Nguyễn Thị Mai ( post lại )

nhimpitt

Trung Sỹ
Nguyễn Thị Mai
Nhiều người đã từng chứng kiến vận động viên này tung hoành bên bàn bóng thập kỷ 60 đến 80 của thế kỷ trước đã nhận định như vậy về Nguyễn Thị Mai, một trong những tay vợt để lại dấu ấn đậm nét nhất trong làng bóng bàn Hà Nội cũng như Việt Nam.

Hơn 40 năm qua đi kể từ lần đầu Nguyễn Thị Mai cầm đến cây vợt, giờ đây người ta vẫn bắt gặp một Nguyễn Thị Mai cháy hết mình với bóng bàn. Bản thân Nguyễn Thị Mai cũng công nhận, bóng bàn như là duyên nghiệp của chị.


Bén duyên bóng bàn
Có lẽ, nếu khu tập thể Bộ Tài chính những năm 1960 thế kỷ trước không có cái bàn bóng để người trong khu giải khuây sau những giờ làm việc căng thẳng thì chưa chắc có một Nguyễn Thị Mai nổi tiếng trong làng bóng bàn Việt Nam. Khi đó cô bé Mai mới hơn 10 tuổi, lúc rảnh rỗi được mẹ trao nhiệm vụ trông em. Quanh quẩn trong nhà chán, chị em lại bồng bế dắt díu nhau đi quanh khu tập thể, trong đó có nơi đặt bàn bóng. Xem các chú các bác chơi, cô bé Mai thích lúc nào không hay. Rồi như lẽ tự nhiên, cô bé xin được đánh thử. Thấy vậy, các chú, các bác cũng chiều cô bé, cũng đưa bóng cho cô bé tập chơi. Năng khiếu bóng bàn trong Nguyễn Thị Mai được dịp trỗi dậy. Chẳng mấy chốc cô bé thắng luôn cả những người đã từng dạy mình. Thấy Mai thích bóng bàn, gia đình cho cô bé đi tập ở lớp nghiệp dư tại sân Long Biên. Năm đó Nguyễn Thị Mai tròn 12 tuổi. Chính tại đây, các HLV Hà Nội đã phát hiện một cô bé có khả năng trở thành tay vợt hàng đầu cả nước. Tất nhiên người ấy không ai khác ngoài Nguyễn Thị Mai.


Thành danh
Các HLV Hà Nội khi ấy đã không đánh giá nhầm về tài năng của Nguyễn Thị Mai. Chỉ sau một thời gian luyện tập, Nguyễn Thị Mai đã có chỗ đứng vững chắc trong đội tuyển Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô bé mê bóng bàn ngày nào của Khu tập thể Bộ Tài chính có tên trong đội tuyển quốc gia tham dự Giải mời Bắc Kinh mở đầu cho một chu kỳ thành công trong sự nghiệp. Sự nghiệp ấy, kéo dài đến năm 1984, được nhớ đến với những dấu ấn đậm nét với 15 chức vô địch trong 18 lần dự giải miền Bắc và Giải vô địch toàn quốc sau ngày đất nước thống nhất. Còn những chức vô địch các giải nhỏ khác đến giờ bản thân chị cũng không nhớ hết. Những khi thi đấu tại giải vô địch miền Bắc, Nguyễn Thị Mai thắng như chẻ tre và phải đến sau ngày đất nước thống nhất, Nguyễn Thị Mai mới có nhiều đối thủ xứng tầm như Lê Thị Kim Tiếng, Trần Hoa Việt... Những trận đấu giữa họ luôn nảy lửa, làm người xem hồi hộp.

Trong thành phần đội tuyển quốc gia Nguyễn Thị Mai cũng được thi đấu ở nhiều nước, cả châu á lẫn châu Âu và bao giờ cũng giữ vị trí chủ lực. Năm 1964, ngay trong lần thi đấu quốc tế đầu tiên ở Giải mời Bắc Kinh, Mai đã giành giải nhất nhóm dưới sau khi hạ các cao thủ đến từ CHDCND Triều Tiên, ấn Độ, Malaixia. Tại Giải vô địch châu á lần thứ nhất năm 1982, Nguyễn Thị Mai cũng lọt vào nhóm 16 tay vợt mạnh nhất. Khi dự ASIAD năm 1982, chị cùng đồng đội giành hạng 6.

