Cốt vợt cứng và mềm

VPSV

Đại Uý
Do có điều kiện ở nhà tránh dịch, mình chia sẻ thêm những thông tin về người bạn đồng hành (cái vợt) của chúng ta.
Mình thống kê thường có 2 cách để người chơi bóng bàn hiểu về người bạn đồng hành của mình:
1. là kết hôn chung thủy để rồi thời gian bên nhau sẽ hiểu và yêu nhau thôi (mua rồi chiến, ko dòm ngó cốt khác).
2. là chơi thời trẻ đã rồi lập gia đình (chơi ko hợp >> đổi, chán >> đổi, không thích điểm gì đó >> đổi,...) mỏi gối rồi đỗ tạm bến cuối.
Ngoài 2 trường hợp này, còn 1 trường hợp thiểu số là mày mò, tức là hiểu về bản thân cần gì, rơ mình chơi kiểu gì, định hình thông số cây vợt mình cần rồi mới xách mâm quả trầu cau đi kiếm vợ. Đàn ông theo nhóm thiểu số này là người tính toán chứ ko phải kiểu rung động con tim, hoặc cha mẹ đặt đâu ngồi im đấy. :p:p:p

Nếu bác nào đã kết hôn và tìm được hạnh phúc đời mình rồi thì có thể đọc bài này cho vui, còn nếu bác nào mới chân ướt chân ráo bước vào đời bóng bàn thì đọc để coi như tham khảo khi lựa vợt nhé.

Thường khi lựa vợt, các bác hay nghe nói đến cốt cứng, và cốt mềm, rồi coi trang nước ngoài thì thấy ghi là stiff, hard, soft, flex... "Úi trời, tưởng bác này nói gì chứ mấy cái này em rành như vân tay em rồi" OK, thực ra bài này mình không bàn sâu về điều mà ai cũng biết rồi này. Nhưng mình sẽ bàn về tình huống thế này:
"Bóng đối thủ trả sang, các bác muốn giật 1 cú dứt điểm, nhưng bóng lại bay ra ngoài... và 1 điểm cho đối thủ. Bực mình quá, mình đã làm đúng kỹ thuật, vấn đề không phải kỹ thuật, cây vợt có vấn đề..".

Hoặc 1 trường hợp khác:
"Thầy/cô/bác trong sới dạy mình lăn tay như vậy để giật, nhưng sao đường bóng ra khỏi vợt không giống như của thầy mình. Kỹ thuật mình đúng mà, động tác mình bắt chước đúng mà, nhất định có vấn đề gì đó với cây vợt này..."

1 cốt vợt mềm (soft), hay cứng (hard), đàn hồi (flex) hay không đàn hồi (stiff) sẽ quyết định thời gian lưu bóng lâu hay mau. Nếu thời gian lưu bóng lâu hơn, không đồng nghĩa có thể tạo xoáy nhiều hơn, nhưng lại giúp người chơi cảm nhận xoáy tạo ra cho bóng cũng là cách mà cốt vợt mềm-đàn hồi hỗ trợ cho người chơi tạo xoáy tốt hơn. Còn cốt cứng, ít đàn hồi thì ngược lại, nhưng lại hỗ trợ người chơi ở khía cạnh kiểm soát điểm rơi chính xác hơn, 100% điều khiển sự chính xác bóng bật ra (Bàn thêm: chỗ này các bác có thể hiểu là 1 trái bóng bật ra từ 1 mặt phẳng cứng sẽ dễ đoán hướng bóng hơn là 1 mặt mềm như thảm sàn, hoặc 1 tấm chăn/mền). Một ưu điểm khác của cốt cứng là giảm thời gian xử lý bóng của mình, trả lại bóng nhanh hơn, khiến đối thủ bất ngờ, hoặc không đủ thời gian để triển khai đòn tiếp theo.

Cũng thật thiếu sót nếu không đề cập vai trò của mối quan hệ cốt vợt với cái bộ cánh yêu kiều mà các bác mặc cho em nó (2 cái mặt vợt đỏ và đen). Tại sao dân gian lại truyền tụng quan hệ cốt cứng + mặt mềmcốt mềm + mặt cứng. Nếu các bác hay chơi họ nhà ten 05 thì cũng sẽ ngó mắt đến cái biểu đồ phân tích ưu điểm của Ten 05fx (mềm), với 05 (thường) và 05 Hard (cứng)
Ten 05 H - Tieng Viet (3-2).png

(Nguồn Butterfly.tt)

Cả hai trường phái tomboy "cứng" và nhõng nhẽo "mềm" đều có ưu và nhược điểm. Tìm hiểu rõ, chúng ta sẽ biết được "tính cách" nào của cốt, của mặt phù hợp với phong cách đánh của mình.
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc phân tích nội y (cái khó thấy nhất) ra tới ngoại y (cái dễ nhìn thấy nhất).

