Thắc mắc không biết hỏi ai.

Luong Pham

Đại Uý
Muốn phán đoán để có biện pháp ứng phó hợp lý thì phải nhiều kinh nghiệm và tùy từng đối thủ cụ thể. B xem video này xem ZhangJK có phán đoán và xử lý ngay được k khi gặp dơ lạ :
Sao bác ko hỏi ngược lại là tại sao Aruna lại phán đoán và xử lý được rơ lạ là ZJK?
 

LikeTT

Đại Uý
Sao bác ko hỏi ngược lại là tại sao Aruna lại phán đoán và xử lý được rơ lạ là ZJK?
Các cao thủ thì được người ta ngâm cứu kỹ rồi.
Trên org này nhiều người thích ngâm cứu ZJK hay MaLong chứ có ai ngâm cứu cái anh blackboy kia đâu.

Nhưng k phải ZJK k tìm hiểu Aruna mà là nghiên cứu chưa kỹ , hơn nữa Aruna cũng là tài năng những séc sau ZJK mới làm chủ được thế trận. Nếu nghiên cứu kỹ mà nắm chắc phần thắng thì là điều không tưởng.

Với bé Miu thì khác, khi Miu xuất hiện như là mối đe dọa đv CNT(nữ) thì CNT sẽ có ban bệ nghiên cứu , đưa ra phương án đối phó , rồi phân công người mô phỏng Miu để nó tập chén ...
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Sao bác ko hỏi ngược lại là tại sao Aruna lại phán đoán và xử lý được rơ lạ là ZJK?
Không phải chỉ tuyển Tàu mới có những buổi cùng ngồi xem video của các tay vợt khác, thậm chí có VĐV mô phỏng lối đánh của những tay vợt đó để các VĐV của họ thực hành mà các VĐV nước khác (em nói là chuyên nghiệp hay tuyển tiếc) họ cũng chịu khó theo dõi, phân tích, học hỏi và đưa ra giải pháp với từng pha bóng của các VĐV khác trong đó có Đức, Tàu, Hàn, Nhật....và Aruna có lẽ cũng không là ngoại lệ. Aruna còn có cái mà Zhang JiKe không có đó là thể hình và sức mạnh, cho nên nó mới có thể phản đòn và ra đòn phũ như vậy ạ.

Tuy nhiên, bóng bàn thì đâu chỉ mạnh mà ăn, nó nhiều thứ lắm, nào là cương, nào là nhu, nào là móc máy rỉa rói, nào là bão táp...và quan trọng nữa là VĐV có nhiều phương án để thực hiện trận đấu và ai có phương án tốt sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng.
 

Đức_ko_Cắt

Thượng Sỹ
Chưa chắc lực mạnh bóng đã nhanh, lực mạnh mà
Không phải chỉ tuyển Tàu mới có những buổi cùng ngồi xem video của các tay vợt khác, thậm chí có VĐV mô phỏng lối đánh của những tay vợt đó để các VĐV của họ thực hành mà các VĐV nước khác (em nói là chuyên nghiệp hay tuyển tiếc) họ cũng chịu khó theo dõi, phân tích, học hỏi và đưa ra giải pháp với từng pha bóng của các VĐV khác trong đó có Đức, Tàu, Hàn, Nhật....và Aruna có lẽ cũng không là ngoại lệ. Aruna còn có cái mà Zhang JiKe không có đó là thể hình và sức mạnh, cho nên nó mới có thể phản đòn và ra đòn phũ như vậy ạ.