Khi đánh giá về Nguyễn Thị Mai, các chuyên gia đều cho rằng đó là một VĐV có lối đánh tiên tiến, hiện đại, kỹ thuật, tư duy chiến thuật tốt và bản lĩnh thi đấu vững vàng. Và yếu tố "năng khiếu" của Nguyễn Thị Mai cũng được coi như chuyện đương nhiên. Tuy vậy khi ai đó nhắc đến chuyện "tài năng là của trời cho", chị không công nhận nhưng cũng không phủ nhận mà chỉ nói thêm:

- Đành rằng bóng bàn là môn chơi cá nhân, đòi hỏi sự tự thân vận động, bản lĩnh của từng người nhưng nói rằng năng khiếu quyết định tất cả cũng chưa đủ. Thành tích cá nhân không bao giờ tách khỏi công lao tập thể. Thời của tôi tuy tình hình đất nước có nhiều khó khăn nhưng VĐV vẫn được Đảng, Nhà nước đầu tư mạnh mẽ. Chế độ ăn hơn người khác, lại còn được đi tập huấn nước ngoài, nhất là ở Trung Quốc, liên tục. Thời đó, đi tập huấn Trung Quốc không mất tiền như bây giờ, quan trọng hơn lại được liên tục cọ xát với những VĐV hàng đầu Trung Quốc, nên trình độ VĐV mình chứ chẳng riêng tôi nhanh chóng tiến bộ. Cho đến sau này tôi vẫn ủng hộ cách làm là đưa VĐV mình đi tập huấn tại Trung Quốc. Cũng phải kể thêm là tôi may mắn được thọ giáo những HLV tâm huyết với nghề của bóng bàn Hà Nội, đặc biệt phải kể đến thầy Lý Ngọc Sơn.

- Thế phương pháp tập luyện có gì đặc biệt khiến chị có bảng thành tích ấn tượng như vậy?

- Tôi không nghĩ phương pháp tập luyện của mình có gì đặc biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thái độ với nghề, ý nghĩ muốn hoàn thiện mình. Nếu không được cầm đến cây vợt thì tôi thực sự khó chịu. Lúc nào rỗi thì tôi tập thêm. Nếu có người tập cùng thì tập với bóng, không có người tập cùng thì tập bổ trợ như di chuyển, chạy bộ...

Tất nhiên thái độ tập luyện ấy không đặc biệt nhưng nếu người ta không thực sự đam mê thì không thể làm được. Điều ấy lại không thiếu ở Nguyễn Thị Mai. Vì vậy mới có một Nguyễn Thị Mai hầu như không thể đánh bại trong làng bóng bàn Việt Nam, suốt những năm chị còn thi đấu.
 

waa

Đại Uý
Các bạn trẻ bây giờ không hình dung được chị Mai lúc còn xuân đâu : mắt lá răm, lông mày lá liễu , môi đỏ như son , da trắng mịn như trứng gà bóc .... chỉ không được cao lắm thôi , ra sân thi đấu khối anh tẽn tò chiêm ngưỡng !!!
 

bogiahn1

Thượng Sỹ
Các bác muốn gặp chị Mai thì 4h chiều hàng ngày ra Câu Lạc Bộ Dân Chủ, Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Chị Mai dạy bóng bàn ở đấy
 

Piing poong

Thiếu Uý
Moi được ảnh của bác Hunghanoi ;) Bia
Chị Mai "trọc"
 
Last edited:

tranvietanh

Trung Tá
Cô Mai hiện tại cũng là chuyên gia...đánh độ luôn ^^
Ai lơ ngơ ( mà kể cả không lơ ngơ ) vào là cô Mai rủ đánh độ ngay...ít khi "không để lại tiền" cho cô Mai lắm =))
 

bogiahn1

Thượng Sỹ
Cô Mai hiện tại cũng là chuyên gia...đánh độ luôn ^^
Ai lơ ngơ ( mà kể cả không lơ ngơ ) vào là cô Mai rủ đánh độ ngay...ít khi "không để lại tiền" cho cô Mai lắm =))

