Thích nghi với bóng ABS

Bóng ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) 40+ đã được ITTF sử dụng từ tháng 4 năm 2017 ở các World Tour và ITTF Challenge Tournaments trên toàn TG, bắt đầu từ Korea World Tour và sau đó là các giải Seamaster khác. Bóng ABS được phân biệt bằng nhãn hiệu ABS khá rõ trên bao bì và thường có các ký hiệu G, H, A,..trước số 40+, vd DHS D40+ hay Lion L40+. Đặc trưng dễ nhận biết nhất là tiếng va chạm bàn rất đanh và vang chứ không có âm thanh “bóng vỡ” như bóng plastic thường (Cellulose Acetate). Xem các video thi đấu, nếu mở âm thanh to sẽ nghe rất rõ tiếng bóng qua lại. Bóng ABS rất bền so với các loại bóng plastic trước đây, bền ngang hoặc hơn cả bóng Celluloid. Bóng ABS rất tròn và đồng đều mọi hướng so với các loại bóng cũ (kể cả bóng Celluloid D38 trước đây) nên rất dễ chơi và rút ngắn rất nhiều thời gian tập luyện. Theo chủ trương của ITTF là muốn phát triển bóng bàn rộng rãi trên truyền thông đại chúng và tăng lượng người chơi. Bóng mới đáp ứng và thỏa mãn được rất nhiều tiêu chí mà bóng plastic trước đây không làm được. Đây là đích nhắm mà ITTF đã nỗ lực trong 5 năm qua. Sự chuyển đổi sang ABS là tất yếu và sẽ ổn định trong 1 thời gian dài.
Chuyến về VN cuối năm 2017, tôi có thực tế ở 2 CLB lớn và 1 trung tâm bb ở SG, 1 CLB ở Bình Dương, 2 lần tới 1 CLB ở Hải Phòng. Nhận định chung là người chơi (phong trào lẫn bán chuyên nghiệp) vẫn rất lộn xộn trong việc thống nhất sữ dụng loại bóng và nhãn hiệu của bóng. Người chơi vẫn rất vô tư khi xài các loại bóng khác nhau “miễn là nó chưa vỡ”. Tuy nhiên, với tầm nhìn của một hlv chơi bóng, tập luyện và huấn luyện hơn 20g mỗi tuần, thì sự ảnh hưởng của bóng ABS là rất đáng kể. Nếu nắm bắt được những điều này thì một vdv có thể nâng cao thành tích đáng kể sau 1 thời gian ngắn thay đổi và hoàn thiện, theo đánh giá khách quan của tôi là trên 4 điểm. Trong đó giao và đở giao chiếm từ 1-2 điểm lợi thế, gò và phòng thủ đúng cách chiếm 1 điểm, phản công và đánh góc tốt lấy thêm 1-2 điểm nữa, tinh thần tự tin sẽ lấy nốt 1 điểm quan trọng lúc cuối trận.

I. Tổng quan về bóng ABS
1. Lịch sữ phát triển, sự khác nhau và nguyên nhân
Với lý do để tăng độ nét và dễ nhìn, từ năm 2000, bóng D38 được đổi sang D40 (D là Diameter, đường kính) màu trắng. Đến năm 2013-14, ITTF lại đổi chất liệu bóng sang plastic với lý do an toàn vận chuyển, chất liệu Celluloid rất dễ bắt cháy và nổ như thuốc súng. (Ai còn giữ các loại bóng cũ, cứ thử lấy kéo cắt thành dây, bề ngang 2-3mm, sau đó gấp lại thành 1 khối 6x4mm, quấn giấy nhôm chừng 2 lớp rồi đốt nóng, nó sẽ bay như rocket! Celluloid cháy không để lại nhiều tro và lửa rất cao). Từ năm 2014 đến 2017, cả TG rơi vào cơn khủng hoảng “bóng plastic” với đủ chủng loại, có nối và không nối, chất lượng và thông số rất lung tung. Người tập chơi cũng rất hoang mang vì các quả bóng khác nhau rất lớn, thành tích cũng không ổn định, loạn kỹ thuật vì có quả nảy cao có quả lại lắc như trứng vịt! Bóng plastic được ITTF quy định có đường kính to hơn, trọng lượng cũng nặng (dao động trong khoảng 0,04gr, theo trang All About Table Tennis) hơn bóng D40 trước đây (dù ITTF vẫn giữ trọng lượng 2.7gr chuẩn), nên có tên là D40+ (+ 0,5mm, theo tài liệu từ trang OOAK). Theo rất nhiều nhận xét từ người chơi trên các diễn đàn bóng bàn lớn TG, bóng plastic bay chậm hơn, ít xoáy hơn nhưng lại “khó chịu” hơn vì nó thường lắc và đột biến xoáy rất khó lường.

Từ giữa 2016 đến đầu năm 2017, bóng ABS được giới thiệu như một loại vật liệu rất rẻ và bền hơn rất nhiều so với các loại Plastic (Cellulose Acetate) trước. Với độ đồng đều cực cao, có mối nối nhưng vẫn tròn đều khó nhìn ra vị trí nối. (Tôi mua 200 bóng 1 sao để tập cho đệ tử từ 2016, 90% tròn đều xoay trên bàn ko thấy lắc, giật hết tay vào cạnh bóng vẫn không nứt). Bóng có độ nãy cao và lâu ngừng, so với bóng plastic thì cứng hơn rất nhiều, cứng hơn cả các loại bóng Celluloid trước đây, giống như được bơm căng cứng bằng một loại khí nào đó. So với các loại bóng plastic thì nó giống Nittaku Premium nhất. Bóng ABS nặng hơn bóng plastic thường, dù luật ITTF vẫn khống chế mức 2.7gr nhưng không rõ cho dao động trong khoảng bao nhiêu phần trăm. Bóng ABS 3 sao thi đấu của DHS được cân (theo Baal, ooakforum) có trọng lượng dao động ở 2.76gr (2% nặng hơn). Theo thống kê của các Club ở Nam Úc, từ khi đổi sang bóng ABS cho tập luyện và thi đấu, tiền mua bóng giảm đi đáng kể. Đó cũng có thể là động lực lớn nhất để thúc đẩy giới phong trào chuyển sang xài bóng mới, dù chưa có luật chính thức xài bóng ABS trong thi đấu các giải official.

Nhưng nguyên nhân chính có lẽ (theo quan điểm cá nhân của người viết, cùng với các ý kiến thu lượm trên diễn đàn mytt.net) là do ITTF muốn bóng bàn trở nên đơn giãn, dễ chơi và phổ biến. Bóng to hơn và nãy cao hơn, rẻ tiền và chất lượng ổn định, bóng bay thẳng ít xoáy và không có hiện tượng “lạn lắc” hay nãy “hỗn” ngoài dự đoán. Đây có lẽ (99%) là loại bóng lý tưởng mà ITTF muốn hướng tới. Theo thông tin ngoài luồng thì quả bóng này sẽ khiến cho TQ không còn thống trị môn bóng bàn nữa, tuy nhiên chúng ta cần thêm thời gian để kiểm chứng. Theo tôi thì TQ vẫn cứ chiếm vị trí số 1 dù đổi sang bóng to như tennis cũng vậy thôi. Nhưng ở tầm bán chuyên nghiệp và phong trào thì đã có những thay đổi rất ngoạn mục: rất nhiều sự lật đổ đã xảy ra. Những tay vợt trẻ mới tập chơi đã có thể lật đổ những cựu binh cao thủ vài chục năm kinh nghiệm. Những tay già làng từng chiếm bảng một thời gian dài, nay bị thua quá phải nghỉ thi đấu vì các kinh nghiệm trước đây trở nên bỏ đi. Những ai tự hào cao thủ sẽ sớm thất vọng, vì quả bóng mới này không giống gì loại bóng trước nay.

2. Đặc điểm của bóng ABS trên bàn bóng
a. Bóng ABS xoáy ít hơn hay nhiều hơn?
Giang hồ mạng đồn rằng bóng ABS ít xoáy hơn bóng Plastic chất liệu cũ. Một minh chứng hiện tượng cụ thể nhất, đó là cú giật xoáy: bóng ABS cho vòng cung dài hơn, trôi ra ngoài bàn chứ không “cắm” xuống như các loại bóng khác. Một hiện tượng khác, đó là độ vọt: cùng một người chơi, một loại vũ khí, giật bóng ABS không vọt, không cắm chuội như với các loại bóng khác, kể cả Celluloid (bóng Plastic trước đây giật bạt chuội rất thấp, khó đỡ nhất). Những người dùng rơ xoáy ngang than phiền rằng quả bóng bay không còn cong như loại cũ, giao bóng cũng không lạn ngang như trước. Tuy vậy, những “khoa học gia bóng bàn nghiêm túc” trên các diễn đàn lớn TG vẫn chưa có những thí nghiệm vật lý nào chứng minh độ xoáy của bóng ABS ít hơn. Để giải thích hiện tượng, người ta cho rằng nguyên nhân nằm ở vật liệu bề mặt ít tương tác vào mút (àít xoáy hơn), ít tương tác với bàn (àít lạn và vọt) và không khí (àbay thẳng hơn).
Theo tôi, không có lý do nào để bóng ABS xoáy ít hơn, mà chỉ có cảm giác (thông qua hiện tượng) rằng nó xoáy ít hơn. Vì thực tế là bóng mới tròn đều hơn, nên nó sẽ giãm đáng kể tính “lắc lư” khi bay trong không khí. Vì ít lắc nên khi xoay nó ma sát với không khí ít hơn, lại nặng hơn và căng hơn nên sẽ bay ít cong so với loại bóng plastic thường. Khi giao bóng sẽ nảy xa lưới hơn nên ta thấy nó không chạy cong khi giao chậm ngắn. Quả giao nặng dễ đỡ, không phải vì ít xoáy, mà nó nó nảy quá cao. Tôi còn cho rằng quả ABS khi chạm vợt đối thủ sẽ có nhiều xoáy hơn, vì độ hao hụt trên quãng đường đi được giãm bớt. Dù sao thì trên hiện tượng, bóng đi thẳng hơn rất nhiều, nên người mới tập chơi hoặc ghét bóng lắc léo, sẽ rất ưa chuộng loại bóng mới này.

b. Bóng ABS bay nhanh hay chậm hơn?
ITTF muốn bóng chậm hơn, nhưng có vẻ tiêu chí này lại sai với quả bóng ABS. Một số người vì tính dễ nhìn quỹ đạo và dễ đoán điểm rơi đường đi, nên cho rằng bóng bay chậm hơn. Khác với bóng Plastic khi giật có 2 tốc độ: bay ra từ vợt và sau khi chạm bàn, tốc độ 2 thường lớn hơn. Bóng ABS có 2 tốc độ không khác nhau quá nhiều, lại nảy cao hơn nên chậm rơi xuống đất, người lùi xa ra bàn sẽ thấy đủ thời gian để xử lý (nếu bóng tới ngay phía họ). Thực tế bóng ABS bay nhanh hơn, thấy rõ nhất là khi đánh không xoáy. Dù có xoáy, bóng ABS cũng tới vợt nhanh hơn do nó đi đường thẳng hơn.