Tuy nhiên, bóng bàn thì đâu chỉ mạnh mà ăn, nó nhiều thứ lắm, nào là cương, nào là nhu, nào là móc máy rỉa rói, nào là bão táp...và quan trọng nữa là VĐV có nhiều phương án để thực hiện trận đấu và ai có phương án tốt sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng.

bác thiếu sót rồi. bóng bàn còn có sắp kèo và bán độ nữa
 

Son_ct

Đại Uý
Sao bác ko hỏi ngược lại là tại sao Aruna lại phán đoán và xử lý được rơ lạ là ZJK?
Em thấy chả phải ZJK lạ lẫm gì đâu, vốn dĩ ZJK thời đỉnh cao có nói rằng chỉ có ML và WH là làm cho nó phải thi đấu máu lửa, chứ tầm Aruna thì nó cần gì bung hết sức, lúc đầu chỉ đo xem đánh tầm bao nhiêu % sức thì thắng thôi :D
 

Son_ct

Đại Uý
Theo em thì khi hiểu rõ nguyên lý thì sẽ nhanh có cảm giác hơn. Hoặc khi đánh mãi thì cũng có cảm giác nhưng nếu lật lại tìm hiểu nguyên lý thì lại thông tỏ hơn như thế chẳng vui hơn ư? Nhiều người đánh mấy chục năm mà giật bóng vẫn lỗi vì xoáy và chẳng có nhiều phương án trả bóng, nhiều người đánh được nhưng không thể nói/giải thích hay truyền đạt lại được. Chỉ 1 câu: Đánh nhiều thì quen bóng, hay đánh xong mới bảo: Quả í phải đánh thế này thế nọ, kiểu vuốt đuôi. Chán!
Nguyên lý của bóng bàn theo em được biết thì dường như không có ai nói đến sự liên quan giữa vận tốc vung vợt và vận tốc bóng, kể cả trong các giáo trình offline, online. Như em đang tập bây giờ, nguyên lý đầu tiên là phát lực và truyền lực vào quả bóng bằng cả cơ thể, rồi phải đọc bóng, chờ đánh đúng nhịp bóng, đúng điểm...Cố gắng để cái đống nguyên lý kia trờ thành bản năng của cơ thể thì đánh bóng không phải nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ nghĩ xem làm cách nào làm khó đối thủ :D
 

Luong Pham

Đại Uý
Em thấy chả phải ZJK lạ lẫm gì đâu, vốn dĩ ZJK thời đỉnh cao có nói rằng chỉ có ML và WH là làm cho nó phải thi đấu máu lửa, chứ tầm Aruna thì nó cần gì bung hết sức, lúc đầu chỉ đo xem đánh tầm bao nhiêu % sức thì thắng thôi :D
Câu này chuẩn nè. Mình thi đấu với đối thủ dưới cơ thì cũng không thể đánh hay được. Cứ phải gặp ngang hoặc hơn thì mình mới đánh hay. Thế mới tài!
 

Sonbb.cl

Trung Uý
Câu này chuẩn nè. Mình thi đấu với đối thủ dưới cơ thì cũng không thể đánh hay được. Cứ phải gặp ngang hoặc hơn thì mình mới đánh hay. Thế mới tài!
cũng dể hiểu thôi , tâm lý cửa dưới bao giờ cũng thoải mái hơn , nhất là vào đánh giải , đánh độ .
Tôi từng ăn nhiều trận không thể tin nổi , nhưng nếu gặp lại , chắc chắn nát như tương .
 

