Hỏi về kỹ thuật đánh trái tay: giật trái, bạt trái, líp trái, đẩy trái, cắt trái

tran dinh sam

Hạ Sỹ
Xin chào tất cả mọi người! Lời đầu tiên xin chúc mọi người vui, khỏe, hạnh phúc.
Lâu nay tôi có một boăn khoăn nhưng không biết hỏi ai. Vì ở địa phương tôi chẳng có ai đánh trái tay ra hồn cả (xin lỗi mọi người nhé, nhưng thật sự như vậy) nên tôi cũng chẳng muốn hỏi. Hỏi họ cũng như không. Xin hỏi các cao thủ nắm vững kỹ thật:
1. Khi đánh trái tay thì có dùng cổ tay hay không? Dùng ở mức độ như thế nào? Nhiều hay ít?
2. Kỹ thật cắt trái tay: có nên chém vợt xuống hay chỉ là đẩy trái như tiếng anh họ viết là "push ..." ? Làm sao để giảm lực khi cắt (cắt ngắn, bóng rớt sát lưới đối phương) một cách hiệu quả? Có mẹo gì để có thể cắt bóng nhanh và điều bóng khắp bàn của đối thủ?
3. Xin các cao thủ hướng dẫn cách đẩy trái, cắt trái, giật trái theo chính bản thân của các cao thủ thường hay dùng.
Xin chân thành cảm ơn! Chào đoàn kết và thân ái! Nếu có kèm theo video tự quay để hướng dẫn thì càng tốt.
 
Last edited:

long thủ

Đại Tá
Xin chào tất cả mọi người! Lời đầu tiên xin chúc mọi người vui, khỏe, hạnh phúc.
Lâu nay tôi có một boăn khoăn nhưng không biết hỏi ai. Vì ở địa phương tôi chẳng có ai đánh trái tay ra hồn cả (xin lỗi mọi người nhé, nhưng thật sự như vậy) nên tôi cũng chẳng muốn hỏi. Hỏi họ cũng như không. Xin hỏi các cao thủ nắm vững kỹ thật, được đào tạo bài bảng trong nhà trường:
1. Khi đánh trái tay thì có dùng cổ tay hay không? Dùng ở mức độ như thế nào? Nhiều hay ít?
2. Kỹ thật cắt trái tay: có nên chém vợt xuống hay chỉ là đẩy trái như tiếng anh họ viết là "push ..." ? Làm sao để giảm lực khi cắt (cắt ngắn) một cách hiệu quả? Có mẹo gì để có thể cắt bóng nhanh và điều bóng khắp bàn của đối thủ? Bạt trái với đẩy trái hình như bản chất là như nhau chỉ có vị trí đánh bóng khác nhau nên dẫn đến động tác tay khác nhau có đúng không?
3. Xin các cao thủ hướng dẫn cách đẩy trái, cắt trái, giật trái theo chính bản thân của các cao thủ thường hay dùng.
Xin chân thành cảm ơn! Chào đoàn kết và thân ái! Nếu có kèm theo video tự quay để hướng dẫn thì càng tốt.

1. Nếu quả trái là đôi công hoặc đấm thì cổ tay ít, chủ yếu để cố định góc đánh. Còn với những quả giật, quả flick trong bàn, đờ mi thì phải dùng cổ tay miết ma sát vào bóng nhiều.

2. Nếu bác chơi giơ cắt xa bàn như Joo Se Hyuk thì phải cắt bằng cả cánh tay. Còn trong bàn thì chủ yếu là mượn lực xoáy nhiều hơn, thêm 1 chút xoáy của mình nữa. Muốn giảm lực khi cắt thì bác phải hạ trọng tâm sát với bóng, sẽ giữ bóng không bị bung. Muốn điều khiển bóng tốt thì cũng dùng cách như vậy, thân người sát với bóng. Bạt trái thì em không rành.

