Những câu hỏi ngớ ngẩn trên forum.

duclm80

Trung Uý
đang không có việc gì mình post 1 phát. Có gì anh em góp ý nhẹ thôi nhé. (câu hỏi ngớ ngẩn thôi nhé, chứ ko phải người hỏi ngớ ngẩn....:D)

1. Quả giật là cổ theo cánh hay cánh theo cổ.

1 quả đánh chuẩn - ví dụ như quả giật, Trong các tài liệu kinh điển, Thường chỉ nói đến việc di chuyển trọng tâm từ chân thuận sang chân ko thuận, phát lực lườn, vai, cổ tay, gập cánh tay.

ý trên có nghĩa là Tất cả các lực từ các bộ phận cơ thể để tạo ra một lực thống nhất khi đánh bóng.

Kinh nghiệm bản thân, theo tôi muốn nâng cao lực thống nhất này ta phải để các bộ phận di chuyển hợp lý, cùng nhau, tôi gọi đây là sự tạo khối - Giống như bài tập kẹp bóng hay kẹp đũa vào nách - lý do là để các bộ phận thành một khối chuyển động theo quả đánh + lên cùng lên, về cùng về, xoay cùng xoay.

vậy thì ta có cần thắc mắc cổ theo cánh hay cánh theo cổ không?


2. Dùng chân nào làm chân trụ cho quả đánh.


1 quả đánh chuẩn - ví dụ như quả giật, Trong các tài liệu kinh điển, Thường chỉ nói đến việc Kiểm soát trọng tâm và di chuyển trọng tâm.

ý trên có nghĩa là Trong một quả đánh, khi bắt đầu động tác, thực hiện động tác, hồi bộ bạn đều phải giữ được sự cân bằng - đánh nhanh, rút nhanh.

Vậy nếu trụ 1 chân thì bạn có kiểm soát được trọng tâm không?

Thank A E đã đọc.
 

Ruahoguom

Thiếu Uý
đang không có việc gì mình post 1 phát. Có gì anh em góp ý nhẹ thôi nhé. (câu hỏi ngớ ngẩn thôi nhé, chứ ko phải người hỏi ngớ ngẩn....:D)

1. Quả giật là cổ theo cánh hay cánh theo cổ.

1 quả đánh chuẩn - ví dụ như quả giật, Trong các tài liệu kinh điển, Thường chỉ nói đến việc di chuyển trọng tâm từ chân thuận sang chân ko thuận, phát lực lườn, vai, cổ tay, gập cánh tay.

ý trên có nghĩa là Tất cả các lực từ các bộ phận cơ thể để tạo ra một lực thống nhất khi đánh bóng.

Kinh nghiệm bản thân, theo tôi muốn nâng cao lực thống nhất này ta phải để các bộ phận di chuyển hợp lý, cùng nhau, tôi gọi đây là sự tạo khối - Giống như bài tập kẹp bóng hay kẹp đũa vào nách - lý do là để các bộ phận thành một khối chuyển động theo quả đánh + lên cùng lên, về cùng về, xoay cùng xoay.

vậy thì ta có cần thắc mắc cổ theo cánh hay cánh theo cổ không?


2. Dùng chân nào làm chân trụ cho quả đánh.


1 quả đánh chuẩn - ví dụ như quả giật, Trong các tài liệu kinh điển, Thường chỉ nói đến việc Kiểm soát trọng tâm và di chuyển trọng tâm.

ý trên có nghĩa là Trong một quả đánh, khi bắt đầu động tác, thực hiện động tác, hồi bộ bạn đều phải giữ được sự cân bằng - đánh nhanh, rút nhanh.

Vậy nếu trụ 1 chân thì bạn có kiểm soát được trọng tâm không?

Thank A E đã đọc.
Có 1 câu trả lời ngớ ngẩn nhé!
Lý thuyết và thực tế tương đối .........xa nhau!!!!!!!!
 