Daoky09

Đại Tá
Chào các bác,
Lâu nay em có một thắc mắc mà không tìm được giải đáp. Nhờ các bác giúp em:
Mối liên hệ giữa tốc độ vợt trong cú giật và vận tốc dài của điểm nằm trên đường xích đạo của quả bóng xoáy (Gọi tạm là độ xoáy)
Em xin diễn đạt nôm na thế này: Khi ta thực hiện một cú giật, giả sử vận tốc tức thời của vợt ở thời điểm tiếp bóng là 100km/h thì vận tốc của điểm xoáy nhất trên quả bóng là khoảng bao nhiêu km/h(Tạm thời không bắt bẻ chuyện tiếp bóng dày, mỏng. Các bác hãy liên hệ với sự tiếp xúc của cú giật mà mình cho là hoàn hảo). Câu hỏi tương tự khi giật với bóng xoáy lên, xuống, chuội. Liệu có sự tăng/giảm/giữ nguyên vận tốc vợt so với vận tốc của điểm xoáy nhất trên bóng? Liệu đã có số liệu nghiên cứu hay đo đạc nào chính thống về vấn đề này hay chưa? Em chỉ thấy có số liệu đo tốc độ bay của quả bóng trong trận (thường là xấp xỉ 75 km/h).
Mình hiểu câu hỏi của bạn! Xin tạm bình loạn như sau:
1) Khi bạn thực hiện một cú giật và bóng bay vào bàn đối phương, khi đó quả bóng có 2 loại chuyển động khác nhau: một là, chuyển động bay vào bàn đối phương ( tuy hơi cong ) nhưng tạm thời gọi là chuyển đông thẳng; hai là chuyển động quay quanh trục của nó gọi là xoáy ( xoáy này lại có thể gồm 2 kiểu: ngang + lên ). Bạn lại rất khá về Vật lý nên có thể hiểu: Nếu tốc độ xoáy cao thì tốc độ thẳng sẽ giảm và ngược lại, tùy theo kiểu giật xung hay giật moi. Như vậy, với câu hỏi(ít giả thiết ) như của bạn thì không thể có câu trả lời chính xác được, và cho dù bạn có thêm đầy đủ giả thiết thì cũng khó có câu trả lời chuẩn xác được???
2) Một câu hỏi tương tự nhưng dễ hơn nhiều, đó là đập xuyên tâm quả bóng thì tốc độ bóng bay sang bàn đối phương là bao nhiêu? Trường hợp này có thể tạm hiểu là bóng không còn xoáy mà chỉ có chuyển động thẳng ( trên thực tế nó vẫn có thể còn dư lực xoáy của đối phương ). Dù vậy, cũng khó có câu trả lời bởi vì còn phụ thuộc vào cách phát lực và thời điểm tiếp bóng của người đánh quả bóng đó nữa.
3) Kết luận: Câu hỏi thiếu thực tế bóng bàn, giàu lý thuyết vật lý( hơi thiếu logic). Có gì mạo phạm mong bạn thông cảm.
 
Không phải chỉ tuyển Tàu mới có những buổi cùng ngồi xem video của các tay vợt khác, thậm chí có VĐV mô phỏng lối đánh của những tay vợt đó để các VĐV của họ thực hành mà các VĐV nước khác (em nói là chuyên nghiệp hay tuyển tiếc) họ cũng chịu khó theo dõi, phân tích, học hỏi và đưa ra giải pháp với từng pha bóng của các VĐV khác trong đó có Đức, Tàu, Hàn, Nhật....và Aruna có lẽ cũng không là ngoại lệ. Aruna còn có cái mà Zhang JiKe không có đó là thể hình và sức mạnh, cho nên nó mới có thể phản đòn và ra đòn phũ như vậy ạ.

Tuy nhiên, bóng bàn thì đâu chỉ mạnh mà ăn, nó nhiều thứ lắm, nào là cương, nào là nhu, nào là móc máy rỉa rói, nào là bão táp...và quan trọng nữa là VĐV có nhiều phương án để thực hiện trận đấu và ai có phương án tốt sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng.
Em thấy bác nói chuẩn quá. Nếu cứ sức mạnh, thể lực , thể hình mà ăn thì châu Phi vô địch, sau đó châu Âu, mới đến châu Mỹ, châu Đại dương và châu Á sẽ hạng đội sổ.
 
Không phải chỉ tuyển Tàu mới có những buổi cùng ngồi xem video của các tay vợt khác, thậm chí có VĐV mô phỏng lối đánh của những tay vợt đó để các VĐV của họ thực hành mà các VĐV nước khác (em nói là chuyên nghiệp hay tuyển tiếc) họ cũng chịu khó theo dõi, phân tích, học hỏi và đưa ra giải pháp với từng pha bóng của các VĐV khác trong đó có Đức, Tàu, Hàn, Nhật....và Aruna có lẽ cũng không là ngoại lệ. Aruna còn có cái mà Zhang JiKe không có đó là thể hình và sức mạnh, cho nên nó mới có thể phản đòn và ra đòn phũ như vậy ạ.

