ĐỐI PHÓ VỚI GAI DÀI VÀ SỬ DỤNG GAI DÀI

xukaka

Đại Tá
GAI DÀI LÀ GÌ ?

Theo Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF), gai được phân chia thành hai loại: Gai Dài (Long); và Gai Ko Dài (Out). Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia và nhiều Diễn đàn BB người ta lại phân chi tiết Gai Ko Dài ra thành hai loại: Gai Ngắn (Short); và Gai Trung (Medium).

Quay lại chủ đề, thì GAI DÀI - trong danh sách chấp thuận gai của ITTF - được xác định khi tỷ số của chiều dài gai chia cho đường kính gai lớn hơn 0.9 và không được vượt quá 1.1.


- Đặc điểm của mặt gai dài:

Mặt gai dài khó chịu nhất và gây hiệu ứng nhất là mặt đỏ, cứng, không có mút đệm và ở trên cốt có tốc độ nhanh, như vậy bóng nảy khỏi vợt rất nhanh. Nhiều người không hiểu được gì xảy ra khi họ chơi với gai lại chịu tác động chính xoáy của mình khi bóng trả lại. Khi trả bóng xoáy xuống, mặt gai dài có mút đệm dày sẽ tạo ra một pha bóng “chuội”, còn mặt gai dài không mút đệm tạo ra pha bóng xoáy lên.

Khi bạn hiểu được điều trên thì những “cường điệu” về gai dài chỉ còn là vấn đề giản đơn. Cái gọi là phản xoáy trở thành rõ ràng, bạn đánh xoáy lên bạn nhận được xoáy xuống, bạn gò bóng bạn nhận được xoáy lên. Ngay cả bóng “lắc lư” sang bây giờ cũng dễ giải thích – nó xuất hiện khi bạn chơi không phải đơn xoáy như lên-ngang hoặc xuống-ngang, đơn giải vì có 2 phương bạn đã tác động đồng thời. Điều quan trọng nhất khi chơi với người dùng gai dài không phải là đối phương làm gì với vợt của họ, mà là bạn đã làm gì với quả bóng trước đó.

Một yếu tố nữa mà nhiều vận động viên và huấn luyện viên bỏ qua là lực cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến trái bóng trả lại. Cú đánh của bạn càng mạnh khi úp vợt thì tạo ra xoáy càng nhiều. Vì vậy, bạn càng đánh mạnh vào gai dài, bóng trả lại càng xoáy xuống. Một trong những thủ thuật hiệu quả là chơi lỏng hoặc đánh bóng không xoáy vào mặt gai này.

Tất nhiên còn một vài khía cạnh nữa cần xem xét – dùng gai dài dễ hãm được bóng ngắn hoặc bóng sang thấp, hoặc thậm chí tự tạo được ít xoáy. Cùng trong số người dùng gai, nhưng khả năng sử dụng hiệu quả từ gai có khác nhau. Nếu thêm mút dướt mặt gai sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính năng sử dụng mặt gai. Mặt gai không mút có hiệu ứng trả bóng lộn xoáy cao nhất, sử dụng mút mỏng tăng khả năng điều khiển nhưng giảm hiệu ứng, còn nếu sử dụng mút dày sẽ dễ dàng hơn cho cú đánh mạnh bằng gai.


- Phản xoáy:

Mặt gai dài có độ phản xoáy cao là loại cao su cứng, các gai có cảm giác là nhựa hơn là cao su.


- Hiệu ứng lắc lư:

Mức độ tạo ra lắc lư càng nhiều khi gai càng thưa. Mức độ mềm dẻo của gai cũng có thể tạo ra những đường bóng bất thường, tuy nhiên nếu gai quá mềm sẽ dễ gãy.


- Khả năng điều khiển:

Đối với gai dài càng ngắn, gai to và dày tạo ra khả năng điều khiển và xoáy thuận càng cao. Tuy nhiên đây lại là những đặc tính ngược lại với tính “phản xoáy” của gai dài. Mặt gai mềm sẽ linh động hơn có thể dễ trả bóng ngắn sang bàn đối phương.


- Tốc độ:

Ở đây lưu ý rằng đang nói theo nghĩa về thời gian bóng dội vào vợt rồi bật ra khỏi vợt. Mặt gai dài không mút đệm sẽ tạo cho bóng bật khỏi vợt rất nhanh, tuy nhiên lại khó có thể thực hiện được giật. Gai dài có kèm với mút trung bình đến mút dày có khả năng làm cho bóng bật khỏi vợt chậm hơn, nhưng lại dễ điều khiển và có thể giật được.


- Độ xoáy:

Trong một số loại, trên bề mặt gai có khía hoặc nhám nên chúng có khả năng tạo xoáy. Tuy nhiên mức độ xoáy này là không đáng kể so với các loại mặt mút thông thường hoặc ngay cả đối với một vài loại gai ngắn. Một điều đáng lưu ý đối với gai dài khi muốn tạo xoáy thì dùng gai mềm hoặc mút đệm mềm hoặc mút dày sẽ dễ tạo ra xoáy hơn so với bề mặt nhám của gai.


CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA GAI DÀI

Nhiều người đánh lại gai dài có cảm nhận rằng rất khó đọc được đường bóng của cú đánh bằng gai dài. Kể cả bạn, người sử dụng gai dài nhiều khi cũng không biết chính xác đường bóng sau cú đánh của mình là như thế nào. Nhiều quả bạn giành được điểm, cũng không ít quả bạn bị mất điểm. Tất cả chỉ là kinh nghiệm sau thời gian, bạn chỉ biết rằng nếu đánh thế này thì gây khó được cho đối thủ, còn đánh thế kia có thể hỏng/hoặc nếu có vào bàn thì đối thủ cũng dễ dàng tấn công lại – Tất cả chi là lơ-tơ-lơ-mơ, lờ-tờ mờ-lờ về cái nguyên lý, cơ chế hoạt động của gai dài.

Trong bài này sẽ là những diễn giải theo một cách đơn giản và trực quan cụ thể về nguyên lý gai dài nó hoạt động như thế nào. Hy vọng khi đọc hết bài này, bạn sẽ nắm được toàn bộ những gì diễn ra đối với các đường bóng trên bàn khi bạn sử dụng gai dài.

Đường bóng của gai dài có thể đọc được không?

Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng, đường bóng của gai dài là đọc được, chứ không phải như một số nhận xét cho rằng “bóng lộn lung tung” và “không biết đường nào mà lần”. Hãy quên những gì mà đối thủ và những người xung quanh nói xấu về hiệu ứng của gai dài nào là “đánh lừa”, nào là “ngẫu nhiên” hoặc “bất thường”… chẳng qua chỉ là một “Mặt Phủi”.

Một khi bạn hiểu nguyên lý hoạt động của nó, thì đường bóng sau cú đánh của gai dài là hoàn toàn đọc và nhận biết được. Một điều quan trọng bạn là: Cơ chế hoạt động của gai dài không phải lúc nào cũng giống như của mặt mút láng, nhưng nó luôn hoạt động cùng chung một nguyên lý trong hiệu ứng của gai dài. Hãy ghi nhớ điều đó trong đầu, rồi bạn sẽ có cơ sở để vững tâm bước vào con đường “Gai Góc”.


I. GAI DÀI CẮT LẠI BÓNG GIẬT

Nào để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu xem xét về một kịch bản kinh điển, khi đối thủ giật bạn cắt lại bằng gai dài. Hãy quan sát hình ảnh động dưới đây, rồi đọc tiếp sau.






1. Động tác đánh theo cùng chiều xoáy

Như bạn có thể nhìn thấy từ hình ảnh động, bạn đã dựa vào xoáy lên của đối thủ, tiếp thêm cho xoáy đó bằng cách miết vào bóng với các gai dài của bạn, và sau khi bóng được trả lại phía bàn đối thủ nó lại là xoáy xuống, nhưng có mức xoáy nhiều hơn so với bóng đến trước khi tiếp xúc với vợt của bạn.


2. Tác động tăng thêm mức xoáy của bóng đến

Lượng xoáy tăng thêm sau cú cắt gai của bạn sẽ phụ thuộc vào: Tốc độ chuyển động của vợt; Góc vợt; và Kỹ năng miết bóng bằng gai dài của bạn. Với nguyên tắc chung là: Tốc độ chuyển động của vợt càng nhanh, góc vợt càng mở và kỹ năng miết bóng càng tốt thì sẽ tạo được cho bóng xoáy càng nhiều. Khi đó, chắc chắn đối thủ của bạn khó có thể ra được một đòn dứt điểm, chưa nói đến kết quả đối phó vất vả với nó, lại là một pha bóng rúc lưới.


3. Ma sát bề mặt/độ ôm bám của mặt gai ảnh hưởng đến sự độ biến đổi mức xoáy

Khi này, độ ôm giữ của mặt gai dài sẽ ảnh hưởng đến lượng xoáy tăng thêm mà bạn tạo ra. Mặt càng ít masat, chân gai càng cứng thì tạo thêm xoáy càng ít, và hiển nhiên là mặt gai có độ ôm giữ càng thấp thì tạo thêm xoáy càng ít.


4. Nguyên lý hoạt động của gai dài trong cú đánh

Cuối cùng, cần lưu ý rằng kết quả của cú cắt bằng gai dài này nó có cùng chung một nguyên lý hoạt động như khi bạn cắt bằng mặt mút láng, là: Cùng đánh theo chiều xoáy của bóng, không làm đảo chiều quay của nó; và Cùng tiếp tăng thêm mức xoáy cho bóng. Tuy nhiên, mức độ tăng xoáy và tính chất của đường bóng trả lại có ít nhiều khác nhau.

Cái lợi hơn của mặt gai dài trong động tác cắt này là khi rơi vào tình huống cắt bị động, nó vẫn trả được bóng xoáy xuống sang bàn đối thủ, còn đối với mút láng cú cắt bị động có thể gây ra thảm họa cho bạn.
 

xukaka

Đại Tá
II. GAI DÀI CẮT LẠI XOÁY XUỐNG

Bây giờ chúng ta hãy quan sát xem những gì xảy ra khi bạn vẫn thực hiện cùng một cú đánh “cắt bóng”, nhưng trường hợp này là đối lại xoáy xuống. Như bạn có thể nhìn thấy từ hình ảnh động dưới đây, kết quả lại rất khác với

trường hợp cắt lại bóng giật.



Đối với cú cắt này, có một số điểm cần lưu ý:


1. Động tác đánh đi ngược lại chiều xoáy

Thực hiện cú đánh này, bạn đã thực hiện chính xác cùng một động tác như với cú cắt lại bóng giật, nhưng hiệu ứng lên bóng trả lại bàn đối thủ lại là hoàn toàn khác. Trong trường hợp cắt lại xoáy xuống này, bạn đã uốn miết các gai đi ngược lại chiều quay của bóng, nên chúng có tác động làm giảm lượng xoáy của quả bóng đến, chứ không phải là làm tăng tiếp thêm cho xoáy của nó.