Điều quan trọng là bóng ABS sẽ vọt ra khỏi vợt nhanh hơn, vì nó căng cứng, nên khi tấn công mà bị chặn đổi góc thì toi.

c. Bóng ABS nảy cao hơn
Dù xoáy chìm hay bung, bóng ABS vẫn nãy khá cao, so với mọi loại bóng khác. Khái niệm chém “chuội”, giật “chuội” không có dùng được với bóng này, vì dù với quả giật bạt cực xoáy hết tay (với bóng plastic nó cắm vèo xuống) thì bóng ABS vẫn nảy cao lừng lửng! Với độ nảy thì tôi không thấy có ý kiến trái chiều nào, ngay cả quả giao chuội nhanh không xoáy, bóng này cũng không nãy thấp như loại D40 ngày xưa, dù nhiều người bảo rằng tính chất ABS giống Celluloid.

3. Sự đa dạng và khả năng thay đổi sang chất liệu khác
Trên thị trường có nhiều hãng SX khác nhau nhưng cùng một loại chất liệu ABS. Nghe đâu họ vẫn còn phát triển thêm gì nữa nhưng sự thay đổi sẽ không đáng kể.

II. Ảnh hưởng của bóng ABS với các kỹ thuật và rơ thi đấu khác nhau

1. Các kỹ thuật cơ bản

a. Đánh đều Bh và Fh. Bóng đi nhanh và thẳng hơn, nhưng chạm bóng ở độ cao phần phía trên của vợt. Bóng đi chuẩn hơn, cảm giác bóng chạm vợt rõ ràng, tiếng va chạm bàn nghe rất rõ.

Giải quyết: không cần làm gì, người mới tập chỉ cần đánh nhẹ qua lưới là bóng tự rơi xuống bàn.

b. Gò ngắn trong bàn. Dễ gò hơn và đối phương cũng dễ trả lại hơn, bóng luôn nảy cao hơn lưới. Gò bóng ngắn không còn là lợi thế khi chơi bóng ABS, vì khó thắng điểm mà lại dễ bị tấn công đột kích từ vị trí gần lưới.

Nhận xét: vợt carbon cứng khi gò ngắn thường đứa bóng ngay tầm tay cho đối thủ tấn công ác, vì khó kềm được độ nảy khi cố tạo xoáy. Mút gai công có lợi thế nhất trong kỹ thuật này vì tạo xoáy tương đương mút láng mà lại khó đoán hơn, độ bất ngờ cao khi tấn công. Phản xoáy không lót vợt carbon bất lợi nhất khi gò hất gần lưới: bóng nảy cao và dễ đọc xoáy.

Giải quyết: Hạn chế bắt ngắn, thay bằng sự biến hóa với chém dài, luôn chuẩn bị tấn công trước và sau khi gò thì phải lùi lại chuẩn bị phản công chặn góc ngay (trường hợp đối thủ ra tay trước). Nếu buộc phải bắt ngắn thì nên đưa ra rìa cạnh bàn, đối thủ có tấn công thì sẽ để lộ góc chết cho ta phản công.

c. Cắt dài. Bóng sẽ nảy cao nên khả năng đối thủ đánh vào lưới sẽ thấp hơn. Khi bị chém nặng vào góc xa thì ta nên bước chéo lùi lại, thay vì bước ngang, vì bóng nảy cao rơi chậm sẽ cho ta đủ thời gian xử lý các kiểu. Vì bóng nảy cao nên quả chém chuội không an toàn, đối thủ vẫn có thể tấn công giật xung từ độ cao ấy (nhất là khi hắn xài mút Tàu).

Mánh: vì bóng ABS có biểu hiện giống như ít xoáy, đối thủ chưa quen sẽ giật hỏng rất nhiều nếu ta biến hóa quả cắt dài. Nếu đối thủ gò lại thì ta nên biến hóa xoáy quả nặng quả không, bóng cũng sẽ đi gần giống nhau vì nhanh nên đối thủ sẽ phán đoán sai. Đây là 1 kỹ thuật dễ tập nhưng ăn điểm khá nếu có luôn quả bạt mất xoáy khi đối thủ moi sang.

d. Bạt cơ bản: Khá dễ so với các loại bóng khác. Nên tập kỹ thuật bạt trước khi biết tạo xoáy, vì không cần tạo xoáy bóng cũng cong xuống bàn.

e. Giật moi: là kỹ thuật bị ảnh hưởng nặng nhất. Có cố tạo cho nhiều xoáy thì bóng cũng không vòng cung mấy, chả chuội hơn bao nhiêu. Giật nhiều xoáy quá nó còn lưng lửng trôi ra ngoài bàn chứ không đột ngột cắm xuống đâu!

Giải quyết: thay vì giật cho nhiều xoáy, ta nên giật ngắn tay và ít lực hơn, tuy quỹ đạo như nhau nhưng độ biến hóa sẽ làm đối thủ đỡ hỏng. Đánh ngắn tay khó biết xoáy nhiều ít, mà còn có lợi thế hồi bộ sớm. Nên giật vòng cung cao hơn, bóng nảy cao hơn, nếu đối thủ chỉ thích chặn thì nhiều khả năng sẽ bị dư.

f. Giật xung ít xoáy: dễ hơn ở mức độ mới tập, vì giật ít xoáy cũng vào bàn uy lực, dễ thấy nhất khi tập luyện. Nên dùng điểm rơi để thắng điểm hơn là dùng lực.

g. Chặn rất dễ, bóng vào bàn khá ngọt nếu biết phối hợp đúng vũ khí. Những cặp giật xung + chặn điểm rơi sẽ trông giống cao thủ tập dợt, dù là những người mới tập chơi vài tháng.

h. Đở bóng xa bàn: vì bóng nảy cao hơn nên cần không gian rộng hơn bình thường. Bóng dễ đở nhưng đối thủ cũng dễ công tiếp. Rất ngại quả công sớm bóng vào góc xa, với bóng Plastic thì quả ấy khó làm hơn. Vì bóng dễ nhìn nên đối thủ cũng dễ bỏ nhỏ hơn.

Mánh: nên lốp bóng cao có xoáy vào giữa bàn hơn là đở thấp. Nếu bóng rơi vào góc bàn thì nên chạy chéo góc lại gần bàn ngay. Sân nhỏ thì không nên lùi lại.

2. Lối chơi cơ bản

a. Gò-moi-bạt

Đây là một rơ truyền thống phải nói là rất xưa, nhưng với bóng ABS lại trở thành lợi thế! Gò kết hợp ngắn cánh và thật sâu dài, sau đó tìm cách moi điểm rơi biến hóa xoáy và bạt dứt điểm (bạt cả bóng đối thủ cắt sang). Đối thủ lên bóng trước thì bạt ngay (bạt phá xoáy). Bóng mới này rất dễ gò cắt, nảy cao nên dễ bạt, dù đối thủ giật nhiều xoáy thì bóng cũng nảy dựng lên khá dễ bạt. Khi cả 2 đối thủ cùng rơ đụng nhau, ai bạt trước thì ng đó thắng, ai có Bh bắn phá xoáy xem như có 2 càng bạt.

b. 3rd ball attack
Đây là rơ mạnh nhất, từng được đưa lên hàng đầu, ai tranh tiên chiếm thượng phong là thắng trận. Với bóng Celluloid D40, mềm và to, quả giật Fh trở nên một đòn bất khả phản kháng, toàn bộ CNT chiếm thượng phong với mút H3 từ đấy. Với bóng plastic không tròn đều, cú giật mút Tàu dù nhẹ cũng nguy hiểm vì độ dị của quả bóng. Vì bóng trước đây mềm, nên quả giật mút Tàu có tốc độ 2 và độ vọt rất biến thiên, rất khó trả lại chính xác vì bóng va chạm vợt rất lung tung, nhưng lùi lại thì bóng lại cắm xuống thấp cũng khó phản công. Với bóng ABS, quả giật của CNT có uy lực hơn nhưng không nguy hiểm vì mất độ vọt và chuội, nếu giật mạnh thì bóng thường cắm xa lưới gần vạch trắng cuối bàn chứ không cắm gần lưới như bóng mềm. ITTF đã ghi bàn trước trong cuộc chiến chống lại sự thống trị bóng bàn của CNT, không rõ TQ sẽ đối phó ra sau nhưng hiện tại thì những vdv 1 càng đang gặp khó khăn lớn, vì quả Fh 1 chạm đã không còn ăn điểm nhiều như trước.

Ở mức độ phong trào, chơi ABS thì ai đánh trước mà không đủ độ sát thủ thường thua vì bị phản đòn. Cá nhân tôi cũng gặp khó khăn rất lớn khi quả Fh ôm bàn không còn bén như xưa nữa, dẫn đến ngại tay không dám ra đòn. Càng không dám mạo hiểm né góc trống đánh Fh (đánh không thủng thì xem như mình tèo 100%).

c. Chặn đẩy phản công
Cũng là một rơ xưa, được các ông bà già Tàu sử dụng, với bóng ABS lại trở nên lợi hại đáng ngại. Thường dùng vợt thìa dầy 1 mặt hoặc thìa vuông, vợt ngang cũng dầy và nhiều lớp, mút không bám xoáy nên không bị ăn xoáy. Giật mạnh không thủng mà đua đều với mấy bác này thì thôi rồi. Với bóng không đều bằng plastic thì còn đánh lắt léo, pha kèm quả giật bạt, kiểu gì bóng cũng trả lại cao hoặc ra ngoài. Với bóng ABS thì quả phản công đẩy góc của rơ này thật đáng ngại (vì nó nhanh), nếu đối thủ có thêm quả bạt mút chuội nữa thì rất khó nhằn. Vì bóng mới ít biến hóa nên rất dễ chặn đẩy và phản công.

Đối phó với rơ này thì hay nhất là dùng chính nó trị nó. Ai di chuyển nhanh và hợp lý hơn, ai đánh điểm rơi tốt hơn thì thắng, mà mạo hiểm thường thua. Sự khác biệt giữa chủ động và bị động trở nên nhỏ hơn, thượng phong không còn nằm ở quả lên xoáy trước nữa. Rơ này vẫn ngại quả giật bạt, vì bóng ABS nặng và cứng hơn, nên quả giật hết tay sẽ làm vợt chặn bị rung lắc mạnh, khó trả lại vào bàn.

d. Đôi công đều 2 càng
Rơ này có phần giống chặn đẩy 2 càng, nhưng là chủ động đánh chứ không phải chờ phản công bị động. Đây là một rơ rất hiện đại, chủ yếu được áp dụng ở CNT nữ (Hirano Miu cũng chơi rơ này kèm phản công). Timo Boll cũng đánh rơ đôi công, phản công 2 càng, trong năm 2017 đã nhiều lần hạ CNT ngoạn mục. Có thể thấy rõ bóng ABS đã hỗ trợ rơ này ntn: bóng qua lại luôn cao và đều, rất dễ cho một quả công lại, ai đều hơn và khôn khéo hơn trong chiến thuật sẽ thắng. Không có bất ngờ vì quả bóng không còn dị như trước.

e. Rơ 1 càng có Bh chặn đẩy phản công.
Là rơ thường thấy ở VN, trước đây ngoài Bắc, bây giờ phổ biến trong Nam ở giới phong trào. Với rơ này mà đấu nhau thì “ai công trước nấy chết!”. Bóng ABS nảy cao nên dễ công trước, dễ đánh uy lực nhưng cũng dễ phản công.