Tuy nhiên, bóng bàn thì đâu chỉ mạnh mà ăn, nó nhiều thứ lắm, nào là cương, nào là nhu, nào là móc máy rỉa rói, nào là bão táp...và quan trọng nữa là VĐV có nhiều phương án để thực hiện trận đấu và ai có phương án tốt sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng.
Em thấy bác nói chuẩn quá. Nếu cứ sức mạnh, thể lực , thể hình mà ăn thì châu Phi vô địch, sau đó châu Âu, mới đến châu Mỹ, châu Đại dương và châu Á sẽ hạng đội sổ.
 

lion

Đại Tá
Có lẽ bác chủ thớt hơi lý thuyết và cầu toàn, xin lỗi em có thể nói là hơi "máy móc" nhưng có lẽ không có đủ thời gian cho bác tính toán và áp dụng đâu ạ, bác không phải là con rô-bốt Kuka trong clip đánh với Timo Boll, bác cũng cần biết là để có cái clip đó thì bọn quay phim nó phải quay không biết bao nhiêu lần, Kuka đánh hỏng không biết bao nhiêu lần hội đạo diễn biên tập mới góp nhặt làm thành 1 séc hay như vậy.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
cái này không đơn giản, nhưng cũng chẳng khó

vấn đề là bác có muốn làm không thôi. Trên mạng bọn TQ đã có người phân tích và vẽ hết rồi, trước em mới tập, cũng nghiên cứu khá nhiều, cũng đi vào mê cung, nhưng rồi cũng có cách tìm đường ra, vấn đề là phải chịu khó lọ mọ

Biết nguyên lý, hiểu lý thuyết, thì mới có nhiều phương án được, chứ cái gì cũng quen tay, thì chắc chắn ông có giờ bay ít hơn phải kém ông có giờ bay nhiều hơn, mà thực tế thì không phải như vậy

Cái đầu sinh ra để nghĩ, chứ không sinh ra để đội mũ. Biết đặt câu hỏi đúng, đã là tốt, nhưng nếu không ai giải đáp hộ, tự mình tìm câu trả lời, gọi là SƯỚNG ÂM Ỉ
 

Sonbb.cl

Trung Uý
Học , lý thuyêt luôn phải đi đôi với thực hành . Chính vì thế mà BB VN mãi mãi chỉ là ô trũng của Châu Á , các vđv và HLV VN chắc chưa biết được điều này .
Phải biết vận tốc trung bình của bóng giật ... là bao nhiêu , vận tốc tối đa ntn ... sau đó nghiên cứu tính toán , và cho các vđv học kỷ lý thuyết trước , nhất là phải thuộc công thức và tính vận tốc một cách nhanh nhất và chính xác nhất , để áp dụng .
Mỗi khi vào trận , chỉ cần tính nhẩm thật nhanh và khi đã biết được vận tốc của bóng đi thì khó gì mà không đánh được . Chủ thớt thắc mắc rất đúng . Sớm sẽ có câu trả lời thôi , vì VN ta GS TS rất nhều .
 

Luong Pham

Đại Uý
cái này không đơn giản, nhưng cũng chẳng khó

vấn đề là bác có muốn làm không thôi. Trên mạng bọn TQ đã có người phân tích và vẽ hết rồi, trước em mới tập, cũng nghiên cứu khá nhiều, cũng đi vào mê cung, nhưng rồi cũng có cách tìm đường ra, vấn đề là phải chịu khó lọ mọ

Biết nguyên lý, hiểu lý thuyết, thì mới có nhiều phương án được, chứ cái gì cũng quen tay, thì chắc chắn ông có giờ bay ít hơn phải kém ông có giờ bay nhiều hơn, mà thực tế thì không phải như vậy

Cái đầu sinh ra để nghĩ, chứ không sinh ra để đội mũ. Biết đặt câu hỏi đúng, đã là tốt, nhưng nếu không ai giải đáp hộ, tự mình tìm câu trả lời, gọi là SƯỚNG ÂM Ỉ
Em cũng bắt đầu đâm vào bụi rậm, trước mắt vẫn thấy mù mịt lắm nhưng đôi khi cũng sướng âm ỉ. Thôi thì còn thời gian thì cứ đi xem được bao xa.
 