Ra gặp chị Mai toàn chấp 5 quả trở lên, có hôm chị nổi hứng còn đi chấp cả đi giày cao gót đánh :D
 

nhimpitt

Trung Sỹ
Bắt đầu thi đấu đỉnh cao từ năm 15 tuổi, nghỉ thi đấu năm 35 tuổi-Nguyễn Thị Mai được đưa vào diện "của hiếm" về tuổi thọ nghề nghiệp trong làng VĐV nữ bóng bàn Việt Nam .

Người trong nghề đúc rút, với những người có tuổi thọ nghề nghiệp kéo dài, yếu tố "năng khiếu" đóng vai trò quan trọng. Còn với những người không có năng khiếu, thường thì tuổi thọ nghề nghiệp khó mà dài như vậy?

- Hai mươi năm theo đuổi nghiệp VĐV, có điều gì làm bà tiếc nuối?

- Thực sự tôi đã làm hết mình, cống hiến hết mình. Có tiếc chăng chỉ là hoàn cảnh đất nước lúc ấy còn khó khăn khiến điều kiện dinh dưỡng, luyện tập không thuận lợi như bây giờ. Nếu được như bây giờ, chắc thành tích của tôi còn tốt hơn. Nhưng cũng phải nói thêm, trong điều kiện khó khăn đất nước lúc ấy, chúng tôi đã được hưởng chế độ tốt hơn mức bình thường rồi. Hơn nữa dạo những năm 1960, 1970 và đầu 1980 thế kỷ trước, Hà Nội mới đầu tư dưới chục môn nên các VĐV càng được chăm sóc, chú ý.

Liên tục giữ ngôi đầu bóng bàn nữ Việt Nam trong thời gian dài, được mọi người đánh giá cao về chuyên môn cũng như gương mặt ưa nhìn, Nguyễn Thị Mai chẳng quá buồn bã khi chia tay sự nghiệp VĐV.

Cũng chẳng lạ khi một VĐV hàng đầu như Nguyễn Thị Mai đi theo nghiệp HLV sau ngày thi đấu. Từ Giám đốc Sở TDTT lúc đó là ông Nguyễn Đắc Thọ, đến những người thầy từng dẫn dắt chị như Lý Ngọc Sơn? đều đã muốn hướng Nguyễn Thị Mai trở thành HLV ngay khi chị còn mải mê với các cuộc đấu. Những ngày chị làm HLV, giới bóng bàn Hà Nội thường thấy cựu VĐV nổi tiếng năm nào lọ mọ xuống đủ các sới bóng bàn ở Hà Nội từ Trung tâm TDTT Đống Đa, trường thể thao 10-10, trường THCS Trưng Vương? Đến lúc này bà mới thấm thía cái khó, cái khổ của nghề huấn luyện. Bà bảo: ?oLàm VĐV chỉ lo ăn tập và thi đấu hết mình. Trong khi làm HLV phải lo trăm thứ. Tìm được một VĐV thực sự giỏi đã khó, đào tạo còn khó hơn. Nhưng khó nhất là làm sao để VĐV có được khát vọng, đam mê nghề nghiệp. Điều này chưa bao giờ được đặt ra từ lúc tôi còn thi đấu. Cái khác nhất là ở chỗ ấy?.

