Thông số kỹ thuật của Phông và Mặt vợt XIOM

NTBB

Super Moderators
Để giúp ACE bóng bàn yêu thích sản phẩm XIOM có nhiều thuận lợi khi lựa chọn vũ khí của hãng BB Hàn Quốc nổi tiếng này, NTBB xin giới thiệu bài giải thích về các thông số kỹ thuật ghi trên các sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm phông và mặt vợt của XIOM.


Giải thích về các biểu đồ tính năng của Mặt mút / Phông vợt Xiom

1. MẶT VỢT

h1.jpg


A. BASIC INFORMATION (THÔNG TIN CƠ BẢN) thể hiện độ cứng lớp lót, độ dày lớp lót, màu sắc lớp trên cùng, và loại mút (gai úp hay gai ngửa- ND). Một số mặt mút được chia thành hai phiên bản - "châu Á" và "châu Âu". Phiên bản châu Âu có lớp lót tương đối mềm hơn so với phiên bản châu Á. Trong truờng hợp không phân chia các phiên bản, nó chỉ được viết là “Regular” (Thông thường – ND). Lưu ý: VEGA ASIA và VEGA EUROPE là 2 loại mút khác nhau. Chúng không phải là 2 phiên bản. Cả 2 loại trên đều được ký hiệu là "Regular".

B. GUIDELINE FOR STRATEGY (HƯỚNG DẪN CHIẾN THUẬT) thể hiện phần hướng dẫn cho người chơi lựa chọn mặt vợt phù hợp với lối đánh của anh ta/chị ta. Tất nhiên có một số người chơi không thực hiện theo hướng dẫn này, và đây không phải là nguyên tắc tuyệt đối. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó sẽ rất hữu ích, bởi vì nó cho biết ý niệm chung về mỗi loại mặt vợt.

* STRATEGY (CHIẾN THUẬT): Chỉ số này giải thích phương cách mà một cầu thủ kiểm soát được trận đấu của anh ta/chị ta. Một số cầu thủ luôn cố gắng để giảm sai lầm. Đây là cách tiếp cận từ quan điểm chiến thuật. Tuy nhiên, nhiều cầu thủ khác lại không sợ sai lầm. Ngoài ra còn có những cầu thủ thích một lối đánh pha trộn giữa hai chiến thuật.
* DISTANCE FROM TABLE (KHOẢNG CÁCH TỪ BÀN): Nhiều người chơi tấn công hiện đại / công thủ toàn diện chơi gần bàn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cầu thủ muốn giữ một khoảng cách đối với bàn, bất kể lối đánh của mình. Chỉ số này cho thấy phạm vi của khoảng cách thích hợp tính từ bàn.
* ENTERPRISE (ĐẲNG CẤP): Chỉ số này thể hiện mức độ phù hợp với đẳng cấp của VĐV. Có các loại nhãn Elite, Pro, và Tour. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người mới bắt đầu hoặc những người chơi theo thú vui không thể sử dụng mặt mút này. Ngày nay, các loại mút dành cho các cầu thủ hàng đầu cũng được sử dụng bởi nhiều người chơi nghiệp dư. Vì vậy, trong thực tế, chỉ số này cho thấy "dễ sử dụng" nếu các dấu hiệu ở bên trái, việc sử dụng mặt mút hầu như là khá dễ dàng. Ngược lại, nếu các dấu hiệu đặt ở bên phải, việc sử dụng mặt mút có thể là khá nghiêm ngặt hoặc tinh tế.

C. PERFORMANCE INDICATORS (CÁC CHỈ SỐ HIỆU ỨNG) thể hiện dữ liệu hiệu ứng của mặt mút. Ngày nay, hầu hết các mặt mút đều rất nhanh, và cũng có thể tạo ra xoáy rất mạnh. Vì vậy, việc thể hiện tốc độ và độ xoáy với 1 trị số duy nhất là không có ý nghĩa thực tế. Do đó, hãng XIOM cố gắng giới thiệu một phương cách mới để thể hiện các chỉ số hiệu ứng “có ý nghĩa đầy đủ".