2. Kỹ thuật động tác ảnh hưởng đến mức giảm xoáy của bóng đến

Mức giảm xoáy của bóng sau cú cắt gai của bạn sẽ phụ thuộc vào: Cảm giác tiếp xúc bóng; Tốc độ chuyển động của vợt; và Kỹ năng miết bóng bằng gai dài của bạn. Với nguyên tắc chung là: Vào bóng càng êm, cú đánh nhanh gọn và kỹ năng miết bóng càng tốt thì sẽ làm giảm được mức xoáy của bóng càng nhiều.


3. Ma sát bề mặt/độ ôm bám của mặt gai ảnh hưởng đến mức giảm xoáy của bóng đến

Masat trên bề mặt các gai và độ ôm giữ của mặt gai dài sẽ ảnh hưởng đến mức giảm xoáy của bóng đến khi bạn can thiệp vào. Mặt gai càng nhiều masat thì “phá xoáy” được càng nhiều, và hiển nhiên là mặt gai có độ ôm bám càng cao thì mức triệt tiêu bớt được xoáy càng nhiều.


4. Nguyên lý hoạt động của gai dài trong cú đánh

Mặc dù động tác trong cú đánh của bạn là hãm và miết ngược với chiều xoáy của bóng đến, nhưng cũng không làm đảo được chiều quay của bóng. Nên kết quả nói chung khi bóng trả lại sang bàn đối thủ vẫn còn ít nhiều xoáy lên hoặc đôi khi là bóng chuội.

Với cú cắt lại xoáy xuống bằng mặt gai, nó hoạt động theo cơ chế riêng, kết quả hoàn toàn khác với những gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng cú cắt này bằng mặt mút láng bình thường. Trong trường hợp sự dụng mặt mút láng cắt lại xoáy xuống, nó sẽ làm đảo được chiều quay của bóng, và khi trả lại bàn đối thủ nó là xoáy xuống.

Đó cũng là một trong những lý do tại sao những người có ít kinh nghiệm hoặc chưa hiểu sâu về gai dài thường phàn nàn rằng họ không thể đọc được bóng.

Mặc dù với cú cắt đối lại xoáy xuống, khi sử dụng bằng gai dài sẽ có kết quả trái ngược với sử dụng mặt mút láng, nhưng rõ ràng là hoàn toàn có thể đọc và biết được đường bóng nếu bạn đã nắm chắc được nguyên lý hoạt động của nó.


III. GAI DÀI GIẬT ĐỐI LẠI XOÁY XUỐNG

Nào bây chúng ta chúng ta cùng đến với cú đánh ngược chiều với các cú cắt “đánh xuống” đã nêu, để xem cái gì sẽ xảy ra. Tôi muốn giới thiệu cùng các bạn bắt đầu bởi một cú “đánh lên”: Cú giật đối lại xoáy xuống của đối thủ. Hãy quan sát mô hình ảnh động để xem kết quả sẽ đem lại là như thế nào:



Những điều cần lưu ý:

1. Thực chất, có thể nói một cách hình tượng về cú đánh này là hình đối xứng, phản chiếu của cú cắt đối lại bóng giật. Bạn sẽ nhận thấy mối quan hệ giữa hai cú đánh này là:

- Cùng sử dụng gai dài miết tăng xoáy, tiếp theo chiều quay của bóng;

- Khác (ngược) là ở chỗ, cú cắt có hướng đánh xuống, còn cú giật thì có hướng đánh lên mà thôi.

2. Bóng đối thủ đưa sang là xoáy xuống, nhưng bạn không những không kìm hãm lại chiều quay mà còn tăng tiếp thêm xoáy, nên kết quả là, bóng trả lại bàn đối thủ là bóng xoáy lên nhiều hơn do lượng xoáy được tăng thêm mà bạn tạo ra.

3. Cuối cùng, bạn có thể nhận thấy rằng, nguyên lý của cú đánh này là giống như nguyên lý của cú giật khi bạn sử dụng mặt mút láng. Mặc dù, mức độ xoáy, tốc độ và đường bóng trả lại có ít nhiều khác nhau, nhưng nói chung, nguyên lý hiệu ứng của chúng là tương tự.


IV. GAI DÀI GIẬT ĐỐI LẠI XOÁY LÊN

Bây giờ chúng ta cùng xem những gì sẽ xảy ra, nếu ta thực hiện cú giật bằng gai dài đối lại xoáy lên. Cũng như các phần trước, hãy quan sát kỹ mô hình ảnh động trước, rồi theo cách phân tích bên trên bạn hãy tự đánh giá và rút ra kết luận của riêng mình về cơ chế hoạt động của gai dài xem sao.



Những điểm cần lưu ý:

1. Ngay cả khi đã sử dụng động tác của một cú giật xoáy lên, nhưng bạn cũng không thể thay đổi được chiều quay của quả bóng, mà bạn chỉ làm giảm được một phần mức xoáy của nó. Theo góc nhìn vào hình ảnh động, bóng có chiều xoáy ngược kim đồng hồ khi nó đến về phía bạn, và nó vẫn còn quay ngược chiều kim đồng sau khi bạn trả lại, chỉ có điều mức độ xoáy không còn nhiều bằng như lúc ban đầu. Vì vậy, quả bóng khi trở về phía đối thủ là một quả bóng xoáy xuống, không phải là một quả bóng xoáy lên.

2. Bằng gai dài, bạn chỉ có thể thay đổi được chiều quay của bóng, khi bóng của đối thủ đưa sang bạn có mức xoáy lên rất ít. Và trong trường hợp này, bạn mới có thể tạo ra được một pha bóng xoáy lên nhẹ khi trả lại sang bên bàn đối thủ.

3. Khác hẳn với thông lệ, động tác bạn đánh lên nhưng bóng đưa sang lại là xoáy xuống. Và lại một lần nữa, đây là một trong những tình huống mà đối thủ người không hiểu nhiều về gai dài dễ bị rơi vào trạng thái “nổi điên”.

Nếu bạn sử dụng mặt mút láng thường, khi giật đối giật, bạn sẽ làm đảo chiều quay của bóng, từ đang quay ngược kim đồng hồ (bóng đối thủ đưa đến bạn) sang chiều quay thuận kim đồng hồ (sau khi bạn giật).

Nhưng thay vào đó, điều ngược lại đã xảy ra, quả bóng vẫn quay theo chiều ngược chiều kim đồng, chỉ có điều là mức độ xoáy bị giảm đi một chút. Hiệu ứng của gai dài trong cú đánh này là nó luôn hoạt động như vậy - và bây giờ hy vọng rằng bạn sẽ có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra !

Bạn hiểu được, thì rồi chắc chắn đối thủ của bạn cũng hiểu được. Vì vậy:

- Nếu bạn đang lợi thế, chủ động đối công, thì chỉ sau 3 loạt bóng qua lại là đối thủ thường kết thúc bởi một quả rúc lưới.

- Nếu thế của bạn không lợi, đối thủ đang chủ động, thì cú đánh này của bạn chỉ sang làm mồi cho họ ra một cú giật điểm rơi mất bóng.

- Bóng đối thủ đưa sang xoáy lên càng nhiều, bóng bạn sẽ trả lại xoáy xuống càng nhiều (ko có đường rơi cắm) nên càng khó cho bạn ra được một đòn đánh mạnh, hay nói một cách khác: trong trường hợp này, mạnh không phải là tốt.
 

xukaka

Đại Tá
V. GAI DÀI KÊ CHẶN LẠI XOÁY LÊN

Cuối cùng, chúng ta hãy đến xem xét một trong những công dụng ưu việt của gai dài là khả năng triệt tiêu xoáy rồi trả lại một đường bóng chuội thuội luội mà đối thủ không lường trước được. Lần nữa, tôi lại muốn nói rằng, mặc dù gai dài không triệt tiêu xoáy theo cách của mút láng, nhưng cơ chế hoạt động của nó là có nguyên lý (riêng) và hiệu ứng của nó tuân theo nguyên lý đó, nên ta có thể hoàn toàn đọc rõ được đường bóng của nó - điều quan trọng là bạn phải nắm và hiểu được cái gì nó đang diễn ra. Nào, hãy quan sát kỹ mô hình ảnh động dưới đây.



Những điểm cần lưu ý:

1. Trước hết, hãy để tôi được nói rằng, đây không phải là kỹ thuật đơn giản nhất mà bạn có thể dễ dàng làm chủ được. Bạn cần phải điều chỉnh được góc vợt và hướng đánh của bạn sao cho các gai không được uốn cong trong cùng một hướng, mà chúng có hướng tóe ra mọi phía.

2. Thứ hai, hãy suy nghĩ về sự khác biệt giữa cú đánh này và làm thế nào để bạn có thể làm triệt tiêu xoáy khi sử dụng mút láng thường. Với mặt mút láng, bạn phải ước lượng được mức xoáy của bóng khi nó đến bạn, và sau tạo ra được chính xác cùng một lượng xoáy theo chiều ngược lại để triệt tiêu được hoàn toàn xoáy đến. Việc tạo xoáy luôn mất nhiều công sức hơn là phá xoáy, cho nên động tác chặn hãm xoáy của bạn thường là chậm hơn và ngắn hơn nhiều so với động tác cú giật xoáy của đối thủ.

3. Ngược lại, với gai dài bạn không thể miết ngược chiều quay của bóng để triệt tiêu hết được toàn bộ lượng xoáy của nó được. Nhưng nếu bạn “ốp chộp” vào bóng với góc vợt và hướng đánh hợp lý để các gai nghiêng đổ sang mọi phía thì lúc này việc hãm lại xoáy của nó không phải chỉ đơn thuần là độ masat trượt của bề mặt gai mà còn nhờ lực cản từ nhiều hướng khác nhau do các chân gai bị uống theo mọi hướng. Xoáy của bóng lúc này bị phá chủ yếu theo cách, có thể hình dung là do nó bị rơi vào “bụi rậm” chứ không phải quay trượt trên một bề mặt. Vì vậy, bạn ko cần phải thực hiện động tác miết ngược lại chiều xoáy của bóng đến, tuy nhiên bạn cũng ko thể triệt tiêu hết toàn bộ xoáy của nó, nhưng nếu động tác của bạn chuẩn thì bạn sẽ làm triệt giảm được nhiều hơn mức mà đối thủ nghĩ đến. Điều đó sẽ ko phải dễ dàng gì cho đối thủ của bạn nhận biết được – vì mặt mút láng ko có cơ chế làm việc như thế.

4. Đó lại là một ví dụ nữa về những người chơi không hiểu gai dài nên hay bị lẫn lộn - và bản thân bạn cũng có thể bị nhầm. Nếu bạn chưa biết rằng gai dài có thể làm được điều này, thì rất có thể là bạn đã vô tình thực hiện được cú đánh, rồi trong thâm tâm bạn cho rằng, gai dài đôi khi tạo ra được những đường bóng quái dị.


Kết luận

Rõ ràng, bài viết này không phải là một hướng dẫn toàn diện và đầy đủ về các kỹ thuật cho lối chơi sử dụng gai dài. Vì nếu chỉ dừng lại ở mức hiểu biết về nguyên lý cơ bản thôi là chưa đủ, còn có rất nhiều việc hơn thế mà bạn cần phải học, thì mới có thể sử dụng được gai dài một cách thuần thục. Tuy nhiên, việc nắm được các nguyên tắc cơ bản này là rất cần thiết, nếu bạn đang muốn trở thành một người chơi gai dài hay.