3. Em chơi vợt dọc nên không biết có áp dụng được không, nhưng em nghĩ nguyên lý là như nhau. trái của em hoàn toàn là cổ tay nên dùng xoáy nhiều, giật và đờ mi chứ đẩy thì hiếm khi áp dụng. Cắt gò trên bàn thì chắc cổ tay, chỉ dùng cổ tay để điều hướng bóng, còn lúc vào xoáy thì đẩy cả người cả cẳng tay vào để giữ độ ổn định
 

tran dinh sam

Hạ Sỹ
1. Nếu quả trái là đôi công hoặc đấm thì cổ tay ít, chủ yếu để cố định góc đánh. Còn với những quả giật, quả flick trong bàn, đờ mi thì phải dùng cổ tay miết ma sát vào bóng nhiều.

2. Nếu bác chơi giơ cắt xa bàn như Joo Se Hyuk thì phải cắt bằng cả cánh tay. Còn trong bàn thì chủ yếu là mượn lực xoáy nhiều hơn, thêm 1 chút xoáy của mình nữa. Muốn giảm lực khi cắt thì bác phải hạ trọng tâm sát với bóng, sẽ giữ bóng không bị bung. Muốn điều khiển bóng tốt thì cũng dùng cách như vậy, thân người sát với bóng. Bạt trái thì em không rành.

3. Em chơi vợt dọc nên không biết có áp dụng được không, nhưng em nghĩ nguyên lý là như nhau. trái của em hoàn toàn là cổ tay nên dùng xoáy nhiều, giật và đờ mi chứ đẩy thì hiếm khi áp dụng. Cắt gò trên bàn thì chắc cổ tay, chỉ dùng cổ tay để điều hướng bóng, còn lúc vào xoáy thì đẩy cả người cả cẳng tay vào để giữ độ ổn định
xin cảm ơn bạn nhiều nhé.
 

ngtila

Binh Nhì
Theo mình thì như sau:
1. Cú trái dùng cổ tay rất nhiều vì theo bản năng trái thường không có khoảng không gian lớn và cơ tay trái vận động thường không tự nhiên so với bên phải ( đối với người thuận tay phải). Việc dùng cổ tay làm tăng đường đi của vợt, tăng độ xoáy ngoài ra kết hợp với lục của cổ tay. Nếu bạn tập công trái, chặn bình thường thì không nên dùng cổ tay cứ dùng cổ tay thẳng như động tác công phải ( đầu vợt chếch lên phía trên). Việc dùng cổ tay là một kỹ thuật khó đòi hỏi một thời gian mới có thể hoàn thiện được. Thường để cú trái uy lực xoáy vận đồng viên chuyên nghiệp hầu như họ dùng cổ tay nhiều và hầu hết cho các cú đánh trái.
2. Về cơ bản cú cắt giống với cú " Push" hay còn gọi là gò bóng ( cắt bóng tiếng anh gọi là Chop). Chỉ khác nhau là cú gò ít xoáy xuống tức là miết vào bóng ít thôi ma sát xuống ít.
- Muốn giảm lực thì bạn miết vào trái bóng thôi không thêm lực đánh vào trái bóng là được.
- Cắt bóng nhanh về bản chất gọi là cú chém bóng tại thời điểm bóng đang đi lên. Kỹ thuật này là một trong những kỹ thuật nâng cao đối với bóng xuống thì rất dễ đối với bóng xoáy lên đòi hỏi cảm giác bóng, ma sát mặt vợt tốt thì mới có thể chém được. Việc cắt nhanh hay chậm thì khác nhau ở thời điểm tiếp xúc. Nhanh bóng đang đi lên, chậm bóng đang trong giai đoạn đi xuống, hoặc xuống hẳn.
- Bạt trái và đẩy giống nhau đều tiếp xúc ở tâm bóng không xoáy hoặc ít xoáy. Bạt trái cú đánh thiên về tốc độ đánh tâm bóng xoay người về phía phải nhiều và kết thúc về phía trước nhiều. Còn đẩy là cú công thu gọn.
3. Mình luôn dùng cú trái với cổ tay nhiều để tăng quãng đường di chuyển vợt chỉ khác nhau góc độ vợt tùy loại xoáy, nếu xoáy xuống nhiều xuất phát vợt mở, còn lên nhiều úp vợt xuống.
Trình còi xin có ý kiến vậy xin Ace tiếp tục chém nha
 