Cách giải quyết: nên có quả Fh ngắn hồi bộ sớm, nếu không có Bh mà muốn lên xoáy trước thì sàn góc trống giật ngắn tay moi cao về góc chéo, nhanh chóng hồi bộ cho quả sau. Nếu bị phản công thì phải liều mạng công luôn quả nhanh ấy (đôi công, đối giật hoặc bạt), thì khả năng thắng mới cao hơn.

3. Các kỹ thuật nâng cao

a. Giật bạt
Sẽ rất uy lực nếu giật lúc bóng cao nhất, bóng nặng và căng hơn nên va chạm khủng hơn, nên thiên về bạt hơn giật. Với bóng plastic mềm hơn thì khi rơi sâu vẫn còn giật bạt được, nhưng bóng ABS không cho phép vì vòng cung thẳng hơn. Bóng rơi sâu đồng nghĩa giật nhiều hơn bạt, và phải hạ tốc độ xuống nếu ko sẽ ra ngoài.

b. Bạt phá xoáy
Là quả bạt khi đối thủ cắt hoặc giật moi. Bóng ABS ko lắc lại nảy cao, rất dễ nhìn bóng và bạt chính xác. Vì bóng cứng nên khi bạt ko có cảm giác quả bóng bị méo đi. Với bóng mềm, quả giật xung sẽ chuội nên nãy thấp, khó phản công bằng quả bạt, nhưng với bóng mới, giật xung cũng nảy cao, khả năng bạt phản công cao hơn và dễ hơn.

c. Bạt phản công xa bàn
Bằng thử nghiệm, tôi thấy bạt xa bàn và giật trả lại (đối giật) không khác nhau là mấy. Bạt có động tác ngắn, ko cần bộ và ko mất bộ, bóng đi có phần nhanh hơn hoặc biến hóa hơn. Nếu phải đối giật thì nên pha cú bạt hơn là cắm đầu tạo xoáy.

d. Cắt xa bàn
Trong tập luyện ta sẽ thấy quả cắt xa bàn với bóng ABS dễ hơn rất nhiều, bóng đi nhanh hơn, nếu cao thì cũng rớt xuống bàn chứ ko trôi ra ngoài. Nhưng trong thi đấu thì quả cắt bóng trở nên kém nguy hiểm hơn trước, vì bóng ko còn lắc, nảy cao hơn và khó phản công hơn. Nói chung là dễ cho cả hai phía nhưng bên phòng thủ bất lợi hơn.

e. Giật cầu vồng xoáy ngang xa bàn
Là kỹ thuật bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bóng ABS. Quả giật không còn lạn ngang nhiều như xưa, đi nhanh hơn nên bị trả lại nhanh hơn, khiến bên công trở thành bị động. Trước đây với bóng 40, 40+, quả giật lắc léo nầy buộc đối thủ phải hãm lực nhìn xoáy, giờ với bóng ABS đối thủ chỉ cần nẹt lại 1 phát là xong! Những rơ giật cong vồng thời bóng D38 đã hoàn toàn tuyệt chủng, những rơ chuyên “ma sát” mỏng bóng cũng sẽ rất đau khổ vì chả hù dọa được ai nữa!

f. Đối giật xa bàn
Đối giật trở nên khó hơn so với bóng plastic nếu đánh cùng 1 kỹ thuật, nghĩa là dùng xoáy để tăng sự an toàn. Với bóng mới, góc vợt và độ nảy mới thực sự quan trọng, vì nếu cứ cố tạo xoáy thì bóng sẽ bất ổn về mặt lực trong khi quỹ đạo vẫn không thay đổi mấy, hậu quả là bóng sẽ cắm lưới hoặc ra ngoài nhiều hơn. Dù giật thành công thì cũng không bắt buộc đối thủ phải giật lại, họ có thể chặn đổi góc hoặc hãm lực dễ dàng.

Hướng giải quyết: Ta nên “bạt giật” hơn là đối giật, lấy cú bạt làm chủ đạo, xoáy thêm vào để an toàn chứ không phải là thành phần chính.

g. Đối giật BH ôm bàn
Thêm một kỹ chiến thuật chủ đạo thời bóng 40+ bị mất uy lực với bóng ABS. Khi tập ta vẫn không thấy vấn đề gì lớn, chỉ khó đánh hơn 1 tí. Nhưng ra thi đấu ta sẽ thấy đối thủ…không tỏ vẻ e ngại gì, tại sao vậy? Vì quả bóng nảy cao hơn, ko còn chuội cắm nữa, nếu nhanh quá thì đối phương bắn Bh lại, nếu bóng chậm thì họ dứt điểm bằng quả giật dài. Cái thế “buộc phải đối giật ôm bàn lại” không còn như hồi xưa nữa.

h. Flick BH bao bàn
Dễ đánh hơn vì bóng giao ngắn sẽ nãy khá cao so với lưới, tuy nhiên sẽ mất tính đột biến lắt léo hơn. Nghiệt ngã hơn là nếu flick thì đồng thời cũng dâng cho đối thủ một quả bóng nãy cao, nếu vào tay đủ bộ thì ta sẽ lãnh nhận quả phản công trong lúc chưa kịp hồi bộ. Không phải ai cũng đủ nhanh và có sẵn quả đôi công như CNT. Rơ phong trào chơi bóng ABS mà ham flick bao bàn thì sẽ thất bại sớm hơn.

Hướng giải quyết: nên phối hợp nhiều cách trả giao bóng thay vì toàn flick tranh tiên. Thay vì flick, ta có thể đánh Bh chết bóng nếu nảy quá cao.

i. Hất tấn công FH trong bàn
Cú hất tấn công (nhẹ thì là hất điểm rơi, nếu đủ thời điểm và độ cao thì có thể phát lực mạnh thì quả giật bạt gần lưới) trở nên dễ thực hiện và chiếm thượng phong hơn so với thời bóng plastic cũ. Quả bóng cứng nên lực phát ra sẽ đột ngột tăng hơn, vì ít độ vọt của xoáy nên dù đánh Bh cũng không lợi thế hơn FH bao nhiêu. Đánh hất FH được lợi thế giữ được bộ. Dù đánh tốt quả ấy ta cũng phải biết rằng nó rất dễ bị phản công, nên động tác đánh luôn kèm theo động tác lùi lại chuẩn bị quả sau (thường là đôi công hoặc đối giật).

j. Hất quẹt gai phản xoáy trong bàn
Nhiều người nhận xét bóng ABS có nhiều tính chất giống bóng Celluloid thời xưa, có lẽ vì độ nãy và âm thanh giòn. Những đấu thủ rơ phản xoáy OX, ôm bàn hất quẹt tấn công sẽ thích bóng Celluloid vì nó phản xoáy mạnh, đi khó đoán. Bóng Plastic cũ tuy ít xoáy nhưng lại nảy rất thấp và có độ lắc nên gây nhiều lỗi cho người đỡ, vì thế gai ôm bàn là một rơ có lợi thế. Khi chuyển qua bóng ABS (loại tốt, cứng nảy 3 sao tròn đều) thì rơ phản xoáy ôm bàn mất đi rất nhiều lợi thế. Bóng cũng phản xoáy đấy (có phần phản xoáy hơn cả trước, vì nó tròn cứng) nhưng lại nảy cao. Nếu sợ PX thì nảy cao thấp cũng vậy thôi, nhưng với trình cao thì chỉ cần cao hơn 1 tí là đối thủ quật cho mất bóng. Có 1 lợi thế mới, đó là nếu dùng gai dài có xoáy, tấn công thẳng vào bóng thì đi nhanh và khó đở hơn loại Plastic cũ.

k. Chop-block mút láng
Nếu lấy Niwa Koki hay Ma Long làm ví dụ thì quá cao cấp. Ở mức phong trào thì ít ai chịu nhận mình thường đánh quả này, nhưng nếu đứng ngoài quan sát thì lắm bác “chưởng”, “xoa” và “xắn” đủ kiểu. Động tác xấu quắc nhưng hiệu quả đến em cũng muốn có được quả ấy. Nhưng đó là với bóng “đểu” vừa mềm vừa méo. Nếu xài quả bóng cứng và tròn thì cú chop-block bằng mút ấy sẽ cho bóng khá cao và ngừng đủ để đối phương bạt mất xác. Điều này đúng cho cả cấp No.1 TG, quả bóng plastic trước đây nảy thấp nên mới có lợi thế.

l. Chop-block gai
Rất bất lợi khi đánh quả chop-block rơi trong bàn, vì dù có rơi ngắn vẫn nãy cao. Bù lại sẽ khá dễ phản công vì bóng trả lại nhanh và khó nhìn xoáy, không có độ ngừng lại như bóng plastic cũ. Rất lợi thế nếu xài gai cụt đánh ngắt nhéo và phản công xoáy ngang.

m. Gai công BH
Vì độ sát mút của bóng ABS khá lớn, gần như gấp đôi so với bóng plastic cũ, nên đa số vdv nhà nghèo chọn giải pháp gai công. Dù mút hay gai công thì bóng vẫn đi cầu vồng không khác nhau nhiều, (bóng plastic thì có thể tạo khác biệt rất xa). Nên xài gai lót mềm và dầy max, độ bám cao. Tận dụng tốc độ và điểm rơi để tấn hoặc phản công. Nếu có 1 bên Bh gai công khá chắc, phòng thủ phản công tốt thì xem như có 1 càng khá cứng khi đánh bóng ABS.

n. Gai công FH
Cũng với lý do tiết kiệm và vì xoáy không còn là lợi thế nữa. Phong trào chơi gai công bên FH sẽ phát triển mạnh vì quả bạt bóng ABS khá chính xác chứ không bị méo bóng như với plastic cũ. Đánh gai sợ nhất là bóng nảy thấp và xoáy tới nhiều, nên khi bóng plastic chiếm lĩnh thì các tay vợt gai yếu thế hơn, qua thời mới sẽ thấy sự quay lại của gai công ngay. Với sự phát triển của vật liệu làm mút, gai công ngày nay cũng có bề mặt mềm hoặc sponge mềm xốp, có thể bạt phá xoáy hoặc tăng xoáy dễ dàng. Lý do sâu xa hơn để xài gai công là vì tận dụng tính chất cứng của bóng, lấy tốc độ làm chủ đạo khi mà đối thủ đang thất thế ở mặt tạo xoáy. Những miếng gai tiêu biểu 1 thời như Spectol, Clippa, 802,…đã hết thời. Dòng gai mới có các tính năng vượt trội, cầm đánh được mọi kỹ thuật, sẽ là cặp bài trùng với bóng ABS.

