đi không có nhu cầu quá 3 năm; trong thay lót 1, 2 lần;
Có lẽ do chân mình không bị mùi, thời tiết MN khô ráo, sân đánh sạch cho nên nhu cầu giặt giầy thấy không có, lâu lâu phơi nắng và vệ sinh sơ thôi; có điều tất thì mình thay liên tục và luôn là tất sạch, khô ráo!
Vâng, đôi giày bóng bàn đi hay hỏng nhất là phần đế, nếu dán đế khi giày mòn thì cũng có thể duy trì 2 thậm chí 4, 5 lần dán mà vẫn đi tốt. Thường nếu chơi trên thảm thi đấu với cường độ ngày chơi 2 tiếng, tuần chơi 3 lần trở lên thì tầm 1 năm thay giày là hợp lý rồi. Trước đây chưa nghĩ đến trò dán đế vì em hay đi Nhật (trước dịch) nên cứ tầm đó là có sẵn giày mới đi rồi nên không suy nghĩ gì.
 

ndbd

Binh Nhất
tôi có hai đôi mizuno, sau vài lần giặt đã làm đế cao su chai cứng nên rất trơn không còn bám sàn. đôi thứ ba không dám giặt nữa, dơ cứ để vậy.
 

Hangruoi

Nộp bia khắp Việt Nam!
Staff member
tôi có hai đôi mizuno, sau vài lần giặt đã làm đế cao su chai cứng nên rất trơn không còn bám sàn. đôi thứ ba không dám giặt nữa, dơ cứ để vậy.

Tôi thấy chỉ nên giặt phần xung quanh thôi, thoải mái luôn. Riêng phần đế có thể dùng xà phòng + bàn chải cho sạch, xong là xịt sạch ngay, để lâu xà phòng ngấm vào hỏng đế.
 

ndbd

Binh Nhất
Tôi thấy chỉ nên giặt phần xung quanh thôi, thoải mái luôn. Riêng phần đế có thể dùng xà phòng + bàn chải cho sạch, xong là xịt sạch ngay, để lâu xà phòng ngấm vào hỏng đế.
tôi lại nghĩ đế chai do chất Clo trong nước máy
 

Bình luận từ Facebook

Top