Toul Sleng,nỗi ám ảnh kinh hoàng !

hunghanoi

Super Moderators


Lính Khmer Đỏ chuẩn bị giết 1 tù nhân. Hình ảnh hãi hùng khiến người xem căm giận đến tột độ.​
 

hunghanoi

Super Moderators


Tôi không rõ những bức tượng kim loại trong chiếc cũi sắt kia là ai và cũng không kịp hỏi song có vẻ chúng là hình ảnh của những "lãnh tụ" khơme đỏ.Cuối cùng chúng cũng bị nhốt chung vào một rọ ở chính nơi mà họ đã tạo ra thảm họa diệt chủng tàn sát chính dân tộc mình.Đúng là nhân quả,gieo gió ắt phải gặp bão !​
 

hunghanoi

Super Moderators


Quá khứ rồi sẽ lùi sâu vào dĩ vãng,song tội ác diệt chủng với gần 2 triệu người bị ghết mà Tuol Sleng là điển hình của sự dã man tàn bạo sẽ mãi là vết nhơ trong lich sử một dân tộc.​
 

hunghanoi

Super Moderators
Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã đi thăm Viện bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh và tán thành các nỗ lực đưa các thủ lãnh Khmer Đỏ ra trước công lý. Ông nói:

“Việc kết tội Kaing Guek Eav, còn gọi là Duch, là một dấu mốc trong hành trình của Kampuchea tiến tới công lý. Chúng tôi biết khó mà tái diễn lại chương khủng khiếp này trong lịch sử của quý vị, nhưng tôi muốn quý vị biết rằng lòng can đảm của quý vị đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ cho thế giới rằng không thể có sự miễn trừ cho các tội ác, rằng các tội ác chống lại nhân loại sẽ phải bị trừng trị.”

Tuol Sleng là một trại giam mang tên S-21 dưới thời chính phủ Khmer Đỏ hồi thập niên 1970. Hồi tháng 7, Tòa án quốc tế xét xử các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại đã kết tội viên chỉ huy nhà tù, có biệt danh là Duch.

Năm tới, tòa án Liên hiệp quốc và Kampuchea sẽ bắt đầu xử vụ thứ nhì mà bị can là 4 cựu thủ lãnh Khmer Đỏ, bị cho là thủ phạm sát hại tới 2 triệu người dưới chế độ của họ.

Nhưng thông điệp của Thủ tướng Kampuchea Hun Sen được chuyển thẳng cho ông Ban hôm thứ Tư nói rằng vụ xử thứ nhì sẽ là vụ xử cuối cùng của tòa án này.

Chưa hoàn toàn rõ ràng liệu chính phủ Kampuchea có thể ngăn chặn những vụ xử mới hay không, bởi lẽ tòa án đáng lý ra phải không chịu sự can thiệp chính trị. Tòa đang điều tra thêm 5 nghi can nữa.

Ông Ban đã tránh không trả lời các câu hỏi về việc liệu sẽ có thêm các vụ xử nữa hay không, ông nói:

“Tôi đã có một cuộc thảo luận tốt đẹp về vấn đề này 2 lần với Thủ tướng Hun Sen, và với Phó Thủ tướng hồi sáng nay, và tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Kampuchea có cam kết hoàn tất tiến trình. Liên hiệp quốc sẽ thảo luận vấn đề với các thành viên của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước cấp viện. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị vào lúc này.”

Ông Ban đã kết thúc lời phát biểu tại Viện bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng bằng lời ca ngợi các nỗ lực của Kampuchea trong việc mưu tìm công lý:

“Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến thăm nơi này hôm nay. Tại nơi chốn khủng khiếp này, thưa quý ông bà, hãy để cho tinh thần nhân loại thắng thế. Chiến tranh không thể đem lại công lý, nhưng chúng ta có thể làm việc đó. Cảm ơn nhân dân Kampuchea đã mở đường.”
 

hunghanoi

Super Moderators



Đất nước Cambodia hồi sinh và tươi đẹp như ngày nay là sự hy sinh,đổ máu của biết bao người con khơme và bộ đội tình nguyện Việt Nam,đó là sự hy sinh cao cả và anh dũng.Mong sao đất nước sứ chùa tháp với nền văn hóa đậm đà bản sắc sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè thế giới !

"Toul Sleng,nỗi ám ảnh kinh hoàng" xin khép lại ở đây.Cảm ơn các bác đã ghé xem topic,động viên và bình luận !​
 

giang114

Trung Sỹ
Cảm ơn Bác Hùng Hà Nội đã cho mọi người biết thêm thông tin về chế độ Khơme đỏ. Ở xã Ba Chúc, tỉnh An Giang chúng giết hại rất nhiều bộ đội và dân ta gồm phụ nữ, trẻ em, người già, thanh niên. Nhân dân An Giang dựng bia căm thù ở xã Ba Chúc tố cáo tội ác của chúng. Nơi đây còn trưng bày tủ kính chứa đầu lâu (sọ người) và những căn nhà nơi mà chúng làm nơi giết hại đồng bào ta vẫn còn dấu tay in máu trên tường của các nạn nhân. Hơn 30 năm nhưng dấu máu vẫn còn đỏ tươi, chưa phai mờ!
 
