kĩ thuật 1,2,3 của thầy HÙNG IRAQ

malin_dn

Trung Uý
kĩ thuật 1,2,3 VÀ SỰ VÔ ĐỊCH CỦA BÓNG BÀN TRUNG QUỐC

KĨ THUẬT 1, 2, 3 CỦA THẦY HÙNG I- RAQ

Xin chào các ace đam mê bong bàn, mình là một học trò của thầy Hùng Iraq, đến nay mình theo học cũng đã được hơn 1 năm. Sau đây, mình xin chia sẻ về kĩ thuật 1,2,3 này. Mục đích mình post bài này, thứ 1 không nhằm tán dương ca tụng thầy Hùng hay là kĩ thuật của thầy, mong muốn của mình là chia sẻ, mọi người cùng nhau tiến bộ.
Thứ hai, các bạn có thể nghĩ mình nói dưới đây có thể là vô căn cứ, vì kĩ thuật này phá đi toàn bộ hệ thống kĩ thuật đơn thuần mà các bạn đã sử dụng từ trước đến nay, nếu sử dụng nhuần nhuyễn các bạn sẽ không sợ bất kì đòn đánh nào của đối phương, và tự do điều khiển quả bóng, và phát lực theo ý muốn. Nếu bạn nào cảm giác phát lực của mình đi chậm, bóng dễ đỡ… hay không biết trả xoáy giao bóng như thế nào… bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Ở phần 1 này, tôi sẽ giới thiệu về kĩ thuật 1,2,3 căn bản và phân tích một số trận đấu bóng bàn của thế giới để các bạn dễ hình dung hơn.

Kĩ thuật… quy luật làm nên nhà vô địch

Cộng đồng bóng bàn Việt Nam, hay thế giới đều rất hâm mộ TQ, nơi sản sinh ra các vận động viên vô địch thế giới luôn giành giải ở bất kì giải đấu nào, dù các cường quốc như Đức, Nhật Bản… có cố gắng đến đâu đều không thể ngăn cản bước tiến vũ bão của Trung Quốc. Đó chính là điều mà tôi sẽ giải thích cho các bạn ngay sau đây.

Qua quá trình dày công nghiên cứu, cải tiến thì Trung Quốc đã ra đời kĩ thuật vô cùng “ác”. Chắc chắn rằng, khi nắm trong tay kĩ thuật này, Trung Quốc sẽ mãi mãi ở vị trí độc tôn. Đó chính là “kĩ thuật sử dụng 3 chiều xoáy khác nhau trong cùng một quả giật để áp chế đối phương” mà thầy Hùng Irad hay gọi là 1, 2, 3, để dễ nhớ và áp dụng cho thi đấu.
1,2,3… là gì (?!): Đây là kĩ thuật đánh bóng ở 3 độ nghiêng khác nhau đó là ngoài banh, trong banh, chính diện banh, người đánh bóng tấn công ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho đối phương mắc lỗi
3 chiều xoáy khác nhau phân thành các hệ thống kĩ thuật như:

1. Kĩ thuật trả xoáy giao bóng
2. Kĩ thuật đánh
3. Kĩ thuật phòng thủ
3.1. Cắt
3.2. Chấn
3.3. chặn giật

4. Đối giật
5. Lắc xoáy dưới bàn, bóng vòng cung khó đoán điểm rơi
6. Giao bóng
Tác dụng
Điều đó có nghĩa ai nắm được kĩ thuật trên sẽ khắc chế đối phương vô cùng dễ dàng vì đa số ở Việt Nam đều chỉ đánh ở 1 chiều xoáy nhất định, tăng thêm độ nhanh, mạnh, chuẩn của mình. Ví dụ: Nam tiến, Đạt trố…Một số ít vdv đã bắt đầu biết về kĩ thuật này và sử dụng nó như vũ khí lợi hại như: Kiến Quốc, Tô Đức Hoàng.
Bạn gặp 1 đối thủ, họ giật bạn không thể đỡ được, hay cắt bạn đánh sập lưới, đó là do bạn bị mắc áp phê của đối phương, do chỉ đánh 1 chiều nên mau chóng thua sớm vì không tìm ra giải pháp. Hoặc áp chế đối phương bằng phương pháp thông thường và một tình trạng ghê gớm hơn gọi là “kị rơ”.
Ví dụ: Khi ta gặp một người cắt cực nặng giật cực tốt, họ cắt sang, ta giật sập lưới, và họ chỉ chờ ta giật nhổng hay xả lại để họ công bóng. Nếu bạn nắm được kĩ thuật trên, thì dù có nặng đến mấy, giật càng sướng, chắc ăn hơn cả banh lỏng. Bạn xem ma long, ma lin đánh với joo, giật cực mạnh và bóng đi năng cực kì, đó chính là họ sử dụng kĩ thuật trên.

Ở TQ, người đánh kĩ thuật này ban đầu gồm có Ma lin, Wang Hao, Wang liqin (Kĩ thuật này đã đưa các vdv này nắm vị trí số 1 TG thay nhau nhiều năm liền). Nhưng đến hiện nay, kĩ thuật này đã phổ quát gần như ở toàn đội với đội ngũ kế cận là Ma Long, Xu Xin, Zhang Jike, chen qi, họ nhanh hơn, mạnh hơn, đã hoàn toàn đánh bại đàn anh tại các giải khu vực. Tiêu biểu tại Quarta 2012, ma lin gặp Xu Xin và nhà vô địch Olympic đã phải dừng bước trước đàn em.
Các bạn biết Ma Long, sở trường là quả giật phải và đối giật thậm chí không sót quả nào, đó là vì nắm được chiều xoáy của đối phương, và có thể trả xoáy 1 cách dễ dàng gây khó khăn lớn cho đối thủ. Zhang jike, kĩ thuật đánh ve cực tốt, bóng sang trái không cần chấn nhiều mà moi trả lại áp phê, tạo thế chủ động (Quả 3) đánh được mọi loại xoáy, không sợ bung, sập lưới…
Hungari 2012, Joose hyuk không vừa, thắng zhang jike ở bán kết, với kĩ thuật cắt 3 chiều xoáy, joo hoàn toàn khống chế thế trận, zhang không thể biến đổi và tìm ra đấu pháp, thế là tàn cuộc. Chung kết, ma long ăn joo chật vật 4-3, vì có sự chuẩn bị trước và ban huấn luyện đã rút được kinh nghiệm từ trận thua của Zhang. Nhưng vào trận Ma cũng rất khớp, và có nhiều quả giật xụp lưới.