4. Các lối chơi đặc biệt

a. Vợt thìa và vợt ngang
Câu hỏi đặt ra là liệu vợt thìa C-pen có trở lại thống trị bóng bàn như người ta tiên đoán? Vì bóng ABS có nhiều tính chất giống bóng Celluloid, thời của Ma Lin và Wang Hao, mà TQ luôn tự hào vợt thìa, họ sẽ nuôi mộng đào tạo lại rơ thìa? Trước khi trả lời, chúng ta phải hiểu rõ lợi thế và điểm yếu của vợt thìa so với cách cầm ngang và lý do tại sao vợt thìa bị nhấn chìm. Với bóng ABS, đôi công xoáy Bh không còn là lợi thế nữa (nhưng bóng vẫn xoáy và nãy cao) nên “có khả năng cao” rằng vợt thìa C-pen sẽ quay lại, với cú RPB kiểu WH kèm kiểu chặn Bh của Malin. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những cải tiến hoàn toàn mới trên cấu trúc vũ khí và chiến thuật để thích ứng với thời đại mới. Với độ nảy cao và lực va chạm lớn thì vợt ngang cũng có thêm ưu thế, sự lựa chọn giữa ngang và dọc sẽ khó hơn!

b. Thìa dầy J-pen cải tiến
Nếu bóng ABS thực sự ít xoáy và nặng hơn, độ va chạm lớn hơn, thì thìa vuông J-pen có khả năng rất cao để trở lại. Phải nói đây là một tín hiệu đáng vui mừng cho các fan hâm mộ RSM. Những dòng mút mới mềm và nảy hơn, cho phép vợt thìa vuông dày phát huy quả giật và chặn trái hiệu quả hơn. Một bất lợi khá lớn, đó là vợt thìa J-pen chỉ có 1 càng, nếu lao góc trống giật Fh thì buộc phải có bộ chân thật tốt để chống đỡ quả bắn chữ I của đối phương (cũng sẽ nãy đủ cao để đánh tiếp quả giật FH uy lực). Nói chung, những ai muốn quay lại với rơ này buộc phải vắt óc tìm ra các trường hợp khắc chế và tìm các giải pháp giải quyết triệt để. Nhưng rõ ràng bóng plastic cũ đã gây ra các bất lợi quá lớn, góp phần làm rơ này tuyệt chủng.

c. Mút Tàu
Cùng lúc bóng ABS được áp dụng thì thành tích của CNT xuống thê thảm, dĩ nhiên ta có thể nghĩ tới các nguyên nhân khác. Nhưng không thể từ chối rằng quả Fh của CNT đã mất đi phần lớn sự bất ngờ và khó đỡ. CNT phải rất vất vả để thắng những rơ đơn giãn, phần lớn là dùng BH. Cá nhân tôi cũng cảm thấy bóng đi không còn “dị” nữa (dù giật nhẹ cũng khó đở), đối phương đỡ khá dễ dù có than đau tay. Bù lại khi lùi ra đối giật thì quả bóng đi nhanh hơn, có thể từ xa bàn tấn công góc nếu thấy đối phương thiếu chuẩn bị (với bóng plastic thì quả tấn công góc từ xa bàn chỉ là trò con nít, bóng đi quá chậm). Ngay sau đó, CNT có sự “chấn chỉnh” ngay khi cho FZD tập quả Fh hết tay kết hợp quả BH bắn ít xoáy. Hai quả này phối hợp rất hay nên thường ghi điểm. Bóng ít xoáy, đi thẳng nên cần gom lực. Độ chấn động sẽ khiến đối thủ phải lùi lại và mềm tay, nên bóng trả qua khá dễ cho quả thứ 2 bồi thêm. Có thể nói quả đầu chỉ để phá giáp còn quả 2 để sát thương. Mút Tàu không còn lợi thế ở điểm giật quả bóng khó nhìn (plastic) mà là ở lợi thế đổi xoáy và biến hóa lực. Mút H3 mất cái lợi thế tuyệt đối trước đây nhưng bù lại nó trở thành một loại vũ khí công phá khá mạnh, đánh biến hóa từ giật bạt, giật moi cho tới bạt mậu xoáy. H3 vẫn giữ lợi thế ở cú giật phản công, có nhiều lần Malong và FZD ăn điểm Timo Boll và Otv bằng quả giật moi hoặc chém dài, nhử đối thủ công trước rồi phản công ăn điểm bằng FH.

d. Gai công FH có BH mạnh
Đây là một rơ rất đơn giãn, ít di chuyển nhưng lại có rất nhiều lợi thế khi chơi bóng ABS. Gọi là rơ “một bước” vì chỉ bước qua lại ôm bàn. Trước đây rơ này sợ quả Fh giật chuội và quả giật moi nhiều xoáy bóng lắc, nó thất thế với bóng mềm vì quả bạt khó có thể chính xác (bạt mạnh dễ bị ăn xoáy, khó phá xoáy). Với Bh mạnh bao bàn và khả năng lùi lại nửa bước, di chuyển ngang tốt, thì rơ này có khả năng thành bá chủ trong giới phong trào.

e. Phòng thủ phản công hiện đại
Nếu quả bóng tròn đều, không còn lắc lư, nảy cao hơn, ít xoáy ít cong, bay nhanh và dễ đánh,…thì trên lý thuyết rơ cắt và câu bóng xa bàn sẽ trở nên bất lợi. Vì quả bóng nảy hơn, nên nó sẽ bay xa hơn, đòi hỏi sân rộng hơn. Với tình hình sân chật ở các CLB nghiệp dư thì rơ phòng thủ xa bàn rất khó áp dụng. Theo dự đoán riêng, thì ở cấp phong trào rơ này sẽ phát triển thành một kiểu phòng thủ ôm bàn hơn, dùng cú bạt và bắn xa bàn làm đòn phản công. Ở cấp TG, sân rộng, bóng nảy cao sẽ khiến cho quả cắt sớm cao dễ thực hiện hơn, chưa biết chừng rơ cắt xa bàn lại có lợi thế, quả phản công sẽ thiên về bạt và sẽ xài vợt dầy hơn.

f. Rơ phối hợp từ các rơ căn bản
Bóng ABS nói chung rất chuộng rơ căn bản, nghịch rơ tà đạo. Các kỹ thuật đánh nên ngắn gọn, huy động khí lực đan điền hoặc phát lực từ chân. Tâm niệm “dễ mình dễ người” nên khi đánh ra quả nào cũng liền hồi bộ cho quả sau. Bóng ABS sẽ khiến số lượt rally cao hơn rất nhiều, đồng nghĩa đòi hỏi thể lực và bộ chân tốt. Kiểu đánh “ba búa” hay “một chạm” sẽ mất dần ưu thế, đòi hỏi ng chơi phải tự rèn luyện bản thân cơ bản hơn là mua sắm vũ khí hay chăm chú chỉ luyện một “chiêu độc” nào đó. Không có gì lạ khi các em nhỏ mới tập vài tháng có thể thắng các ông già chơi bóng bằng tuổi bố mẹ chúng nó. Chỉ bằng bộ chân tốt, bọn trẻ ôm bàn phản công lại hết các cú tấn công “yếu” của tiền bối, nhiều vị cao niên bỏ bóng bàn cũng vì quả bóng này, họ thất vọng vì bao nhiêu năm kinh nghiệm bóng bàn tan theo mây khói. Ở một góc khác, nhiều ng mới tập chơi ở tuổi xế chiều lại rất hăng hái, họ bắt đầu từ số 0 nên sớm đạt được các động tác và bước chân đúng. Các bà cô các chị cũng rất chuộng quả bóng mới vì nó ít xoáy, khi đối đầu với các ông không quá bất lợi.

5. Các “đòn” đánh phong trào và lối chơi “phủi”

a. Phản xoáy ôm bàn, lùa chỉa FH, đập góc
Nếu trước đây các bác xài gai không lót bị gãy chân bởi bóng DHS 40+ sau 1 tuần thì giờ đây với bóng D40+ chỉ cần vài ngày! Bóng này rất hại gai, nhất là loại kém chất lượng ở VN. Giả sử có gai tốt nhưng không lót, bóng ABS rất cứng và va chạm mạnh, gai sẽ cong bật và ma sát thân/đế nhiều hơn, kết quả là độ phản xoáy sẽ giãm. Khi đối phó với quả giật bạt, gai dài hoàn toàn mất tác dụng.

Quân sư quạt mo: nên xài gai trung cao không lót, thay vì gai dài. Mài nhẵn hoặc vào keo 502 đầu gai cũng làm phản xoáy tốt mà không bị gãy chân gai. Bóng tròn là bất lợi cho gai PX, vì vậy ta nên…bấm vài lổ (ko để lại vết) nhưng đủ làm quả bóng lắc lư hơn. Luyện cú “chỉa” FH bao bàn hoặc cú “lận” Bh bao bàn (nếu xài gai bên fh) để đối phó quả giật hết tay. Nên tấn công bằng gai vì bóng ABS có xu hướng cắm xuống tự nhiên dù là xoáy chìm, quả này khá nguy hiểm vì nhìn vào đường đi ta cứ nghĩ là xoáy tới. Nên xài lót 0.5mm nếu vẫn cố đánh gai dài, các loại gai thế hệ mới cũng khá bền nếu mua từ nguồn tốt. Cú quẹt phản xoáy đã mất đi hết 80% độ hiểm, nhưng thay vào đó quả tấn công bằng gai dài lại tăng độ mạnh lên hơn 150%. Với bóng ABS, gai tốt lót 1mm, có thể bắn chết quả giật của đối thủ như là xài gai công hoặc mút láng (MarkV) lót mỏng. Nếu đối thủ giật moi, gai dài bám xoáy bên FH vẫn có thể đập chết bóng vì độ phản xoáy đã bị mất, bóng vọt ra khỏi vợt có 1 chút xoáy tới nên khá an toàn.

b. Căn bản yếu, bộ chân chậm nhưng copy 1 rơ cao cấp nào đó
Đây là những rơ thường thấy trong các CLB phong trào, thoạt nhìn họ đánh tập rất đẹp, như cao thủ, vào đấu với trình dưới thì ăn khá dễ, với trình gần ngang hay thua ngược và trình cao hơn tí là vỡ trận. Bóng ABS sẽ khiến các rơ này đau khổ hơn vì cái họ copy quá cao cấp, đánh quá khó lại lộ nhược điểm nhiều. Dù đánh hoàn hảo một đòn đẹp, khả năng ghi điểm cũng ko còn cao nữa mà nghiêng về các rơ chì phòng thủ dai. Khi thua, họ sẽ về…luyện cú khác, đổi vũ khí và…lặp lại y chang quá trình cũ.

Không có giải pháp nào cho các bác này. Nếu họ thích được cảm giác cầm vợt như Ma Long, quất một quả FH ngọt ngào là đủ tê rồi, thì cứ cho họ thử vậy. Với quả bóng ABS thì nên học theo rơ ZJK tốt hơn là FZD hay ML, đòn ngắn đánh hiệu quả chứ ko hoa mĩ. Một lời khuyên khá thừa thãi, đó là các bác này muốn cải thiện tỉ lệ thắng thì phải tập bộ chân và căn bản đở trả bóng. Đành rằng có quả FH giống ML nhưng vào trận làm gì có bóng mà đánh?

c. Rơ đánh lắt léo, trên cơ 1 rơ khác
Bóng ABS giúp xóa nhòa đi sự khác biệt giai cấp (nghe giống…quá), thực sự nó không hỗ trợ cho cao thủ nào muốn “tra tấn” hay chơi trò “mèo vờn chuột” với bên kia. Bóng trả theo kiểu “lắt léo” lại trở nên dễ hơn, nảy cao và tạo điều kiện cho chiếu dưới ngoi lên và phản pháo. Bóng ABS mà đánh khinh địch rất dễ bị thua ngược (cái này trong năm 2017 diễn ra mấy trận liền), vì khi muốn đánh khó dìm đối thủ xuống lại không được. Vd A có quả giao xoáy và giật ác, nhưng khi A rất muốn giao khó để giật chết bóng thì vô tình lại làm cho bóng đi dễ hơn, khiến B có cơ hội phản công và ăn nhiều điểm tâm lý quan trọng. Bóng ABS khá dễ cho phản công nên ai có tâm lý “1 cú” thường dễ chết đứng.