Last edited:

nguyenbao

Binh Nhì
Nói chung không biết nói gì hơn ngoài việc sợ, kinh tởm, man rợ, tàn bạo... Cảm thấy mình bây giờ quá đầy đủ và sung sướng.
 

AndroCS7

Đại Tá
Thank bác Hùng nhiều, hôm qua lớ ngớ thế nào lại mở đúng topic này lúc đang ăn cơm ^^! choáng quá hết muốn ăn luôn. Chúc đất nước Campuchia anh em ngày càng phát triển gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với VN!
 

hunghanoi

Super Moderators
Cảm ơn bà con ghé xem và động viên,mời bà con đọc bài tham khảo thêm dưới đây !


Sáng 11-1-1979, anh Tư Sen - trợ lý địch vận của Quân đoàn 4 - gọi tôi đến nói: “Anh em trinh sát Sư đoàn 7 phát hiện một trường học có mùi hôi thối và tiếng trẻ con khóc. Ta đến đó ngay”. Tôi tập hợp anh em đem theo máy móc, phát mỗi người một hộp dầu cù là, một chiếc khăn tay. Đến nơi, các trinh sát cho biết chưa ai vào trong sân. Trước cửa là dòng chữ Khơme và tiếng Anh, tiếng Pháp: Trường Tuol Sleng. Tôi yêu cầu anh em lùi lại sau và đề nghị trinh sát rà bom mìn trước khi mở cửa. Chúng tôi cầm máy quay, máy ảnh, sẵn sàng và lấy khăn bịt mũi bôi dầu.

Cửa mở. Tôi dẫn anh em lao về phía có tiếng trẻ con. Trong một căn bếp chật hẹp, giữa đống quần áo cũ là bốn đứa trẻ từ 5-9 tuổi, trên người không có mảnh áo quần, cọ quậy rất yếu như đám chuột con thoi thóp. Các bé bị muỗi đốt, toàn thân tím bầm và đói lả. Gần đó là những chiếc xoong trống rỗng. Một em bé chừng 2-3 tuổi bị muỗi đốt đầy mình đã chết lạnh ngắt, xác em nằm bên cạnh các luống rau đã trụi lá. Nhà bếp không còn gì ăn. Trên gác là những bó dây nịt của bộ đội VN đã bị lính Pol Pot giết. Chúng tôi gọi anh em bộ đội VN và Campuchia nhanh chóng chuyển các cháu đến bệnh viện quân đội VN.

Theo hướng có mùi hôi thối bốc ra, chúng tôi ập vào những căn phòng mùi nồng nặc. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: những lớp học đã được cải tạo thành phòng giam. Mỗi phòng có một chiếc giường sắt, trên giường là xác một hoặc hai người đã bị giết, chân tay còn bị xiềng vào giường, trong đó có một số phụ nữ. Hầu hết thi thể đều đã trương thối, dòi bọ từ các xác chết tràn khắp nền nhà, nước vàng cũng chảy lênh láng. Bên cạnh những xác chết là những dụng cụ tra tấn và giết người như búa, xẻng quân dụng, gậy gộc.

Ở góc trái, trên một bàn nhỏ (chắc là bàn tên chỉ huy) còn vương vãi giấy tờ và một radio nhỏ. Từ dãy nhà nơi hàng chục phòng có xác chết, chúng tôi chạy sang dãy lớn bên tay phải. Đây cũng là những phòng học đã được cải tạo thành phòng giam: cửa phòng có khóa sắt, trong phòng có xích sắt lớn và gậy gộc để tra tấn. Trên tầng một, các phòng học cũng đều cải tạo thành phòng giam.

Trước cửa các phòng học đều có một lớp rào sắt. Từ ngoài cổng nhìn vào ai cũng tưởng đây là một trường học với sân chơi, cây cối. Mấy ngày sau, anh em bộ đội phát hiện sân trường phát mùi hôi thối. Khi đào lên đó là một hố chôn các tù nhân đã bị giết hại, thi thể có người đầu không dính thân hoặc bụng bị mổ để lôi ruột gan. Từ các trại giam, chúng tôi rẽ sang trái - khu vực giữa trại giam và nhà bếp. Đây là phòng chụp hình tù nhân và xưởng chế tạo tượng Pol Pot. Trong một căn phòng trang bị các loại máy ảnh tối tân (loại máy ảnh cỡ 4x4cm), dưới đất vương vãi những tấm hình tù nhân, sắp xếp theo từng khuôn mặt cơ thể không định.