Trainee

Đại Tá
Mình chả thấy ngớ ngẩn chút nào, chẳng qua người hỏi không hỏi thoát ý thôi.
Câu đầu: Ý người chủ câu hỏi là phát lực cái nào trước. Cánh tay ra rồi cuối phất cổ tay, hay chỉ tập trung phất cổ tay thôi.
Câu sau: Ý người ta hỏi về việc chuyển trọng lượng cơ thể qua lại giữa 2 chân. Tại sao hỏi vậy, vì có người giật moi theo kiểu gần như ngồi hẳn xuống, bung cả người lên, miết mỏng bóng, không quá phân biệt chân nào đạp lực khởi phát cả.
 

leqd

Đại Uý
Trả lời cho câu hỏi số 2: Trụ một chân
Về mặt vật lý, ở trạng thái tĩnh thì cơ thể cân bằng khi trọng tâm rơi trên chân đế. Chân đế càng rộng thì càng vững, do đó để trụ vững thì ta dạng hai chân ra. Nếu trụ trên một chân thì rất khó vững. Tuy nhiên ở trạng thái động thì khác.
Với bòng bàn thì có 2 yêu cầu: đánh mạnh và đánh liên tục nhiều cú. Muốn đánh mạnh thì cần dịch trọng tâm về phía trước, coi như tòan bộ khối lượng cơ thể táng vào quả bóng. Tuy nhiên khi dịch trong tâm, thì sau cú đánh theo quán tính cơ thể sẽ vẫn lao về phía trước. Chuyển động về phía trước của cơ thể rất khó hãm bằng chân, do hai chân đang đứng ngang, điều này buốc hai chân bị dịch tới 1 tí(nếu đứng chân trước chân sau như võ sĩ thì đây không là vấn đề). Hậu quả là phải nhảy lui, và mất thời gian phục hồi cân bằng để đánh cú tiếp theo.
Đây là lý do vì sao ta thường quan tâm đến kiểm sóat trọng tâm. Để trọng tâm không bị lao nhiều về phía trước, ta không đơn thuần đánh trọng tâm về phía trước, mà vừa đánh tới, vừa xoay xung quanh trục cơ thể. Như vậy chuyển động tới của cơ thể biến thành chuyển động xoay, ví dụ giật FH của người thuận tay phải, thì cơ thể quay từ phải sang trá. Sau đó dùng chân trái để hãm chuyển động quay. lúc này ta có cảm giác trọng lực dồn lên chân trái. Ta có cảm giác là trụ trên 1 chân khi giật, tuy nhiên chính xác hơn là trong tâm di chuyển từ giữa sang phía trái, ban đầu khối lượng cân bằng trên hai chân, sau đó chuyển dần sang chân trái, bao gồm cả trọng lượng cơ thể và cả động năng của cơ thể.
Như vậy trụ một chân chỉ để kiểm sóat trọng tâm cơ thể ở trạng thái động khi cơ thể di chuyển, trụ chân trái để hãm cơ thể khi đánh FH. Ở trạng thái tĩnh thì trụ trên 2 chân tốt hơn, do có chân đế rộng, và cho phép dịch chuyển sang bất kỳ chiều nào.
PS:
Stupid questions deserve stupid answers - Câu hỏi ngớ ngẩn đáng nhận được câu trả lời ngớ ngẩn :)
 

tosiosHD

Đại Tá
Đã có thời gian dài, mọi người vẫn nghĩ tốc độ ánh sáng là nhanh nhất, nhưng bây giờ, người ta đã phát hiện ra có nhiều thứ chuyển động nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng... Thế cho nên, mọi sự so sánh đều khập khiễng, mọi lý thuyết chỉ là tương đối. Bạn bạn đã suy nghĩ kỹ chưa mà đã dám lập topic bình luận những câu hỏi như vậy là ngớ ngẩn?????
 

lion

Đại Tá
Trước hết em thấy bác chủ thớt hơi ngớ ngẩn khi lập ra topic này, sau em hơi buồn vì thấy bác
không có sự cảm thông sâu sắc với ae đang có những băn khoăn cần được tư vấn giải đáp. Dù
cách đặt vấn đề hay nội dung câu hỏi có không rõ ràng hay buồn cười đến đâu đi nữa thì cũng
nên tôn trọng và giúp họ có câu trả lời.

