Phân biệt Tacky-Sticky-Grippy (độ bám dính) trên mặt vợt bóng bàn

tuyetvu79

Đại Tá
Nhân dịp vừa kết thúc cuộc "tranh luận sôi nổi…quá đáng" của thằng bạn về vấn đề độ dính của mặt vợt, chung quy cũng vì mấy cái chữ nghĩa Tiếng Anh Tacky - Sticky - Grippy – và đôi lúc có cả Adhesion làm khó phân biệt, vì bên thông số mặt vợt BB nó đều gọi chung là Bám Dính.
Em tức cái mình quá …nên mới sinh ra cái bài viết này..hì!
Ở đây em không đi sâu phân tích các đặc tính dính của mặt vợt, các tác dụng lợi-hại của nó ra sao? chỉ đơn giản là là giải thích nghĩa và cách phân biệt kiểu “dính” của các từ này thôi.


Tất cả đều nghĩa là sự bám dính. Theo thông số BB, độ bám dính càng lớn nghĩa là mặt vợt càng dễ bám bóng, có khả năng tạo xoáy dễ dàng hơn.
Từ trước tới giờ, có ít người chơi BB hiểu được cái thông số này chính xác. Vì nó khá là lằng nhằng trong định nghĩa-cái nọ dễ xọ qua cái kia, các Bác nhà ta lại không có thời gian rảnh và cũng có thể là hơi “lười” trong việc tìm hiểu. Như em đây, vốn kiến thức dụng cụ BB đã có cái kha khá lận lưng rồi, mà cũng phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ để rà soát hoàn chỉnh lại, mục đích là để có cơ sở mà mạnh dạn trao đổi với các Bác về cái “DÍNH” này- và cũng mạnh miệng nói là: trong các diễn đàn BB VN, chưa thấy ai nói rõ ràng cụ thể minh bạch dễ hiểu tới nơi tới chốn. Em cố gắng là người đầu tiên vậy! (mong là sẽ có người tiếp sau và càng dễ hiểu hơn)


1/ đầu tiên, em tra từ điển Việt Nam, rồi qua tiếng Anh
- Dính:
- Sticky vs Tacky - What's the difference:
- Độ bám dính tackiness:
- Tacky:
- Sticky:

hơn chục cái link tham khảo, :( nhưng khi post bài chỉ được 5 link thôi, đành xóa bớt vậy, để dành cho khúc cuối hay hơn.
…kính thưa các loại từ điển luôn, em tổng kết được theo cái nghĩa chung, các Bác hãy phân biệt nghĩa trong các câu nói thường ngày sau:

* Bám (tacky):
- Động từ:
+ tự giữ chặt vào, cố gắng không cho rời ra (ví dụ:bám vào cành cây đu người lên / quần áo bám đầy bụi / bám trụ lại nơi đây)
+ theo sát không lìa, không rời một chút nào cả (ví dụ: bám dai như đỉa/ bám sát để theo dõi / bám sát từng điểm số)
+ dựa vào, bấu víu để tồn tại (không chịu lao động, sống bám vào cha mẹ)


* Dính (sticky):
- Động từ:
+ bám chặt lấy như được dán vào, khó gỡ khó tách ra hoặc không thể thoát ra (ví dụ: dán hai tờ giấy dính vào nhau / Tay dính mực rồi / Con chuột dính bẫy / Song sinh dính liền / dính như sam).
+ khẩu ngữ: có mối liên hệ, liên quan không hay ( dính vào vụ buôn lậu – từ đổng nghĩa là: dây)

- Tính từ: chỉ tính chất dễ dính vào vật khác; hoặc làm cho vật khác dễ dính, bám vào (keo khô hết dính rồi / hồ này không dính lắm
) --> á, nó đây rồi! em đang chờ cái nghĩa “dính” này nè!

