Vì sao bạn chọn Tàu đạo

Pằng A Chíu

Trung Sỹ
Em cũng đang trong quá trình tìm tòi tài liệu về Tàu đạo này và đang muốn thử con đường tàu đạo này xem sao. Do vậy em lập topic này các bác đã dùng tàu đạo cho em thêm kiến thức và kinh nghiệm về tàu đạo, ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng em nó.
Em đọc một số topic thấy hay hay nên post cho anh em để cùng nên ra ý kiến.
Sau đây là một số ý kiến của các cao thủ Tàu đạo:

Trước hết muốn đánh được mặt Tàu cần thể lực phải cực tốt, Mặt Tàu giật sang được thì khá khó chịu, quả thì rất xoáy, quả thì lại chuội... làm đối phương khá lúng túng.Phải nói là mặt Tàu giao bóng rất hay, cùng 1 dộng tác nhưng quả thì rất nặng (nặng đến mức mà mình giao xuống mà các đối thủ dùng mặt gai rất hay bị rúc lưới, thường là gai rất yêu quả giao xoáy xuống), quả lại rất lỏng và chuội, quả lại lồng xoáy lên khủng khiếp. Vậy là mình cũng biết thêm 1 nguyên tắc nữa khi dùng mặt Tàu là cần phải giao bóng tốt và bắt giao bóng cực ngắn.
Coi video clip cũng như trên thực tế, rất dễ nhận thấy là mặt Nhật giật đi nhanh hơn mặt tàu nhưng lại thiếu xoáy, bóng sang bàn đối phương đi theo quỹ đạo bình thường không khó khăn gì để chặn lại (trung bình thủ) hoặc đối giật (cao thủ). Mặt Tàu ưu điểm nổi bật là giật được nhiều quả bóng khó hơn, bóng sang bàn đối phương cuộn xoáy, tụt xuống chứ không dội lên như mặt Nhật, chặn rất hay bung hoặc tụt. Thêm nữa mặt Tàu khi chặn bóng giật thì sẽ dừng lại nửa nhịp làm đối phương mất đà di chuyển, giao bóng mặt Tàu thì xoáy hơn, bắt giao bóng ngắn hơn mặt Nhật. Để hạn chế khuyết điểm thiếu lực thì các VDV đã phù phép bằng cách bôi nhiều keo tăng lực để tốc độ xấp xỉ mặt Nhật (90%), cú giật mặt Tàu có lợi thế là mình phát lực thoải mái hết sức mà không sợ bóng ra ngoài. Tuy nhiên điểm yếu của mặt Tàu là lực yếu nếu ta không dán keo tăng lực, và rất ngại giơ chặn đẩy lỏng bóng. Từ khuyết điểm của mặt Tàu cho thấy nếu thể lực mình không đầy đủ, trời nồm ẩm ướt là mặt vợt không bám dính thì hôm đó đánh sẽ rất là kém chất lượng. Thêm nữa trời nồm, chân trụ sẽ không chắc chắn thì mặt Tàu (vốn dĩ xịt hơn Nhật) sẽ không đủ trụ và tư thế để phát huy đủ lực cú giật. Điếu này giải thích tại sao đội tuyển TQ rất chăm chú cái mặt Tàu, hà hơi lau miết rất cẩn thận trước khi vào cuộc.
Mặt Tàu nên đánh mặt cứng, không nên đánh mặt mềm, nhìn đội tuyển TQ trước đây dùng 40 đến 42 độ, hiếm người đánh 39 độ. Tại sao vậy? Mặt Tàu cứng nhưng bôi keo nhiều thì cũng mềm ra chút, lúc đó như cái lò xo bị nén căng nên lực bộc phát rất mạnh, lại thêm xoáy lồng lộn nữa nên cú giật phải của các VDV TQ rất khó chịu, bên đối phương thường bị bung hoặc chặn đẩy nhẹ lại sang bên trái thi "Đòm" - ăn ngay 1 cú giật trái sấm sét.

Vậy mong các bác Tàu đạo đóng góp ý kiến để anh em tham khảo.
 

bongban_bia

Trung Tá
em thấy mặt tàu đánh cũng hay nhưng cũng nhiều nhược điểm lắm.để chặn giảm lực thì rất tôt nhưng những lúc cần phát lực thì hơi kém.và do mặt dính quá nên chặn bóng cũng hay bị tụt
 

dodung

Thượng Sỹ
De noi ve mat Tau thi chi co 2 chu KHO CHIU. Nguoi choi thi thich ma nguoi do thi kho so.................