Về câu hỏi [Khi giật, cổ theo cánh hay cánh theo cổ?], em nghĩ đó là câu hỏi đúng và có nhiều
người còn đang băn khoăn về việc này (nếu không ai cũng thành cao thủ giật bóng hết), kể cả
khi có những "tài liệu kinh điển" hay một dạng sách giáo khoa đi nữa thì đó cũng chỉ là lý thuyết
quan trọng nhất là người chơi hiểu đến đâu, áp dụng thế nào và hiệu quả cú đánh ra sao thôi.

Với câu hỏi [Dùng chân nào làm chân trụ cho quả đánh?], em nghĩ đây là một câu hỏi mở, cho
nên không thể tùy tiện trả lời. Bóng bàn, trong trận đấu có rất nhiều tình huống, ngoài những
tình huống cơ bản còn có những tình huống thăng hoa khiến trật tự kỹ thuật đảo lộn nhưng hoàn
toàn có thể mang lại hiệu quả tối ưu.
 

8xOnline

Trung Uý
Trước hết em thấy bác chủ thớt hơi ngớ ngẩn khi lập ra topic này, sau em hơi buồn vì thấy bác
không có sự cảm thông sâu sắc với ae đang có những băn khoăn cần được tư vấn giải đáp. Dù
cách đặt vấn đề hay nội dung câu hỏi có không rõ ràng hay buồn cười đến đâu đi nữa thì cũng
nên tôn trọng và giúp họ có câu trả lời.

Về câu hỏi [Khi giật, cổ theo cánh hay cánh theo cổ?], em nghĩ đó là câu hỏi đúng và có nhiều
người còn đang băn khoăn về việc này (nếu không ai cũng thành cao thủ giật bóng hết), kể cả
khi có những "tài liệu kinh điển" hay một dạng sách giáo khoa đi nữa thì đó cũng chỉ là lý thuyết
quan trọng nhất là người chơi hiểu đến đâu, áp dụng thế nào và hiệu quả cú đánh ra sao thôi.

Với câu hỏi [Dùng chân nào làm chân trụ cho quả đánh?], em nghĩ đây là một câu hỏi mở, cho
nên không thể tùy tiện trả lời. Bóng bàn, trong trận đấu có rất nhiều tình huống, ngoài những
tình huống cơ bản còn có những tình huống thăng hoa khiến trật tự kỹ thuật đảo lộn nhưng hoàn
toàn có thể mang lại hiệu quả tối ưu.
Em thích bác rồi nhé.!
 