:cool: Kết luận 1:
Vậy bám ở đây có nghĩa là: cố gắng đi theo, đu theo- nhưng cũng có 1 khoảng cách hay là có tính dễ dứt ra, khó giữ mãi như thế.
Vậy dính ở đây có nghĩa là: mang tính chất kè kè sát bên khó có thể hay không thể dứt ra được

Bám thể hiện 1 cường độ hoạt động có vẻ là phải cố gắng, nỗ lực, có tính chủ động hơn nhưng hiệu quả gắn kết không đạt được bằng Dính (tính lâu, bền, mạnh hơn)

Nói chung là cũng hiểu hiểu nhưng vẫn còn 1 cái gì đó không ưng trong bụng lắm, vì nó giải thích cái nghĩa quá tổng quát, khó hình dung để hiểu rõ trong chuyên môn bóng bàn. Trong khi tra từ điển Tiếng Anh, thuật ngữ trong bóng bàn: Tacky, Sticky, Grippy vẫn cứ gọi là “dính”, kể cà Adhesion nó cũng hay gọi là “dính” luôn.

2/ Chưa hài lòng, em tìm bên các trang làm bánh, mứt, mật ong, xem các chuyên gia phân biệt. Mình thật sự sáng ra vấn đề liền..hì, chuyên gia có khác.
(LINK tham khảo k post lên được:oops:)
- Sticky vs Tacky dough:
- Sticky vs Tacky :
- Bám dính và gắn kết:
- Sticky vs Tacky:

stiky vs tacky.png

“khi nhào bột, vì nó nhão quá dính nên tôi rắc thêm bột khô vào để làm cho nó quánh lại, khô hơn chỉ bám thôi”
Knead for 10 to 12 minutes till dough is soft and elastic, tacky but not sticky.
Nhào trong 10 đến 12 phút cho đến khi bột mềm và dẻo, bám nhưng không dính.

Cách dễ nhất là ấn tay lên bột và sau đó nhấc nó lên.
Nếu bột kéo lên theo tay của bạn và sau đó rơi ra ngay, nhả ra; bàn tay của bạn sạch hoặc có 1 ít bột- đó là bám.
Nếu nó kéo dài sợi, đi theo tay, bạn kết thúc với bột nhão nhiều trong tay, nó sẽ dính (nó nhão hơn)


Tacky and Sticky are NOT the same. A fly would NOT stick to something tacky, but it would stick to something sticky. Non Americanos might even argue that CUTE and BEAUTIFUL are the same.

Tacky và dính KHÔNG giống nhau. Một con ruồi sẽ KHÔNG dính vào thứ gì đó hơi dính (ý nói bề mặt vừa hơi khô), nhưng nó sẽ dính vào thứ gì đó dính (ý nói bề mặt nhầy nhụa). Những người không phải người Mỹ thậm chí có thể lập luận rằng CUTE và BEAUTIFUL là giống nhau.

:cool: Kết luận 2: Vậy độ dính (sticky) là thứ mình sẽ cảm nhận nó nhiều hơn trên bề mặt 1 vật, nó có độ ẩm ướt hay nhầy nhầy hơn. Dính có sức níu giữ mạnh hơn. Bám (tacky) là bề mặt nó vừa khô khô, hơi dính.

3/ Kết hợp vốn hiểu biết trên, xem tiếp các trang diễn đàn bóng bàn TG bàn về Tacky và Sticky:
(LINK tham khảo k post lên được:oops:)
- Tacky anh sticky :
- Mặt vợt bám dính và không bám dính:
- Thăm dò ý kiến: Tại sao các chuyên gia Trung Quốc sử dụng Mặt vợt dính?
- Mặt vợt tacky tạo ra nhiều xoáy:
- What exactly makes tacky rubbers tacky?
- Khác biệt giữa mặt vợt Dính và Bám:


Bọn nước ngoài cãi nhau tuy chí chóe nhưng rất văn minh và có khoa học, đáng học tập..kkk..!