tran dinh sam

Hạ Sỹ
Theo mình thì như sau:
1. Cú trái dùng cổ tay rất nhiều vì theo bản năng trái thường không có khoảng không gian lớn và cơ tay trái vận động thường không tự nhiên so với bên phải ( đối với người thuận tay phải). Việc dùng cổ tay làm tăng đường đi của vợt, tăng độ xoáy ngoài ra kết hợp với lục của cổ tay. Nếu bạn tập công trái, chặn bình thường thì không nên dùng cổ tay cứ dùng cổ tay thẳng như động tác công phải ( đầu vợt chếch lên phía trên). Việc dùng cổ tay là một kỹ thuật khó đòi hỏi một thời gian mới có thể hoàn thiện được. Thường để cú trái uy lực xoáy vận đồng viên chuyên nghiệp hầu như họ dùng cổ tay nhiều và hầu hết cho các cú đánh trái.
2. Về cơ bản cú cắt giống với cú " Push" hay còn gọi là gò bóng ( cắt bóng tiếng anh gọi là Chop). Chỉ khác nhau là cú gò ít xoáy xuống tức là miết vào bóng ít thôi ma sát xuống ít.
- Muốn giảm lực thì bạn miết vào trái bóng thôi không thêm lực đánh vào trái bóng là được.
- Cắt bóng nhanh về bản chất gọi là cú chém bóng tại thời điểm bóng đang đi lên. Kỹ thuật này là một trong những kỹ thuật nâng cao đối với bóng xuống thì rất dễ đối với bóng xoáy lên đòi hỏi cảm giác bóng, ma sát mặt vợt tốt thì mới có thể chém được. Việc cắt nhanh hay chậm thì khác nhau ở thời điểm tiếp xúc. Nhanh bóng đang đi lên, chậm bóng đang trong giai đoạn đi xuống, hoặc xuống hẳn.
- Bạt trái và đẩy giống nhau đều tiếp xúc ở tâm bóng không xoáy hoặc ít xoáy. Bạt trái cú đánh thiên về tốc độ đánh tâm bóng xoay người về phía phải nhiều và kết thúc về phía trước nhiều. Còn đẩy là cú công thu gọn.
3. Mình luôn dùng cú trái với cổ tay nhiều để tăng quãng đường di chuyển vợt chỉ khác nhau góc độ vợt tùy loại xoáy, nếu xoáy xuống nhiều xuất phát vợt mở, còn lên nhiều úp vợt xuống.
Trình còi xin có ý kiến vậy xin Ace tiếp tục chém nha
Xin cảm ơn bạn.
 

NTBB

Super Moderators
Xin chào tất cả mọi người! Lời đầu tiên xin chúc mọi người vui, khỏe, hạnh phúc.
Lâu nay tôi có một boăn khoăn nhưng không biết hỏi ai. Vì ở địa phương tôi chẳng có ai đánh trái tay ra hồn cả (xin lỗi mọi người nhé, nhưng thật sự như vậy) nên tôi cũng chẳng muốn hỏi. Hỏi họ cũng như không. Xin hỏi các cao thủ nắm vững kỹ thật:
1. Khi đánh trái tay thì có dùng cổ tay hay không? Dùng ở mức độ như thế nào? Nhiều hay ít?
2. Kỹ thật cắt trái tay: có nên chém vợt xuống hay chỉ là đẩy trái như tiếng anh họ viết là "push ..." ? Làm sao để giảm lực khi cắt (cắt ngắn, bóng rớt sát lưới đối phương) một cách hiệu quả? Có mẹo gì để có thể cắt bóng nhanh và điều bóng khắp bàn của đối thủ? Bạt trái với đẩy trái hình như bản chất là như nhau chỉ có vị trí đánh bóng khác nhau nên dẫn đến động tác tay khác nhau có đúng không?
3. Xin các cao thủ hướng dẫn cách đẩy trái, cắt trái, giật trái theo chính bản thân của các cao thủ thường hay dùng.
Xin chân thành cảm ơn! Chào đoàn kết và thân ái! Nếu có kèm theo video tự quay để hướng dẫn thì càng tốt.