Ở Châu Âu đa số là đánh 1 chiều, đại diện là Person, kreanga, shlasger… đều thua trận thảm bại khi gặp TQ, đến thời điểm này, một số vdv của châu âu, cũng thường hay tham dự một số giải như china open 2012 để tìm ra phương pháp thay đổi lối chơi, như person, thập niên 90, anh nổi tiếng với quả ve dứt điểm bằng sức rất mạnh, nhưng person bây giờ chỉ đánh trái bằng cẳng tay. Người đi tiên phong trong việc cải tiến ở châu âu là đức, Đức đã đúc rút tìm ra qui luật 1, 2,3, học theo nó, thay vì chỉ đánh 1 chiều như trước đại diện là Timo boll, cựu số 1 thế giới, nắm được nó boll hầu như chiếm thứ hạng cao tại Châu Âu, và thắng được TQ tại một số giải lớn của ITTF… Trở thành khắc tinh của bóng bàn TQ.
Đó chính là quá trình qui luật này phát triển. Hiện tại Hàn Quốc đã bắt đầu phát hiện được qui luật này và họ vào được chung kết world team cup 2011. Rơ 1- trận ma long- ryu : 10-11, thì ma long giật sang phải của Ryu quả 1 rất mạnh phía ngoài banh, (nhận diện đầu vợt hơi khòng, bóng đi xoáy ngang vòng về bên phải) nhưng Ryu chỉ cần để quả 3, tiếp xúc trong banh bốc nhẹ lên, thế là đã trả lại dễ dàng.

Kĩ thuật 1,2,3 cơ bản
Như bạn thấy, cách đánh bóng bàn hiện tại là mỗi người chỉ giật 1 động tác ở một độ nghiêng nhất định, nên khi bẻ góc sẽ gặp rất nhiều khó khăn dù bẻ được động tác cũng rất dễ nhận diện.
Quả giật 1,2,3 cơ bản là giật ở 3 góc độ tiếp xúc khác nhau
Giật ngoài banh, đầu vợt hơi khum lại, bóng giật sang có xu hương xoáy vòng nhiều, (QUẢ 1), giật ở 85 độ
Giật chính diện banh, bóng đi thẳng, đa số không có xoáy, và dung cho quả dứt điểm QUẢ 2 giật 90 độ
Giật phía ngoài banh sử dụng trong những tình huống ăn điểm đối phương, khi bạn giật quả 1 xong, đối phương sẽ mở vợt ra quả 3 đễ đở bóng của bạn thì bạn giật quả 3 sẽ khiến đối phương bị bung hay sập lưới do sai xoáy, QUẢ 3
Bạn thấy nhiều người giật mà không lủng được, nguyên nhân là do họ chỉ giật được một trong số 3 kiểu giật trên, dù họ có tăng ma sát hay tăng xoáy, hay giật về 2 bên chẻ góc… đối phương chỉ mất từ 1 đến 2 séc để có thể điều chỉnh và lúc sau bạn có giật kiểu gì cũng không lủng.
đây chính là nấc thang phân biệt được trình độ, họ thắng bạn chẳng qua là vì bạn chỉ giật được một kiểu và 1 độ nghiêng, dù mạnh, nhanh hơn, họ vẫn chặn được.
Lưu ý thứ 2: Phát lực bằng cẳng tay, gập cẳng tay gọn, sẽ khiến cho banh nhanh và có tốc độ, đánh vào banh như động tác khi bạn chào cờ và đánh theo chiểu hướng đi lên trên, nhưng không quá nửa mặt.
[video=youtube;mm3pxHGo9uk]http://www.youtube.com/watch?v=mm3pxHGo9uk[/video]- thầy hùng tập luyện cẳng tay cho một học trò, ĐÂY LÀ MỘT TRONG SỐ CÁCH ĐỂ TẬP CẲNG TAY NHANH, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO
Có nhiều người không phát lực bẳng cẳng tay mà chỉ phát lực bằng vai lôi cùng một lúc lên, banh sẽ đi chậm, mất sức, mình đã từng có thời gian như vậy, cảm giác vai mỏi và về nhà hơi đau do vai làm trụ cho động tác khiến dây chằng và khớp vai bị giãn ra.
Thứ 3, tận dụng lực từ chân lưng hông, đạp chân phải trước, nhún chân, xoay hông sẽ tạo ta được lực mạnh, các bạn nhìn ma long, quả giật rất mạnh, nhanh
Nhún giúp cho ta không bị hụt banh trong nhiều tình huống và sẽ tạo ra được ma sát khi chạm bóng.

Bước 2: Ta nâng cao 3 quả giật lên 1 tí xíu, quả 1 thay vì giật đơn thuần, bạn ép khuỷu tay vào giữa người, giật xoay người sang trái một xíu, ta sẽ tạo ra được một quả bóng giật ép, tốc độ hơn và sẽ thành bóng xoáy xuống, nếu đối phương không để ý bóng sẽ sập lưới.
Bạn thấy đấy, thay vì chỉ giật đơn thuần, mất sức với lực cẳng tay nhẹ nhàng và thay đổi góc độ giật, bạn sẽ khiến cho đối phương bị mắc xoáy, tạo ra sai sót khi đánh và bạn sẽ dễ dành thằng lợi


Người đánh 1,2,3 tại Việt Nam

Đó không ai xa lạ đó chính là thầy Hùng Iraq, lão tướng Đà Nẵng. Khi tôi viết bài đầu tiên về thầy. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tôi ca tụng, tán dương, lăng xê. Xin trích dẫn: “Mi làm gì mà ca ngợi thầy Hùng ghê vậy, ổng đánh dở òm… hay mi là trẻ con không biết gì, tâm bốc quá đáng…”. Nhưng tại sao họ không nghĩ rằng, tại sao khi không tôi lại nói như vậy. Cũng giống như khi bạn viết báo, sáng tác, một con người không có thực tài mà tâm bốc chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ.
Thương hiệu 1,2,3… không có và không ai biết

Rất nhiều người ngại đánh với thầy Hùng, nhưng miệng vẫn rất cao ngạo, hay đề ra lối đánh để thắng dễ dàng. Như: “Ông Hùng chỉ cần giao dài về anti, sau giật mất banh”… Vậy mà, đến khi vào rủ, lại đau bụng, mệt, cũng thật là đau đầu, nếu bạn là người có kĩ thuật tốt, mà lúc nào gặp họ cũng thắng cả, sẽ hình thành tâm lí sợ, không dám đánh… Một số người thắc mắc vì sao thầy đánh với người này thì nghẹo, lắc léo, tạo ra lầm tưởng đó là Hùng Iraq, nghẹo vớ vẩn này nọ, khoan hãy vội kết luận mà hãy làm 1 khóa viếng thăm xuống clb bóng bàn Hùng Iraq, tại Phan Bội Châu chứng kiến việc thầy tập học trò với kĩ thuật 1,2,3 như thế nào. Anh Đông: GV. ĐHBK, là một trong số học trò, chỉ mới học hơn 2 tháng, đã đánh được một quả công rất mạnh, tuy còn một số khiếm khuyết, như lưng, hông, cẳng tay cũng do 1 phần anh tập tạ nên hơi chậm.