KỸ THUẬT CÁC CÚ ĐÁNH CƠ BẢN CỦA GAI DÀI

(Gai hợp lệ theo ITTF)

Sử dụng gai dài là một nghệ thuật, nhưng muốn làm chủ được nó và trở thành một người điêu luyện thì bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Để xây dựng nên các cú đánh bằng gai dài thực chất là tìm ra các phương án có thể đối lại một cách hữu hiệu với từng loại đường bóng của đối thủ đưa sang. Vì vậy, chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các vấn đề sau:
 

xukaka

Đại Tá
A. ĐỐI LẠI VỚI CÁC ĐƯỜNG BÓNG CHUỘI

Ở cùng trình độ trung bình, các đối phương thường đưa sang những đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn và cố gắng không tạo bóng xoáy cho mặt gai có thể dựa vào. Họ chờ đợi bóng bạn trả về là một đường bóng chậm, cao và không có xoáy để có thể ra được một đòn đánh mất bóng. Đây là một chiến thuật thường áp dụng khi chơi với những người sử dụng gai dài còn thiếu kinh nghiệm. Vì kỹ thuật sử dụng gai dài để đối lại bóng chuội là khác rất nhiều so với kỹ thuật sử dụng mút láng. Vậy giải quyết vấn đề này thế nào? Có 2 giải pháp sau:


1. Chém xuống

Nếu đối thủ đửa bóng chuội sang phía gai dài, bạn hãy giữ vợt của bạn mở gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn/sàn, rồi chém kéo vợt chủ yếu theo phương từ trên xuống dưới và có thêm chút ít đưa ra đằng trước. Với cú đánh này, nó sẽ giữ cho bóng không bị bật bổng ra khỏi vợt bạn. Hãy luyện trở thành phản xạ cứ mỗi khi ứng phó với các đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn. Kết quả, bạn sẽ trả được bóng sang có một chút xoáy xuống. Khi động tác đã vào khuôn, bạn có thể tạo ra các nhịp điệu nhanh chậm, ngắn dài khác nhau từ động tác của cú đánh này, còn bóng khi trả lại bàn đối thủ nó sẽ bay thấp và khó có thể tấn công mạnh được.
A. ĐỐI LẠI VỚI CÁC ĐƯỜNG BÓNG CHUỘI

Ở cùng trình độ trung bình, các đối phương thường đưa sang những đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn và cố gắng không tạo bóng xoáy cho mặt gai có thể dựa vào. Họ chờ đợi bóng bạn trả về là một đường bóng chậm, cao và không có xoáy để có thể ra được một đòn đánh mất bóng. Đây là một chiến thuật thường áp dụng khi chơi với những người sử dụng gai dài còn thiếu kinh nghiệm. Vì kỹ thuật sử dụng gai dài để đối lại bóng chuội là khác rất nhiều so với kỹ thuật sử dụng mút láng. Vậy giải quyết vấn đề này thế nào? Có 2 giải pháp sau:


1. Chém xuống

Nếu đối thủ đửa bóng chuội sang phía gai dài, bạn hãy giữ vợt của bạn mở gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn/sàn, rồi chém kéo vợt chủ yếu theo phương từ trên xuống dưới và có thêm chút ít đưa ra đằng trước. Với cú đánh này, nó sẽ giữ cho bóng không bị bật bổng ra khỏi vợt bạn. Hãy luyện trở thành phản xạ cứ mỗi khi ứng phó với các đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn. Kết quả, bạn sẽ trả được bóng sang có một chút xoáy xuống. Khi động tác đã vào khuôn, bạn có thể tạo ra các nhịp điệu nhanh chậm, ngắn dài khác nhau từ động tác của cú đánh này, còn bóng khi trả lại bàn đối thủ nó sẽ bay thấp và khó có thể tấn công mạnh được.

 

xukaka

Đại Tá
2. Gò bóng

Để đa dạng các cú đánh và có phương án thay đổi, khi bóng chuội sang bạn có thể sử dụng cú gò bằng gai dài.

So với cú chém xuống, cú gò bằng gai dài đối lại bóng chuội thì khó đạt kết quả hơn nhiều. Vì đối với gò lại bóng chuội, bạn cần phải có cảm nhận tiếp xúc bóng tốt và miết vợt làm cho các gai bị uốn cong. Nếu bạn vào bóng không chuẩn và không làm uốn cong được gai thì kết cục bóng sẽ bị bắn ngược lên cao và ra khỏi bàn.

Khi bạn thực hiện được đúng động tác, bóng trả sang sẽ thấp và không có xoáy hoặc có chút ít xoáy xuống, mặc dù nó trông giống như là một cú bóng cắt nặng.


B. ĐỐI LẠI VỚI BÓNG XOÁY XUỐNG

Nếu bạn đang chơi với một cầu thủ giàu kinh nghiệm. khi anh ta đã dồn một số pha bóng chuội sang và nhận thấy rằng bạn có thể xử lý chúng “ngon lành” mà không có vấn đề gì, chắc chắn anh ta sẽ thay đổi sang một phương án 2 đó là xoáy xuống nặng.

Những người có trình độ cao có thể tạo ra xoáy xuống rất nặng khi gò bóng. Bóng xoáy xuống càng nhiều sau khi chạm mặt gai dài của bạn sẽ trả sang xoáy lên càng nhiều. Vì vậy, nếu bạn không cẩn thận, bóng sẽ dễ bị rúc lưới. Dưới đây là một số gải pháp có thể giải quyết một cách dễ dàng khi đối lại với xoáy xuống nặng.


1. Cắt bóng sớm

Khi đối thủ gò sang với một pha bóng xoáy xuống nặng hoặc rất nặng, hãy trả bóng lại bằng cú “Cắt bóng sớm”. Thực hiện động tác của một cú cắt nhưng vào bóng sớm hơn của những cú cắt thông thường, gần với cự ly của một cú gò . Động tác này giống như việc tạo xoáy nặng khi sử dụng mặt mút láng. Cú đánh này sẽ tạo ra một đường bóng còn ít xoáy lên hoặc bóng chuội, mặc dù nó trông giống như xoáy nặng hoặc rất nặng.

Có 2 điểm quan trọng cần chú ý về kỹ thuật này:

- Thứ nhất, bạn phải miết bóng, chứ không đập vào bóng. Nếu bạn không làm được cho các gai bị uốn trong quá trình tiếp xúc bóng, bóng sẽ bật ra khỏi mặt vợt đang được mở rộng và bay bổng lên không vọt ra khỏi bàn.

- Thứ hai, góc vợt mở phải rộng, nếu vợt dựng đứng thì làm cho góc phản xạ của bóng ra sẽ thấp, hơn nữa bạn khó có thể làm được cho các gai bị uốn để hãm xoáy nên bóng trả sang còn nhiều xoáy lên, tạo ra đường quỹ đạo rơi cắm nhanh. Như vậy, bóng sẽ dễ bị rúc lưới.

 

xukaka

Đại Tá
Quẹt ngang:là biến tấu của cú cắt/gò nói trên, khi cắt/gò kết hợp thêm động tác kéo ngang, Thực hiện cú này, trong nhiều tình huống khá hiệu quả mà ko tốn sức.

2. Hất (Gẩy) bóng

Đôi khi để đa dạng và tạo ra sự thay đổi, khi đối thủ của bạn đưa sang pha bóng xoáy xuống, bạn có thể sử dụng cú đánh "Hất Bóng". "Hất bóng" hình như chưa được xem là một cú đánh cơ bản trong các tài liệu bóng bàn chính thống, tuy nhiên trong thực tế nó vận được vận dụng, đặc biệt đối với mặt gai và do đó mỗi vùng miền có thể có tên gọi miêu tả nó khác nhau, như: Hất; Hẩy; Gẩy bóng... vì trông giống như trong lao động, khi bạn sử dụng xẻng hất đất vậy.

Để thực hiện động tác Hất bóng, bạn mở mặt vợt một chút, đưa vợt xuống phần dưới phía sau của bóng rồi làm một động tác như kiểu bê bóng hất đi, hướng đánh chủ yếu về phía trước và có kèm thêm một chút nâng lên. Cú đánh này không nhằm hãm ngược xoáy và cũng không miết đánh tăng theo chiều xoáy.

Do vợt được mở và kết hợp với việc nâng lên chút ít trong động tác, sẽ làm bóng vượt được qua lưới một cách dễ dàng. Còn xoáy xuống của đối thủ khi trả lại thành xoáy lên làm cho đường bóng sẽ đi cắm sâu sang bên bàn đối thủ.

Hướng vợt chuyển động chủ yếu ra phía trước sẽ làm bóng đi khá nhanh. Bóng tới xoáy xuống càng nặng, thì bóng bạn trả lại càng xoáy lên – vòng cung rơi càng cắm, vì vậy bạn có cơ hội hất càng mạnh mà không sợ bóng bay ra khỏi bàn.

Do bóng đi nhanh và xoáy lên, vì vậy cú đánh này dùng cho mục đích bất ngờ và nhằm điểm rơi để đối thủ mất bộ.


 

xukaka

Đại Tá
3. Bạt kéo

Bạt kéo là cách gọi theo hình tượng, gồm động tác bạt và có kết hợp kéo bóng trong quá trình thực hiện cú đánh. Nó gần giống như động tác đối công thông thường hoặc như cú giật pha bạt.

Khi đối thủ của bạn đưa sang một pha bóng xoáy xuống nặng, bạn có thể sử dụng mặt gai dài để đánh một đòn tấn công mạnh bằng cú bạt kéo. Cú đánh này là cách đánh tiếp theo chiều xoáy, nó sẽ chuyển xoáy xuống của bóng tới thành xoáy lên khá nhiều khi trả lại phía bàn của đối thủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: không phải cứ càng mạnh lúc nào cũng là tốt. Rất nhiều trường hợp, những cú bạt kéo chỉ ở mức độ mạnh vừa phải lại có hiệu quả nhất. Tốc độ biến đổi làm mất nhịp và đường bóng bất thường của cú bạt bằng gai dài mới chính là những nguyên nhân đẩy đối thủ vào thế khó khăn.


4. Công xoáy ngang lên

Đây là cú đánh biến thể của cú bạt kéo. Thay vì cú bạt kéo động tác chỉ là đánh lên và hướng về phía trước thuần túy, thì trong cú công xoáy ngang lên, khi thực hiện cú bạt bạn đồng thời kết hợp thêm phần kéo ngang.

Tùy thuộc vào góc độ của vợt và cách tiếp xúc, bóng trả lại rất đa dạng, bao gồm cả bóng lắc và ít nhiều đều có xoáy ngang. Cú đánh này thường đẩy đối thủ mắc lỗi nhiều.

 

xukaka

Đại Tá
C. ĐỐI LẠI VỚI CHIẾN THUẬT THAY ĐỔI MỨC XOÁY XUỐNG KHÁC NHAU CỦA ĐỐI THỦ


1. Biến tấu của cú Chém xuống lai Cắt

Nếu thấy rằng bạn có thể xử lý tốt cả hai loại bóng chuội và xoáy xuống nặng, đối thủ có thể sử dụng chiến thuật đánh là thay đổi các mức độ xoáy xuống khác nhau, hy vọng rằng nó sẽ làm cho bạn tự đánh hỏng.

