Làm sao để có một đôi giầy chất lượng và không bị chấn thương!

Duy Anh

Mizuno Việt Nam
Lật cổ chân là một chấn thương thường gặp ở các môn thể thao vận động mạnh và nhanh với nhiều tình huống di chuyển phức tạp như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông...
Tuy thời gian hồi phục không quá lâu nhưng nếu khi sơ cứu không đúng cách rất có thể bị lỏng hoặc đau cổ chân về lâu dài, rất khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cũng như thành tích thi đấu. Sau đây, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm về sơ cứu cũng như điều trị lật cổ chân để các bạn chơi thể thao khi gặp chấn thương này, có thể giải quyết nó thật nhanh gọn.


Minh họa một lần lật cổ chân, vùng lật tím và sưng to
* Nguyên nhân lật cổ chân: Lật cổ chân có khá nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu sẽ là:
- Do di chuyển sai kĩ thuật.
- Do đi giày rộng hơn chân mình hoặc buộc dây chưa đủ chặt khiến chân dễ bị di chuyển trong lòng giày.
- Do di chuyển ở tốc độ cao hoặc đường chéo khi thi đấu.
- Do di chuyển nhanh khi đã quá mệt, dẫn đến không kiểm soát được chân, rất dễ vấp hai chân vào nhau gây lật cổ chân.
- Do không may mắn ở các tình huống trong đời sống như vấp ngã, bị kẹp chân, vật nặng đè vào chân.


Chườm đá là phương pháp hữu hiệu để điều trị lật cổ chân
* Cách giải quyết:
- Khi lật cổ chân, điều cần làm ngay là nên chườm đá để giảm sưng tấy và tránh giãn các dây chằng khu vực chấn thương. Tuyệt đối không dùng các loại dầu nóng để xoa vì rất có thể làm chân sưng to hơn, không hiệu quả.
- Nếu bị nhẹ thì cần ngâm chân nước đá, mức nước qua mắt cá nhân, ngày ngâm 3 lần, mỗi lần 15-20 phút là được. Còn nếu bị lật cổ chân nặng, bạn nên đến bệnh viện khám và chụp xem xương có bị tổn thương như nứt, gãy không.
- Uống một số loại thuốc hỗ trợ cho quá trình điều trị, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một cách hợp lý và chính xác.
- Nên hạn chế di chuyển bằng chân bị thương trong thời gian này. Ở mức độ nhẹ thì chỉ từ 3-7 ngày bạn đã hồi phục, nếu bị nặng có thể lên đến 1 tháng. Dù bị nặng hay nhẹ bạn cũng nên tập phục hồi và đơn giản nhất là bài tập với khăn, tập bắp chân sau... để có thể hồi phục nhanh hơn.


Bó cổ chân bằng dụng cụ chuyên dụng là phương pháp tốt để phòng tránh lật cổ chân
* Phòng tránh lật cổ chân: Để phòng tránh lật cổ chân, chúng ta cần lưu ý:
- Sử dụng giày thi đấu đúng chuẩn và đúng kích cỡ, tránh tình trạng đi quá rộng hoặc quá chật; buộc dây giày vừa đủ, không được quá chặt (máu khó lưu thông dẫn đến mỏi cơ và chấn thương khác) hoặc quá lỏng (dễ lật chân).
- Khởi động kĩ trước khi thi đấu.
- Cố gắng tránh né các tình huống va chạm mạnh ở chân đã bị thương.
- Có thể mua thêm các dụng cụ bó chuyên dụng khi thi đấu để cổ chân được cố định chắc hơn, giảm thiểu khả năng lật lại.


Một đôi giày tốt và đạt tiêu chuẩn là phương pháp phòng tránh lật cổ chân hữu hiệu
Trên đây là các kinh nghiệm của mình về việc lật chân. Theo mình thấy, yếu tố giày là rất quan trọng bởi nó đảm bảo độ êm, giảm chấn cũng như giảm thiểu được rất nhiều loại chấn thương khác. Ngoài ra, đôi giày đẹp cũng thể hiện được cá tính riêng của từng VĐV nữa. Mình chơi môn cầu lông và hiện đang dùng giày thương hiệu Mizuno; đây là hãng giày mình rất ưng ý về các tiêu chí trên, đặc biệt là phòng tránh lật chân bởi cổ giày rất chắc chắn, vừa khít. Mình hoàn toàn yên tâm khi di chuyển nhanh với giày Mizuno và mình nghĩ chắc các bạn cũng thích thương hiệu này khi thử ngay lần đầu tiên.
 
Last edited:

anhsaoktv

Binh Nhì
Theo mình thì giày phải phù hợp với kích thước nhất hơi rộng 1 chút so với chân. và càng nhiều tiền thì chất lượng càng tốt hơn
 

Bình luận từ Facebook

Top