Mình không phải là cao thủ, nhưng cũng mạnh dạn trao đổi với bạn mấy điều theo sự hiểu biết của mình. Các kỹ thuật mà bạn hỏi thì mình thấy các bạn kia đã trả lời khá nhiều rồi. Ở đây mình chỉ trao đổi thêm với bạn về những định nghiã về các cú đánh thôi (những chỗ mình bôi đỏ đó).

- Cần phân biệt giữa cắt bóng và đẩy bóng:
+ Cắt bóng là động tác dùng vợt với mặt ngửa ra sau, chặt / chém / cắt từ trên cao phía sau xuống đằng trước phía dưới, tiếp xúc vào phần dưới của bóng, tạo ra bóng xoáy xuống. Cú cắt (tiếng Anh là Chop) thực hiện ở xa bàn (khoảng 1 m trở ra), thường được dùng để phòng thủ trước các cú tấn công (giật, bạt, công bóng của đối phương) - tức là các đường bóng dài.
+ Đẩy bóng (tiếng Anh là Push) còn gọi là cú Gò cũng là cú đánh tạo ra bóng xoáy xuống (tương tự như cú Cắt) nhưng là thực hiện ở trên bàn, trước những đường bóng ngắn của đối phương.

- Cần phân biệt giữa Đẩy bóng và Chặn bóng:
+ Đẩy bóng chính là cú bóng như nói ở trên. Nhưng ở VN chúng ta có nhiều (rất nhiều) người quen gọi cú Chặn bóng (vợt úp về phía trước, đánh từ dưới lên và từ sau ra trước tạo ra bóng xoáy lên) là "Đẩy / chặn đẩy" - cách gọi này không chính xác.
- Chính vì có sự nhầm lẫn (theo thói quen) như trên (giữa Đẩy bóng và Chặn bóng) nên bạn chủ thớt mới nói "Bạt trái với đẩy trái hình như bản chất là như nhau?". Như vậy, nếu gọi đúng (theo tài liệu chuẩn của các hãng BB quốc tế) thì Bạt bóng là gần với Chặn bóng (tăng lực nhiều hơn) chứ không phải là cùng bản chất với cú Đẩy bóng.
 

bachikho

Đại Tá
thật ra tui thấy khái niệm "đẩy" của ta và TG khác nhau như bác @NTBB giải thích ở trên (TG gọi là đẩy ta gọi là gò), cái mà ta gọi là đẩy thì chính xác hơn phải gọi là đôi công trái (TG gọi là active BH block), ta gọi là chặn thì TG gọi là passive BH block
còn cái gọi là bạt trái thì tui ko hiểu lắm vì ở ta bên trái chỉ có giật trái, chặn trái, đẩy trái, bắn trái, liệu bạt trái có phải là cú đánh trái quăng cả cánh tay như Persson hay Kreanga?
 

Trainee

Đại Tá
Theo ý mình thì thế này:
Cú Bạt (Smash) khác cú Giật (Topspins) chứ nhỉ?. Động tác vung tay thì có thể giống nhau về hình dạng, nhưng tiếp xúc bóng một đằng là xu hướng vỗ xuyên tâm vào bóng, còn đằng kia là miết vào bóng. Bóng đánh ra một đằng là nhanh mạnh và phẳng (flat) còn một đằng thì xoáy (spin). Cú Bạt thì thường lúc vợt đánh vào bóng là lúc nó có tốc độ cao nhất, còn cú giật thì sớm hơn.
 

bachikho

Đại Tá
ai chả biết những điều đó hả bác, vde đang bàn là cú bạt trái kia, tui chưa mường tượng đc cú đó (ko lẽ là cú đánh trái 1 tay như của tennis?), tui cũng có thấy 1 vài người đánh cú này rồi nhưng có lẽ nó mang tính phủi nhiều hơn vì trong các giáo trình chính thống ko đề cập đến???
 