Đối sách với mức độ xoáy khác nhau (trong khoảng giữa bóng chuội và xoáy nặng) là rất đơn giản, bạn cũng sử dụng một cú đánh có kỹ thuật được điều chỉnh, cải biến giữa hai cú đánh Chém xuống và Cắt sớm (đã nêu ở trên).

Bóng xoáy xuống càng ít, thì vợt của bạn dựng càng đứng và hướng đưa vợt càn nhiều từ trên xuống dưới. Bóng xoáy xuống càng nặng, thì bạn mở góc vợt càng rộng và hướng đưa vợt nhiều ra phía trước kết hợp với miết bóng như động tác của một cú cắt.

Như vậy, thay vì có kỹ thuật của hai cú đánh riêng biệt, bạn sẽ có kỹ thuật của một loạt các cú đánh được lai giữa cú đối lại bóng chuội và cú đối lại xoáy xuống nặng.


2. Không nên sử dụng cú Hất bóng và cú Bạt kéo đối với những bóng xoáy xuống ít

Do có đặc tính riêng biệt nên kỹ thuật sử dụng gai dài phần lớn là dựa vào xoáy của bóng tới và như trên đã phân tích, hai cú đánh này chỉ sử dụng có hiệu quả khi bóng của đối thủ đưa sang có mức xoáy xuống từ nặng đến rất nặng.


D. ĐỐI LẠI VỚI XOÁY LÊN (Bóng giật)


1. Chặn mềm

Khi đối thủ giật, bóng xoáy lên tới bạn, để đáp lại một cách tốt nhất và dễ dàng nhất của lối chơi ôm bàn chỉ đơn giản là kê chặn nó lại một cách nhẹ nhàng. Để giật bóng, vị trí của đối thủ thường có một khoảng cách nhất định đối với bàn, vì vậy việc chặn mềm sẽ làm giảm nhịp của bóng, làm cho đối thủ mất đà và phải di chuyển vào để đối phó lại với pha bóng ngắn.

Tùy theo lực và mức xoáy của bóng tới, bạn có thể giữ yên vợt khi chặn hoặc hơi thả lỏng tay để vợt có thể tự lùi lại một chút do xung lực của bóng giật dội vào.

Để ứng phó với các mức khác nhau về xung lực xoáy, trong một số tài liệu khác có thể chia Chặn mềm thành hai loại:

- Chặn thông thường

- Chặn giảm xung.


2. Đấm bóng

Đấm bóng chỉ là cách gọi mô tả thao tác của một cú Chặn tăng lực. Về động tác, ngay sau thời điểm vào bóng khi có cảm nhận được khả năng điều khiển của mình, bạn thực hiện luôn một cú đấm xuyên tâm bóng thẳng ra phía trước.

Cú đấm bóng có mức độ trả xoáy ít nhất trong các cú chặn và đường bóng căng dài. Vì vậy, nếu vị trí đối thủ đứng có khoảng cách nhất định với bàn và có khả năng bao quát tốt, thì việc bạn đấm bóng lại là tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công tiếp.

Cú đấm bóng thường có hiệu quả nhất là đánh trả bóng vào góc trống khi vị trí đối thủ đứng bị lệch.

 

xukaka

Đại Tá
3. Chặn chém

Cú đánh trông giống chính tên gọi – là một cú chặn kết hợp với hướng chuyển động chém xuống. Khi sử dụng cú đánh này để chống lại bóng giật xoáy lên nhiều, sẽ trả sang một pha bóng xoáy xuống nặng và đây là cú trả xoáy nhiều nhất trong các cú chặn. Vì vậy, nó thường buộc đối thủ phải gò/cắt bóng, nên nhường lại cơ hội cho bạn tấn công.


Chém quẹt ngang:là biến tấu của cú chặn chém, khi thực chém kết hợp thêm động tác quẹt ngang.



4. Bạt bóng

Sử dụng gai dài để Bạt bóng đối lại xoáy lên nói chung là khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Khi đã luyện được thì đây cũng là một cú đánh khá nguy hiểm cho đối thủ. Ngoài ra, nó góp phần làm đa dạng hóa các phương án đánh của bạn và gây áp lực rất nhiều cho đối thủ.

Cú bạt dễ thực hiện nhất là đối với bóng xoáy lên không nhiều và bạn có thể tăng lực đánh mạnh đến rất mạnh. Đối với bóng xoáy lên nhiều, bạn chỉ nên đánh mạnh vừa phải, vì trong bóng bạn trả lại vẫn còn xoáy xuống (không có quỹ đạo cắm) nên bóng rất dễ bay ra ngoài bàn nếu bạn đánh quá mạnh.

Cần nhớ rằng, trong tấn công bằng gai dài hãy để cho vợt làm công việc giúp bạn, vì sự thay đổi mức độ xoáy và đường bay bất thường của bóng mà bạn trả sang mới gây cho đối thủ mắc lỗi nhiều chứ không phải là tốc độ của bóng.

 

xukaka

Đại Tá
5. Cắt Phòng thủ Xa bàn:


MỘT SỐ THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI GÒ VÀ CHẶN BẰNG GAI DÀI

Lối chơi này cần đứng gần bàn dùng kỹ thuật gò/chặn đẩy với tốc độ và mức độ xoáy khác nhau làm cho đối thủ bối rối và mất nhịp, tạo cho mình các cơ hội tấn công. Người Gò/chặn đẩy tích cực là tìm kiếm mọi cơ hội tấn công khi có thể, còn người gò/chặn đẩy phòng thủ là làm cho đối thủ tất công bị mệt mỏi, không cơ hội dứt điểm và tự đánh hỏng.


1. Bám chắc vị trí:

Phải luôn đứng gần bàn nếu có thể, rời xa bàn trên 1m là rất nguy hiểm trừ phi nếu bạn có những khả năng tấn công rất tốt từ cự ly này.


2. Lối chơi chặt chẽ:

Khi chơi gò/chặn đẩy cần phải gây được khó khăn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ. Giao bóng cần phải phù hợp với lối đánh của mình, cùng là gò/chặn nhưng người gò/chặn tích cực cần giao bóng tạo dựng thế công cho mình, còn người gò/chặn phòng thủ lại phải tập trung giao bóng sao cho đối thủ không tấn công được hoặc buộc đối thủ tấn công gượng ép trong khi mình đã sẵn sàng chờ đợi trả lại pha bóng khó hơn.


3. Sử dụng các góc:

Vì đứng gần bàn, nên người chơi gò/chặn có thể tạo được các hướng góc lớn hơn. Việc đẩy rộng các góc đẩy đối thủ giật phải di chuyển rất nhiều và vất vả nếu họ muốn duy trì sự tấn công.


4. Sử dụng quả gò tấn công:

Bằng gai dài bạn có thể biến tấu quả gò thành một quả tấn công. Trước quả xoáy xuống, bạn vỗ vào bóng kết hợp theo 2 hướng: ra trước và xuống dưới, mặt vợt hơi ngửa gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Động tác này trông giống quả gò thông thường, nhưng kết quả bóng trả lại bàn đối phương là quả xoáy lên khá nhiều – đối phương gò bóng xoáy xuống càng nhiều, thì họ nhận được bóng trả lại xoáy lên càng lớn.


5. Khóa càng:

Việc đẩy chéo các hướng có thể hạn chế được nhiều đối thủ, nhưng cũng chưa phải là hiệu quả đối với đối thủ có khả năng tấn công tốt. Khi đó bạn cần đưa bóng thẳng vào người đối thủ, khi đó người dùng vợt ngang sẽ phải phân vân dùng phía thuận tay hay trái tay, người dùng vợt dọc sẽ phải phân vân nên tấn công hay chặn đẩy. Vì vậy, trong trận đấu nên sử dụng kết hợp cả đẩy góc rộng và cài bụng đối phương sẽ gây cho họ bối rối và hiệu quả tấn công không cao.


6. Giữ được nhịp độ:

Phải chủ động tạo và giữ được nhịp độ của mình, hạn chế đối thủ triển khai lối đánh của họ. Bằng gai dài bạn có thể biến đổi tốc độ và mức xoáy của quả bóng – hãy tận dụng hết công năng đó. Với sự biến hóa của vợt gai cộng thêm bạn đứng gần bàn nên vào bóng sớm nên đối thủ sẽ không có nhiều thời gian trước những quả đánh của họ.


7. Đấm bóng:

Đây không phải là một kỹ thuật đẹp mắt trong bóng bàn, tuy nhiên đối thủ lại thường có ít đối sách hiệu quả chống lại. Nếu có kỹ năng đấm bóng sẽ đa dạng hóa lối chơi của bạn và thêm một đòn làm cho đối thủ phải phân tâm.


8. Gạt moi:

Cú đánh này gần giống quả giật, mặc dù tốc độ và mức xoáy không bằng song đường bóng khác hẳn với việc bạn gò hoặc chặn đẩy nên có hiệu quả đáng kể.


9. Xoay vợt:

Việc xoay vợt trong chặn đẩy là tương đối khó, vì bạn đứng gần bàn có ít thời gian để làm việc này. Bạn phải chắc chắn có khả năng chặn đẩy bằng mặt gai dài và mút bình thường. Phải chọn bóng trước khi xoay vợt và tính trước việc xoay vợt trở lại.


CÁC THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI

Rất hiếm, nhưng vẫn có người sử dụng gai dài như là một vũ khí tất công chủ yếu. Và dưới đây là một số thủ thuật dùng gai dài tấn công.


1. Lựa chọn gai dài:

Đối với người chặn đẩy thường chọn mặt gai dễ hãm bóng thì người tấn công bằng gai dài chọn loại có thể dễ tấn công. Các gai dài có đặc tính cho tấn công là mặt của các gai nhám, thân gai tương đối mềm để tạo khả năng xoáy (bám bóng) khi tấn công. Mút đệm dưới gai thường từ 1.0-2.0mm để trợ giúp. Nếu bạn chủ công bằng gai dài thì đừng bao giờ sử dụng mặt gai không mút. Nên thử các loại dày mỏng khác nhau để phù hợp với cảm nhận của bạn. Độ dài của gai đủ để tạo ra sự “lắc lư” của gai dài -nếu không bạn khỏi phải dùng gai- nhưng vẫn đủ khả năng giúp bạn tất công bằng nó. Khả năng điều khiển (ôm lưu được bóng) cần cao hơn so với người dùng gai dài ít tấn công.


2. Gây áp lực:

Người tấn công bằng gai dài cần phải luôn giữ được thế tấn công ở mức tối đa nếu có thể. Khi bị đẩy vào thế phòng thủ, kiểu chặn đẩy sẽ đem lại cho mình rất nhiều bất tiện. Khi đạt được trình độ tất công cao bằng gai dài thì đối thủ của bạn chắc chắn phải rơi vào thế “vật lộn” với những quả bóng đó.