Cha hiu sao ko gi tieng Viet duoc co chu...
 

long thủ

Đại Tá
Mình đang theo học 1 thầy đã tốt nghiệp cao học bóng bàn ở TQ, theo lý thuyết của người TQ thì bóng bàn mấu chốt là XOÁY và ĐIỂM RƠI, nắm được 2 cái này thì phát lực mạnh hay nhẹ đều trong tầm tay, và mặt tàu được thiết kế để tăng tối đa độ xoáy với tính chất của mình. Vì thời gian bóng lưu trên vợt càng lâu thì bóng càng xoáy, còn lực thì do cơ thể tạo ra.

Mút châu âu thì dựa vào công nghệ nhiều, được thiết kế để phát lực hộ người chơi, do đó độ lưu bóng giảm đi. Nói theo phim chưởng thì châu âu dựa vào vũ khí hiện đại còn TQ thì dựa vào nội công.
 
Last edited:

mika9967

Trung Sỹ
Mình đang theo học 1 thầy đã tốt nghiệp cao học bóng bàn ở TQ, theo lý thuyết của người TQ thì bóng bàn mấu chốt là XOÁY và ĐIỂM RƠI, nắm được 2 cái này thì phát lực mạnh hay nhẹ đều trong tầm tay, và mặt tàu được thiết kế để tăng tối đa độ xoáy với tính chất của mình. Vì thời gian bóng lưu trên vợt càng lâu thì bóng càng xoáy, còn lực thì do cơ thể tạo ra.

Mút châu âu thì dựa vào công nghệ nhiều, được thiết kế để phát lực hộ người chơi, do đó độ lưu bóng giảm đi. Nói theo phim chưởng thì châu âu dựa vào vũ khí hiện đại còn TQ thì dựa vào nội công.

câu trả lời và ví von tuyệt hảo................................
 

youwin

Trung Sỹ
Mình đang theo học 1 thầy đã tốt nghiệp cao học bóng bàn ở TQ, theo lý thuyết của người TQ thì bóng bàn mấu chốt là XOÁY và ĐIỂM RƠI, nắm được 2 cái này thì phát lực mạnh hay nhẹ đều trong tầm tay, và mặt tàu được thiết kế để tăng tối đa độ xoáy với tính chất của mình. Vì thời gian bóng lưu trên vợt càng lâu thì bóng càng xoáy, còn lực thì do cơ thể tạo ra.

Mút châu âu thì dựa vào công nghệ nhiều, được thiết kế để phát lực hộ người chơi, do đó độ lưu bóng giảm đi. Nói theo phim chưởng thì châu âu dựa vào vũ khí hiện đại còn TQ thì dựa vào nội công.

Cảm ơn bạn mình đang ko biết gì về tào đạo bạn phân tích rất dễ hiu và rất ấn tượng về so sánh giữa nội công và vũ khí!
 

Lục Tiên Sinh

Moderator
Staff member
Có thế thì tàu đạo mới thống trị được làng bb the gioi chứ. Phải k các pác.Bia

Bạn nói như vậy cũng k hẳn như thế ! Để thống trị BB thế giới còn nhiều yếu tố chứ ! đâu chỉ riêng dựa vào mặt vợt, còn yếu tố con người, HLV, môi trường tập luyện, sự đầu tư.................
BB TQ hiện nay đang thống trị nền BB thế giới cũng phải, vì Họ đang hội tụ đầy đủ yếu tố như 1 HLV giỏi, vũ khí sắc bén (mặt tàu), con người (nhân tài như lá mùa thu). Nhà nhà chơi bb, người người chơi bb, trường học nào ( tiểu học,trung học) đều có bàn bóng, công viên cũng có, thành phần chơi thì đủ mọi thể loại.............
 

trungsay

Thượng Sỹ
Em chơi mặt Tàu rất đơn giản vì ngày xưa đánh cốt cá, rồi lên đời 2 mặt 729, mấy năm sau lên được con Sardius thì cũng cố lắm cũng lại được 2 con 729 nữa. Ra trường đi làm mới biết đến H3 do người khác thải ra mình nhặt về chơi. Thực tình là trình độ bb mình từ đường phố mà ra nên giờ dán toàn hàng khũng cũng chưa phát huy hết được cái hay của nó. Nhưng có điều quan trọng là đánh mặt Tàu rồi không bỏ sang mặt khác được.
 

Lục Tiên Sinh

Moderator
Staff member
Mình cũng đang chơi mặt tàu, cảm thấy hợp nên vẫn dùng, ngày xưa Mình cũng dùng qua mặt nhật và đức, giờ chuyển sang mặt tàu cảm giác trình độ khá hơn được tí (độ xoáy, điểm rơi......) Khi chuyển sang mặt tàu Mình chỉ thay đổi động tác 1 ít là có thể thích nghi nhanh, 1 phần xem trên diễn đàn và Video trên mạng
 

kechamchich

Binh Nhì
nhờ các bác tư vấn giúp :
số là em mua con kinetic cf light mà lại đang thích huủicane neo. theo các bác nên dán vào fh hay bh?
 