Một số thuật ngữ: Lực tập trung là gì? Hay làm sao để thoát được lực mạnh như cao thủ… mọi thứ sẽ được giải đáp khi bạn tập cùng với thầy.
So sánh với cách dạy của thầy Hùng với 1 số thầy dạy bóng bàn khác, thì khi tập với thầy rất khác biệt với sự hỗ trợ của máy bắn bóng chỉ cần 4 đến 5 buổi tùy theo tư chất, họ có thể đánh đôi công rất đều. tôi chứng kiến một bác già 57 tuổi, tập bóng chỉ vì sức khỏe nên hay đến chỗ thầy tập. Bữa đầu rất khó khăn, mà đến buổi thứ 5 bác biết Tiêu (Bạt). Thầy quan niệm đã dạy phải có chất lượng không dạy đại trà. Tuy vậy, học kĩ thuật rất khó, nếu bạn muốn tiến phải kiên trì. Một số học trò cảm thấy khó, cứ nghĩ là bày sai, họ thấy 1,2,3 quá nhiều động tác, họ bỏ, đi tập đại trà, không nói cũng biết, sau 1 tuần thì Than ôi! Hay 1 số trường hợp, một chị hiện tại là sinh viên, tập tại clb Sông thu gần 2 năm ròng rã, chỉ biết đôi công và đôi công. Tôi nhìn chị mà thấy thương, biết bao giờ mới tiến được. Nhưng khi chị tập với thầy Hùng, được thầy hướng dẫn tận tình chị như lột xác, chị uyển chuyển, nhanh và đánh tốt hơn rất nhiều. Thầy Hùng là người nhiệt tình nên cũng rất thương học trò. Bản thân tôi là học trò thầy, mà cũng thương thầy khi thầy chỉnh sửa từng tí một cho nhiều người tưởng chừng là đánh sai hoàn toàn, công việc này rất mệt và công phu. Cũng giống như người thợ làm gốm, luôn lấy cái tâm, làm ra tác phẩm có chất lượng.


Vậy thầy Hùng học được nó từ đâu?. Thầy học được kĩ thuật này từ Trung Quốc, từ đó thầy đã tự nghiên cứu và đặt ra tên gọi 1,2,3 cho dễ nhớ. Kĩ thuật này đã giúp thầy đứng lên bục tại các giải lớn từ quá khứ cho đến bây giờ. Thầy vẫn rất dẻo dai là lão tướng rất khó chịu, khiến nhiều người dè chừng.

Bản thân tôi, trước học rất nhiều thầy, tốn mất 4 năm vô ích, đánh chỉ phọt phẹt. Sau khi học xong, , sở trường của tôi là đối giật tầm gần, xa bàn, giật xoáy xuống cực nặng, càng nặng càng đánh chắc đó cũng chính là phương châm của thầy. Ra đánh trận, tôi cảm giác đánh khá thoải mái, không còn mệt nhọc như trước các đối thủ tưởng chừng khó xơi hồi xưa chấp tôi 3,4 trái ở tầm cao hơn mình đến giờ, tôi ăn được rất dễ, nhưng hiện tại do thời gian đi học còn nhiều, nên thời gian luyện tập, và không có thời gian thi đấu nhiều nên vẫn chưa có kinh nghiệm dày dặn, còn nhiều khiếm khuyết cần chỉnh sửa. Bây giờ tôi dựa theo đó mà phát triển nó lên tầm cao mới. Xem các trận thi đấu thế giới dễ học hỏi hơn. Biết họ đánh như thế nào, tiếp xúc bóng vợt ở độ nghiêng bao nhiêu,
Xin bạn đừng ngạc nhiên khi trong một khoảng thời gian ngắn mà tôi đã có thể nói được như vậy. trên cơ bản lí thuyết tôi nắm như thế,và dựa vào đó để phát triển. Bạn cũng có thể thấy, ở trung quốc, có một số giáo sư tuy không đánh bóng bàn giỏi, nhưng họ là một nhân tố quan trọng, bên cạnh huấn luyện viên như liu guoliang, họ nghiên cứu cách phát lực, lối chơi của các vận động viên khác, cách khắc chế, lí thuyết mới…Lối chơi 1,2,3 đòi hỏi có thể lực nên đó là lí do vì sao TQ luôn tuyển vdv trẻ vào đội tuyển quốc gia. Còn có tuổi như thầy chỉ có thể sử dụng được một phẩn của nó khiến đối phương không biết mà khó chịu.

cái video ở trên là cái cũ trong giao diện nhưng k thể tìm ra cách tải lên cái mới mình có một số video về phân 1 cua bài viết, nhưng k tìm được cach nào tải lên youtuibe giao diện mới để các ace tham khảo, mong các bạn thông cảm.
 
Last edited:

goodbye2romance

Binh Nhì
KĨ THUẬT 1, 2, 3 CỦA THẦY HÙNG I- RAQ

Xin chào các ace đam mê bong bàn, mình là một học trò của thầy Hùng Iraq, đến nay mình theo học cũng đã được hơn 1 năm. Sau đây, mình xin chia sẻ về kĩ thuật 1,2,3 này. Mục đích mình post bài này, thứ 1 không nhằm tán dương ca tụng thầy Hùng hay là kĩ thuật của thầy, mong muốn của mình là chia sẻ, mọi người cùng nhau tiến bộ.
Thứ hai, các bạn có thể nghĩ mình nói dưới đây có thể là vô căn cứ, vì kĩ thuật này phá đi toàn bộ hệ thống kĩ thuật đơn thuần mà các bạn đã sử dụng từ trước đến nay, nếu sử dụng nhuần nhuyễn các bạn sẽ không sợ bất kì đòn đánh nào của đối phương, và tự do điều khiển quả bóng, và phát lực theo ý muốn. Nếu bạn nào cảm giác phát lực của mình đi chậm, bóng dễ đỡ… hay không biết trả xoáy giao bóng như thế nào… bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Ở phần 1 này, tôi sẽ giới thiệu về kĩ thuật 1,2,3 căn bản và phân tích một số trận đấu bóng bàn của thế giới để các bạn dễ hình dung hơn.

Kĩ thuật… quy luật làm nên nhà vô địch

Cộng đồng bóng bàn Việt Nam, hay thế giới đều rất hâm mộ TQ, nơi sản sinh ra các vận động viên vô địch thế giới luôn giành giải ở bất kì giải đấu nào, dù các cường quốc như Đức, Nhật Bản… có cố gắng đến đâu đều không thể ngăn cản bước tiến vũ bão của Trung Quốc. Đó chính là điều mà tôi sẽ giải thích cho các bạn ngay sau đây.

Qua quá trình dày công nghiên cứu, cải tiến thì Trung Quốc đã ra đời kĩ thuật vô cùng “ác”. Chắc chắn rằng, khi nắm trong tay kĩ thuật này, Trung Quốc sẽ mãi mãi ở vị trí độc tôn. Đó chính là “kĩ thuật sử dụng 3 chiều xoáy khác nhau trong cùng một quả giật để áp chế đối phương” mà thầy Hùng Irad hay gọi là 1, 2, 3, để dễ nhớ và áp dụng cho thi đấu.
1,2,3… là gì (?!): Đây là kĩ thuật đánh bóng ở 3 độ nghiêng khác nhau đó là ngoài banh, trong banh, chính diện banh, người đánh bóng tấn công ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho đối phương mắc lỗi
3 chiều xoáy khác nhau phân thành các hệ thống kĩ thuật như:

1. Kĩ thuật trả xoáy giao bóng
2. Kĩ thuật đánh
3. Kĩ thuật phòng thủ
3.1. Cắt
3.2. Chấn
3.3. chặn giật

4. Đối giật
5. Lắc xoáy dưới bàn, bóng vòng cung khó đoán điểm rơi
6. Giao bóng
Tác dụng
Điều đó có nghĩa ai nắm được kĩ thuật trên sẽ khắc chế đối phương vô cùng dễ dàng vì đa số ở Việt Nam đều chỉ đánh ở 1 chiều xoáy nhất định, tăng thêm độ nhanh, mạnh, chuẩn của mình. Ví dụ: Nam tiến, Đạt trố…Một số ít vdv đã bắt đầu biết về kĩ thuật này và sử dụng nó như vũ khí lợi hại như: Kiến Quốc, Tô Đức Hoàng.
Bạn gặp 1 đối thủ, họ giật bạn không thể đỡ được, hay cắt bạn đánh sập lưới, đó là do bạn bị mắc áp phê của đối phương, do chỉ đánh 1 chiều nên mau chóng thua sớm vì không tìm ra giải pháp. Hoặc áp chế đối phương bằng phương pháp thông thường và một tình trạng ghê gớm hơn gọi là “kị rơ”.
Ví dụ: Khi ta gặp một người cắt cực nặng giật cực tốt, họ cắt sang, ta giật sập lưới, và họ chỉ chờ ta giật nhổng hay xả lại để họ công bóng. Nếu bạn nắm được kĩ thuật trên, thì dù có nặng đến mấy, giật càng sướng, chắc ăn hơn cả banh lỏng. Bạn xem ma long, ma lin đánh với joo, giật cực mạnh và bóng đi năng cực kì, đó chính là họ sử dụng kĩ thuật trên.

Ở TQ, người đánh kĩ thuật này ban đầu gồm có Ma lin, Wang Hao, Wang liqin (Kĩ thuật này đã đưa các vdv này nắm vị trí số 1 TG thay nhau nhiều năm liền). Nhưng đến hiện nay, kĩ thuật này đã phổ quát gần như ở toàn đội với đội ngũ kế cận là Ma Long, Xu Xin, Zhang Jike, chen qi, họ nhanh hơn, mạnh hơn, đã hoàn toàn đánh bại đàn anh tại các giải khu vực. Tiêu biểu tại Quarta 2012, ma lin gặp Xu Xin và nhà vô địch Olympic đã phải dừng bước trước đàn em.
Các bạn biết Ma Long, sở trường là quả giật phải và đối giật thậm chí không sót quả nào, đó là vì nắm được chiều xoáy của đối phương, và có thể trả xoáy 1 cách dễ dàng gây khó khăn lớn cho đối thủ. Zhang jike, kĩ thuật đánh ve cực tốt, bóng sang trái không cần chấn nhiều mà moi trả lại áp phê, tạo thế chủ động (Quả 3) đánh được mọi loại xoáy, không sợ bung, sập lưới…
Hungari 2012, Joose hyuk không vừa, thắng zhang jike ở bán kết, với kĩ thuật cắt 3 chiều xoáy, joo hoàn toàn khống chế thế trận, zhang không thể biến đổi và tìm ra đấu pháp, thế là tàn cuộc. Chung kết, ma long ăn joo chật vật 4-3, vì có sự chuẩn bị trước và ban huấn luyện đã rút được kinh nghiệm từ trận thua của Zhang. Nhưng vào trận Ma cũng rất khớp, và có nhiều quả giật xụp lưới.

Ở Châu Âu đa số là đánh 1 chiều, đại diện là Person, kreanga, shlasger… đều thua trận thảm bại khi gặp TQ, đến thời điểm này, một số vdv của châu âu, cũng thường hay tham dự một số giải như china open 2012 để tìm ra phương pháp thay đổi lối chơi, như person, thập niên 90, anh nổi tiếng với quả ve dứt điểm bằng sức rất mạnh, nhưng person bây giờ chỉ đánh trái bằng cẳng tay. Người đi tiên phong trong việc cải tiến ở châu âu là đức, Đức đã đúc rút tìm ra qui luật 1, 2,3, học theo nó, thay vì chỉ đánh 1 chiều như trước đại diện là Timo boll, cựu số 1 thế giới, nắm được nó boll hầu như chiếm thứ hạng cao tại Châu Âu, và thắng được TQ tại một số giải lớn của ITTF… Trở thành khắc tinh của bóng bàn TQ.
Đó chính là quá trình qui luật này phát triển. Hiện tại Hàn Quốc đã bắt đầu phát hiện được qui luật này và họ vào được chung kết world team cup 2011. Rơ 1- trận ma long- ryu : 10-11, thì ma long giật sang phải của Ryu quả 1 rất mạnh phía ngoài banh, (nhận diện đầu vợt hơi khòng, bóng đi xoáy ngang vòng về bên phải) nhưng Ryu chỉ cần để quả 3, tiếp xúc trong banh bốc nhẹ lên, thế là đã trả lại dễ dàng.

Kĩ thuật 1,2,3 cơ bản
Như bạn thấy, cách đánh bóng bàn hiện tại là mỗi người chỉ giật 1 động tác ở một độ nghiêng nhất định, nên khi bẻ góc sẽ gặp rất nhiều khó khăn dù bẻ được động tác cũng rất dễ nhận diện.
Quả giật 1,2,3 cơ bản là giật ở 3 góc độ tiếp xúc khác nhau
Giật ngoài banh, đầu vợt hơi khum lại, bóng giật sang có xu hương xoáy vòng nhiều, (QUẢ 1), giật ở 85 độ
Giật chính diện banh, bóng đi thẳng, đa số không có xoáy, và dung cho quả dứt điểm QUẢ 2 giật 90 độ
Giật phía ngoài banh sử dụng trong những tình huống ăn điểm đối phương, khi bạn giật quả 1 xong, đối phương sẽ mở vợt ra quả 3 đễ đở bóng của bạn thì bạn giật quả 3 sẽ khiến đối phương bị bung hay sập lưới do sai xoáy, QUẢ 3
Bạn thấy nhiều người giật mà không lủng được, nguyên nhân là do họ chỉ giật được một trong số 3 kiểu giật trên, dù họ có tăng ma sát hay tăng xoáy, hay giật về 2 bên chẻ góc… đối phương chỉ mất từ 1 đến 2 séc để có thể điều chỉnh và lúc sau bạn có giật kiểu gì cũng không lủng.
đây chính là nấc thang phân biệt được trình độ, họ thắng bạn chẳng qua là vì bạn chỉ giật được một kiểu và 1 độ nghiêng, dù mạnh, nhanh hơn, họ vẫn chặn được.
Lưu ý thứ 2: Phát lực bằng cẳng tay, gập cẳng tay gọn, sẽ khiến cho banh nhanh và có tốc độ, đánh vào banh như động tác khi bạn chào cờ và đánh theo chiểu hướng đi lên trên, nhưng không quá nửa mặt.
[video=youtube;mm3pxHGo9uk]http://www.youtube.com/watch?v=mm3pxHGo9uk[/video]- thầy hùng tập luyện cẳng tay cho một học trò, ĐÂY LÀ MỘT TRONG SỐ CÁCH ĐỂ TẬP CẲNG TAY NHANH, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO
Có nhiều người không phát lực bẳng cẳng tay mà chỉ phát lực bằng vai lôi cùng một lúc lên, banh sẽ đi chậm, mất sức, mình đã từng có thời gian như vậy, cảm giác vai mỏi và về nhà hơi đau do vai làm trụ cho động tác khiến dây chằng và khớp vai bị giãn ra.
Thứ 3, tận dụng lực từ chân lưng hông, đạp chân phải trước, nhún chân, xoay hông sẽ tạo ta được lực mạnh, các bạn nhìn ma long, quả giật rất mạnh, nhanh
Nhún giúp cho ta không bị hụt banh trong nhiều tình huống và sẽ tạo ra được ma sát khi chạm bóng.