3. Xoay mặt vợt:

Mặc dù không phải là thiết yếu, nhưng việc xoay mặt vợt sẽ làm cho đối thủ ít nhiều bối rối và lưỡng lự khi xử lý bóng. Nếu bạn biết xoay mặt vợt thành thạo, đối thủ của bạn sẽ rất phân tâm-phải chú ý nhiều xem khi nào bạn xoay vợt, tạo cho bạn chủ động hơn.


4. Chơi gần bàn:

Nói chung càng gần bàn thì khả năng tấn công bằng gai dài càng dễ. Nếu bạn bị đẩy ra xa bàn bởi quả giật của đối thủ, bạn nên dùng cú đánh lại hơi xoáy xuống – điều này là khó chuẩn xác – mặc dù vậy nó sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm được.


5. Tạo dựng thế công:

Khi giao bóng, nên giao bóng xoáy lên để buộc đối thủ trả bóng bềnh lên là một trong những chiến thuật hay. Bóng trả lại cao tạo cho bạn cơ hội đưa bón vào bàn đối thủ một cách dễ dàng kể cả không cần tạo bóng xoáy lên.


6. Gò bóng khi đỡ giao bóng:

Đối thủ thường giao bóng xuống, nếu bạn sử dụng mặt gai phía thuận tay gò trả lại tới khu vực họ không tấn công được cũng rất hiệu quả. Bóng xoáy xuống của đối thủ đưa sang, thấy động tác gò của bạn họ chưa chắc dám tấn công và thay vì là gò lại và kết quả bóng rất dễ bị bềnh lên. Đây là cơ hội tuyệt vời cho bạn tấn công.


7. Tấn công nhiều vào các góc bàn:

Đánh dồn liên tục vào các góc bàn đối phương làm họ nản chí và đẩy họ ra xa tạo cho bạn thế chủ động. Ngay trong các trường hợp họ đánh có xoáy ngang từ góc này, với mặt gai của bạn sẽ trả lại bóng xoáy ngang tới góc khác, hoặc ít nhất là xoáy ngang ngược với thường lệ làm cho họ dễ bị lẫn lộn.
 

HaQuocLinh

Thượng Tá
GAI DÀI LÀ GÌ ?

Theo Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF), gai được phân chia thành hai loại: Gai Dài (Long); và Gai Ko Dài (Out). Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia và nhiều Diễn đàn BB người ta lại phân chi tiết Gai Ko Dài ra thành hai loại: Gai Ngắn (Short); và Gai Trung (Medium).

Quay lại chủ đề, thì GAI DÀI - trong danh sách chấp thuận gai của ITTF - được xác định khi tỷ số của chiều dài gai chia cho đường kính gai lớn hơn 0.9 và không được vượt quá 1.1.


- Đặc điểm của mặt gai dài:

Mặt gai dài khó chịu nhất và gây hiệu ứng nhất là mặt đỏ, cứng, không có mút đệm và ở trên cốt có tốc độ nhanh, như vậy bóng nảy khỏi vợt rất nhanh. Nhiều người không hiểu được gì xảy ra khi họ chơi với gai lại chịu tác động chính xoáy của mình khi bóng trả lại. Khi trả bóng xoáy xuống, mặt gai dài có mút đệm dày sẽ tạo ra một pha bóng “chuội”, còn mặt gai dài không mút đệm tạo ra pha bóng xoáy lên.

Khi bạn hiểu được điều trên thì những “cường điệu” về gai dài chỉ còn là vấn đề giản đơn. Cái gọi là phản xoáy trở thành rõ ràng, bạn đánh xoáy lên bạn nhận được xoáy xuống, bạn gò bóng bạn nhận được xoáy lên. Ngay cả bóng “lắc lư” sang bây giờ cũng dễ giải thích – nó xuất hiện khi bạn chơi không phải đơn xoáy như lên-ngang hoặc xuống-ngang, đơn giải vì có 2 phương bạn đã tác động đồng thời. Điều quan trọng nhất khi chơi với người dùng gai dài không phải là đối phương làm gì với vợt của họ, mà là bạn đã làm gì với quả bóng trước đó.

Một yếu tố nữa mà nhiều vận động viên và huấn luyện viên bỏ qua là lực cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến trái bóng trả lại. Cú đánh của bạn càng mạnh khi úp vợt thì tạo ra xoáy càng nhiều. Vì vậy, bạn càng đánh mạnh vào gai dài, bóng trả lại càng xoáy xuống. Một trong những thủ thuật hiệu quả là chơi lỏng hoặc đánh bóng không xoáy vào mặt gai này.

Tất nhiên còn một vài khía cạnh nữa cần xem xét – dùng gai dài dễ hãm được bóng ngắn hoặc bóng sang thấp, hoặc thậm chí tự tạo được ít xoáy. Cùng trong số người dùng gai, nhưng khả năng sử dụng hiệu quả từ gai có khác nhau. Nếu thêm mút dướt mặt gai sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính năng sử dụng mặt gai. Mặt gai không mút có hiệu ứng trả bóng lộn xoáy cao nhất, sử dụng mút mỏng tăng khả năng điều khiển nhưng giảm hiệu ứng, còn nếu sử dụng mút dày sẽ dễ dàng hơn cho cú đánh mạnh bằng gai.


- Phản xoáy:

Mặt gai dài có độ phản xoáy cao là loại cao su cứng, các gai có cảm giác là nhựa hơn là cao su.


- Hiệu ứng lắc lư:

Mức độ tạo ra lắc lư càng nhiều khi gai càng thưa. Mức độ mềm dẻo của gai cũng có thể tạo ra những đường bóng bất thường, tuy nhiên nếu gai quá mềm sẽ dễ gãy.


- Khả năng điều khiển:

Đối với gai dài càng ngắn, gai to và dày tạo ra khả năng điều khiển và xoáy thuận càng cao. Tuy nhiên đây lại là những đặc tính ngược lại với tính “phản xoáy” của gai dài. Mặt gai mềm sẽ linh động hơn có thể dễ trả bóng ngắn sang bàn đối phương.


- Tốc độ:

Ở đây lưu ý rằng đang nói theo nghĩa về thời gian bóng dội vào vợt rồi bật ra khỏi vợt. Mặt gai dài không mút đệm sẽ tạo cho bóng bật khỏi vợt rất nhanh, tuy nhiên lại khó có thể thực hiện được giật. Gai dài có kèm với mút trung bình đến mút dày có khả năng làm cho bóng bật khỏi vợt chậm hơn, nhưng lại dễ điều khiển và có thể giật được.


- Độ xoáy:

Trong một số loại, trên bề mặt gai có khía hoặc nhám nên chúng có khả năng tạo xoáy. Tuy nhiên mức độ xoáy này là không đáng kể so với các loại mặt mút thông thường hoặc ngay cả đối với một vài loại gai ngắn. Một điều đáng lưu ý đối với gai dài khi muốn tạo xoáy thì dùng gai mềm hoặc mút đệm mềm hoặc mút dày sẽ dễ tạo ra xoáy hơn so với bề mặt nhám của gai.


CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA GAI DÀI

Nhiều người đánh lại gai dài có cảm nhận rằng rất khó đọc được đường bóng của cú đánh bằng gai dài. Kể cả bạn, người sử dụng gai dài nhiều khi cũng không biết chính xác đường bóng sau cú đánh của mình là như thế nào. Nhiều quả bạn giành được điểm, cũng không ít quả bạn bị mất điểm. Tất cả chỉ là kinh nghiệm sau thời gian, bạn chỉ biết rằng nếu đánh thế này thì gây khó được cho đối thủ, còn đánh thế kia có thể hỏng/hoặc nếu có vào bàn thì đối thủ cũng dễ dàng tấn công lại – Tất cả chi là lơ-tơ-lơ-mơ, lờ-tờ mờ-lờ về cái nguyên lý, cơ chế hoạt động của gai dài.

Trong bài này sẽ là những diễn giải theo một cách đơn giản và trực quan cụ thể về nguyên lý gai dài nó hoạt động như thế nào. Hy vọng khi đọc hết bài này, bạn sẽ nắm được toàn bộ những gì diễn ra đối với các đường bóng trên bàn khi bạn sử dụng gai dài.

Đường bóng của gai dài có thể đọc được không?

Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng, đường bóng của gai dài là đọc được, chứ không phải như một số nhận xét cho rằng “bóng lộn lung tung” và “không biết đường nào mà lần”. Hãy quên những gì mà đối thủ và những người xung quanh nói xấu về hiệu ứng của gai dài nào là “đánh lừa”, nào là “ngẫu nhiên” hoặc “bất thường”… chẳng qua chỉ là một “Mặt Phủi”.

Một khi bạn hiểu nguyên lý hoạt động của nó, thì đường bóng sau cú đánh của gai dài là hoàn toàn đọc và nhận biết được. Một điều quan trọng bạn là: Cơ chế hoạt động của gai dài không phải lúc nào cũng giống như của mặt mút láng, nhưng nó luôn hoạt động cùng chung một nguyên lý trong hiệu ứng của gai dài. Hãy ghi nhớ điều đó trong đầu, rồi bạn sẽ có cơ sở để vững tâm bước vào con đường “Gai Góc”.


I. GAI DÀI CẮT LẠI BÓNG GIẬT

Nào để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu xem xét về một kịch bản kinh điển, khi đối thủ giật bạn cắt lại bằng gai dài. Hãy quan sát hình ảnh động dưới đây, rồi đọc tiếp sau.






1. Động tác đánh theo cùng chiều xoáy

Như bạn có thể nhìn thấy từ hình ảnh động, bạn đã dựa vào xoáy lên của đối thủ, tiếp thêm cho xoáy đó bằng cách miết vào bóng với các gai dài của bạn, và sau khi bóng được trả lại phía bàn đối thủ nó lại là xoáy xuống, nhưng có mức xoáy nhiều hơn so với bóng đến trước khi tiếp xúc với vợt của bạn.


2. Tác động tăng thêm mức xoáy của bóng đến

Lượng xoáy tăng thêm sau cú cắt gai của bạn sẽ phụ thuộc vào: Tốc độ chuyển động của vợt; Góc vợt; và Kỹ năng miết bóng bằng gai dài của bạn. Với nguyên tắc chung là: Tốc độ chuyển động của vợt càng nhanh, góc vợt càng mở và kỹ năng miết bóng càng tốt thì sẽ tạo được cho bóng xoáy càng nhiều. Khi đó, chắc chắn đối thủ của bạn khó có thể ra được một đòn dứt điểm, chưa nói đến kết quả đối phó vất vả với nó, lại là một pha bóng rúc lưới.


3. Ma sát bề mặt/độ ôm bám của mặt gai ảnh hưởng đến sự độ biến đổi mức xoáy

Khi này, độ ôm giữ của mặt gai dài sẽ ảnh hưởng đến lượng xoáy tăng thêm mà bạn tạo ra. Mặt càng ít masat, chân gai càng cứng thì tạo thêm xoáy càng ít, và hiển nhiên là mặt gai có độ ôm giữ càng thấp thì tạo thêm xoáy càng ít.


4. Nguyên lý hoạt động của gai dài trong cú đánh

Cuối cùng, cần lưu ý rằng kết quả của cú cắt bằng gai dài này nó có cùng chung một nguyên lý hoạt động như khi bạn cắt bằng mặt mút láng, là: Cùng đánh theo chiều xoáy của bóng, không làm đảo chiều quay của nó; và Cùng tiếp tăng thêm mức xoáy cho bóng. Tuy nhiên, mức độ tăng xoáy và tính chất của đường bóng trả lại có ít nhiều khác nhau.