hungvotdoc

Thượng Tá
ai chả biết những điều đó hả bác, vde đang bàn là cú bạt trái kia, tui chưa mường tượng đc cú đó (ko lẽ là cú đánh trái 1 tay như của tennis?), tui cũng có thấy 1 vài người đánh cú này rồi nhưng có lẽ nó mang tính phủi nhiều hơn vì trong các giáo trình chính thống ko đề cập đến???
Bạn chưa mường tượng được cũng là hợp lý thôi bởi vì theo tôi nghĩ không có quả "bạt trái". Đã nói "bạt" thì gần như hiển nhiên là FH rồi (do đặc thù động tác vung vợt của 2 bên FH và BH khác nhau). Bên trái nếu có cú như thế (có thể bạn đã xem cú này) thì gọi là "tát trái" hay "vả trái" thì đúng hơn. "bắn trái" có vẻ động tác ngắn hơn một chút và kém lực hơn. Còn cú đánh trái quăng cả cánh tay như Persson hay Kreanga thì theo tôi nghĩ vẫn là "giật trái" nhưng mà là kiểu đặc trưng Châu âu - dùng cả cánh tay và cổ tay. Mà nói chung các khái niệm này cũng là tương đối vì chúng lai nhau khá nhiều, nhiều chuyên gia hay nói "giật lai bạt" là thế - thôi thì cứ gọi chung là "quả trái" cho lành!
 

bachikho

Đại Tá
cú của Kreanga thì đúng là giật chứ cú của Persson thì phải gọi đúng là bạt trái thật (trông y hệt cú BH 1 tay của tennis)

 

ITTF

Đại Uý
Mình thì thấy cú đánh trái dễ thực hiện hơn cú đánh phải, ít động tác loằng ngoằng. Mất 1 năm trời mình mới có được cú phải kha khá, trong khi mất chưa tới 1 tháng mình đã có đc cú trái kha khá rồi.
Kinh nghiệm của mình :
+ Trước tiên là phải cầm vợt chuẩn đã.
+ Sau đó tập block trái, để người khác giật/bạt mình chỉ kê thôi, đc khoảng 1 tuần là sẽ có cảm giác bóng của cú trái.
+ Sau khi có cảm giác bóng thì bắt đầu đấm, đẩy (ko đc chém vào đít bóng), đôi công. Mấy động tác này ko đc dùng cổ tay đâu nhé. Hạn chế đánh trận để dành thời gian tập cú trái, hoặc có đánh trận cũng mạnh dạn đánh trái, hỏng thì thôi, bỏ cái tính hiếu thắng là 1 phần cực kỳ quan trọng để luyện tập.
+ Sau khi đã đấm đẩy đc rồi thì có thể học giật trái, bạt trái. Kỹ thuật thì nó giống như cú tát vậy, thu vợt vào bụng rồi cố gắng quăng cánh tay vả vào bóng. Giật thì góc vợt càng úp (đôi khi gần như song song với mặt đất), bạt thì góc vợt càng mở (đôi khi là vuông góc với mặt đất). Cổ tay có dùng hay ko là tùy tình huống bóng và cũng tùy từng cá nhân.
 

lion

Đại Tá
Em thấy dễ hiểu mà:
+ Gò bóng, hiểu nôm na là cắt ngắn, xoáy xuống là chính, cũng có thể
là bóng lửng không xoáy (chuội)
+ Đẩy bóng, có đẩy trái tay, thuận tay, có nơi gọi đấy bóng thuận tay là
đối công (ở topic so sánh cách gọi kỹ thuật của 2 miên Nam Bắc có nói
đến từ đánh đều)
+ Bạt (phải), giật phải, giật trái, ve, líp (trên bàn) thì ai cũng biết rồi e
không nói lại nữa
+ Bạt trái thì có vẻ hơi xa lạ với nhiều người, em cũng hay bị được khen
là có quả bạt trái mạnh (không kém gì bạt phải), về nguyên tắc thì quả
đánh này thực hiện khi bóng bổng bên trái, thuận chân tay, tay cầm vợt
đưa lên cao (tầm vai) rồi xoay mạnh cả cánh tay ra đánh bóng. Tuy bóng
hay bay sang bên nửa trái bàn đối phương nhưng nói chung đã bạt trúng
thì chỗ nào cũng OK hết.