Nếu trên cơ, cầm bóng ABS nên đánh ngộp đối thủ ngay từ đầu, hoặc cho đối thủ hy vọng công trước rồi giết luôn. Đánh lắt léo phô diễn kỹ thuật sẽ dễ dẫn tới thua ngược.

d. Rơ không có căn bản nhưng đánh gì cũng vào
Gọi là rơ Rừng, vì chơi lâu quá nên bóng gì cũng xử lý được, đánh bóng plastic cũ giải phong trào tôi rất ngán rơ này. Vào các vòng sâu hết sức không thể lien tục quăng các quả dứt điểm, mà cù nhầy với họ thường là thua. Với bóng ABS, họ cũng sẽ dễ dàng đưa bóng vào bàn, nhưng khả năng thắng không còn như trước. Đở bóng vào bàn theo kiểu “rừng” thì bóng sẽ nảy cao và dừng chứ ko còn chuội và lắc nữa (với bóng ABS). Nếu bồi tiếp bằng quả bạt thì lấy gì mà trả lại.

Giải pháp: nên luyện thêm quả phản công đột kích và bạt bất ngờ. Ta trả bóng vào bàn hơi cao, nếu đối phương không đánh chết quả ấy, bóng cũng sẽ sang bàn ta nảy cao, đó là lúc ta ra tay.

6. Các chiêu trò và tâm lý trong thi đấu

a. Giao bóng che chọi hoặc quá xoáy khó đoán
Tin mừng cho những ai sợ quả giao bóng khó! Bóng có xoáy nhưng không lạn, nảy cao và không bắt xoáy vào mút quá mạnh. Nếu che chọi thì bóng thường là dài và nhanh, vì tốc độ nên ta không kịp phản ứng, dẫn tới thụ động khều vào bóng “hên xui” và thường bị quả dứt điểm nếu có may mắn khều vào bàn. Ở trình phong trào, nếu ai thích ăn điểm trực tiếp từ quả giao sẽ thất vọng khi xài bóng ABS, và đó cũng là lý do nhiều cao thủ bàn phím trên TG phàn nàn bóng ít xoáy. Những ai thích cầm bóng giao, tung thấp hoặc chém nhanh, cũng sẽ thấy hiệu quả yếu đi rõ rệt. Tuy vậy, đở tốt quả giao bóng là một kỹ năng khó, cần quá trình rèn luyện với HLV giỏi, khó có thể 1 lời giải thích trọn vẹn. Timo Boll khi đổi sang quả giao bóng cực dễ bằng Bh lại có thể khiến Otv hỏng liên tục, đó cũng là 1 bí mật thú vị!

b. Câu giờ, lau mặt cột giày uống nước
Theo luật ITTF thì sau 6 quả mới được lau mặt, nhưng luật Rừng thì không cần đợi đến 6, mỗi quả đều có thể câu giờ! Với quả bóng mềm, khi bị cảm giác nguội tay sẽ khiến ta chạm bóng nhẹ hơn 1 chút, đồng nghĩa với bóng ít lực hơn, dễ bị cắm lưới hoặc ăn xoáy ra ngoài. Mất tự tin thì đánh bóng plastic rất dễ thua, nhưng quả ABS lại khác vì nó khá cứng. Ai có chủ ý câu giờ làm đối thủ nguội, rồi mình “bất ngờ đánh khó” sẽ bị phản phé ngay. Tâm lý “ta khôn hơn nó” không áp dụng được với bóng này. Ai bình tĩnh, điền đạm hít thở chờ đối thủ múa vượn múa khỉ xong, tăng cường tâm lý cảnh giác và phản đòn tốt thường thắng tiếp những quả nữa.

c. Để giành quả giao khó và quả dứt điểm vào cuối trận đấu
Một số đấu thủ thường để dành quả giao khó vào cuối trận, đó cũng là chiến thuật hay. Nhưng bóng ABS làm mất độ khó đi, tăng tần số đôi công lên, nên nếu giữ tâm lý giao khó một chạm thì thường bất ngờ ngã ngữa: người chết là ta! Thay vì để dành quả giao xoáy, giật chết, tôi thấy cao thủ TG thường để dành sức và giao đơn giãn ở những điểm nước rút, sau đó lao vào các thế đua sức và ý chí hơn là mạo hiểm phang nhau những quả một mất một còn. Để ý cuối năm 2017, các trận thi đấu đỉnh cao thường kéo dài các sét ra tới hơn 11 điểm, ai bền hơn thường thắng.

d. Đạp bóng và xin đổi bóng
Vì bóng khá đều, quả sau cũng giống như quả trước. Hiệu quả của chiêu “xấu” này với bóng plastic rất lớn, vì khó tìm được 2 quả giống nhau trong 1 hộp bóng (thử cả hộp bóng 3 sao chả có quả nào đều). Với bóng ABS thì các bác tha hồ đạp, bóng mới cũng thế thôi, đánh đổi 1 cái thẻ vàng cảnh cáo không đáng. Sau 1 quả giật trúng cạnh, bóng plastic cũ xem như vứt đi nhưng bóng ABS vẫn chơi tốt.

e. Bấm ngón tay vào bóng
Để tăng độ lắc và dị, các tay vợt phòng thủ thường có mánh bấm thử vào bóng để kiểm tra xem “có vỡ chưa” hoặc “có cứng không”. Độ mạnh vừa phải thì bóng sẽ bật ra tròn như cũ nhưng để lại 1 vết mờ, bóng có tròn đều thì cũng sẽ lắc vì lạn rất dị, đó là thời plastic. Bóng ABS rất khó bấm thủng (nhất là quả D40+ 3 sao), nhưng nếu bấm ngón cái cũng để lại sẹo và làm bóng lắc lư khác ngay. Vì các quả ABS đều tròn, nếu lắc lư ta có thể kiểm ra xem vết bấm khá rõ, và xin đổi quả khác.

7. May rủi

a. Bóng leo lưới
Bóng ABS leo lưới không phải là lợi thế, nếu đối thủ đang ôm bàn. Nếu giật mà bóng tưng lưới thì thường bị mất xoáy và nảy cao, dễ ăn bạt hoặc bắn lại. Nếu gò cắt mà bóng chạm lưới nó vẫn nãy khá cao, đủ thời gian cho ta xoay trở. Với bóng này, bị quả leo lưới hay được quả leo lưới đều không chắc thắng hay thua, vẫn còn bất ngờ xảy ra cho những ai không bỏ cuộc.

b. Bôn bàn
Không rõ tại sao, bóng ABS bôn bàn thường nảy dạt ra cao và rơi xuống khá chậm, dễ xử lý hơn là bóng plastic. Có lẽ nó nặng hơn nên khi bay không lực ta vẫn điều khiển được. Bôn bàn không phải là 100% thua, phần thưởng vẫn còn cho những ai không chấp nhận số phận.

c. Chạm tay
Đau nhất là bị chạm tay! Bóng plastic đã đủ gây sung tấy, bóng ABS mà chạm tay đau tê tái! Nếu đối phương đánh chạm tay hợp lệ, bóng vào bàn ta cũng khá dễ xử lý. Bình tĩnh và kiên quyết không bỏ cuộc!

d. Dẫn trước nhưng sắp thua ngược
Quả bóng này hại nhiều cao thủ ngậm ngùi thua ngược, dù họ đã cố hết sức, đánh hơn 100% công lực từ rất sớm chứ không để “nước tới chân”. Bóng ABS là một thứ lì lợm, càng cố đánh nó càng ì ra, càng giật mạnh càng dễ bị phản công. Timo Boll đã thử rất hiệu quả: hắn đánh cực kỳ đơn giãn thì lại ăn điểm, mà cố sát lại thua sớm hơn. Nên tôi rút ra kinh nghiệm, dẫn trước tới 10 rồi thì nên đánh đơn giãn, dụ dỗ đối thủ công trước rồi phản công thì hay hơn là giao khó tranh tiên đánh ác bóng.

III. Ảnh hưởng của bóng ABS với việc lựa chọn vũ khí và chiến thuật

1. Với các loại phối hợp 5 lớp thuần gỗ, lối đánh tầm trung
Có 2 luồng suy nghĩ trái chiều. Một cho rằng phải tăng độ dày hoặc độ cứng của vợt lên vì bóng nặng hơn, va chạm mạnh hơn sẽ làm vợt bị nhún, dẫn tới mất độ chính xác. Một phía khác cho rằng vì bóng ít xoáy, nên cần phải làm cốt mềm hơn, bám xoáy và giữ bóng lâu hơn nếu muốn có quả giật cầu vồng như trước. Rơ này ít thấy ở VN nên khó kiểm chứng, cá nhân tôi xài vợt phòng thủ VKMO 5 lớp, quả giật tầm trung vẫn thấy uy lực và đủ xoáy. Một số đối thủ ngang trình chơi rơ này hiện vẫn giữ phong độ tốt, vẫn giữ đúng combo xưa (P-500 + 729 + Ten 05) và (Stiga Classic + 729x2 + SpinMax). Tôi thiên về quan điểm chọn vợt mỏng và dai, mút bám xoáy hơn, nếu vẫn muốn thắng điểm bằng xoáy hay biến hóa xoáy. Hình như quả bóng nặng hơn làm cho rơ này có lợi thế vì bóng cứ cắm vào bàn. Nếu như cầm vợt 5 lớp, đổi sang bóng mới mà thấy quá rung lắc cổ tay, thì bạn đang đánh sai nguyên lý vợt 5 lớp, lâu ngày sẽ chấn thương cổ tay hoặc elbow. Nên chuyển qua vợt dầy và cứng hơn. Nếu cảm thấy bóng đi thiếu lực và ít xoáy, có khả năng vợt có chất gỗ non, hãy chọn 1 cây khác có chất gỗ già hơn.

Nên chọn mút Hi-throw (tương tự T05) nhưng không nhất thiết phải là T05, vì với bóng ABS thì mút bọt khí bình thường đánh vẫn ngon không khác gì T05. Nên chọn H3 origin cứng hơn 41 độ nếu xài mút Tàu, không nên xài các dòng 729 trong trường hợp này. Vì bóng nảy cao nên thường vào rất vừa tay nếu ta lùi lại 1 bước. Bóng bay nhanh hơn nên cần tập di chuyển bộ chân hợp lý. Nên giật cầu vồng rõ cao sẽ có lợi thế hơn là giật vừa phải.