Trong những lần đi tuyển chọn như thế, bà cũng chọn được những học trò ưng ý, đầy đam mê với trái bóng nhựa. Và tất nhiên cũng có những học trò không đi theo hết con đường mà họ đã chọn khi đến với bóng bàn. Cho đến lúc chuyển sang làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội, bà cũng kịp để lại dấu ấn với việc tham gia đào tạo nên những tên tuổi được biết nhiều trong làng bóng bàn Việt Nam như Chu Hồng Hạnh, Phạm Thanh Huyền, Thái Thanh Hương? Những cái tên kể trên chưa đình đám như Ngô Thu Thủy hay Nhan Vị Quân, chưa có thành tích đầy người như người thầy Nguyễn Thị Mai nhưng luôn được nhắc đến mỗi khi giải vô địch quốc gia được tổ chức. Ngay như Thái Thanh Hương, dù đã qua tuổi ?obăm?, đã nghỉ thi đấu ở đội Hà Nội và chỉ tập theo mùa vụ để thi đấu cho Vĩnh Long mỗi khi Giải vô địch quốc gia được tổ chức, mấy năm gần đây vẫn còn kịp lọt vào nhóm 8 VĐV hàng đầu, có năm còn đoạt HCĐ.

Năm 1993 Nguyễn Thị Mai được đề bạt làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội. Yêu cầu công việc lại cao hơn, trách nhiệm lại nặng nề hơn. Thời gian ấy, bóng bàn nam Hà Nội có dấu hiệu sa sút, bóng bàn nữ mới có một Ngô Thu Thủy đủ sức trụ vững ở đỉnh cao lâu dài. Khi đó, hướng đi mới của thể thao thủ đô đã được thực thi: đi tắt đón đầu những môn mới được phát triển trên thế giới, nhất là những nội dung của nữ và đặc biệt là cử VĐV đi tập huấn dài hạn ở Trung Quốc. Đã từng được ăn tập ở Trung Quốc, được thấy thành quả của phương pháp này qua những thành công của bản thân nên Nguyễn Thị Mai thực sự tâm đắc với cách làm trên. Giai đoạn ấy là những chuỗi ngày đến nhà VĐV thuyết phục gia đình cho con theo bóng bàn, đi tập huấn quanh năm suốt tháng ở Trung Quốc để mau thành tài. ?oThời chúng tôi, các gia đình hoàn toàn vui vẻ khi cho con đi tập huấn nước ngoài dài hạn bởi đó là một vinh dự, khi tôi làm quản lý và cả hiện tại lại khác, nhiều gia đình muốn con được học hành ổn định ở trong nước chứ không muốn con vừa học văn hóa vừa tập huấn ở nước ngoài. Vì thế làm quản lý thời bây giờ vất vả hơn ở khâu vận động các gia đình cho con theo đuổi sự nghiệp thể thao?.


Thời Nguyễn Thị Mai làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội, từ 1993 đến sau SEA Games 22 năm 2003, cũng có nhiều cái mốc để nhớ như lần đội nữ Hà Nội vượt qua TP Hồ Chí Minh (nhờ công của Ngô Thu Thủy, Phạm Tuyết Minh) giành chức vô địch đồng đội ở Giải vô địch quốc gia năm 1998 ngay tại TP Hồ Chí Minh, chuyện hiếm với làng bóng bàn Hà Nội, rồi hàng loạt tay vợt nam có tài xuất hiện trong đó nổi bật nhất là Trần Tuấn Quỳnh, Lê Huy, Nguyễn Nam Hải? Nhiều người đã khen bà là ?omát tay? còn bà thì nhẹ nhàng: ?oCó lẽ tôi may mắn?. Nhưng cũng có những điều làm bà vẫn còn day dứt: ?oBóng bàn nữ thủ đô không sản sinh thêm được tay vợt nào đủ sức thay thế Ngô Thu Thủy dù các HLV đã cố công đi tìm. Ai cũng biết đó là cái khó chung của bóng bàn nữ Việt Nam nhưng điều ấy vẫn làm tôi băn khoăn?.