* SPEED (TỐC ĐỘ): Tốc độ của mặt mút biến đổi cùng với sức mạnh của lực tác động. Đây là giới hạn tốc độ của mỗi loại mút. Dĩ nhiên người chơi sẽ tác động với sức mạnh tối đa nếu anh ta/ cô ta muốn nhận được tốc độ tối đa có thể có của mặt mút. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tối đa là rất cao, thì một số mặt mút cũng có tốc độ vừa phải khi người chơi đánh bóng một cách nhẹ nhàng mềm mại. Chỉ số này thể hiện phạm vi của tốc độ.
* SPIN (XOÁY): Đặc biệt là xoáy không thể chỉ được mô tả với một con số. Độ xoáy biến đổi cùng với sức mạnh của lực tác động, và cũng có giới hạn của nó. Chỉ số này thể hiện phạm vi xoáy - từ xoáy với lực tác động trung bình đến xoáy tối đa có thể.
* PRECISION (ĐỘ CHÍNH XÁC): Đây là khả năng đặt bóng. Tính năng này liên quan với “kiểm soát” bóng. Kiểm soát không có nghĩa là chỉ trả bóng trở lại một cách an toàn. "Làm thế nào để người chơi có thể đưa bóng đến vị trí mà anh ta/chị ta nhắm tới một cách chính xác" là thước đo sự kiểm soát trong bóng bàn. Chỉ số này thể hiện mức độ kiểm soát, đó là độ chính xác.

2. PHÔNG / CỐT VỢT

h2.jpg


A. TECHNOLOGY/MATERIAL ICONS (CÁC BIỂU TƯỢNG CÔNG NGHỆ / VẬT LIỆU) thể hiện các thông tin về công nghệ và / hoặc cấu trúc của cốt vợt. Nhiều người chơi có thể hiểu về cây cốt vợt khi nhìn thoáng qua thông tin này. "Q" có nghĩa là công nghệ Quad. "E" có nghĩa là năng lượng Carbon, "A" có nghĩa là Aramid Carbon, và "Z" có nghĩa là Zylon.

B. PLAYING CHARACTERISTICS (CÁC ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG) thể hiện ý niệm chung và mục đích của cốt vợt liên quan đến phong cách của người chơi.

* STRATEGY (CHIẾN THUẬT): Một số cầu thủ coi trọng sự kiểm soát, nhưng các cầu thủ khác lại thích chơi bạo lực. Chỉ số này thể hiện mức độ phù hợp của cốt vợt với phong cách chơi bóng.
* TECHNIC (KỸ THUẬT): Đây cũng là đặc tính về chiến thuật, nhưng từ quan điểm của kỹ thuật. Giật xoáy lên toàn diện được ưa thích trong bóng bàn hiện đại. Tuy nhiên, một số cầu thủ bắt đầu cuộc tấn công từ một cú giật xoáy lên và sau đó kết thúc loạt đánh qua lại bằng một cú đập (bạt dứt điểm). Một số người khác thì sử dụng cả hai chiến thuật này.
* DISTANCE FROM TABLE (KHOẢNG CÁCH TỪ BÀN): Chỉ số này thể hiện khoảng cách thích hợp từ bàn khi người chơi sử dụng cốt vợt. Nhưng đây chỉ là một đề nghị. Chơi ở cự ly gần và trung bình là xu thế chung của bóng bàn hiện đại.