>>> :cool: Và đây là Kết Luận cuối cùng:

- Tackiness: nghĩa là chỉ sự bám dính, tính chất dính dính của cái bề mặt chưa khô.
Khi nói tới nó (Tackiness) là thường có luôn 2 thứ: bám (tacky) và dính (sticky) trong đó luôn. Theo thông số BB, độ bám dính trên bề mặt vợt càng lớn nghĩa là bóng càng dễ bám vào mặt vợt, có khả năng tạo xoáy dễ dàng hơn.
dính (sticky) là để chỉ cái dính trên bề mặt mình cảm nhận được bằng tay luôn, lấy tay sờ lên là thấy mặt vợt dính dính kiểu như nhớt nhầy chưa khô, có thể nâng một trái bóng bằng cách đơn giản ấn mặt vợt lên đỉnh quả bóng và nhấc nó lên theo. Khi lăn quả bóng trên mặt vợt dính thì ma sát cao làm cho quả bóng lăn rất chậm, hay khi lấy nó ra khỏi mặt vợt ta có thể nghe được âm thanh. Đa số các mặt vợt Trung Quốc đều có một mức độ dính (sticky) nào đó như thế; như vậy loại top sheet dính này nó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian dừng.


Ưu điểm mà mặt vợt rất dính có được là nó sẽ bám bóng ở các góc tiếp xúc mở cao hơn so với mặt không dính; ngoài ra còn có đặc tính làm chậm bóng đáng kể ở tốc độ va chạm thấp (một chức năng rất hữu ích cho một số cú đánh nhất định, ví dụ như: giật xoáy chậm, câu xoáy vồng, giật bóng kiểu TQ, chặn kê hãm lực, thả bóng ngắn). Khi chặn bóng, mặt vợt dính đòi hỏi một góc kín hơn bởi vì nó nhạy hơn với độ xoáy của đối thủ.
Một mặt vợt có ma sát thấp (độ bám bóng ít hơn) sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tạo ra xoáy ở các góc mở vợt cao. Hãy luôn nhớ rằng ma sát của nhiều mặt vợt còn phụ thuộc vào lực tác động, ma sat sẽ lớn hơn khi bóng đến với tốc độ lớn hơn. Vì thế các mặt Châu Âu khi giật xoáy chậm sẽ gặp khó khăn hơn mặt TQ dính, nó cần bóng tới với tốc độ hơn.


Vì Dính (sticky) tới cỡ đó rồi thì tất nhiên là nó phải vượt qua cái ngưỡng Bám (tacky/ vừa hơi khô) thôi.

Tackiness còn hiểu là 1 sự dính thụ động. Tính chất Dính đã có sẵn trên mặt topsheet rồi lúc sản xuất ra (sinh ra đã có sẵn) - người chơi không phải chủ động tạo ra sự dính đó để nhằm mục đich là bám được bóng tạo ra xoáy nhiều hơn
Những mặt vợt có độ bám dính (Tackiness) rất ít, không có tính chất dính này trên bề mặt (sticky) thì không bao giờ nhấc lên giữ được quả bóng; nhưng chúng vẫn có độ bám (grippy), vì thế chúng vẫn có khả năng tạo ra nhiều xoáy cho các cú đánh. Đa số các mặt Nhật và Châu Âu có tính bám (grippy) nhưng không có tính dính (tacky).


* Vậy Grip phải hiểu là dính kiểu gì?
Nghĩa của Grip: rãnh nhỏ, mương nhỏ / Sự cầm chặt, sự nắm chặt, sự ôm chặt, sự kẹp chặt, sự kìm kẹp / Sự thu hút, sự lôi cuốn

Vậy cái bám của Grip nên hiểu là: một sự kẹp chặt, nắm chặt lại. Bóng nén sâu xuống mặt vợt, nó mắc kẹt như rớt vào cái rãnh nhỏ, nó bị kẹp chặt lại rồi bắt buộc phải di chuyển theo mặt vợt (trong các băng chuyền sản xuất hay dùng cái nghĩa bám di chuyển theo này-grip).

Các mặt vợt Châu âu, Nhật thường là GRIPPY (quay cơ học)
Mặt vợt Trung Quốc thường là TACKY / STICKY.

Nói tới độ bám Grip này thì mình liên tưởng đến miếng lót nhiều hơn.
Còn tacky/ sticky thì nghĩ tới cái tấm đầu (top sheet) nhiều hơn.