Bước 2: Ta nâng cao 3 quả giật lên 1 tí xíu, quả 1 thay vì giật đơn thuần, bạn ép khuỷu tay vào giữa người, giật xoay người sang trái một xíu, ta sẽ tạo ra được một quả bóng giật ép, tốc độ hơn và sẽ thành bóng xoáy xuống, nếu đối phương không để ý bóng sẽ sập lưới.
Bạn thấy đấy, thay vì chỉ giật đơn thuần, mất sức với lực cẳng tay nhẹ nhàng và thay đổi góc độ giật, bạn sẽ khiến cho đối phương bị mắc xoáy, tạo ra sai sót khi đánh và bạn sẽ dễ dành thằng lợi


Người đánh 1,2,3 tại Việt Nam

Đó không ai xa lạ đó chính là thầy Hùng Iraq, lão tướng Đà Nẵng. Khi tôi viết bài đầu tiên về thầy. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tôi ca tụng, tán dương, lăng xê. Xin trích dẫn: “Mi làm gì mà ca ngợi thầy Hùng ghê vậy, ổng đánh dở òm… hay mi là trẻ con không biết gì, tâm bốc quá đáng…”. Nhưng tại sao họ không nghĩ rằng, tại sao khi không tôi lại nói như vậy. Cũng giống như khi bạn viết báo, sáng tác, một con người không có thực tài mà tâm bốc chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ.
Thương hiệu 1,2,3… không có và không ai biết

Rất nhiều người ngại đánh với thầy Hùng, nhưng miệng vẫn rất cao ngạo, hay đề ra lối đánh để thắng dễ dàng. Như: “Ông Hùng chỉ cần giao dài về anti, sau giật mất banh”… Vậy mà, đến khi vào rủ, lại đau bụng, mệt, cũng thật là đau đầu, nếu bạn là người có kĩ thuật tốt, mà lúc nào gặp họ cũng thắng cả, sẽ hình thành tâm lí sợ, không dám đánh… Một số người thắc mắc vì sao thầy đánh với người này thì nghẹo, lắc léo, tạo ra lầm tưởng đó là Hùng Iraq, nghẹo vớ vẩn này nọ, khoan hãy vội kết luận mà hãy làm 1 khóa viếng thăm xuống clb bóng bàn Hùng Iraq, tại Phan Bội Châu chứng kiến việc thầy tập học trò với kĩ thuật 1,2,3 như thế nào. Anh Đông: GV. ĐHBK, là một trong số học trò, chỉ mới học hơn 2 tháng, đã đánh được một quả công rất mạnh, tuy còn một số khiếm khuyết, như lưng, hông, cẳng tay cũng do 1 phần anh tập tạ nên hơi chậm.


Một số thuật ngữ: Lực tập trung là gì? Hay làm sao để thoát được lực mạnh như cao thủ… mọi thứ sẽ được giải đáp khi bạn tập cùng với thầy.
So sánh với cách dạy của thầy Hùng với 1 số thầy dạy bóng bàn khác, thì khi tập với thầy rất khác biệt với sự hỗ trợ của máy bắn bóng chỉ cần 4 đến 5 buổi tùy theo tư chất, họ có thể đánh đôi công rất đều. tôi chứng kiến một bác già 57 tuổi, tập bóng chỉ vì sức khỏe nên hay đến chỗ thầy tập. Bữa đầu rất khó khăn, mà đến buổi thứ 5 bác biết Tiêu (Bạt). Thầy quan niệm đã dạy phải có chất lượng không dạy đại trà. Tuy vậy, học kĩ thuật rất khó, nếu bạn muốn tiến phải kiên trì. Một số học trò cảm thấy khó, cứ nghĩ là bày sai, họ thấy 1,2,3 quá nhiều động tác, họ bỏ, đi tập đại trà, không nói cũng biết, sau 1 tuần thì Than ôi! Hay 1 số trường hợp, một chị hiện tại là sinh viên, tập tại clb Sông thu gần 2 năm ròng rã, chỉ biết đôi công và đôi công. Tôi nhìn chị mà thấy thương, biết bao giờ mới tiến được. Nhưng khi chị tập với thầy Hùng, được thầy hướng dẫn tận tình chị như lột xác, chị uyển chuyển, nhanh và đánh tốt hơn rất nhiều. Thầy Hùng là người nhiệt tình nên cũng rất thương học trò. Bản thân tôi là học trò thầy, mà cũng thương thầy khi thầy chỉnh sửa từng tí một cho nhiều người tưởng chừng là đánh sai hoàn toàn, công việc này rất mệt và công phu. Cũng giống như người thợ làm gốm, luôn lấy cái tâm, làm ra tác phẩm có chất lượng.


Vậy thầy Hùng học được nó từ đâu?. Thầy học được kĩ thuật này từ Trung Quốc, từ đó thầy đã tự nghiên cứu và đặt ra tên gọi 1,2,3 cho dễ nhớ. Kĩ thuật này đã giúp thầy đứng lên bục tại các giải lớn từ quá khứ cho đến bây giờ. Thầy vẫn rất dẻo dai là lão tướng rất khó chịu, khiến nhiều người dè chừng.

Bản thân tôi, trước học rất nhiều thầy, tốn mất 4 năm vô ích, đánh chỉ phọt phẹt. Sau khi học xong, , sở trường của tôi là đối giật tầm gần, xa bàn, giật xoáy xuống cực nặng, càng nặng càng đánh chắc đó cũng chính là phương châm của thầy. Ra đánh trận, tôi cảm giác đánh khá thoải mái, không còn mệt nhọc như trước các đối thủ tưởng chừng khó xơi hồi xưa chấp tôi 3,4 trái ở tầm cao hơn mình đến giờ, tôi ăn được rất dễ, nhưng hiện tại do thời gian đi học còn nhiều, nên thời gian luyện tập, và không có thời gian thi đấu nhiều nên vẫn chưa có kinh nghiệm dày dặn, còn nhiều khiếm khuyết cần chỉnh sửa. Bây giờ tôi dựa theo đó mà phát triển nó lên tầm cao mới. Xem các trận thi đấu thế giới dễ học hỏi hơn. Biết họ đánh như thế nào, tiếp xúc bóng vợt ở độ nghiêng bao nhiêu,
Xin bạn đừng ngạc nhiên khi trong một khoảng thời gian ngắn mà tôi đã có thể nói được như vậy. trên cơ bản lí thuyết tôi nắm như thế,và dựa vào đó để phát triển. Bạn cũng có thể thấy, ở trung quốc, có một số giáo sư tuy không đánh bóng bàn giỏi, nhưng họ là một nhân tố quan trọng, bên cạnh huấn luyện viên như liu guoliang, họ nghiên cứu cách phát lực, lối chơi của các vận động viên khác, cách khắc chế, lí thuyết mới…Lối chơi 1,2,3 đòi hỏi có thể lực nên đó là lí do vì sao TQ luôn tuyển vdv trẻ vào đội tuyển quốc gia. Còn có tuổi như thầy chỉ có thể sử dụng được một phẩn của nó khiến đối phương không biết mà khó chịu.

cái video ở trên là cái cũ trong giao diện nhưng k thể tìm ra cách tải lên cái mới mình có một số video về phân 1 cua bài viết, nhưng k tìm được cach nào tải lên youtuibe giao diện mới để các ace tham khảo, mong các bạn thông cảm.