2. Với các loại phối hợp 7 lớp thuần gỗ, lối đánh ôm bàn
Vợt 7 lớp hoặc 9 lớp thường là dầy và khá nảy, ko thua kém dòng carbon Tamca. Với quả bóng plastic cũ, vợt 7 lớp thua ở cú Bh đối giật vì nó thiếu khả năng chống shock và kềm giữ bóng. Bóng ABS nặng hơn nên lực va chạm cũng mạnh hơn, bù lại đi thẳng hơn nên không bị ảnh hưởng bởi quả Bh đối giật ôm bàn. Bù lại cú Fh của vợt 7 lớp có độ biến hóa lẫn tốc độ cao, khó đỡ hơn cả Vis. Những dòng vợt 7 lớp mới ra có độ dày lớn hơn trước, khá thích hợp cho bóng mới. Nên kết hợp với mút Bh mềm ít bám xoáy, động tác ngắn gọn ít tạo xoáy, thay đổi tốc độ và điểm rơi là chính. Nên xài mút Fh cũng mềm, H3 nên lấy trong khoảng 39-40.5, xài 729 cũng được nhưng cần tune lên. Nếu chơi đôi công nhanh hai càng thì không nên xài mút Tàu, cứ tìm mút bọt khí mềm rồi tune lên quất thẳng vào bóng, đừng cố tạo xoáy. Đánh vợt 7 lớp như chạy xe số, cảm giác bóng vào vợt là rất quan trọng, nó cho ta khả năng thay đổi rất nhiều thứ.

Kết hợp với gai công bám xoáy lót dầy mềm ở cả 2 càng BH hay FH đều tốt với bóng ABS. Nên bạo lực một chút thì sẽ thấy đối thủ ngộp và rối.

3. Với phối hợp carbon cứng dòng Tamca, lối đánh trả bóng nhanh ít dùng lực
Đây là lối chơi phổ biến ở giới phong trào VN hiện nay. Tôi tham quan nhiều CLB, nhìn mọi người đánh rất mạnh tay, vợt Sar mút Ten nhưng bóng cứ bay yếu xìu, vì họ lại thích giật xoáy! Họ cho rằng giật xoáy đẹp và dễ vào bàn, có giật xung hay hỏng lắm. Động tác họ đánh cứ gò bó sợ sệt thế nào ấy, không thoát ra được, bạt cũng chỉ khều vào bóng bằng cổ hoặc cẳng tay, thế tại sao lại đi xài Sardius làm gì?

Điều gì xãy ra nếu họ đổi sang bóng ABS loại tốt? Họ sẽ cố đánh mõng hơn, ke tay hơn và động tác sẽ còn kỳ quặc hơn nữa!

Tôi may mắn được thấy 2 bố con Tàu tập bóng bàn với cây Sadius, họ cũng không cao thủ gì nhưng xài Sar theo cách hiệu quả nhất. Ông bố yếu sức nên tiết kiệm đòn, chỉ đở và phản đòn là chính, hiếm khi tấn công (mà khi tấn thì tấn lien tục). Động tác của vợt thìa nên vào bóng khá trực diện chứ không hề mỏng ma sát, thằng con đánh khá đẹp chỉ tội kém hiệu quả với mấy rơ xoáy ngang. Họ cũng sớm tập với bóng ABS và đổi sang không xài Tenergy nữa, vì quá tốn kém! Khi đổi sang bóng ABS thì ông bố có phần lên tay còn thằng con bị rất nhiều vấn đề, vì nó đánh 2 càng nhưng không có quả sát thủ. Kinh nghiệm rút ra là, nếu chơi rơ chặn đẩy 1 càng thì dòng Tamca vẫn có lợi thế với bóng ABS nhưng buộc phải có quả FH khủng. Không nên xài Ten mà có thể tiết kiệm bằng 1 mút thay thế gần giống Ten rồi tune lên max bằng Reviver. Trên TG ít có rơ này nên tôi cũng không có thêm thông tin.

4. Với phối hợp composite, lối đánh bạo lực

Ngược với rơ vợt cứng mút mềm, rơ vợt composite mút cứng lại đang rất phổ biến trên TG, phần lớn cao thủ xài combo này. Với tác dụng chống shock, cộng với mút bọt khí hoặc mút Tàu, cho phép các đòn đánh bạo lực mà vẫn an toàn trong bàn, rơ này đã làm mưa gió với bóng Celluloid D40 và D40+ plastic. Nhiều đứa tập chơi bóng bàn với cây vợt gỗ, mút cùi mía, sắm được combo này thì chúng lên tay vùn vụt, thực ra là vì quá dễ chơi mà lại ít phạm lỗi. Nếu tập bóng bàn ngay từ ban đầu sắm luôn rơ này có phải tiết kiệm hơn ko? Với bóng ABS, combo này vẫn còn giữ vị trí topten nhưng bắt đầu cho thấy có những sự thay thế. Đổi bóng sẽ dẫn tới đổi kỹ thuật và chiến thuật, để phục vụ tốt nhất cho thi đấu thì vũ khí cũng phải có sự “tune up”. Vợt có thể cần phải dầy hơn, nặng hơn, hoặc đổi sang Limba lớp ngoài để tăng xoáy. Mút phải cứng và bám hơn vì bóng quá cứng, sẽ ăn vào cốt vợt khi va chạm quá mạnh. Các dòng mút có lót mỏng 1.7-1.9 sẽ ít đi, thay vào đó là mút Max hoặc 2.1mm. Vừa đổi bóng là FZD đổi vợt ngay, ko còn là cây Vis cán Stiga Infinity nữa mà là 1 cấu trúc dầy hơn (hiện chưa xác định nó giống cây nào). Dima Otv chơi cây True Carbon nhưng thực ra nó giống cây TBS chỉ có cái dầy hơn vài mm (khoảng 6.5mm).

Bóng mới khá có lực, ta lại cộng thêm lực thì thiệt hại lên mút rất lớn. Thống kê từ đám đệ tử tập chơi bóng ABS trong 2 tháng: rất nhiều mút như Rasanter, EL-S, Baracuda, Acuda, Target, Tens,..bị chết topheet ngay ở giữa vợt, nhất là bên FH. Mút Tàu H3 có bền hơn tí nhưng thời gian để thay mút cũng nhanh hơn (nếu đánh kiểu xoáy bạo lực). Vì lý do kinh tế, nhiều ng phải chuyển 1 càng qua gai công (loại gai có topsheet mềm) và 1 càng xài mút Tàu nhưng bạt nhiều hơn giật. Nhận xét cá nhân: những miếng mút cứng và bám thì đánh ngon hơn, nhưng chết khá nhanh. Bù lại, nếu xài mút mềm bề mặt lì như Acuda S2 thì thời gian thay mút có dài ra. Bóng ABS có vẻ thích nghi với các dòng mút Bios thời kỳ đầu hơn là các loại mới ra sau này. Kể cả các loại Tension lỗi thời, mang ra xài với bóng ABS vẫn thấy ngon không khác biệt mấy khi so với Tenergy.

5. Với phối hợp phản xoáy, ôm bàn đánh biến hóa

Đây là một rơ khá phổ biến ở VN, dành cho “người có tuổi”. Sau 3 tháng áp dụng xài bóng ABS, nhưng cao thủ gai ở Nam Úc có phần thích nghi tốt, họ chuyển sang tấn công nhiều hơn, đa số đổi các loại gai “khó chịu” về gai “dễ đánh”. Những tay chuyên thắng điểm bằng phản xoáy cũng buộc phải học cách tấn công hoặc xoay vợt kê chặn đổi xoáy. Ng chơi gai vẫn chơi, nhưng gai PX đã hết thời khi đổi sang bóng mới, vì bóng nảy cao và dài quá. Những rơ ôm bàn đánh chặn đẩy hoặc phản công lại trở nên hưng thịnh, họ cảm thấy lên tay hơn, điểm thi đấu tăng vọt. Đó là những rơ vợt thìa ôm bàn, gai công ôm bàn, mút Tàu chết ôm bàn,..

Tình hình ở VN, khi áp dụng thực tế bóng ABS vẫn cứ…đểu, méo, kém nảy,..nên giới phong trào vẫn cứ chơi PX tốt. Khi vào thi đấu nghiêm túc, xài bóng DHS D40+ 3 sao hoặc Nittaku ABS, các rơ PX không lót sẽ khó tiến sâu vào vòng trong. Với một em nhỏ tập bb có căn bản xoay hông tốt, quả giật xung đủ khiến gai dài bị cong lại không còn tính PX nữa. Theo tôi thì nên xài gai trung PX hoặc PX có chân to, vợt chậm và có tính giãm shock (có lớp giấy, nhôm, AL, ZL,..) chứ ko nên xài có carbon hoặc tamca.

6. Với phối hợp vợt to đầu, phòng thủ xa bàn

Đây là rơ tôi chơi trong năm 2017, ở cấp độ tiểu bang thì thắng khá dễ với bóng plastic cũ, đổi qua Nittaku Premium nảy cao và tròn hơn thì đối thủ chả còn ngại gì nữa. Cuối năm áp dụng bóng ABS, tôi vẫn cắt bóng tốt từ 2 càng, lên xoáy và tấn công vẫn ngọt, thỉnh thoảng có những quả cắt “xé gió” nhưng đối thủ thấy rõ độ khó, họ không liều mạng tấn công nữa. Bóng ABS nảy cao hơn nên cũng khá dễ cho phòng thủ, không còn quả giật chuội cắm nữa, nhưng người chơi rơ cắt phải di chuyển nhiều hơn. Một người khác chơi rơ phòng thủ xa bàn theo cách lốp bóng hi-throw, nhận xét rằng thắng điểm nhiều hơn. Một anh Tàu chơi rơ thủ tay trái kiểu xa bàn nhưng low-throw, cảm thấy thành tích tốt hơn với bóng ABS. Tôi nghĩ họ thắng điểm vì đối thủ chủ quan, thấy bóng quá dễ nên mắc sai lầm, chứ quả bóng bay không còn lượn và lắc như xưa nữa. Một điểm khá quan trọng, bóng được trả lại khá nhanh, có thể gây bất ngờ cho bên tấn công, nhưng cũng là nguy hiểm cho bên thủ vì chưa kịp hồi bộ đã phải di chuyển lien tục.