Những người bị bắt vào đây đều được chụp hình: một tấm chụp chính giữa, một tấm bên trái, một tấm bên phải. Sau đó là hình đã bị chặt đầu (đầu và mình kê gần nhau) hoặc hình bị mổ bụng. Trong số hàng ngàn bức ảnh người Campuchia, có không ít người VN, bộ đội VN đã bị chúng bắt và giết hại. Bên cạnh phòng chụp ảnh là xưởng sản xuất tượng Pol Pot bằng thạch cao, bằng đồng. Xưởng được trang bị máy đúc của nước ngoài. Không rõ các bức tượng này được cung cấp cho những nơi nào, nhưng một số đã đóng thùng. Khi quay phim, chúng tôi ráng chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc để ghi hình. Cho tới quá trưa, khi ra đến cổng nhìn trở lại ngôi trường đã trở thành nhà tù và nơi Pol Pot giết hại những người chống đối, chúng tôi giật mình bàng hoàng.

Chúng tôi nhìn nhau như muốn hỏi: đây có phải là nơi giết người thời trung cổ? Cách đánh đập khảo tra và giết người bằng gậy gộc, cuốc xẻng; người bị giết vẫn còn bị còng tay xích chân trong cùm hay trên giường sắt. Ai đó đã biến những người Campuchia tự xưng là Khơme Đỏ trở thành lực lượng diệt chủng, giết người man rợ như thế này?





Tội ác ở Tuol Sleng: các tù nhân bị mổ bụng (ảnh do cai ngục Tuol Sleng chụp còn để lại trong nhà tù

Nơi nào cũng là Tuol Sleng

Hôm sau, anh em bộ đội dẫn chúng tôi về các vùng thôn quê, đến các “công xã” - thực chất là những trang trại tập trung. Những người dân Campuchia kể lại người dân thành phố, những người làm trong quân đội, chính quyền Lon Nol, các tri thức, thương gia, bà con Việt kiều, cán bộ tập kết… đều bị đuổi ra khỏi Phnom Penh và lùa về các trại tập trung, ai cưỡng lại đều bị giết ngay. Còn người thân của họ phải lao động nặng nhọc trong các đội sản xuất. Chúng bắt buộc dân sống và lao động theo kiểu “công xã”: ăn chung, ngủ chung, làm chung. Sợ dân trốn, chúng chỉ cho ăn cháo để không đủ sức đi xa. Chúng cấm không ai được ăn riêng, ăn thêm dù là rau dại, thậm chí một trái ớt. Chúng gom các gia đình cách mạng đã từng tham gia chống Pháp, chống Mỹ tàn sát hàng loạt.

Bộ đội tình nguyện VN bắt được một thành viên huyện ủy của Pol Pot tên Sieu Sammon. Người dân tố cáo y đã giết hại hàng ngàn người. Trước ống kính của chúng tôi, Sieu nói là “chỉ” giết vài trăm người! Y kể lại việc giết hàng ngàn người một cách bình thản như không phải là tội ác: “Chúng tôi mời các gia đình cách mạng đến ăn cơm. Thế rồi khi họ đang uống nước nói chuyện thì mấy người cầm gậy sắt nhào vô đập đến chết tất cả. Sau đó đào hố chôn tập thể”. Sieu còn kể: với sự chỉ huy của y, lính Pol Pot đã đem trẻ em ba bốn tuổi đến một ao nước, nắm chân từng em đập vào gốc cây và ném xuống ao rồi lấp đất lên. Các tổ quay phim của chúng tôi đã ghi hình được hàng chục hố chôn người tập thể như vậy ở khắp các tỉnh.

Cô giáo Moli - một người trốn thoát trại tập trung chạy sang VN, khi trở lại Phnom Penh - kể rằng chúng bắt thanh niên nam nữ xếp hàng đôi rồi thông báo người đứng bên cạnh đã trở thành vợ chồng với nhau. Rồi chúng cho từng cặp vào ngăn “buồng hạnh phúc”, đêm đó các cặp phải sống như vợ chồng. Chúng cho lính rình bên ngoài, nếu ai chống lại thì sáng sẽ bị đập chết. Cô giáo Moli sau đó gặp một sinh viên, họ bàn nhau tìm cách che mặt bọn “ăng-ca” rồi trốn khỏi “công xã”. Trên các con đường trở về quê, bên cầu Monivong, ven sông Mekong, trên các đường phố…, bất cứ đâu các nhà báo chúng tôi gặp người dân Campuchia đều nghe họ vừa khóc vừa kể lại những ngày tháng sống tồi tệ trong các “công xã”.

Những ngày quay phim sau đó, trong chúng tôi là những nỗi kinh hoàng khi thấy ở khắp Campuchia, nơi nào cũng có các loại nhà tù như Tuol Sleng bởi ở đâu cũng có nơi giam cầm đánh đập và giết hại dã man những người không làm theo ý chúng. Ở Tuol Sleng chỉ có vài ngàn người (có nguồn tin nói có đến 17.000 người), nhưng cả nước Campuchia đã có hơn 3 triệu người bị giết hại. Cả nước Campuchia thời Pol Pot nơi nào cũng là Tuol Sleng!
ĐINH PHONG____________________


@ Nhà báo Đinh Phong là nhân chứng cho tòa án quốc tế xét xử tội ác của chế độ diệt chủng Pol Pot với hồi ký về Tuol Sleng !
 

Bình luận từ Facebook

Top