Có thầy hay thế thì biết trình độ bóng bàn Đà Nẵng thế nào rồi, ặc. Nghe các bác đồn thổi từ lâu, hôm trước đi công tác ĐN mới được chứng kiến tận mắt tại CLB. Kỹ thuật thầy sai bét rồi, động tác tay thừa nhiều, giật quá cứng thiếu vặn lườn... được cái nhiệt tình thoai.
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Có thầy hay thế thì biết trình độ bóng bàn Đà Nẵng thế nào rồi, ặc. Nghe các bác đồn thổi từ lâu, hôm trước đi công tác ĐN mới được chứng kiến tận mắt tại CLB. Kỹ thuật thầy sai bét rồi, động tác tay thừa nhiều, giật quá cứng thiếu vặn lườn... được cái nhiệt tình thoai.

Mình xin góp ý với bạn thế này - kỹ thuật đó(gọi là 123) không hề sai, nếu bảo chứng minh mình rất sẵn lòng nhé dù mình chưa gặp thầy bao giờ!. Nói thẳng ra dù bạn là trình độ (A1- kiện tướng ) mình vẫn muốn đối chất rằng nó sai ở chổ nào. Nó có sai khi và chỉ khi người diễn giải - cụ thể là malin_dn nói một cách mang tính cá nhân hay đúng hơn nói lên tính chủ quan hơn là hiện tượng khách quan.

Mình thì trình không hay lắm nhưng mình thấy bạn góp ý cũng mang tính đả kích nhiều hơn, mình hy vọng rằng bạn phải hiểu một người lớn tuổi như thầy Hùng Irac không thể đánh nhưng động tác đẹp như bạn mong đợi!. Mình tuy chưa học Thầy một giờ nào nhưng vẫn xem Thầy là người đáng kính tai diễn đàn này!
 
Last edited:

goodbye2romance

Binh Nhì
Mình xin góp ý với bạn thế này - kỹ thuật đó(gọi là 123) không hề sai, nếu bảo chứng minh mình rất sẵn lòng nhé dù mình chưa gặp thầy bao giờ!. Nói thẳng ra dù bạn là trình độ (A1- kiện tướng ) mình vẫn muốn đối chất rằng nó sai ở chổ nào. Nó có sai khi và chỉ khi người diễn giải - cụ thể là malin_dn nói một cách mang tính cá nhân hay đúng hơn nói lên tính chủ quan hơn là hiện tượng khách quan.

Mình thì trình không hay lắm nhưng mình thấy bạn góp ý cũng mang tính đả kích nhiều hơn, mình hy vọng rằng bạn phải hiểu một người lớn tuổi như thầy Hùng Irac không thể đánh nhưng động tác đẹp như bạn mong đợi!. Mình tuy chưa học Thầy một giờ nào nhưng vẫn xem Thầy là người đánh kính tai diễn đàn này!

Thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, tớ đã tìm hỏi rồi, chả có học trò nào giỏi đâu. Cỡ Malin_dn là trò giỏi nhất rồi, đánh chỉ cỡ hạng D thoai. Nói sự thật để anh em biết mà tìm thầy cho phù hợp.
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, tớ đã tìm hỏi rồi, chả có học trò nào giỏi đâu. Cỡ Malin_dn là trò giỏi nhất rồi, đánh chỉ cỡ hạng D thoai. Nói sự thật để anh em biết mà tìm thầy cho phù hợp.

Nói như bạn thì Ngô Bảo Châu đào tạo biết bao nhiêu là TS Toán Học VN với: "Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie" !?. Câu chuyện Thầy biết mà trò có hiểu không là một chuyện khác nhau rất nhiều!. Tôi không có ý định ví chuyện Thầy Hùng với Ngô Bảo Châu nhưng bạn phải hiểu: Thầy giỏi chưa chắc trò giỏi và ngược lại!.
 

goodbye2romance

Binh Nhì
Nói như bạn thì Ngô Bảo Châu đào tạo biết bao nhiêu là TS Toán Học VN với: "Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie" !?. Câu chuyện Thầy biết mà trò có hiểu không là một chuyện khác nhau rất nhiều!. Tôi không có ý định ví chuyện Thầy Hùng với Ngô Bảo Châu nhưng bạn phải hiểu: Thầy giỏi chưa chắc trò giỏi và ngược lại!.

Thầy giỏi mà không có trò giỏi là vứt, thầy có thể không giỏi nhưng có trò giỏi là good. Bóng đá VN đang đi tìm thầy giỏi, thầy nào không cần giỏi giúp được VN vô địch là giỏi hết, bao nhiêu thầy giỏi đến rồi lại đi?
 

Ttfan2012

Đại Tá
Với tư cách là một người đang tu Tàu đạo, mình thấy lý thuyết 1 2 3 của thầy Hùng thực sự rất có giá trị đối với những Anh em đang hướng tới tinh thần của bóng bàn TQ: xoáy và điểm rơi. Mong rằng một ngày không xa mình sẽ luyện thành "đa xoáy giật" này. Thank malin DN nhé. :)
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, tớ đã tìm hỏi rồi, chả có học trò nào giỏi đâu. Cỡ Malin_dn là trò giỏi nhất rồi, đánh chỉ cỡ hạng D thoai. Nói sự thật để anh em biết mà tìm thầy cho phù hợp.

Bạn hỏi bao nhiêu người thì mình không biết nhưng tới giờ này là Thầy Hùng có đến 8 hy chương vàng đó bạn. Vàng nào cũng gọi là vàng cả, nhưng để có được điều đó là không đơn giản đâu bạn ạ!.
 

goodbye2romance

Binh Nhì
Bạn hỏi bao nhiêu người thì mình không biết nhưng tới giờ này là Thầy Hùng có đến 8 hy chương vàng đó bạn. Vàng nào cũng gọi là vàng cả, nhưng để có được điều đó là không đơn giản đâu bạn ạ!.

OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?
 

saigonfc.vn

Đại Uý
OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?