7. Phụ kiện và hóa chất hỗ trợ

a. Tuner làm tăng xoáy, tăng tốc độ và kéo dài tuổi thọ mút
Vì quả bóng khá giống loại Celluloid thời xưa, nên những loại mút Tension mềm vẫn tạo xoáy tốt với bóng này, gọi là catapult effect, chứ không cần phải miết hay ma sát tạo xoáy. Có khả năng cao rằng keo tăng lực sẽ quay lại với một hình thức mới (bớt mùi VOC) để làm tăng độ tension của mút. Vì bóng ít bám xoáy, nên mút cần tăng độ bám và cần phục hồi, nên dự kiến các sản phẩm phụ trợ sẽ bán chạy. Thay vì mua mút thế hệ mới, mắc tiền mà mau hư (topsheet), sao không xài mút thế hệ đầu khá bền, thêm vào các phụ gia là có 1 miếng cực ngon, bền mà rẻ.

b. Sealant làm tăng độ cứng, độ hấp thụ và dẫn lực
Một sự thật là dù vợt làm công nghiệp, vẫn ko cây nào giống cây nào. Vis của BTY cùng năm cùng đợt sản xuất, 2 cây cùng trọng lượng cùng độ dày, đánh vẫn khác xa nhau. Có ng mua cả chục cây vợt vẫn không tìm lại được cái cảm giác mong muốn. Có người mất vợt thì…nghỉ chơi bb luôn, vì mua lại mấy cây đánh dỡ quá. Tôi tin vào thuyết “không thể tìm cây thay thế”, nên chỉ tin vào 1 cây duy nhất, rồi tune up nó lên như mình muốn, bảo đảm sau này không ai có 1 cây thứ 2 giống vậy. Bóng ABS có gì đó ghét vợt tốc độ cao (nảy rất hổn và khó kiểm soát xoáy) nhưng lại rất mất lợi thế khi xài vợt tốc độ thấp. Vẫn chưa có dòng vợt mới nào tuyên bố tương thích với bóng ABS, vậy mà các cây vợt có tuổi hàng chục năm khi đánh với bóng này lại rất vừa tay! Nghe đồn Dima Otv và Timo Boll phải gởi vợt qua Bỉ để tune up, biến cây vợt trắng tinh thành cây vợt…cũ đen sì! Cây vis để trong hộp 10 năm và cây vis chơi lien tục 10 năm, cây cầm chơi chắc chắn đánh ngon hơn. Đó là lý do nhiều người thích cảm giác vợt của họ giống như đã chơi hơn 10 năm, dù là mới mua, độ va chạm bóng rất khác, đánh êm tay hơn và thân thiện hơn. Tôi cho rằng với quả ABS, sẽ có nhiều người tune vợt hơn nữa.

c. Bảo hộ cùi chỏ và cổ tay.
Quả bóng này sẽ mang lại chấn thương cho vdv nhiều hơn trước! Bóng bàn trở nên “thể thao” đúng nghĩa thể chất hơn là mánh lới dùng xoáy khó để thắng (xích lại gần hơn với Tennis). Độ va chạm lớn hơn, số lần rally lâu hơn, phải di chuyển nhiều hơn,…nên phải sắm giày tốt, đeo bảo hộ cố định khớp gối và cùi chỏ. Chấn thương trong thi đấu sẽ nhiều hơn, dẫn tới các kết quả bất ngờ cho kèo dưới. Khi vào bóng đối giật hoặc phản công, nên khóa chặt các khớp cổ tay và cẳng tay, để lực truyền xuyên suốt qua vai xuống chân. Khớp nào lỏng là khớp đó sẽ nhận đủ chấn động. Nên đánh bóng bằng lưng và lườn thì sẽ bớt đau vai hơn.

IV. Bóng ABS sẽ ảnh hưởng lối chơi bóng bàn ở VN ra sao

1. Thực tế bóng ABS ở VN và mức độ ảnh hưởng ở cấp độ phong trào

Khá nhiều CLB ở VN đã áp dụng bóng ABS (vì lý do kinh tế) trước khi ITTF áp dụng, nhưng bóng quá kém chất lượng! Tôi kiểm tra vài quả bóng ABS 1 sao và 3 sao, tất cả đều…không giống bóng ABS thật! Nhẹ, mỏng và không tròn, nảy thấp hơn và bay lạn lắc đủ kiểu. Với quả bóng này thì rơ phòng thủ vẫn còn đất sống, nhất là rơ PX ôm bàn. Vào ngày offline cuối năm ở clb Hoàng Tần, admin BBSG và anh Theorist có giật thử quả 3 sao DHS D40+, dù tôi cắt rất thấp nhưng vẫn bị tấn công trên 5-7 quả giật hết lực (chỉ vì mệt quá bỏ cuộc, chứ không giật hỏng), nghĩa là có gì đó rất chuẩn trong độ nảy khiến bên tấn công rất tự tin. Bóng nảy cao hơn và ít xoáy, anh NYBB cắt vào bao nhiêu là bị giật lại bấy nhiêu, không gây khó khăn gì cho bên giật. Nhưng nếu quay lại quả bóng plastic mềm lắc thì kết quả khác ngay: quả cắm lưới quả ra ngoài. Một trong những lý do rơ PX hay cắt xa bàn khó làm ăn ở cấp cao, đó có lẽ là do quả bóng thi đấu tròn và đều hơn.

Dân phong trào ở VN biết chuộng bóng Nittaku Premium dù giá rất mắc, tôi có cầm về Úc 2 quả và so sánh với bóng thi đấu giải Australian Seniors, thấy quá khác nhau (bóng mua ở VN cứng hơn và không tròn, lắc hơn nhiều). Dường như tất cả đại lý bóng ở VN đều lấy hàng từ 1 mối, họ đưa bóng rất lỡm mà ta không hề có lựa chọn khác. Với cùng một kịch bản, bóng ABS cũng sẽ rất lỡm, và chúng ta vẫn sẽ có nhiều rơ rừng rơ phủi, thắng điểm nhờ quả bóng. Tôi có cầm thử vài quả DHS D40+ “Ding Ning” 1 sao nhưng vẫn rất mềm và không tròn. Có lẽ phải chờ 1-2 năm sau khi thị trường TG bão hòa, thì chúng ta may ra mới có bóng chất lượng ổn định.

Điều gì sẽ xãy ra nếu ở VN có bóng ABS tốt? Các hệ quả có thể xẩy ra (theo dự đoán của tôi):

- Mút mau mòn mau chết hơn, độ bám mau hết nên đa số sẽ bạt nhiều hơn giật.
- Ng giàu vẫn chơi Ten, nhưng khi kết hợp với cốt Tamca thì sẽ rất mau tét mút
- Mút gai công sẽ lên ngôi vì nhiều lý do
- Rơ ôm bàn phòng thủ phản công sẽ có lợi thế nhất
- Gai PX không lót sẽ bị bất lợi nhưng mút chết lại có lợi thế
- Nhiều ng xài mút Tàu hơn, tuner (Reviver) sẽ xài nhiều nhưng keo TL vẫn bán chạy.
- Những lớp trẻ mới tập chơi sau này sẽ dễ thắng lão tướng hơn.

2. Ở mức độ chuyên nghiệp

Tôi có tới Hoa Lư sau buổi đội tuyển tập, tình cờ nhặt được 2 quả bóng tập 1 sao D40+ và than Trời hỡi ơi! Tập với bóng này thì làm sao ra thi đấu đây? Có ai lại đi tập với 1 quả bóng cùng tên nhưng chất lượng hoàn toàn khác với bóng thi đấu thành tích không? Cảm giác đánh bóng này hoàn toàn khác với bóng ABS DHS D40+ 3 sao thi đấu của ITTF! Một trung tâm lớn của SG có cơ sở vật chất lớn như thế mà lại không tìm mua loại bóng chuẩn cho đội tuyển tập, thì thành tích khó mà như mong đợi. Cá nhân tôi đầu năm 2017 đã mua 200 bóng ABS nhưng vì tiểu bang vẫn xài bóng 3 sao cũ, tôi phải mua tiếp 100 bóng 3 sao loại cũ để tập cho đệ tử, vì bóng 1 sao quá thiếu chất lượng. Bóng ABS rẻ bằng 2/3 bóng plastic cũ, nếu đầu tư cho đội tuyển thì mua đứt 1000 quả 3 sao, từ nguồn nước ngoài (ttnpp hoặc tt11). Đội tuyển tập với bóng này chừng 3 tháng sẽ có cảm giác thi đấu, vào giải lớn sẽ đánh…như tập ở nhà.

Ở cấp độ cao, đa số giao ngắn vì sợ đánh trước. Với kỹ thuật hiện đại, ngắn dài cũng bị tấn công trước, nhưng giao bóng dài có lợi thế hơn với bóng ABS. Giao ngắn mà bị nảy cao thì chết sớm hơn là giao dài bóng cắm sát vạch trắng. Giao dài chấp bên kia đánh trước, mình phản công là sẽ vào thế đôi công, bên phản công có lợi thế hơn.

Nên xài cốt vợt dầy hơn và có tính chất giảm sốc (ALC và ZLC) bề mặt Koto, thay vì dùng Tamca carbon và bề mặt Hinoki. Tamca với Hinoki cho bóng dài và thẳng, không thích hợp với bóng ABS. Nếu sớm áp dụng dược Reviver vào tune mút, tăng tốc độ mà ko bị trúng test VOC, ta có thể giảm được hao phí từ mút Tenergy. Nếu chọn dc dòng mút thay thế hợp lý, lại có hóa chất hỗ trợ, ta nên thay mút sớm khi chưa chai, để bảo toàn cảm giác thi đấu trong tập luyện. Bóng va chạm mạnh nên mút chết rất nhanh, ai có kỹ thuật thiên về quả bạt sẽ thi đấu ổn định hơn.

V. Tổng kết và đề xuất hướng phát triển trong đào tạo

1. Cấp độ phong trào

Vì quả bóng ABS chơi rất rất dễ, nên chúc mừng cho những ai chơi bóng “lâu năm” từ thời bóng D38, vẫn còn giữ nguyên những kỹ chiến thuật thời ấy. Tôi đã đi tới hơn 5 clb vào tháng 12 năm 2017, vẫn thấy gần như 90% người chơi bóng plastic 40+ xài kỹ chiến thuật thời bóng 38: cầm Sadius với Ten 64 mà giật bóng đi chậm rì, cao vồng rồi bạt thẳng vào bóng. Đa số đánh cú giật xoáy cầu vồng thuận và đập bóng ép vợt xuống bàn. Với các kỹ thuật này thì sẽ thấy đánh bóng ABS rất….ổn, đó là lý do nhiều người trên TG bảo bóng này giống bóng Celluloid thời xưa. Nghĩa là họ cảm thấy bóng mới dễ đánh hơn cả bóng plastic. Tuy nhiên, lợi thế này dành cho những người chơi yếu, sợ xoáy, sợ PX và sợ giao bóng khó. Những ai đó động tác đánh “kỳ quặc” cũng cảm thấy yêu bóng này hơn, họ không cần phải quá cố gắng (nếu họ biết rằng cố “ngoáy” cũng vậy thôi, chả xoáy hơn bao nhiêu). Tuy nhiên, tôi lại thấy buồn cho lớp người chơi này, họ sẽ sớm bị thoái trào, thua dễ mà không hiểu tại sao, trước những em nhỏ mới tập.

Thay vì cố bám kỹ thuật cũ, cố “sửa cho phù hợp”, tôi thấy hay nhất là giới phong trào nên quên hết những kỹ thuật cũ của họ. Cùng với quả bóng mới, ta xoáy hết cái cũ, làm lại mới hoàn toàn, thì chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn sẽ lên tay rất xa. Cái ngưỡng “chạm trần” trước kia bây giờ đã được dỡ bỏ, cái “trần nhà” mới bây giờ cao rộng thênh thang hơn trước mấy lần! Những kỹ thuật mới cần tập luyện không có gì quá khó khăn, đó chỉ là “căn bản” nhưng là căn bản “đúng”, với cách phát lực ngắn mà chuẩn, hiệu quả mà gọn. Đó cũng chỉ là những bước di chuyển đơn giãn, ôm bàn 1 bước, lùi lại nửa bước, nhưng phản xạ trước khi bóng tới và bước trước khi đánh bóng. Có vậy thôi nhưng cần phải có gan và kiên định thay đổi. Vì bóng mới, cảm giác mới, nên cũng đồng thời ta tập lại như mới, thành lập một lối chơi cực kỳ đơn giãn…như mới biết chơi, nhưng lại thắng tất cả các rơ rừng khác!