Cái lợi hơn của mặt gai dài trong động tác cắt này là khi rơi vào tình huống cắt bị động, nó vẫn trả được bóng xoáy xuống sang bàn đối thủ, còn đối với mút láng cú cắt bị động có thể gây ra thảm họa cho bạn.
hay quá!
 

xukaka

Đại Tá
Sau khi chúng ta đã nghiên cứu lý thuyết và đã hiểu cơ bản về nguyên lý của GAI, cách đối phó với GAI. Chúng ta tiếp tục luyện tập qua những viedeo clip sau:



 

xukaka

Đại Tá
Giới thiệu với các bạn mặt vợt GAI "KILLER" kẻ giết người.
Thông số

- Tốc độ: 94 Kiểm soát: 90 Hiệu ứng : 80

Đặc điểm

Mặt vợt gai tấn công và tạo hiệu ứng gai cực kỳ khó chịu của hãng Dr Neubauer danh tiếng chuyên về các mặt gai và phản xoáy.

Hiếm khi có một mặt vợt nào tích hợp được tốc độ cao mà đi kèm theo là hiệu ứng gai và kiểm soát tốt như mặt vợt Killer;

Killer là sự pha trộn hiệu ứng khá kỳ thú giữa mặt gai ngắn và gai trung; Nếu bạn có trình độ đánh gai khá một chút bạn sẽ dễ dàng thực hiện được cả 2 kỹ thuật gai ngắn và gai trung khi sử dụng mặt vợt này. Và chính điều đó tạo nên sự bất ngờ và lúng túng cho đối phương.

Mặt vợt có khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời là ưu điểm vượt trội của mặt vợt Killer, bạn "cảm" được bóng ở mọi tình huống dù là "xấu" nhất!

Chúng ta hãy xem video sau:

Được mệnh danh là" Killer" là phải.
 

xukaka

Đại Tá
Tiếp theo giới thiệu với các bạn mặt vợt "Mặt gai dài Allround Premium"
Allround Premium đi kèm với một dạng hình học bất thường trên đầu gai được phân phối theo chiều dọc. Kết hợp với các thành phần cao su mới này tạo ra một hiệu ứng đáng kinh ngạc. Có lẽ đây là mặt gai đột phá đầu tiên cho phép ngăn chặn tích cực và thậm chí đánh và chống lại các đợt tấn công topspin. Allround Premium cũng xuất sắc khi khi block và trả bóng, bóng bị trả lại rất thấp và thậm chí có xu hướng "lặn" ở phía bên kia của bên đối phương, tất cả điều này kết hợp với một điều khiển tuyệt vời. Allround Premium sẽ có sẵn với độ dày lựa chọn: dạng OX (không lót): có tác dụng phản công tốt nhất trong khi có lót thì có loại 0.6 + 1.0mm: khả năng tấn công Thậm chí tốt hơn và trả bóng lại rất quái.
Tốc độ:55
Kiểm soát:85
Hiệu ứng:85
Hardnessmedium
CharaceristicsAR

 

Bkhoa_Sport

Thiếu Uý
Sau khi chúng ta đã nghiên cứu lý thuyết và đã hiểu cơ bản về nguyên lý của GAI, cách đối phó với GAI. Chúng ta tiếp tục luyện tập qua những viedeo clip sau:
Chủ đề là gai dài mà sao lại luyện Anti nhỉ?

Giới thiệu với các bạn mặt vợt GAI "KILLER" kẻ giết người.
Thông số
- Tốc độ: 94 Kiểm soát: 90 Hiệu ứng : 80
Đặc điểm
Mặt vợt gai tấn công và tạo hiệu ứng gai cực kỳ khó chịu của hãng Dr Neubauer danh tiếng chuyên về các mặt gai và phản xoáy.
Hiếm khi có một mặt vợt nào tích hợp được tốc độ cao mà đi kèm theo là hiệu ứng gai và kiểm soát tốt như mặt vợt Killer;
Killer là sự pha trộn hiệu ứng khá kỳ thú giữa mặt gai ngắn và gai trung; Nếu bạn có trình độ đánh gai khá một chút bạn sẽ dễ dàng thực hiện được cả 2 kỹ thuật gai ngắn và gai trung khi sử dụng mặt vợt này. Và chính điều đó tạo nên sự bất ngờ và lúng túng cho đối phương.
Mặt vợt có khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời là ưu điểm vượt trội của mặt vợt Killer, bạn "cảm" được bóng ở mọi tình huống dù là "xấu" nhất!
Chúng ta hãy xem video sau:
Được mệnh danh là" Killer" là phải.
Lại cả việc thực hành gai ngắn nữa này. Chủ thớt có bị lẫn không vậy ?
 
Last edited:

dungatvt

Thượng Tá
Ảnh động 1 và 2 chiều xoay của bóng sau khi bật ra từ mặt gai bị nhầm. Bóng đúng ra phải giữ nguyên chiều xoay chứ không phải bị đảo chiều.
 

thaythuydn

Đại Tá
Đối với cú giật về gai
1:với gai frictionless thì chúc mủi vợt chận xuống
2:với gai có friction thì nghiêng vợt liếc lên
Các 2 động tác đều rất nhẹ
Cả 2 trường hợp bóng vừa lên là chận liền không để bóng lên cao
Đối với bóng xoáy xuống nặng thì không nên bật vì bóng qua bổng không độc
Mà phải như sau
1:Hất :Chờ bóng lên cao nhất thì cong tay hất tới ,tiếp xúc bóng không mỏng không dày
Kỷ thuật này áp dụng cho cả friction và frictionless
Nhưng nếu bóng nặng mà cao trên lưới thì có thể bật revers được cả friction và frictionless
Đẩy : để đứng vợt bóng vừa lên là đẩy liền
Quoáy :hơi đứng vợt và kéo ngang Tiếp xúc hơi dưới bóng một tí
Cắt : hơi nghiêng vợt cắt vừa xuống vừa ngữa thì bóng sẽ không bổng
Đối với bóng ngang xuống thì cả 2 không nên bật revers nhất là loại không frictionless mà nên đẩy ,hất,quoáy hoặc chận xuống cho bóng rơi gần lưới Dỉ nhiên nếu cao trên lưới thì có thể bật revers được
Đối với bóng ngang lên thì gai có friction có thể bật revers đôi công liên tục được Còn gai frictionless thì không nên bật revers mà nên block ,đẩy hoặc quoáy hoặc cắt bóng
Ngoài ra ngang xuống hoặc ngang lên thì có thể dùng kỷ thuật Xỉa bóng ngang xéo về 2 góc xa của đối phương
Đối với quả giao bóng xoáy xuống nặng gần lưới thì hất mạnh về góc xa Còn gần lưới bên trái lỏng thì bước sâu vào bật revers Còn muốn hất thì vừa hất vừa ép xuống
Còn nếu giao bóng ngắn sát lưới bên FH thì bước chan phải sâu vào hất vào góc xa FH của đối thủ ,không nên quoáy quả này ví không độc
Còn nếu đối thủ giao bóng xoáy lên về BH gai của mình thì:
Gai có friction có thể bật revers đôi công được ,còn gai frictionless không nên bật revers mà chỉ nên block lại hoặc đẩy lại mà thôi hoặc lui xa bàn cắt
Nếu đối thủ dùng Antipower hoặc gai moi nhẹ về BH của mình thì khi chận mặt gai hoi ngừa dua bóng lên tránh để bóng xuống lưới
Nếu đối thủ giao bóng chuội về FH của mình ,nếu dùng gai công thì nên bạt ngay khi bóng vừa lên cao thì không bị rúc lưới
Cách giao bóng bằng gai là mủi vợt hơi chúc xuống dựng vợt đứng cong cổ tay lại bắn thẳng góc vào bóng Dùng lực đột ngột
và dừng lại Bóng sẽ qua nhanh và chuội đối phượng tấn công sẽ bị rúc lưới
Muốn đánh bóng có lực thì vợt phải nằm xa bóng một khoảng cách thì mới mạnh được ,còn nếu để gần bóng đánh ngay thì không có lực
Đợt 2
Gai công :muốn giật bóng dài xoáy xuống thì chúc mủi vợt xuống một tí ,góc hơi ngừa hơn một tí so với mút láng ,biên độ hơi ngắn hơn mút láng ,bóng lên cao nhất là giật ,gập nhanh cẳng tay và có thêm cổ tay .Khi giật không được đưa cùi chỏ lên cao và trước khi đánh không được gồng và khi giật đưa bàn chân phải đến một tí và có thêm một ít lườn
Muốn bạt thì thì chờ bóng cao nhất và mủi vợt không chúc xuống mà nằm ngang và cổ tay hơi bẻ ra ngoài một tí Muốn bạt bóng xoáy xuống thì nhắm dưới đít bợ lên xong úp xuống và dùng thêm cổ tay nhiều lên Muốn bạt bóng xoáy lên thi chờ bóng lên cao bạt trên đầu bóng và nhớ dùng thêm cổ tay
Nếu đối phương giao bóng chuội thì bóng vừa lên cao bạt ngay không chờ bóng xuống thấp
Nếu đối phương giao bóng thấp và khó quá thì giật hơn là bạt
Nếu đối phương giật xoáy cầu vồng qua phải thì bóng vừa nẫy lên là chận ngay ,không được để bóng lên cao mới chặn vì chặn như vậy dể bị rúc lưới Khi chận phải thêm động tác liếc cổ tay lên
Còn muốn bạt quả giật moi xoáy thì lui ra bàn một tí chờ bóng lên cao nhất là bạt và nhớ bạt là phải thêm cổ tay
Còn muốn bạt FH bằng gai dài phản xoáy thì nên dùng gai có friction ox cũng được và khi bóng lên cao nhất là bạt thẳng góc với bóng giống như cú bạt của Cương gai Bóng càng nặng thì bạt còn dể Nhưng nhớ dùng gai có friction
Nếu đối phương giao bóng BH xoáy lên (giao bóng lùa) thì nếu dùng gai frictionless thì block chặn lại bằng cách nghiêng mủi vợt 45 độ và block khi bóng vừa nẩy lên và không nén bật revers với gai Superblock Còn nếu dùng gai có friction như gai Tibhar Grass D -Tecs thì cũng không nên bật revers (vì sẻ bị rúc lưới ) mà mủi vợt nên hướng len trên nghiêng 45 độ và liếc mủi vợt lên một tí cho bóng qua bàn và trả xoáy (tương tự động tác chận bóng giật xoáy lên).
Chiến thuật giao bóng tấn công :
1:Đứng bên trái giao bóng chèo ngang xuống ngắn lưới bên trái đối phương (chủ yếu không cho đối thủ giật) Đối thủ sẻ đưa bóng qua lại Khi bóng qua vừa nẩy lên là ngang và đứng vợt hơi bẻ cổ tay một tí cho mặt vợt đứng lên và đẩy tới nhanh và dừng đột ngột xong rồi sẻ bạt phải hay bật revers
Thứ hai là đứng bên phái giao bóng ngang xuống ngăn bên FH đối thủ Khi đối thủ đo bóng qua bàn thì đẩy bóng và sau đí tấn công Nếu đối thủ hất qua thì dùng gai chận lại .
Cua giao bóng gai BH lùa về FH đối thủ là chúc mủi vợt xuống và hất bóng tới về FH của đối thủ (như cú hất bóng khi đối thủ cắt bóng về BH của mình)
Về cú quoẹt BH thì khi đối thủ giao bóng xuống hoặc ngang xuống thì không nên bật revers mà chúc mùi vợt xuống kéo ngang Nếu xoáy xuống thì dùng cổ tay quoẹt dưới bóng còn ngang lên thì ngang và phía trên bóng .
Còn gai dài sắp xếp gai dọc (như gai number 1 của Dr Neubauer )thì khi chặn thì để ngang vợt block xuống chứ không chúc mủi vợt xuống như Superblock
Nói thêm về cách xoay vợt : Vừa tung bóng lên là xoay vợt ngay chứ không phải chờ khi bóng rơi xuống mới bắt đầu xoay thì quá trể
Về quả giao bóng gai công thì giao một quả xoáy ngang lên ,một quả ngang xuống và thay đổi điểm rơi tuỳ theo đối phương kỵ chổ nào
Bàn thêm về cú đẩy :khi bóng vừa lên là đẩy ngay Trước khi đẩy nhớ bẻ cổ tay lại cốt để cho mặt vợt vuông góc với hướng tới của trái bóng và cũng vuông góc với mặt bàn
Về cú hất tối quan trọng Cách tự tập là với rổ đựng nhiều bóng ta dùng tay trái tung bóng lên khi bóng rơi xuống bàn nẩy lên cao là dùng tay phải cong cổ tay lại hất bóng tới Nếu bóng lỏng thì vừa hất vừa duội trái bóng xuống cho bóng khỏi ra ngoài .Còn bóng xoáy xuống thì hất tới và lên Gai có friction như Tibhar Grass D Tecs thì hất bóng dể hơn gai frictionless Superblock
Khi đối phương giật bóng qua mình dùng gai block lại đối phương không dám giật quả đó mà ngữa mặt vợt ra đưa nhẹ bóng qua lại thì nếu quả bóng trả lại cao thì bật revers còn nếu thấp thì nếu bóng cắt nặng thì cong cổ tay hất còn nếu bóng lỏng thì quoèo tức chúc mủi vợt xuống dùng cổ tay quèo ngang Chỉ quèo bằng cổ tay không dùng động tác cánh tay Nếu hất bóng lỏng thì vừa hất trên bóng vừa hất vừa duội trái bóng xuống cho bóng khỏi ra ngoài Hoặc nếu bóng lỏng thấp hoặc bị lở thế khó hất thì có thể đưa vợt lên cao chém xuống và tới chờ cú sau thuận lợi sẽ tấn công Tóm lại bóng cắt xoáy xuống nặng thì hất dễ hơn bóng lỏng Còn đối với bóng có pha chút xoáy NGANG lên hay ngang xuống thì hất qua bóng LẮC khó chịu lắm Muốn trái bóng lắc thì phải ox không mút lót gai dài và thưa
Đối với quả giao bóng ngắn bàn bên phải của mình thì nếu nếu nặng quá thì ngừa vợt ra bắt ngắn bóng lại còn nếu nếu nặng vừa thì bẻ cổ tay ra một vợ dưới đít lên và ụp xuống (gai công).Còn bóng ngang lên thì đánh luôn Đối với bóng không lực lỏng ngắn về FH của mình thì bước sâu chân phải vào dùng gai công hất sâu về bên góc xa FH của đối thủ (hất lúc bóng lên điểm cao nhất).
Đối với quả giao bóng có pha xoáy Ngang về bên FH của mình thì chờ bóng lắc ngang xong dừng lại mới bạt chứ bóng mới nảy lên mình bạt liền thì dể bị hụt bóng
 