Và chúng ta đã có Andro Rasant Grip, Andro Rasant Power Grip (quyền lực nắm chặt/ sức mạnh nắm chặt), Andro Hexer Grip

Vậy Grip là độ bám có tính chủ động hơn, khi bóng tới mình chủ động đánh mạnh để bóng lún sâu vào miếng lót, nén xuống và tăng gia tốc kéo miết vợt tăng ma sát tạo xoáy (do mình chủ động việc này).

Mặt TQ có thể tạo nhiều xoáy hơn trong giao bóng và cú giật mồi (cú đầu tiên để tạo ra 1 series giật) vì tấm đầu nó dính (tacky/sticky), thời gian dừng tăng, tạo ra tiếp tuyến dài hơn khi tiếp xúc với bóng, ma sát nhiều hơn.
Mặt grippy sẽ tạo nhiều xoáy trong giao bóng hơn nếu tung bóng lên thật cao (như đã nói, nó cần tác động mạnh hơn và tốc độ bóng tới cao hơn để nén xuống sâu hơn à tạo xoáy).
Trong các pha đối giật qua lại, khi vận tốc bóng và lực tác động đã đạt tới đỉnh điểm thì độ xoáy của chúng (các loại mặt taky/sticky/grippy) gần na ná như nhau, ít có khác biệt.

Vì thế có thể nói:
Serves : Sticky
Opening Loops/ Flips: Sticky
Loop Rally: Grippy (vì miếng lót bắt đầu phát huy hiệu suất)


* Còn Adhesion:
- Danh từ:
1. sự dính chặt vào, sự bám chặt vào
2. sự tham gia, sự gia nhập (một đảng phái)
3. sự trung thành với; sự giữ vững (ý kiến lập trường...)
4. sự tán đồng, sự đồng ý


Adhesion: Độ bám dính mô tả sức mạnh liên kết với một bề mặt.
Độ bám dính là xu hướng của các hạt hoặc
bề mặt không giống nhau bám vào nhau. Các lực gây ra sự kết dính và sự gắn kết có thể được chia thành nhiều loại; các lực liên phân tử chịu trách nhiệm về chức năng của các loại nhãn dán và băng dính rơi vào các loại dính hóa học, bám dính phân tán và bám dính khuếch tán (1 lớp dung dịch keo kết nối dính 2 bề mặt, chiếu tia cực tím để tăng phản ứng –dán kính cường lực điện thoại hay dùng). Ngoài cường độ tích lũy của các lực liên phân tử này, cũng có những tác động cơ học nổi bật nhất định.

Vậy nên hiểu nó là 1 từ để diễn tả 2 thứ khác nhau được làm bất cứ kiểu gì để dính lại với nhau, thường thì ta sử dụng chất kết dính (Adhesion Promoter): keo (glue), băng dính (adhesive tape); nhiệt độ, áp lực..v..v…

Xong! Cám ơn các Bác đã theo dõi ạ!
Tiện thể, Bác nào có ném đá thì nhớ đừng lựa cục tròn quá, nó trơn,
cầm không bám tay rồi ném không dính e đâu..kkk!

Thanh kìu vé ri mấc!!!
:D:cool::D
 
Last edited:

M.Hoang

Đại Tá
tiện thể cho em hỏi về các công nghệ mặt vợt, em có đọc đâu đó là công nghệ mặt đức là tensor tức là kéo dãn cái topshet ra, còn blue sponge của nhật là ở miếng sponge, thế thì mặt đức nhật lại ko khác nhau nhiều v ạ?
 

dammebongban

Trung Uý
Ưu điểm mà mặt vợt rất dính có được là nó sẽ bám bóng ở các góc tiếp xúc mở cao hơn so với mặt không dính; ngoài ra còn có đặc tính làm chậm bóng đáng kể ở tốc độ va chạm thấp (một chức năng rất hữu ích cho một số cú đánh nhất định, ví dụ như: giật xoáy chậm, câu xoáy vồng, giật bóng kiểu TQ, chặn kê hãm lực, thả bóng ngắn). Khi chặn bóng, mặt vợt dính đòi hỏi một góc kín hơn bởi vì nó nhạy hơn với độ xoáy của đối thủ.
Chủ thớt rất tâm huyết: Đào nên cho ae nào cần
 

Bình luận từ Facebook

Top