Luong Pham

Đại Uý
Học , lý thuyêt luôn phải đi đôi với thực hành . Chính vì thế mà BB VN mãi mãi chỉ là ô trũng của Châu Á , các vđv và HLV VN chắc chưa biết được điều này .
Phải biết vận tốc trung bình của bóng giật ... là bao nhiêu , vận tốc tối đa ntn ... sau đó nghiên cứu tính toán , và cho các vđv học kỷ lý thuyết trước , nhất là phải thuộc công thức và tính vận tốc một cách nhanh nhất và chính xác nhất , để áp dụng .
Mỗi khi vào trận , chỉ cần tính nhẩm thật nhanh và khi đã biết được vận tốc của bóng đi thì khó gì mà không đánh được . Chủ thớt thắc mắc rất đúng . Sớm sẽ có câu trả lời thôi , vì VN ta GS TS rất nhều .
Thank bác, cái chủ đề này đưa ra thì cứ đưa thôi chứ em cũng nghĩ cái này khó mà đo đếm chính xác được. Mong muốn cũng chỉ là nâng cao khả năng hiểu và ước lượng bóng rồi từ từ áp dụng thực tế. Bóng bàn là thể thao nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì chỉ có cảm nhận và ước lượng thôi. Mỗi đường bóng đều là 1 tác phẩm
Tuy nhiên hôm trước em có tìm đc 1 clip trên youtube, trong đó có sử dụng máy đo và ông Ovtcharov bạt bóng đạt tốc độ 122km/h. Hóng xem ai có tốc độ vung vợt nhanh nhất; Ai đánh ra quả bóng xoáy mạnh nhất.
 

Sonbb.cl

Trung Uý
Trong các môn thể thao , đều thấy ghi vt ... theo tôi
Thank bác, cái chủ đề này đưa ra thì cứ đưa thôi chứ em cũng nghĩ cái này khó mà đo đếm chính xác được. Mong muốn cũng chỉ là nâng cao khả năng hiểu và ước lượng bóng rồi từ từ áp dụng thực tế. Bóng bàn là thể thao nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì chỉ có cảm nhận và ước lượng thôi. Mỗi đường bóng đều là 1 tác phẩm
Tuy nhiên hôm trước em có tìm đc 1 clip trên youtube, trong đó có sử dụng máy đo và ông Ovtcharov bạt bóng đạt tốc độ 122km/h. Hóng xem ai có tốc độ vung vợt nhanh nhất; Ai đánh ra quả bóng xoáy mạnh nhất.
phạm trù mà bác đưa ra , nó thuộc đề tài nghiên cứu , phải tầm GS TS trở lên , hi hi tớ còn bận nhều việc , và trình cũng gà , thôi nhường ae . Tớ tham gia vào sợ không đỡ đc xóc vít xoáy cuả ae thì mất mẹt lém , đi tập đỡ bóng thôi :D:D:D
 

leqd

Đại Uý
Hihi,
Chủ thớt làm mình nhớ đến chuyện "Há miệng chờ sung" :)
"Thắc mắc không biết hỏi ai", quẳng câu hỏi lên, rồi ... "hóng xem có bác nào thạo tiếng Tây".

Cũng may mình còn nhớ bài này:
http://www.old.ittf.com/ittf_science/SSCenter/docs/199208042 - Ando - Biomechanical.pdf
Chủ thớt chịu khó tải về, đọc, dịch và chia sẻ cho tất cả anh em nhé.
Mình giúp đến đây là ...
LQD
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top