Đông Tà

Binh Nhì
Theo em thì bác nên dùng H3 ở FH vì mặt tàu khi đánh muốn phát hết lực thì phải thật nhiều ma sát và sử dụng hầu hết cả thân người ném vào bóng. Thế nên nếu đánh BH, nhiều quả bác vẩy cố tay hay dùng cổ tay moi bóng sẽ bị xịt vì thiếu lực. Bác cũng có thể thấy là ngay cả các vđv Trung Quốc họ cũng hay dùng mặt Nhật hoặc mặt châu Âu ở BH. Một vài ý kiến của em hi vọng giúp được bác ít nhiều:D
 

vietguider

Trung Sỹ
Chọn Tàu đạo có nhiều giai đoạn:
- Lần đầu đến với Tàu đạo: hầu hết mọi người và cả mình đều chọn vì muốn thử cho biết, sau khi nghe mọi người thảo luận, và quan trọng nhất là vì thấy Tàu nó vô địch liên miên với mặt Tàu.
- Giai đoạn sau lần đầu: theo như lắng nghe mọi người thì mình thấy có vài kiểu nghiện mặt Tàu. Có người sau lần thì thấy như mình sinh ra để chơi mặt Tàu, nên thề nguyền theo Tàu đạo trọn đời (đến khi mất Trường Sa). Có người thì sau khi chơi thử thấy không hợp(do tốn sức, do rơ đánh ko hợp...), quay về với Âu châu một thời gian thì nghĩ lại, vẫn thèm thuồng cái cảm giác ăn bóng, dễ điều khiển, tự tin trước các quả xuống nặng như tạ... thế rồi lại tái nghiện Tàu đạo. Còn mình thì lần đầu có vẻ hơi dài, vẫn đang chưa kết thúc, lúc thua thì muốn vứt quách nó đi, lúc thắng thì hôn hít hà hơi. Nên có thể nói là đã biết ưu nhược điểm của Tàu đạo nhưng cái ưu vẫn đang là lý do mình còn đang tay trong tay với mặt Tàu.
 

PinOk

Thượng Sỹ
Mặt tàu luôn có 1 sức hút kỳ lạ, một khi đánh dính vào thì như keo dính chuột vậy. Tuy vậy em vẫn phải cắn răng chia tay em nó vì nhiều lý do như phải warm up, quá nhiều loại mặt, phải đổi cách giật, tập thêm thể lực, kết hợp đúng cốt, hàng xịn quá đắt, khó tìm ... ( nghe nói mặt tuyển xịn đánh k khác j miếng tenergy nhưng nhẹ;mềm và bám hơn ten ) vậy thì Janpan k đổi kịp cũng phải thôi.^^
 

haboll

Đại Uý
Mình đang theo học 1 thầy đã tốt nghiệp cao học bóng bàn ở TQ, theo lý thuyết của người TQ thì bóng bàn mấu chốt là XOÁY và ĐIỂM RƠI, nắm được 2 cái này thì phát lực mạnh hay nhẹ đều trong tầm tay, và mặt tàu được thiết kế để tăng tối đa độ xoáy với tính chất của mình. Vì thời gian bóng lưu trên vợt càng lâu thì bóng càng xoáy, còn lực thì do cơ thể tạo ra.

Mút châu âu thì dựa vào công nghệ nhiều, được thiết kế để phát lực hộ người chơi, do đó độ lưu bóng giảm đi. Nói theo phim chưởng thì châu âu dựa vào vũ khí hiện đại còn TQ thì dựa vào nội công.
Thế mình đang dùng tennergy đánh sang mặt Tàu thì động tác chắc sửa nhiều lắm, còn thể lực mình khá trâu. Lối chơi gần giống Nadal bên quẩn vợt=))
 

long thủ

Đại Tá
Thế mình đang dùng tennergy đánh sang mặt Tàu thì động tác chắc sửa nhiều lắm, còn thể lực mình khá trâu. Lối chơi gần giống Nadal bên quẩn vợt=))

Khác đấy bác ạ, đánh tennis thì cổ tay phải cứng, lỏng ra là gãy cổ tay ngay, còn bóng bàn thì phải lỏng cổ tay mới phát được lực tối đa. Còn chuyện thể lực thì tennis mệt do sân rộng phải chạy nhiều và bóng rất nặng, bóng bàn thì mệt do giật mặt tàu phải phát huy lực của toàn bộ cơ thể vào bóng: cổ chân, hông, tay trái, tay phải, vai, cổ tay..
 
Last edited:

linh729

Thượng Tá
Mình chơi mặt tàu vì ... mặt tàu cho body đẹp. Body đẹp thì đương nhiên là có nhiều cái lợi rồi.!! hehe
 

Bình luận từ Facebook

Top