C. MECHANICAL CHARACTERISTICS (CÁC ĐẶC TÍNH CƠ HỌC) thể hiện các dữ liệu cơ khí được đo bằng công nghệ VIBROTECH.

* REBOUND LEVEL (ĐỘ NẢY): Chỉ số này là gần với khái niệm tốc độ được dùng phổ biến bởi nhiều nhà cung cấp dụng cụ bóng bàn. Nó có nghĩa là mức độ nảy cơ bản, có bảy cấp độ từ ALL- đến OFF++.
* CENTER DEFLECTION (ĐỘ LỆCH TÂM): Chỉ số này cho biết cốt vợt biến dạng ra sao khi tăng sức mạnh tác động. "Captive" có nghĩa là tâm của cốt bị uốn rất nhiều và cốt vợt hãm quả bóng sâu khi lực tác động là mạnh mẽ. “Repulsive” có nghĩa là độ đàn hồi của cốt vợt tăng đáng kể cùng với sự gia tăng sức mạnh tác động. " Balanced " có nghĩa là biến dạng của cốt vợt luôn là tuyến tính, do đó người chơi có thể cảm thấy rằng độ co giãn của cốt vợt là không thay đổi cùng với sức mạnh tác động. Một số cầu thủ có thể nói rằng cốt vợt "Captive" là mềm và cốt " Repulsive " là cứng. Tuy nhiên, nhiều cầu thủ khác lại không đồng ý như vậy.
* HARDNESS FEEL (CẢM GIÁC VỀ ĐỘ CỨNG): Đây là cảm nhận về độ cứng trên tay của người chơi. Nó khác với độ cứng thực tế. Đây chỉ là người chơi "cảm nhận" cốt vợt như thế nào. Độ cứng thực tế và độ cứng cảm nhận không trùng khớp với nhau. Có thể chế tạo một cốt vợt cứng trong khi cảm giác lại là "mềm". Trên một số cốt vợt, nó được ghi là "HIT FEEL" (CẢM NHẬN KHI ĐÁNH – ND).
* SHARPNESS FEEL (CẢM GIÁC VỀ ĐỘ ĐANH/THÔ): Đây được gọi là cảm nhận về độ đanh, vì nhiều người chơi cảm nhận cây vợt “đanh” khi trị số đo liên quan của cốt vợt đó là cao, và cảm thấy cốt vợt "đằm" nếu trị số của cốt vợt đó là thấp. Cảm nhận độ đanh và cảm nhận độ cứng là không giống nhau. Một số vợt cứng và đanh. Một số khác lại mềm mại và đằm. Tuy nhiên, cũng có những cốt vợt khác “cứng nhưng đằm” hoặc “mềm nhưng đanh”. Lưu ý rằng một số cầu thủ có thể cho rằng vợt "đanh" là vợt cứng.

D. SPECIFICATIONS (CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT)

* CONSTRUCTION (CẤU TRÚC): Thông tin về cấu trúc của cốt vợt. Thông số này cho thấy số lượng lớp gỗ và các vật liệu nhân tạo.
* HEAD SIZE (KÍCH THƯỚC PHẦN ĐẦU VỢT): Chiều dài x Chiều rộng.
* THICKNESS (ĐỘ DÀY): Độ dày của cốt vợt.
* HANDLE TYPE (KIỂU CÁN VỢT): Thông tin về hình dạng cán vợt. Có 2 loại cán đuôi cá (cán loe – ND) - loại thông thường và loại rộng, và cũng có 2 loại cán thẳng – cán tròn và cán vuông. Cán đuôi cá rộng thì dày hơn và rộng hơn so với cán đuôi cá thông thường. Cán thẳng hình tròn và cán thẳng hình vuông có cùng chiều rộng và độ dày. Tuy nhiên, chúng có hình dạng khác nhau. Cán thẳng vuông có cạnh, còn cán thẳng tròn thì không. Trong trường hợp cán của người chơi vợt dọc, có hai loại cán kiểu Trung Quốc – thông thường và loại Slim. Tuy nhiên, chỉ có một loại cán của vợt dọc kiểu Nhật Bản trong các sản phẩm của chúng tôi.

3. PHONG CÁCH CHƠI BÓNG

h3.jpg

Dưới đây là ý nghĩa của mỗi phong cách chơi bóng:

* Modern Topspin (Giật xoáy lên hiện đại): Đây là phong cách chơi bóng phổ biến nhất trong bóng bàn hiện đại. Trong phong cách này, giật bóng luôn luôn là kỹ thuật quan trọng của trận đấu. Cầu thủ đánh bóng gần bàn từ cự ly trung bình. Phong cách chơi này lại được chia thành một số kiểu. Một số cầu thủ tấn công nhiều hơn, và một số cầu thủ khác lại theo đuổi sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ. Chúng tôi gọi là phong cách chơi "toàn diện hiện đại" nếu kỹ thuật chính của cầu thủ là giật bóng nhưng anh ta / cô ta vẫn cố gắng để giữ sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ.
* Extreme Topspin (Giật công kích): phong cách chơi này là gần với phong cách giật hiện đại. Tuy nhiên, sự khác biệt là tính chất mạnh mẽ của nó. Các cầu thủ chơi theo phong cách này rất bạo lực và luôn luôn nhằm vào bóng khi vừa nảy lên. Tất nhiên kỹ thuật then chốt vẫn là giật xoáy lên. Và nói chung, các cầu thủ chơi phong cách này thích đánh trả bằng cú chặn xoáy lên.
* Classic Topspin (Giật kiểu cổ điển): Giật cổ điển nghĩa là “Power-play” (chưa biết nghĩa tiếng Việt là gì – ND) với cú giật từ cự ly trung bình. Khoảng 10 năm trở về trước thì đây là một trong những phong cách chơi phổ biến trong bóng bàn. Và hiện vẫn còn có nhiều cầu thủ chơi theo phong cách này. Phong cách chơi này rất gần với phong cách toàn diện cổ điển. Tuy nhiên, sự khác biệt là kiểu "giật cổ điển" tấn công nhiều hơn. Power là không thể thiếu của phong cách chơi này.
* Classic Fast Attack (tấn công nhanh kiểu cổ điển): phong cách chơi này là phong cách tấn công rất tích cực, trong đó kỹ thuật then chốt không có cú giật xoáy lên. Người chơi phong cách này thích đánh trực diện vào bóng với xoáy lên (cú bạt – ND). Một số người chơi bắt đầu cuộc tấn công của họ từ cú giật, nhưng từ cú đánh tiếp theo, họ sử dụng cú bạt, và kết thúc loạt đánh qua lại với cú dứt điểm (đập). Chặn hãm lực cũng rất quan trọng trong phong cách chơi này. Nói chung, những người chơi vợt dọc sử dụng mặt gai ở bên thuận tay của họ. Và, những người chơi vợt ngang sử dụng kết hợp mút láng bên mặt thuận tay và mặt gai bên trái tay. Một số cầu thủ chơi vợt ngang sử dụng mặt gai cả hai bên thuận tay và trái tay. Ngoài ra, một số cầu thủ còn sử dụng mặt gai dài hoặc mút láng phản xoáy bên mặt trái tay của họ. Trong trường hợp này, phong cách chơi có vẻ xa với phong cách tấn công tích cực. Tuy nhiên, về cơ bản nó có thể được xếp vào loại như là một biến thể của "phong cách tấn công nhanh cổ điển".
* Classic Allround (công thủ toàn diện kiểu cổ điển): Cũng trong phong cách chơi này, giật xoáy lên đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, những người chơi phong cách này cố gắng sử dụng mọi kỹ thuật của bóng bàn. Và, họ thường đánh bóng từ cự ly trung bình, và họ thích sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ để duy trì tấn công. Sự khác biệt với giật xoáy lên cổ điển là "tấn công phòng thủ toàn diện kiểu cổ điển“ ít tấn công hơn.
* Cut Defense (Cắt bóng phòng thủ): Dĩ nhiên kỹ thuật then chốt của phong cách chơi này là cắt bóng phòng thủ. Các VĐV thường sử dụng cây vợt đặc biệt với phần đầu lớn và tốc độ được giảm nhỏ. Ngoài ra cũng có nhiều kiểu trong phong cách chơi này. Một số cầu thủ thích lối chơi phòng ngự thuần túy. Họ không bao giờ cố gắng để tấn công. Tuy nhiên, nhiều cầu thủ khác lại thường xuyên tấn công từ phía thuận tay với cú giật mớm hoặc chặn xoáy lên. Thậm chí họ cố gắng để đập bóng. Thông thường, người chơi sử dụng các loại mặt gai dài ở mặt trái tay của họ nhằm tạo sự biến hóa và bất ngờ, và sử dụng mặt mút láng phía mặt thuận tay của họ nhằm tạo xoáy mạnh cho các cú đánh thuận tay.

Xin lưu ý rằng sự phân loại này không thể đại diện cho tất cả các phong cách chơi bóng bàn. Tuy nhiên, ít nhất nó sẽ như là một hướng dẫn lựa chọn khi người chơi cố gắng tìm cho mình những trang thiết bị thích hợp.

(Hết)
 
Last edited:

tuyetvu79

Đại Tá
cám ơn bác
topic này chắc sẽ giúp đỡ nhìu cho AE mới...và muốn tìm hiểu về xiom
hic...nhớ cách đây hơn 2 năm, em cầm cái xiom4...nhìn bao bì bóng lộn thik tít mắt mừ....hoa cả mắt lun ( chẳng hỉu mô tê gì cả về cách ghi thông số đó)
:zingme71:
 

aunhh

Đại Tá
Càng ngày cháu càng khoái chú Út! hehe. Cứ như thế này, chú Út được mệnh danh là " từ điển bóng bàn" rùi. Cảm ơn tâm huyết và những bài post của chú rất hay và ý nghĩa. :zingme71::zingme69:
 

Bình luận từ Facebook

Top