Trainee

Đại Tá
Trả lời cho câu hỏi số 2: Trụ một chân
Về mặt vật lý, ở trạng thái tĩnh thì cơ thể cân bằng khi trọng tâm rơi trên chân đế. Chân đế càng rộng thì càng vững, do đó để trụ vững thì ta dạng hai chân ra. Nếu trụ trên một chân thì rất khó vững. Tuy nhiên ở trạng thái động thì khác.
Với bòng bàn thì có 2 yêu cầu: đánh mạnh và đánh liên tục nhiều cú. Muốn đánh mạnh thì cần dịch trọng tâm về phía trước, coi như tòan bộ khối lượng cơ thể táng vào quả bóng. Tuy nhiên khi dịch trong tâm, thì sau cú đánh theo quán tính cơ thể sẽ vẫn lao về phía trước. Chuyển động về phía trước của cơ thể rất khó hãm bằng chân, do hai chân đang đứng ngang, điều này buốc hai chân bị dịch tới 1 tí(nếu đứng chân trước chân sau như võ sĩ thì đây không là vấn đề). Hậu quả là phải nhảy lui, và mất thời gian phục hồi cân bằng để đánh cú tiếp theo.
Đây là lý do vì sao ta thường quan tâm đến kiểm sóat trọng tâm. Để trọng tâm không bị lao nhiều về phía trước, ta không đơn thuần đánh trọng tâm về phía trước, mà vừa đánh tới, vừa xoay xung quanh trục cơ thể. Như vậy chuyển động tới của cơ thể biến thành chuyển động xoay, ví dụ giật FH của người thuận tay phải, thì cơ thể quay từ phải sang trá. Sau đó dùng chân trái để hãm chuyển động quay. lúc này ta có cảm giác trọng lực dồn lên chân trái. Ta có cảm giác là trụ trên 1 chân khi giật, tuy nhiên chính xác hơn là trong tâm di chuyển từ giữa sang phía trái, ban đầu khối lượng cân bằng trên hai chân, sau đó chuyển dần sang chân trái, bao gồm cả trọng lượng cơ thể và cả động năng của cơ thể.
Như vậy trụ một chân chỉ để kiểm sóat trọng tâm cơ thể ở trạng thái động khi cơ thể di chuyển, trụ chân trái để hãm cơ thể khi đánh FH. Ở trạng thái tĩnh thì trụ trên 2 chân tốt hơn, do có chân đế rộng, và cho phép dịch chuyển sang bất kỳ chiều nào.
PS:
Stupid questions deserve stupid answers - Câu hỏi ngớ ngẩn đáng nhận được câu trả lời ngớ ngẩn :)

Mình lại có ý kiến gần gần giống thế này nhưng khác chút: Lúc khởi phát lực (tay ở thấp nhất) thì đạp chân phát lực bên tay cầm vợt, lúc này trọng tâm ở chân bên cầm vợt. Tức là trọng tâm theo mô tả của anh thì phải là chuyển từ phải sang trái chứ không phải là từ giữa sang trái. Nếu chỉ chuyển từ giữa sang trái thì lực kém và mới chỉ có xoay được nửa động tác thôi.
 

leqd

Đại Uý
Mình lại có ý kiến gần gần giống thế này nhưng khác chút: Lúc khởi phát lực (tay ở thấp nhất) thì đạp chân phát lực bên tay cầm vợt, lúc này trọng tâm ở chân bên cầm vợt. Tức là trọng tâm theo mô tả của anh thì phải là chuyển từ phải sang trái chứ không phải là từ giữa sang trái. Nếu chỉ chuyển từ giữa sang trái thì lực kém và mới chỉ có xoay được nửa động tác thôi.
Mình đồng ý với bổ sung của bác, khi giật FH, chân phải khởi động, chân trái hãm.
 

duclm80

Trung Uý
xin nói rõ ý của mình hơn 1 chút nữa nhé.
1. cổ theo cánh, hay cánh theo cổ thì tùy thế nào cũng được nhưng phải đảm bảo khi tác dụng lực lên bóng thì các bộ phận trên cơ thể ko rời rạc nhau.
2. Trụ chân nào cũng được, 2 chân cũng được miễn là trọng tâm phải di chuyển và không được mất thăng bằng.

Best regards
 

damadoko

Đại Uý
Đã có thời gian dài, mọi người vẫn nghĩ tốc độ ánh sáng là nhanh nhất, nhưng bây giờ, người ta đã phát hiện ra có nhiều thứ chuyển động nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng... Thế cho nên, mọi sự so sánh đều khập khiễng, mọi lý thuyết chỉ là tương đối. Bạn bạn đã suy nghĩ kỹ chưa mà đã dám lập topic bình luận những câu hỏi như vậy là ngớ ngẩn?????
Thứ chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng là gì vậy bác? có đưa ví dụ so sánh cũng phải có dẫn chứng chứ! theo thuyết tương đối thì không thể bác nhé!:)
Còn 2 câu hỏi trên không ngớ ngẩn đâu ACE, người hỏi không biết thì hỏi thôi! Có lần e thấy một bác còn có ý kiến là " phát lực từ chân trái sẽ có lực hơn chân phải" nữa kia mà:p
 