thaythuydn

Đại Tá
Đối với cú giật về gai
1:với gai frictionless thì chúc mủi vợt chận xuống
2:với gai có friction thì nghiêng vợt liếc lên
Các 2 động tác đều rất nhẹ
Cả 2 trường hợp bóng vừa lên là chận liền không để bóng lên cao
Đối với bóng xoáy xuống nặng thì không nên bật vì bóng qua bổng không độc
Mà phải như sau
1:Hất :Chờ bóng lên cao nhất thì cong tay hất tới ,tiếp xúc bóng không mỏng không dày
Kỷ thuật này áp dụng cho cả friction và frictionless
Nhưng nếu bóng nặng mà cao trên lưới thì có thể bật revers được cả friction và frictionless
Đẩy : để đứng vợt bóng vừa lên là đẩy liền
Quoáy :hơi đứng vợt và kéo ngang Tiếp xúc hơi dưới bóng một tí
Cắt : hơi nghiêng vợt cắt vừa xuống vừa ngữa thì bóng sẽ không bổng
Đối với bóng ngang xuống thì cả 2 không nên bật revers nhất là loại không frictionless mà nên đẩy ,hất,quoáy hoặc chận xuống cho bóng rơi gần lưới Dỉ nhiên nếu cao trên lưới thì có thể bật revers được
Đối với bóng ngang lên thì gai có friction có thể bật revers đôi công liên tục được Còn gai frictionless thì không nên bật revers mà nên block ,đẩy hoặc quoáy hoặc cắt bóng
Ngoài ra ngang xuống hoặc ngang lên thì có thể dùng kỷ thuật Xỉa bóng ngang xéo về 2 góc xa của đối phương
Đối với quả giao bóng xoáy xuống nặng gần lưới thì hất mạnh về góc xa Còn gần lưới bên trái lỏng thì bước sâu vào bật revers Còn muốn hất thì vừa hất vừa ép xuống
Còn nếu giao bóng ngắn sát lưới bên FH thì bước chan phải sâu vào hất vào góc xa FH của đối thủ ,không nên quoáy quả này ví không độc
Còn nếu đối thủ giao bóng xoáy lên về BH gai của mình thì:
Gai có friction có thể bật revers đôi công được ,còn gai frictionless không nên bật revers mà chỉ nên block lại hoặc đẩy lại mà thôi hoặc lui xa bàn cắt
Nếu đối thủ dùng Antipower hoặc gai moi nhẹ về BH của mình thì khi chận mặt gai hoi ngừa dua bóng lên tránh để bóng xuống lưới
Nếu đối thủ giao bóng chuội về FH của mình ,nếu dùng gai công thì nên bạt ngay khi bóng vừa lên cao thì không bị rúc lưới
Cách giao bóng bằng gai là mủi vợt hơi chúc xuống dựng vợt đứng cong cổ tay lại bắn thẳng góc vào bóng Dùng lực đột ngột
và dừng lại Bóng sẽ qua nhanh và chuội đối phượng tấn công sẽ bị rúc lưới
Muốn đánh bóng có lực thì vợt phải nằm xa bóng một khoảng cách thì mới mạnh được ,còn nếu để gần bóng đánh ngay thì không có lực
Đợt 2
Gai công :muốn giật bóng dài xoáy xuống thì chúc mủi vợt xuống một tí ,góc hơi ngừa hơn một tí so với mút láng ,biên độ hơi ngắn hơn mút láng ,bóng lên cao nhất là giật ,gập nhanh cẳng tay và có thêm cổ tay .Khi giật không được đưa cùi chỏ lên cao và trước khi đánh không được gồng và khi giật đưa bàn chân phải đến một tí và có thêm một ít lườn
Muốn bạt thì thì chờ bóng cao nhất và mủi vợt không chúc xuống mà nằm ngang và cổ tay hơi bẻ ra ngoài một tí Muốn bạt bóng xoáy xuống thì nhắm dưới đít bợ lên xong úp xuống và dùng thêm cổ tay nhiều lên Muốn bạt bóng xoáy lên thi chờ bóng lên cao bạt trên đầu bóng và nhớ dùng thêm cổ tay
Nếu đối phương giao bóng chuội thì bóng vừa lên cao bạt ngay không chờ bóng xuống thấp
Nếu đối phương giao bóng thấp và khó quá thì giật hơn là bạt
Nếu đối phương giật xoáy cầu vồng qua phải thì bóng vừa nẫy lên là chận ngay ,không được để bóng lên cao mới chặn vì chặn như vậy dể bị rúc lưới Khi chận phải thêm động tác liếc cổ tay lên
Còn muốn bạt quả giật moi xoáy thì lui ra bàn một tí chờ bóng lên cao nhất là bạt và nhớ bạt là phải thêm cổ tay
Còn muốn bạt FH bằng gai dài phản xoáy thì nên dùng gai có friction ox cũng được và khi bóng lên cao nhất là bạt thẳng góc với bóng giống như cú bạt của Cương gai Bóng càng nặng thì bạt còn dể Nhưng nhớ dùng gai có friction
Nếu đối phương giao bóng BH xoáy lên (giao bóng lùa) thì nếu dùng gai frictionless thì block chặn lại bằng cách nghiêng mủi vợt 45 độ và block khi bóng vừa nẩy lên và không nén bật revers với gai Superblock Còn nếu dùng gai có friction như gai Tibhar Grass D -Tecs thì cũng không nên bật revers (vì sẻ bị rúc lưới ) mà mủi vợt nên hướng len trên nghiêng 45 độ và liếc mủi vợt lên một tí cho bóng qua bàn và trả xoáy (tương tự động tác chận bóng giật xoáy lên).
Chiến thuật giao bóng tấn công :
1:Đứng bên trái giao bóng chèo ngang xuống ngắn lưới bên trái đối phương (chủ yếu không cho đối thủ giật) Đối thủ sẻ đưa bóng qua lại Khi bóng qua vừa nẩy lên là ngang và đứng vợt hơi bẻ cổ tay một tí cho mặt vợt đứng lên và đẩy tới nhanh và dừng đột ngột xong rồi sẻ bạt phải hay bật revers
Thứ hai là đứng bên phái giao bóng ngang xuống ngăn bên FH đối thủ Khi đối thủ đo bóng qua bàn thì đẩy bóng và sau đí tấn công Nếu đối thủ hất qua thì dùng gai chận lại .
Cua giao bóng gai BH lùa về FH đối thủ là chúc mủi vợt xuống và hất bóng tới về FH của đối thủ (như cú hất bóng khi đối thủ cắt bóng về BH của mình)
Về cú quoẹt BH thì khi đối thủ giao bóng xuống hoặc ngang xuống thì không nên bật revers mà chúc mùi vợt xuống kéo ngang Nếu xoáy xuống thì dùng cổ tay quoẹt dưới bóng còn ngang lên thì ngang và phía trên bóng .
Còn gai dài sắp xếp gai dọc (như gai number 1 của Dr Neubauer )thì khi chặn thì để ngang vợt block xuống chứ không chúc mủi vợt xuống như Superblock
Nói thêm về cách xoay vợt : Vừa tung bóng lên là xoay vợt ngay chứ không phải chờ khi bóng rơi xuống mới bắt đầu xoay thì quá trể
Về quả giao bóng gai công thì giao một quả xoáy ngang lên ,một quả ngang xuống và thay đổi điểm rơi tuỳ theo đối phương kỵ chổ nào
Bàn thêm về cú đẩy :khi bóng vừa lên là đẩy ngay Trước khi đẩy nhớ bẻ cổ tay lại cốt để cho mặt vợt vuông góc với hướng tới của trái bóng và cũng vuông góc với mặt bàn
Về cú hất tối quan trọng Cách tự tập là với rổ đựng nhiều bóng ta dùng tay trái tung bóng lên khi bóng rơi xuống bàn nẩy lên cao là dùng tay phải cong cổ tay lại hất bóng tới Nếu bóng lỏng thì vừa hất vừa duội trái bóng xuống cho bóng khỏi ra ngoài .Còn bóng xoáy xuống thì hất tới và lên Gai có friction như Tibhar Grass D Tecs thì hất bóng dể hơn gai frictionless Superblock
Khi đối phương giật bóng qua mình dùng gai block lại đối phương không dám giật quả đó mà ngữa mặt vợt ra đưa nhẹ bóng qua lại thì nếu quả bóng trả lại cao thì bật revers còn nếu thấp thì nếu bóng cắt nặng thì cong cổ tay hất còn nếu bóng lỏng thì quoèo tức chúc mủi vợt xuống dùng cổ tay quèo ngang Chỉ quèo bằng cổ tay không dùng động tác cánh tay Nếu hất bóng lỏng thì vừa hất trên bóng vừa hất vừa duội trái bóng xuống cho bóng khỏi ra ngoài Hoặc nếu bóng lỏng thấp hoặc bị lở thế khó hất thì có thể đưa vợt lên cao chém xuống và tới chờ cú sau thuận lợi sẽ tấn công Tóm lại bóng cắt xoáy xuống nặng thì hất dễ hơn bóng lỏng Còn đối với bóng có pha chút xoáy NGANG lên hay ngang xuống thì hất qua bóng LẮC khó chịu lắm Muốn trái bóng lắc thì phải ox không mút lót gai dài và thưa
Đối với quả giao bóng ngắn bàn bên phải của mình thì nếu nếu nặng quá thì ngừa vợt ra bắt ngắn bóng lại còn nếu nếu nặng vừa thì bẻ cổ tay ra một vợ dưới đít lên và ụp xuống (gai công).Còn bóng ngang lên thì đánh luôn Đối với bóng không lực lỏng ngắn về FH của mình thì bước sâu chân phải vào dùng gai công hất sâu về bên góc xa FH của đối thủ (hất lúc bóng lên điểm cao nhất).
Đối với quả giao bóng có pha xoáy Ngang về bên FH của mình thì chờ bóng lắc ngang xong dừng lại mới bạt chứ bóng mới nảy lên mình bạt liền thì dể bị hụt bóng
5. Cắt Phòng thủ Xa bàn:

MỘT SỐ THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI GÒ VÀ CHẶN BẰNG GAI DÀI

Lối chơi này cần đứng gần bàn dùng kỹ thuật gò/chặn đẩy với tốc độ và mức độ xoáy khác nhau làm cho đối thủ bối rối và mất nhịp, tạo cho mình các cơ hội tấn công. Người Gò/chặn đẩy tích cực là tìm kiếm mọi cơ hội tấn công khi có thể, còn người gò/chặn đẩy phòng thủ là làm cho đối thủ tất công bị mệt mỏi, không cơ hội dứt điểm và tự đánh hỏng.

1. Bám chắc vị trí:

Phải luôn đứng gần bàn nếu có thể, rời xa bàn trên 1m là rất nguy hiểm trừ phi nếu bạn có những khả năng tấn công rất tốt từ cự ly này.

2. Lối chơi chặt chẽ:

Khi chơi gò/chặn đẩy cần phải gây được khó khăn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ. Giao bóng cần phải phù hợp với lối đánh của mình, cùng là gò/chặn nhưng người gò/chặn tích cực cần giao bóng tạo dựng thế công cho mình, còn người gò/chặn phòng thủ lại phải tập trung giao bóng sao cho đối thủ không tấn công được hoặc buộc đối thủ tấn công gượng ép trong khi mình đã sẵn sàng chờ đợi trả lại pha bóng khó hơn.

3. Sử dụng các góc:

Vì đứng gần bàn, nên người chơi gò/chặn có thể tạo được các hướng góc lớn hơn. Việc đẩy rộng các góc đẩy đối thủ giật phải di chuyển rất nhiều và vất vả nếu họ muốn duy trì sự tấn công.

4. Sử dụng quả gò tấn công:

Bằng gai dài bạn có thể biến tấu quả gò thành một quả tấn công. Trước quả xoáy xuống, bạn vỗ vào bóng kết hợp theo 2 hướng: ra trước và xuống dưới, mặt vợt hơi ngửa gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Động tác này trông giống quả gò thông thường, nhưng kết quả bóng trả lại bàn đối phương là quả xoáy lên khá nhiều – đối phương gò bóng xoáy xuống càng nhiều, thì họ nhận được bóng trả lại xoáy lên càng lớn.

5. Khóa càng:

Việc đẩy chéo các hướng có thể hạn chế được nhiều đối thủ, nhưng cũng chưa phải là hiệu quả đối với đối thủ có khả năng tấn công tốt. Khi đó bạn cần đưa bóng thẳng vào người đối thủ, khi đó người dùng vợt ngang sẽ phải phân vân dùng phía thuận tay hay trái tay, người dùng vợt dọc sẽ phải phân vân nên tấn công hay chặn đẩy. Vì vậy, trong trận đấu nên sử dụng kết hợp cả đẩy góc rộng và cài bụng đối phương sẽ gây cho họ bối rối và hiệu quả tấn công không cao.

6. Giữ được nhịp độ:

Phải chủ động tạo và giữ được nhịp độ của mình, hạn chế đối thủ triển khai lối đánh của họ. Bằng gai dài bạn có thể biến đổi tốc độ và mức xoáy của quả bóng – hãy tận dụng hết công năng đó. Với sự biến hóa của vợt gai cộng thêm bạn đứng gần bàn nên vào bóng sớm nên đối thủ sẽ không có nhiều thời gian trước những quả đánh của họ.

7. Đấm bóng:

Đây không phải là một kỹ thuật đẹp mắt trong bóng bàn, tuy nhiên đối thủ lại thường có ít đối sách hiệu quả chống lại. Nếu có kỹ năng đấm bóng sẽ đa dạng hóa lối chơi của bạn và thêm một đòn làm cho đối thủ phải phân tâm.

8. Gạt moi:

Cú đánh này gần giống quả giật, mặc dù tốc độ và mức xoáy không bằng song đường bóng khác hẳn với việc bạn gò hoặc chặn đẩy nên có hiệu quả đáng kể.

9. Xoay vợt:

Việc xoay vợt trong chặn đẩy là tương đối khó, vì bạn đứng gần bàn có ít thời gian để làm việc này. Bạn phải chắc chắn có khả năng chặn đẩy bằng mặt gai dài và mút bình thường. Phải chọn bóng trước khi xoay vợt và tính trước việc xoay vợt trở lại.

CÁC THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI

Rất hiếm, nhưng vẫn có người sử dụng gai dài như là một vũ khí tất công chủ yếu. Và dưới đây là một số thủ thuật dùng gai dài tấn công.

1. Lựa chọn gai dài:

Đối với người chặn đẩy thường chọn mặt gai dễ hãm bóng thì người tấn công bằng gai dài chọn loại có thể dễ tấn công. Các gai dài có đặc tính cho tấn công là mặt của các gai nhám, thân gai tương đối mềm để tạo khả năng xoáy (bám bóng) khi tấn công. Mút đệm dưới gai thường từ 1.0-2.0mm để trợ giúp. Nếu bạn chủ công bằng gai dài thì đừng bao giờ sử dụng mặt gai không mút. Nên thử các loại dày mỏng khác nhau để phù hợp với cảm nhận của bạn. Độ dài của gai đủ để tạo ra sự “lắc lư” của gai dài -nếu không bạn khỏi phải dùng gai- nhưng vẫn đủ khả năng giúp bạn tất công bằng nó. Khả năng điều khiển (ôm lưu được bóng) cần cao hơn so với người dùng gai dài ít tấn công.

2. Gây áp lực:

Người tấn công bằng gai dài cần phải luôn giữ được thế tấn công ở mức tối đa nếu có thể. Khi bị đẩy vào thế phòng thủ, kiểu chặn đẩy sẽ đem lại cho mình rất nhiều bất tiện. Khi đạt được trình độ tất công cao bằng gai dài thì đối thủ của bạn chắc chắn phải rơi vào thế “vật lộn” với những quả bóng đó.

3. Xoay mặt vợt:

Mặc dù không phải là thiết yếu, nhưng việc xoay mặt vợt sẽ làm cho đối thủ ít nhiều bối rối và lưỡng lự khi xử lý bóng. Nếu bạn biết xoay mặt vợt thành thạo, đối thủ của bạn sẽ rất phân tâm-phải chú ý nhiều xem khi nào bạn xoay vợt, tạo cho bạn chủ động hơn.

4. Chơi gần bàn:

Nói chung càng gần bàn thì khả năng tấn công bằng gai dài càng dễ. Nếu bạn bị đẩy ra xa bàn bởi quả giật của đối thủ, bạn nên dùng cú đánh lại hơi xoáy xuống – điều này là khó chuẩn xác – mặc dù vậy nó sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm được.

5. Tạo dựng thế công:

Khi giao bóng, nên giao bóng xoáy lên để buộc đối thủ trả bóng bềnh lên là một trong những chiến thuật hay. Bóng trả lại cao tạo cho bạn cơ hội đưa bón vào bàn đối thủ một cách dễ dàng kể cả không cần tạo bóng xoáy lên.

6. Gò bóng khi đỡ giao bóng:

Đối thủ thường giao bóng xuống, nếu bạn sử dụng mặt gai phía thuận tay gò trả lại tới khu vực họ không tấn công được cũng rất hiệu quả. Bóng xoáy xuống của đối thủ đưa sang, thấy động tác gò của bạn họ chưa chắc dám tấn công và thay vì là gò lại và kết quả bóng rất dễ bị bềnh lên. Đây là cơ hội tuyệt vời cho bạn tấn công.

7. Tấn công nhiều vào các góc bàn:

Đánh dồn liên tục vào các góc bàn đối phương làm họ nản chí và đẩy họ ra xa tạo cho bạn thế chủ động. Ngay trong các trường hợp họ đánh có xoáy ngang từ góc này, với mặt gai của bạn sẽ trả lại bóng xoáy ngang tới góc khác, hoặc ít nhất là xoáy ngang ngược với thường lệ làm cho họ dễ bị lẫn lộn.
Cám ơn bạn Xukaka,bạn thật sự là backs khoa tự điển về kỷ thuật gai dài Mình có liên hệ với Carsten con của Dr Neubauer và hỏi về cách sử dụng gai dài Fighter và được tư vấn về gai này nên "Agressive Pushing and Lifting"(sic) Xin bạn giải thích rõ 2 kỷ thuật trên là gi.?
Cám ơn
 

Bình luận từ Facebook

Top