Cú đánh này khác với động tác ve bóng, ở độ cao tiếp xúc bóng, ở động
tác đón bóng, ở động tác văng tay (quan niệm đánh cú này là một phát
hết luôn, không cần biết đối phương có đỡ vào được hay không) rất thoải
mái sau khi thực hiện, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sau khi thực hiện
thì cơ thể mất chút cân bằng.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Gần đây em giât trái tốt hơn trước nhiều, trước hết em xin cảm ơn chú Zhang JiKe
với clip (bên dưới) và bài viết giới thiệu động tác giật trái của Zhang JiKe do chú NT
BB sưu tầm và dịch, sau em xin chia sẻ kinh nghiệm để có cú giật trái vào bàn nhất.

Bài viết giới thiệu động tác giật bóng của Zhang JiKe do chú NTBB sưu tầm và dịch:
http://bongban.org/threads/zhang-jike-chia-khoa-di-den-thanh-cong-cua-anh-ay.27521/#post-389278

Trước hết cần chuẩn bị động tác chân, (em thuận tay phải, các giải thích xin nói về
động tác dành cho người thuận tay phải), chân trái cao hơn chân phải tầm một bàn
chân, rộng hơn vai, gối phải hơi khụy, mông cong về sau, đưa phần trên cơ thể ra
trước. Động tác chuẩn bị này giống hệt như hình minh họa tư thế chuẩn bị của cậu
Zhang (NTBB). Mắt nhìn bóng xem đó là bóng xoáy xuống hay lên, độ cao, độ dài
khi bóng thò ra ngoài bàn (lý tưởng nhất là tiếp xúc ở vị trí bóng nảy lên cao nhất ở
biên độ của nó) mà điều chỉnh cự ly của chân (cơ thể) so với cạnh bàn cho hớp lý.
Thông thường thì đứng cách bàn 50 - 60cm là OK.

Có khá nhiều bác giật tung cả người lên, nhưng bóng không sang mà rúc lưới, thậm
chí trượt bóng rất nhiều, không ít bác đã đau lưng vì động tác này, ngày trước em
cũng có lần đau lưng cả tuần vì thực hiện hạ người rồi tung lên vung vợt, rất sai lầm
các bác nhé.

Nếu các bác xem tiếp clip Liu GuoLiang dạy Ma Long giật trái sẽ hiểu ngay em muốn
nói gì, không được tưng người lên khi giật, mà phải dùng chân xoay đẩy người lên và
vung vợt sang phải, luôn đảm bảo mũi vợt hướng về góc trái bàn đối phương. Có thể
nói phải luôn tâm niệm là làm sao xoay người, ma sát được vào bóng mà không làm
ra động tác đánh bóng (như là ve). Khi giật thì nhớ không nhấc tay lên trên, khi chạm
bóng thì cần bật cổ tay với lực bột phát (hay còn gọi là búng) để vợt văng vào bóng.


Trường hợp muốn giật bóng sang góc phải thì không xoay vợt sang trái mà nhắm về
vị trí giữa bàn đối phương để tiếp xúc bóng ở vị trí xa bên trái hơn một chút, ma sát
bóng về phía thuận tay của đối phương.

Nếu bóng chưa vào, ta làm lại từng quả một đến khi vào được thì thôi, giật trái đòi
hỏi cảm giác chân, cự ly tiếp xúc, ma sát bóng rất cao nên cần kiên nhẫn. Để tập
thì em nghĩ cứ giật với bóng lên trước, ma sát, ép bóng, xoay sang phải, sau khi đã
có ý thức và cảm giác rồi thì thực hiện với bóng xoáy xuống, rồi xa, gần để luyện cự
ly di chuyển chân.

Trên đây là kinh nghiệm và cảm giác của em, mong các bác giật trái giỏi về thực hành
và sư phạm chỉ giáo giúp để em và các bác có cùng mối quan tâm rút kinh nghiệm ạ.
 

tran dinh sam

Hạ Sỹ
Gần đây em giât trái tốt hơn trước nhiều, trước hết em xin cảm ơn chú Zhang JiKe
với clip (bên dưới) và bài viết giới thiệu động tác giật trái của Zhang JiKe do chú NT
BB sưu tầm và dịch, sau em xin chia sẻ kinh nghiệm để có cú giật trái vào bàn nhất.