Hạng nào là do BTC họ quy định về độ tuổi - trình độ v.v.... nhưng có một điều là những trình kém thì hay làm HLV chỉ tùm lum và nếu đánh thì chỉ đánh với những gì mình có chứ không phải đánh với người đang diễn ra!. (malin_dn có nhắc đến một nhân vật nào đó). Thật không công bằng nếu bảo lý thuyết ông hay vậy sao không đánh thắng được ĐKQ!?. Cái hay người ta chia sẻ với mình và không có ý định giấu nó đi thì cho dù mình có không thích cũng cảm ơn họ chứ!.
 

thelanqb

Moderator
OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?
Một ví dụ thế này, Mã Long từng là cây vợt số 1 thế giới ( thời gian trước đây), nhưng HLV Lượng lại là người thầy của anh ta. nếu bạn so sánh kỹ thuật thì ai hơn ai...
nhưng bạn thử nghỉ tại sao Malong lại đồng ý như vậy mà thay vì tìm HLV khác.
và nếu thầy giỏi cứ hơn trò mãi thì sau này tương lai bóng bàn đi thụt lùi à.

bác Hungiraq là người rất nhiệt tình, đã ghi lại các kinh nghiệm của mình để các thế hệ sau này tham khảo và học tập.
có thể sau khi một số người đọc bài viết của bác ấy sẻ phát triển hướng đi cho mình, có thể không quá lời chứ nhỉ????
 

hungiraqdn

Đại Uý
OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?
Hay lắm mà bạn nói cũng chẳng sai nhiều đâu..?- Không có thì lấy ..gì mà khoe ..!
Trên Diễn Đàn này người ta dày công xây dựng lên để có được mục đích và Tôn Chỉ của nó là nơi kết nối niềm Đam Mê môn bóng nhựa cho những người yêu thích nó. Khích lệ, động viên bất cứ ai có Môn gì hay, tốt, những kinh nghiệm gây được sự hưng phấn và giúp Ích, có lợi cho mọi người đều được hoan nghênh..! Đâu phải chỗ tranh hơn thua.
Còn bạn dùng những từ trên mình không thể trách bạn vì sở thích, mỗi Con người.. họ đều có một sở thích riêng biệt không giống ai..! Trước đây mình có viết bài " Chợ Ngôn Từ vậy ", Trên này nó cũng giống như cái Chợ, cùng một thứ đồ mà người này thì bán luôn tay, còn người kia thì ngồi chò hõ cả ngày mà chẳng bán được lấy một cái thậm chí cũng chẳng có ai thèm nhòm ngó tới-hỏi khách : Tại sao hàng của tôi tốt hơn của họ mà lại không xem...không mua mà cứ mua của nó...? Ấy đấy cái sự đời nó làm vậy...!
Còn nữa, cám ơn Malin và đáng khen vì em đã hiểu được những suy nghĩ của Thầy mà hiện tại ở Việt Nam chưa có chỗ nào dạy cái Mô hình này cả, bởi nó nằm ngoài sách vở, nó chưa cao siêu nhưng cũng gọi là đủ cho những ai quan tâm đến nó. đừng ngại mà hãy kiên trì tập cho bằng được nghe..! Họ tập 10 năm còn chưa ăn ai, đây em mới 1 năm lo gì..!
 
Last edited:

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Mỗi ngày em học hỏi được rất nhiều từ những người xung quanh, hay ở trên diễn đàn, Thầy Hùng iraq có kiến thức chia sẻ đúng sai với mỗi người thế nào đi nữa thì đó cũng là điều đáng quý trọng với mỗi thành viên diễn đàn,
 

malin_dn

Trung Uý
Với tư cách là một người đang tu Tàu đạo, mình thấy lý thuyết 1 2 3 của thầy Hùng thực sự rất có giá trị đối với những Anh em đang hướng tới tinh thần của bóng bàn TQ: xoáy và điểm rơi. Mong rằng một ngày không xa mình sẽ luyện thành "đa xoáy giật" này. Thank malin DN nhé. :)[/QUO

cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của mình, như bạn thấy đấy, mặt tàu đạo rất khó đánh, nên ở việt nam rất ít người chơi, mặt này nếu mà đánh lực kêu bốp bốp thì không có tác dụng, nhưng nếu bạn giật xoáy thì nó sẽ phát huy tác dụng, bạn muốn giật đa xoáy, thực chất là do cổ tay , cẳng tay, và góc độ vợt tiếp xúc khác nhau. nhiều người thấy trung quốc đánh cuồng phong hay, cũng đua đòi mua về đánh thử, đánh chỉ mới có 1, 2 ngày là chán, bán lại. đâu biết là đánh nó cần cõ kĩ thuật. cuồng phong ưu điểm là giật xoáy lạ, đối giật và cắt tốt
 

malin_dn

Trung Uý
OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?

tôi đã nói là viết bài này mục đích là để người có đam mê kĩ thuật có thể góp ý chỗ sai thiếu, chỗ nào, hay cùng nhau phân tích, chứ k nhằm để tung hô, hay chặt chém, 9 người 10 ý, bạn có quyền nhận xét tôi không cấm, tôi không giỏi là vì tôi không kiên trì, và k đủ thời gian tập luyện, mỗi ngày 24 tiếng chỉ có 2 tiếng chơi được bóng bàn, thì phải lên từ từ thôi bạn ah, chứ không thể ngày nào cũng tập như đội tuyển quốc gia. trung quốc nó tập 10 mình chưa tập 1, nhưng kĩ thuật của nó tôi xem có thể học hỏi được.
còn thầy hùng i raq nói không phải chứ cũng là một lão tướng có hạng ở đà nẵng, thầy ấy không chỉ có 9 chiếc cúp, mà còn có rất nhiều huy chương và bằng khen, nhưng đến nay thầy cũng có tuổi, mà kĩ thuật này cần có sức lực và sự dẻo dai, thầy hùng đã tận dụng kĩ thuật 1,2,3 theo tên gọi đẶT RIIEENG CHO DÊ NHỚ, để đánh không mất sức, và có những quả giật hiệu quả,
thầy giờ cũng đã trên 60, rất ít người giật xoáy và sử dụng kĩ thuật anti hay như thầy, đó cũng là một điểm hay. mình rất buồn là thầy cũng bị đau ỡ đầu gối, nên nhiều lúc bị đau, không thể nhún nhảy và giật mạnh được, người ta ăn thầy là ăn tốc độ, nhanh, mạnh thôi.
mình mong bạn, nếu có ý kiến hay, chúng ta cùng nhau góp ý kĩ thuật cùng nhau tiến bộ, mình không nhận định là mình hoàn hảo,để có thể chỉ giáo cho ai, nhưng ở đây là tinh thần trao đổi. kết nối bạn bè, cảm ơn bạn đã có ý kiến góp ý.
 

malin_dn

Trung Uý
Một ví dụ thế này, Mã Long từng là cây vợt số 1 thế giới ( thời gian trước đây), nhưng HLV Lượng lại là người thầy của anh ta. nếu bạn so sánh kỹ thuật thì ai hơn ai...
nhưng bạn thử nghỉ tại sao Malong lại đồng ý như vậy mà thay vì tìm HLV khác.
và nếu thầy giỏi cứ hơn trò mãi thì sau này tương lai bóng bàn đi thụt lùi à.

bác Hungiraq là người rất nhiệt tình, đã ghi lại các kinh nghiệm của mình để các thế hệ sau này tham khảo và học tập.
có thể sau khi một số người đọc bài viết của bác ấy sẻ phát triển hướng đi cho mình, có thể không quá lời chứ nhỉ????[/QUOTE

xin chào admin, bạn có thể cho tôi biết cách úp clip lên youtube trong giao diện mới được không ah, để bài viết có ví dụ sinh động và hấp dẫn hơn. xin cảm ơn
 

dung6934atp

Đại Uý
Mình đọc bài viết của bạn, nhưng thự sự chưa hiểu lắm về kỹ thuật 1,2,3. Bạn có thể giúp cụ thể hơn để mọi người nắm được cái "hồn" của kỹ thuật này. Các ACE, không phải ai cũng gần Đà Nẵng để có thể trực tiếp gặp thày Hùng được. Thank bạn nhiều nha!
 

meoluoitmb

Đại Tá
Có thầy hay thế thì biết trình độ bóng bàn Đà Nẵng thế nào rồi, ặc. Nghe các bác đồn thổi từ lâu, hôm trước đi công tác ĐN mới được chứng kiến tận mắt tại CLB. Kỹ thuật thầy sai bét rồi, động tác tay thừa nhiều, giật quá cứng thiếu vặn lườn... được cái nhiệt tình thoai.

Thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, tớ đã tìm hỏi rồi, chả có học trò nào giỏi đâu. Cỡ Malin_dn là trò giỏi nhất rồi, đánh chỉ cỡ hạng D thoai. Nói sự thật để anh em biết mà tìm thầy cho phù hợp.

Thầy giỏi mà không có trò giỏi là vứt, thầy có thể không giỏi nhưng có trò giỏi là good. Bóng đá VN đang đi tìm thầy giỏi, thầy nào không cần giỏi giúp được VN vô địch là giỏi hết, bao nhiêu thầy giỏi đến rồi lại đi?

OK men. Chẳng qua là bác HÙng này hay thích khoe mẽ trên diễn đàn nên bác mới biết 8 HCV nhưng bác quên là 8 HCV đó hạng nào?
==========================
Trước tiên mình phải nói thật là không phải chỉ riêng ở topic này, mà ở rất nhiều các topic khác, mình thấy bạn goodbye2romance này luôn có những lời lẽ cũng như ngôn từ mang tính chất đả kích, đọc những coment của bạn thực sự rất khó chịu. Không biết trình độ của bạn đến đâu, nếu phọt phẹt thì mình cũng chẳng còn gì để nói và muốn nghe bạn nói thêm điều gì, còn nếu ở dạng cao siêu như siêu nhân hay " cao đầu" thì mời bạn chỉ ra những điểm không đúng hay còn khiếm khuyết để người nghe tâm phục khẩu phục, còn chỉ ngồi và nói như bạn thì cái dạng phọt phẹt như mình còn nói hay hơn nhiều. Bạn nên biết thầy Hùng đáng tuổi cha chú đa số anh em trên diễn đàn này đấy.
Mình thấy chủ topic và thầy của bạn ấy thật sự là những người yêu bóng bàn, Họ có thể ngồi thật lâu để viết thật nhiều những điều mà nhiều người có biết cũng dấu không dám nói, điều đó đáng quý và đáng trân trọng lắm bạn biết không, Đó mới thực sự đúng theo tôn chỉ trên diễn đàn mình là kết nối đam mê trái bóng nhựa. Xin cảm ơn chủ topic và thầy Hùng.
Những lời mình nói có thể những người cao siêu ở đẳng cấp thượng thừa như bạn cho là vớ vẩn, nhưng hy vọng nếu bạn cao siêu thật thì nên đóng góp cho diễn đàn hơn là ngồi và nhận xét vô bổ.
 

thanh_chi_nc

Trung Uý
@goodbye2romance : Ngồi diễn đàn mà chém thì chán lắm. Hay trình ông cao nên xem đây là kỹ thuật loại muỗi. Ông giỏi bóng bàn thì ta chuyển sang môn cờ vua nhá, goodbye2romance biết chơi cờ vua ko, tôi chấp ông 1 con hậu(đấu 3 ván hệ Thụy Sĩ), ông có nghĩ thế nào????
 

malin_dn

Trung Uý
Mình đọc bài viết của bạn, nhưng thự sự chưa hiểu lắm về kỹ thuật 1,2,3. Bạn có thể giúp cụ thể hơn để mọi người nắm được cái "hồn" của kỹ thuật này. Các ACE, không phải ai cũng gần Đà Nẵng để có thể trực tiếp gặp thày Hùng được. Thank bạn nhiều nha!

chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết, cái hồn của kĩ thuật này là sử dụng nhiều độ nghiêng khác nhau để tiếp xúc vào bóng, bạn sử dụng cẳng tay giật để linh hoạt hơn khi phát lực. ở đây mình chuyển tải 1 phần của kĩ thuật giật này, ví dụ như thế này. bạn giật ở tiếp xúc góc vợt 85 độ, họ đỡ được, quả sau bạn sẽ thay đổi tiếp xúc vào bóng ở độ nghiêng 90 độ, hay giật quả 3 trong banh, đối phương sẽ không kịp điều chỉnh và sẽ bị sập lưới hay bung ra ngoài

bạn có thể tạo sự đa dạng hơn cho quả đánh của mình, khi bạn giật bạn ép khuỷu tay vào giữa người, như vậy bóng sẽ có tốc độ khó chịu.

[IMG]http://i1160.photobucket.com/albums/q482/malin_dn/Hinh0790.jpg[/IMG

do youtube thay đổi giao diện, nên mình không thể úp clip lên để ace tham khảo, như trận đấu của ryu seung min và ma long, và video thầy hùng hướng dẫn kĩ thuật giật này, nên mình úp 1 số hình, như bạn thấy trên hình, ma long đang giật bóng, khuỷu tay ép vào giữa người, bóng đi sẽ có quỹ đạo chuội, cắm xuống bàn rất khó chịu.
như quả đối giật, họ giật phía ngoài banh bóng xoáy vòng sang bên, thay vì bạn úp vợt đỡ bóng, bạn có thể mạnh dạn thực hiện đối như sau, bạn mở vợt đánh vào trong banh, đánh lên trên, bóng sẽ trả lại nhanh hơn, hay bạn chưa quen, ví dụ họ giật phải, giật về bên phải của bạn, bạn đánh về bên trái của họ (đánh thẳng, trả chéo), vậy là góc vợt của bạn đã mở ra, như vậy bạn đã thành công trong việc xử lĩ bóng giật của đối phương

bẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM Ở BÀI VIẾT CÁC BẠN TẬP ANTI VÀO ĐÂY NHÉ DO THẦY HÙNG VIẾT,Ở ĐÓ CŨNG CÓ CÁCH LĨ GIẢI VỀ 1,2,3 CÓ MỘT SỐ ACE NHẦM ĐÓ LÀ CÁCH HỌC ĐỂ ĐÁNH ANTI, NHƯNG KĨ THUẬT NÀY ÁP DỤNG CHO CẢ VỢT MÚT, NHƯ MUỐN ĐÁNH ĐƯỢC ANTI, GAI, THỰC RA LÀ TÌM ĐƯỢC MỘT ĐỘ NGHIÊNG THÍCH HỢP ĐỂ ĐÁNH CHO BÓNG KHÔNG BỊ RÚC LƯỚI THÔI
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top