Chuyện bà đến với thể thao khuyết tật cũng tình cờ. Một lần nghe tin bà đã nghỉ hưu, Tổng thư ký Hiệp hội thể thao khuyết tật Việt Nam Vũ Thế Phiệt gọi điện ngay cho bà: ?oBà nghỉ rồi thì về giúp chúng tôi?. Không nghĩ ngợi nhiều, Nguyễn Thị Mai gật đầu ngay. Đối với bà đem đến niềm vui cho những người bị thiệt thòi cũng là đem đến niềm vui cho mình. Lúc rảnh bà lại lại dạy thêm bóng bàn cho mấy cháu nhỏ. ở căn nhà của bà ở phố Bích Câu, bà cũng lập ra một CLB bóng bàn nho nhỏ, được nhiều cao thủ tìm đến. Sắp đi hết một vòng quay của đời người, nhu cầu kiếm tiền không nhiều, cái chính là luôn có được niềm vui tinh thần, niềm vui được tiếp tục theo đuổi niềm đam mê. Đối với nữ VĐV bóng bàn tài danh ngày nào này của thủ đô, thế là đủ!


Minh Quang (HNM)
 

nguyenluu

Binh Nhì
Nguyễn Lưu
Rất hứng khởi được vào diễn đàn, tối nay lần đầu mở máy xem bài này và ngã ngửa người.
Bài này do PV Vũ Quỳnh (Hà Nội mới) viết từ lâu dưới bút danh Minh Quang, viết về Nguyễn Thị Mai khác, lớn tuổi hơn và oai danh hơn rất nhiều so với ngừoi cùng tên. Dân Hà Nội gọi chị là Mai "già" còn Mai "trọc" là tên của Mai này. Tiện đây xin nói lại vài điều về cặp Mai nổi tiếng của BBHN.
Nguyễn Thị Mai (ảnh trong bài) cũng là danh thủ, chị sinh năm 1961 và là thành viên trong đoàn TTVN công lớn khi giành HCV đồng đội nữ lần đầu tiên tại SEA Games 1991 ở Manila. Hai người đánh chính hôm ấy là Trần Thu Hà (HP) và Nhan Vị Quân (TP.HCM), trận quyết đấu là Hà "mổ" thắng tay đánh vô địch ĐNA là Rossi của Indonesia. Lần đó anh Phan Sang chụp ảnh, HLV là Nguyễn Thế Hùng (HP) và Hoài Lê (tuổi trẻ) có bài viết hay lắm. Tôi đã xem và viết giới thiệu bài viết của Hoài Lê trên tờ TTVN. Bây giờ, Mai "trọc" vẫn khỏe mạnh và tích cực tham gia phong trào lắm, mới đây còn lấy giải do báo Hà Nội mới tổ chức.
Nguyễn Thị Mai mà Vũ Quỳnh viết trong bài báo ấy là danh nhân bóng bàn Việt Nam các bạn ạ.
Mai sinh năm 1948 tại Hà Nội, mê bóng bàn từ bé và sau này được nhà báo Hồ Xuân Sơn viết trong cuốn sách nhỏ "Cô bé bóng bàn". Đẹp gái, sớm đánh bóng bàn rất giỏi, lên tuyển, xuất ngoại...cứ thế, Nguyễn Thị Mai nổi như cồn, được nhận nhiều giải cao, huân huy chương, lại là thành viên HDND th/phố Hà Nội- sự hiếm hồi đó. Đỉnh cao sáng láng của Mai là thắng Masuzaki (hạng 21 TG) của Nhật Bản tại giải VĐ châu Á tổ chức tại Nhật Bản năm 1972. Tại Giải VĐQG nước nhà thống nhất lần đầu tổ chức năm 1979 ở Quy Nhơn, Mai vào chung kết và thắng Trần Hoa Việt 3-1. Xin kể thêm chuyện nhỏ này.
Năm 1967, Đoàn TTVN đi tập huấn dài ngày ở Thượng Hải, có nhiều đội tuyển như ĐK, BL, BĐ, BB, BC...tôi (đội BR) chứng kiến một trận giao hữu rất quan trọng của Đoàn ta và tuyển thanh niên Thượng Hải. Trong trận đấu thứ 4, rất quyết định, Nguyễn Thị Mai (khi ấy Mai "trọc" mới 6 tổi), đanh bị dẫn 18-20 (hồi đó luật chơi là mỗi set 21 điểm) và sau một trái đánh bị TT ra dấu "ra ngoài" của đối thủ, tay vợt nữ VN giơ tay báo hiệu là bóng trong bàn, TT hãy ghi điểm cho đối thủ...và sau phút ngạc nhiên, hội trường như vỡ ra vì tiếng hoan hô. Ngày ấy còn "môi-răng" lắm anh em ạ.
Câu chuyện chỉ có thế, chúc mừng "Song Mai" của BBVN, thân ái chào bạn bè.
 