Bài viết giới thiệu động tác giật bóng của Zhang JiKe do chú NTBB sưu tầm và dịch:
http://bongban.org/threads/zhang-jike-chia-khoa-di-den-thanh-cong-cua-anh-ay.27521/#post-389278

Trước hết cần chuẩn bị động tác chân, (em thuận tay phải, các giải thích xin nói về
động tác dành cho người thuận tay phải), chân trái cao hơn chân phải tầm một bàn
chân, rộng hơn vai, gối phải hơi khụy, mông cong về sau, đưa phần trên cơ thể ra
trước. Động tác chuẩn bị này giống hệt như hình minh họa tư thế chuẩn bị của cậu
Zhang (NTBB). Mắt nhìn bóng xem đó là bóng xoáy xuống hay lên, độ cao, độ dài
khi bóng thò ra ngoài bàn (lý tưởng nhất là tiếp xúc ở vị trí bóng nảy lên cao nhất ở
biên độ của nó) mà điều chỉnh cự ly của chân (cơ thể) so với cạnh bàn cho hớp lý.
Thông thường thì đứng cách bàn 50 - 60cm là OK.

Có khá nhiều bác giật tung cả người lên, nhưng bóng không sang mà rúc lưới, thậm
chí trượt bóng rất nhiều, không ít bác đã đau lưng vì động tác này, ngày trước em
cũng có lần đau lưng cả tuần vì thực hiện hạ người rồi tung lên vung vợt, rất sai lầm
các bác nhé.

Nếu các bác xem tiếp clip Liu GuoLiang dạy Ma Long giật trái sẽ hiểu ngay em muốn
nói gì, không được tưng người lên khi giật, mà phải dùng chân xoay đẩy người lên và
vung vợt sang phải, luôn đảm bảo mũi vợt hướng về góc trái bàn đối phương. Có thể
nói phải luôn tâm niệm là làm sao xoay người, ma sát được vào bóng mà không làm
ra động tác đánh bóng (như là ve). Khi giật thì nhớ không nhấc tay lên trên, khi chạm
bóng thì cần bật cổ tay với lực bột phát (hay còn gọi là búng) để vợt văng vào bóng.


Trường hợp muốn giật bóng sang góc phải thì không xoay vợt sang trái mà nhắm về
vị trí giữa bàn đối phương để tiếp xúc bóng ở vị trí xa bên trái hơn một chút, ma sát
bóng về phía thuận tay của đối phương.

Nếu bóng chưa vào, ta làm lại từng quả một đến khi vào được thì thôi, giật trái đòi
hỏi cảm giác chân, cự ly tiếp xúc, ma sát bóng rất cao nên cần kiên nhẫn. Để tập
thì em nghĩ cứ giật với bóng lên trước, ma sát, ép bóng, xoay sang phải, sau khi đã
có ý thức và cảm giác rồi thì thực hiện với bóng xoáy xuống, rồi xa, gần để luyện cự
ly di chuyển chân.

Trên đây là kinh nghiệm và cảm giác của em, mong các bác giật trái giỏi về thực hành
và sư phạm chỉ giáo giúp để em và các bác có cùng mối quan tâm rút kinh nghiệm ạ.
Cảm ơn nhé.
 
thật ra tui thấy khái niệm "đẩy" của ta và TG khác nhau như bác @NTBB giải thích ở trên (TG gọi là đẩy ta gọi là gò), cái mà ta gọi là đẩy thì chính xác hơn phải gọi là đôi công trái (TG gọi là active BH block), ta gọi là chặn thì TG gọi là passive BH block
còn cái gọi là bạt trái thì tui ko hiểu lắm vì ở ta bên trái chỉ có giật trái, chặn trái, đẩy trái, bắn trái, liệu bạt trái có phải là cú đánh trái quăng cả cánh tay như Persson hay Kreanga?
ko đâu kreenga hoàn toàn là 1 cú giật trái mạnh
 

Bình luận từ Facebook

Top