ldcuong

Binh Nhì
Trả lời cho câu hỏi số 2: Trụ một chân
Về mặt vật lý, ở trạng thái tĩnh thì cơ thể cân bằng khi trọng tâm rơi trên chân đế. Chân đế càng rộng thì càng vững, do đó để trụ vững thì ta dạng hai chân ra. Nếu trụ trên một chân thì rất khó vững. Tuy nhiên ở trạng thái động thì khác.
Với bòng bàn thì có 2 yêu cầu: đánh mạnh và đánh liên tục nhiều cú. Muốn đánh mạnh thì cần dịch trọng tâm về phía trước, coi như tòan bộ khối lượng cơ thể táng vào quả bóng. Tuy nhiên khi dịch trong tâm, thì sau cú đánh theo quán tính cơ thể sẽ vẫn lao về phía trước. Chuyển động về phía trước của cơ thể rất khó hãm bằng chân, do hai chân đang đứng ngang, điều này buốc hai chân bị dịch tới 1 tí(nếu đứng chân trước chân sau như võ sĩ thì đây không là vấn đề). Hậu quả là phải nhảy lui, và mất thời gian phục hồi cân bằng để đánh cú tiếp theo.
Đây là lý do vì sao ta thường quan tâm đến kiểm sóat trọng tâm. Để trọng tâm không bị lao nhiều về phía trước, ta không đơn thuần đánh trọng tâm về phía trước, mà vừa đánh tới, vừa xoay xung quanh trục cơ thể. Như vậy chuyển động tới của cơ thể biến thành chuyển động xoay, ví dụ giật FH của người thuận tay phải, thì cơ thể quay từ phải sang trá. Sau đó dùng chân trái để hãm chuyển động quay. lúc này ta có cảm giác trọng lực dồn lên chân trái. Ta có cảm giác là trụ trên 1 chân khi giật, tuy nhiên chính xác hơn là trong tâm di chuyển từ giữa sang phía trái, ban đầu khối lượng cân bằng trên hai chân, sau đó chuyển dần sang chân trái, bao gồm cả trọng lượng cơ thể và cả động năng của cơ thể.
Như vậy trụ một chân chỉ để kiểm sóat trọng tâm cơ thể ở trạng thái động khi cơ thể di chuyển, trụ chân trái để hãm cơ thể khi đánh FH. Ở trạng thái tĩnh thì trụ trên 2 chân tốt hơn, do có chân đế rộng, và cho phép dịch chuyển sang bất kỳ chiều nào.
PS:
Stupid questions deserve stupid answers - Câu hỏi ngớ ngẩn đáng nhận được câu trả lời ngớ ngẩn :)
Hay lắm.
Em thường hay bị tình trạng sau khi ra một cú giật quyết liệt mà đối phương đỡ được bóng vào bàn là không đánh kịp quả sau
 

duclm80

Trung Uý
Mình chả thấy ngớ ngẩn chút nào, chẳng qua người hỏi không hỏi thoát ý thôi.
Câu đầu: Ý người chủ câu hỏi là phát lực cái nào trước. Cánh tay ra rồi cuối phất cổ tay, hay chỉ tập trung phất cổ tay thôi.
Câu sau: Ý người ta hỏi về việc chuyển trọng lượng cơ thể qua lại giữa 2 chân. Tại sao hỏi vậy, vì có người giật moi theo kiểu gần như ngồi hẳn xuống, bung cả người lên, miết mỏng bóng, không quá phân biệt chân nào đạp lực khởi phát cả.

Hi trainee!

sau một thời gian thấy thế nào?
 

Bình luận từ Facebook

Top