Drhongson

Đại Tá
Cám ơn Bác Nguyễn Lưu , một pho sử sống của thể thao Việt nam .
Bài viết mở màn của Bác thật hấp dẫn (Trong thể thao , chỉ cần các sự kiện đuoc tái hiện chân thực là đủ hấp dẫn lắm lắm rồi ) .
 

Piing poong

Thiếu Uý
Cách sửa hay nhất là post ảnh Song Mai ;) thêm ảnh cô Mai già vào cạnh ảnh chị Mai trọc ;) mà em vưỡn tìm chưa được ảnh cô Mai già ;(
 

nguyenluu

Binh Nhì
ảnh.jpgCùng bạn đọc
Đêm qua kèm nhèm gõ vội mấy dòng có chữ sai và thiếu chi tiết, nay xin bổ sung chút tư liệu.
SEA Games 1991 đội BBVN (nữ) gồm Trần Thu Hà, Nhan Vị Quân, Nguyễn Bích Ngọc và Nguyễn Thị Mai (Mai “trọc”). Hồi đó đồng đội nữ chơi theo thể thức Corbilon gồm 3 người đánh 5 trận, kiện tướng Bích Ngọc đánh trận thứ 3 và chủ lực Thu Hà đánh trận 4 quyết định tấm HCV.
Bích Ngọc vô địch quốc gia 1 lần vào năm 1982, khi xưa, Nguyễn Thị Mai (Mai “già”) là 11 lần, mãi sau này có Trần Tuấn Anh (TP.HCM) có tới 7 lần vô địch. Mai “trọc” chưa vô địch những cũng vào sâu nhiều lần.
Trên đây là ảnh đội nữ VN nhận HCV tại SEA Games 91: Từ trái sang – Nhan Vị Quân, Trần Thu Hà, HLV Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bích Ngọc, TS Đoàn Thao Trưởng đoàn TTVN.
 
Last edited:

Piing poong

Thiếu Uý
View attachment 2219Cùng bạn đọc
Đêm qua kèm nhèm gõ vội mấy dòng có chữ sai và thiếu chi tiết, nay xin bổ sung chút tư liệu.
SEA Games 1991 đội BBVN (nữ) gồm Trần Thu Hà, Nhan Vị Quân, Nguyễn Bích Ngọc và Nguyễn Thị Mai (Mai “trọc”). Hồi đó đồng đội nữ chơi theo thể thức Corbilon gồm 3 người đánh 5 trận, kiện tướng Bích Ngọc đánh trận thứ 3 và chủ lực Thu Hà đánh trận 4 quyết định tấm HCV.
Bích Ngọc vô địch quốc gia 1 lần vào năm 1982, khi xưa, Nguyễn Thị Mai (Mai “già”) là 11 lần, mãi sau này có Trần Tuấn Anh (TP.HCM) có tới 7 lần vô địch. Mai “trọc” chưa vô địch những cũng vào sâu nhiều lần.
Trên đây là ảnh đội nữ VN nhận HCV tại SEA Games 91: Từ trái sang – Nhan Vị Quân, Trần Thu Hà, HLV Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bích Ngọc, TS Đoàn Thao Trưởng đoàn TTVN.

Post thử ảnh nhìn thấy to ngay giùm bác Lưu ;) Bia

 

waa

Đại Uý
Các bạn trẻ bây giờ không hình dung được chị Mai lúc còn xuân đâu : mắt lá răm, lông mày lá liễu , môi đỏ như son , da trắng mịn như trứng gà bóc .... chỉ không được cao lắm thôi , ra sân thi đấu khối anh tẽn tò chiêm ngưỡng !!!

Em đã nói như thế mà ! các bác phải nhìn cận cảnh mới thấy vẻ xinh gái của chị Mai .
 

Bình luận từ Facebook

Top