Bóng ABS tạo cơ hội cho Timo Boll quay lại đỉnh cao ở tuổi xế chiều, nhưng cũng tiễn đưa Samsonov ra đi không thương tiếc. Sự khác nhau giữa 2 lối chơi cùng hệ nhưng khác nhau hoàn toàn này dẫn tới một hướng đào tạo cho lớp trẻ: nên chọn lối đánh đơn giãn mà hiệu quả, hay lối đánh “già dặn” khó chịu?

2. Đào tạo chuyên nghiệp

Phần đông cho rằng, nên đào tạo một em nhỏ từ lúc chưa biết gì, lúc còn rất non, thì sẽ sớm thành vdv chuyên nghiệp giỏi. Nhưng tôi lại thấy nếu bắt một em từng chơi môn thể lực khác, như võ thuật, đá bóng, chạy marathon,..vào tập bóng bàn, thì em đó sẽ phát triển tốt hơn là 1 e chưa từng chơi môn gì. Đó là do nền tảng thể lực và cách gom thu phát lực đã được dạy ở những môn khác mà ở bóng bàn tôi chưa thấy ai nghiên cứu giãng dạy. Những tài liệu không lien quan gì bóng bàn đôi khi lại là bí kíp để bóng bàn 1 vùng phát triển 1 thời gian lâu dài. Vd, cú đấm 1 inch của Lý (Vịnh Xuân), đề khí Đan Điền của Akido, nguyên lý đá nhanh của Teakwondo, cách xuất phát nhanh, giữ hơi bền và tăng nước rút của môn chạy đua,…còn nhiều lắm nhưng để nghiên cứu và áp dụng thực tế thì ta gặp phải rất nhiều vấn đề về nhân sự và cái tôi. Những hlv hay những cán bộ có trách nhiệm trong bộ môn, nếu quan tâm sâu về vấn đề này có thể lien hệ trực tiếp với tôi để bàn sâu thêm, đây là những vấn đề khó công bố online.

Chuyện thể lực gắn liền với dinh dưỡng, và theo tôi đây có lẽ là thế mạnh…của bóng bàn ngoài Bắc! Không biết vdv bóng bàn ăn uống ra sao, nhưng cách ăn của người ngoài Bắc có tố chất Dương rất cao (rau củ xứ lạnh, hải sản nhiều, hạt cứng,…) khiến con người khỏe mạnh và dẻo dai hơn trong Nam. Do thời tiết nên trong Nam ăn uống khá “mát” nên con người khá ù lì, không đủ độ “nóng” khát máu và quyết tâm chiến thắng. Ăn uống và tẩm bổ thuốc thang như thế nào, để đào tạo ra một võ sĩ hăng máu, đủ sức mạnh sức bền để chiến đấu tới cùng, theo hết các đường bóng khó và có thể tăng tốc gấp đôi lúc cuối trận,…đó là những vấn đề rất chuyên môn. Cần khá nhiều “bí kíp” về thực dưỡng, đông y, tây y, võ thuật, khí công,…phối hợp lại mới có được những vdv thể chất tốt. Với bóng chất liệu mới này, số lần rally trung bình trong 1 điểm sẽ tăng lên ít nhất là 2 lượt, những ai không đủ thể chất và thường bị “hụt hơi” sẽ thua mà không hiểu tại sao. Lối đánh 1 chạm truyền thống của chuyên nghiệp VN một thời sẽ biến mất, bây giờ ai có thể cầm cự đến quả thứ 5-7 là nắm hết 90% thắng, vì đối thủ…bỏ cuộc.

Huấn luyện tinh thần cũng là một trong những điểm mấu chốt mà người Đức tỏ ra giỏi hơn các dân tộc khác. Ng Nhật cũng giỏi huấn luyện tinh thần nên thỉnh thoảng có những trận lật kèo ngoạn mục với CNT. Kỷ luật tốt và tập trung trong tập luyện cũng là 1 phương pháp huấn luyện tinh thần, vd bạt hư 1 quả hít đất ngay 1 cái, gò hư 1 quả thì phải vừa hít đất vừa nhảy 1 cái,..Bóng ABS rất chính xác nên loại bỏ rất nhiều yếu tố may rủi, hỏng bóng là do thiếu tập luyện hoặc xao lãng trong thi đấu. Việc huấn luyện tinh thần có khi phải khó tương đương với tập huấn trong quân đội (vì khi vdv ấy chiến đấu với màu cờ sắc áo, ng ấy cũng xem như đại diện cho cả đất nước thắng thua), nghĩa là giữa đêm khuya đột nhiên bị bắt ra thi đấu, ai thua bị mất phần gì đó. Có những kiểu huấn luyện tinh thần rất đặc biệt, đưa con người tới vượt giới hạn của dự chịu đựng, để rồi họ thấy trận quyết đấu grand final chỉ là trò trẻ con. Ở cấp độ cao này, mấy trò visualization, zen hay meditation,…chỉ là trò con nít.

Ở TQ, vdv bóng bàn là thần tượng của rất nhiều cô gái đẹp, ko phải chỉ vì danh tiếng hay tiền của, mà vì các vdv này có bản lãnh của Alpha Male, của soái ca. Lấy vd ZJK hay WLQ, nhìn rất nam tính theo kiểu Holywood. Họ được đào tạo và huấn luyện rất kỹ, vô tình trở thành hấp dẫn nữ giới. Nếu một nam chơi thể thao ở cấp độ chuyên nghiệp mà không khiến nhiều nữ yêu thích, thì phải xem lại rất nhiều yếu tố đã bị sai, dù anh ta có đạt hạng nhất của nhóm thì sai cả hệ thống. Yếu tố nam tính (hỏa) quyết định độ máu me quyết tâm, ý chí sắt đá, sự vượt khó và sức bùng nổ,…nó cũng làm cho vdv đó thu hút nữ giới. Làm tăng nam tính của vdv cũng là 1 bí mật trong huấn luyện đấu sĩ.

Về giáo trình và lựa chọn vũ khí, tôi nghĩ chúng ta nên copy Đức, Nhật hoặc Hàn, nếu không có mút Tàu. Không nên xài Sardius mà cũng ko nên xài vợt gỗ 7 lớp (rất khó và tốn thời gian). Xài cấu trúc dễ chơi nhất, ít tốn kém và dễ tìm nhất, sau đó đầu tư thời gian cho những chuyện khác. Tôi thấy chỉ cần 3 tháng, với cường độ mỗi ngày 4g tập, là dư sức hoàn thiện hết tất cả các kỹ chiến thuật trung cấp và nâng cao, bỏ ra thi đấu có thành tích. Cần đan xen vào đó 3 tháng huấn luyện tinh thần và sự khôn khéo ứng biến, cách đối phó các rơ khác nhau,…sau 6 tháng là đủ sức cho ra 1 lứa vdv căn bản (có trình độ bằng tôi). Thi đấu va chạm và tập luyện nâng cao thêm 6 tháng nữa là đạt trình độ chuyên nghiệp (hơn tôi từ 2-4 bóng). Và từ đó có thể đưa về trung tâm quốc gia hoặc qua nước khác nâng cao trình độ. Về khoảng thời gian 1 năm, tôi bảo đảm hơn 80% học viên đầu vào sẽ thành công. Với điều kiện là phải xài bóng ABS 3 sao ngay từ đầu, có máy bắn bóng, hlv phát bóng và quân xanh chuyên nghiệp.

Lời kết

Ai đấu bóng bàn cũng mong quả bóng chạm bàn đối thủ và sớm rơi xuống, nhưng quả bóng ABS này lại cứ thích nảy cao lên. Ít xoáy và nảy cao khiến bóng bàn thời nay dễ chơi hơn bao giờ hết! Vì dễ chơi nên chúng ta không cần mút mắc tiền, không cần cốt vợt hi-end giá khùng. Cứ mút bình thường vài trăm k, vợt cũ lột mút ra dán mút khác mà chơi, vẫn đánh tốt không thua kém gì hàng gần chục triệu. Hơn thua nhau ở chiến thuật và kỹ thuật thích hợp. Khi đi mua vợt, người bán thường tư vấn “xoáy lắm, nảy lắm” nhưng với bóng ABS thì xoáy lắm nó cũng đi thẳng thôi, còn nảy lắm đánh dễ ra ngoài hơn. Nên nhớ 1 quy luật: nếu bạn không thể làm khó người khác thì bạn phải làm sao để sống sót lâu hơn. Chọn vợt mút nào giúp bạn đánh qua lại được nhiều lần hơn thì bạn sẽ thắng với trái bóng ABS.

Chúng ta phải hiểu quyền của người tiêu thụ. Ở VN bán mút rất mau phù và tét rìa, nhưng chúng ta cứ vẫn đua nhau mua với suy nghĩ “không có lựa chọn khác”. Hãy tạo nên sự lựa chọn cho chúng ta, bằng cách nói không với mút Ten dỏm. Miếng mút không tạo nên thành tích cho bạn, hãy khôn ngoan lựa những loại mút giá chỉ ½ mà tuổi thọ gấp đôi, những miếng có tên nghe rất tầm thường vô danh, nhưng bạn vẫn thắng trận, thắng cả người bán mút và thắng cả bọn TQ sản xuất hàng kém chất lượng bán qua VN. Xài bóng mới, nặng và ít xoáy, cong đít lên đánh chừng vài giờ là tiêu ngay 1 cặp mút, giá đâu có rẻ, bằng nửa tháng lương của người lao động tay chân rồi. Hãy yêu nước theo cách của bạn!

Hãy ý thức rằng, người nào kiểm soát quả bóng thì kẻ đó đang kiểm soát thành tích của bạn! ITTF làm đủ mọi cách để hạ thành tích của CNT bằng cách đổi bóng thì cũng có kẻ đang dìm thành tích chúng ta bằng cách khóa chặt các cửa nhập khẩu, chỉ tuồn vào loại bóng lởm. Và kẻ đó “ưu ái” trung tâm huấn luyện nào thì chỉ có bên ấy được xài bóng tốt, được tập luyện đúng hướng, thi đấu có lợi thế! Tôi khẳng định lại rằng quả bóng thi đấu DHS ABS D40+ ở Úc rất khác bóng đang lưu hành trong nước VN! Chất lượng khác nhau quá mức, cứng hơn gấp đôi, bền hơn rất nhiều và rất tròn đều. Hãy tìm cách thoát ra khỏi sự kìm kẹp của những nhóm lợi ích, chuyên nhập khẩu và phân phối hàng hóa bóng bàn. Thời nay, mua bán online cực dễ, hãy mua từ các trang bán hàng nước ngoài hoặc nhờ ng thân mua dùm, để thấy rõ sự khác nhau. Hãy giành lại quyền được chơi bóng bàn đúng cách.

(Nguồn: P500)
 

Bình luận từ Facebook

Top