Phần 1: lõi trung tâm của cốt vợt Phần chịu trách nhiệm quyết định sự Không đàn hồi (stiff) hay đàn hồi (flex) của cả combo. Cùng loại gỗ làm lõi mà lõi mỏng thì sẽ đàn hồi hơn, càng mỏng càng kích thích, đàn hồi hơn, nhẹ cân hơn, rung phê hơn, nhưng thiếu lực hơn... nếu mỏng quá ngưỡng sẽ gây mất ổn định, và ngược lại, càng dầy thì càng ít đàn hồi, ít rung,tích năng lượng nhiều hơn, trợ lực tốt hơn; nếu quá dầy sẽ gây khó khăn cho người chơi "ôm" xoay "thế" linh hoạt, canh vào điểm tiếp xúc.
Stiga infinity core vs elternity core.jpeg

(Stiga Infinity vs Eternity với lõi Ayous- nguồn tabletennisdaily.net)

Mỗi một loại gỗ sẽ có 1 ngưỡng ổn định dày mỏng khác nhau. Cốt vợt lõi Ayous mình thường thấy độ dầy tầm 5.8~7mm.
Gỗ mềm hơn như hinoki, và balsa thường lõi cũng sẽ dầy hơn.
Các bác muốn tìm hiểu độ cứng loại gỗ có thể tham khảo:
https://dungbongban.com/thong-so-vot-bong-ban-cac-loai-go-lam-vot-bong-ban-p16301.html

Ở trên mình có đề cập đến mối tương quan độ dày mỏng của cốt vợt với trọng lượng. Như hình trên, mọi người có thể thấy "bản nâng cấp" của Stiga Infinity VPS V là Eternity VPS V với lõi ayous dầy hơn. Do đó khối lượng trung bình nhà sx cung cấp của cốt Eternity tầm 93g so với Infinity là 88g.

Bên cạnh xem xét độ dày mỏng, thì độ "già" của gỗ lõi cũng ảnh hưởng đến độ đàn hồi của cốt và khối lượng của cốt. Cùng 1 loại cốt có độ dày lõi như nhau, chúng ta vẫn có nhiều lựa chọn theo cân nặng khác nhau. Cây Stiga Infinity VPS V chúng ta có các lượng chọn phổ biến rơi vào + - 4gram tức là từ 84g đến 92g, thậm chí có cốt nặng hơn.

Vậy tạm kết ở phần 1, chúng ta đã có các giải pháp để tăng trợ lực cho cốt, vd ở đây là cốt Infinity VPS V bằng 2 cách: 1 là vẫn chọn dòng cốt Infinity VPS V, nhưng tăng khối lượng +4 gram trở lên (giữ nguyên độ mỏng, tăng độ cứng, tăng độ nảy, tăng độ rung) hoặc là đổi qua cốt Eternity VPS V (vẫn là tăng khối lượng, giữ cảm giác mềm, tăng độ nảy, giảm độ rung kha khá)
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Phần 2: Lớp đệm và lớp mặt ngoài cùng của cốt vợt
Phần này quyết định độ cứng (hardness) và độ lưu bóng/độ nảy (bounce) khi các bác tưng bóng thấp bằng cốt ko dán mặt cao su, trong phần nảy này còn có độ đồng đều/nảy đều tại các điểm trên mặt vợt (sweet pot).
Cốt thuần gỗ xài mặt limba mềm thì thường dùng lớp đệm cứng bù trừ tạo lực như spruce như họ Stiga, hoặc không thì dùng limba-limba kết hợp lót sợi (carbon/AL/ZLf/hoặc đan ALC, ZLC) như họ Butt. Cưới mấy em nội y càng sang thì hầu bao các bác phải rộng rãi. :cool: Nội y sang sẽ giúp giảm 1điểm yếu nào đó của cốt (xu hướng giảm cân nặng, hoặc tăng độ đàn hồi >> giảm độ dầy gỗ, sx cốt với gỗ non nhưng vẫn trợ lực với bóng lớn hơn nhờ có lớp sợi. Quan trọng hơn nữa, là sợi có thể điều chỉnh dày mỏng, pha tỉ lệ các loại linh hoạt hơn để tạo ra nhiều sản phẩm đủ đáp ứng cho các bác EJ (Equipment Junkie) nhóm 2 mình đã nêu ở trên. Về lâu dài cốt sợi cũng là để thí nghiệm tăng thông số cốt vợt, tạo ra các loại binh khí nguy hiểm hơn, nhanh hơn nhưng kiểm soát bóng tốt hơn.
Cau-tao-Stiga-Legacy-carbon.jpg

(Stiga Legacy Carbon)

Nội y đắt tiền nhưng không phải chỉ toàn là ưu điểm, nó vẫn có nhược điểm, nhưng dân Maketing không nói đến những nhược điểm này nên các bác xài chán cốt sợi quay lại cốt gỗ thì share tiếp nhé.

Mình xin bàn thêm ở lớp mặt ngoài cùng, ngoài nhiệm vụ nêu trên, đây là lớp chịu trách nhiệm hớp hồn các bác với các chiêu thức nhuộm màu, nổi gân cơ cuồn cuộn, hay đánh vẩy cá, vẩy rồng. Về độ cứng của lớp ngoài cùng này có tác dụng đến 1 tính năng mà mọi người hay gọi là "ăn xoáy". Một cốt vợt có mặt ngoài cứng quá sẽ dễ ăn xoáy. nghĩa là độ lưu bóng thấp + mặt vợt xoáy cao >> bóng tạo xoáy bị động do xoáy của bóng tới và độ bám (grip) của mặt vợt tạo ra thay vì xoáy chủ động (bóng bị các bác chỉnh xoáy bật ra theo quỹ đạo mong muốn). Tính chất ăn xoáy này phụ thuộc trình độ kỹ thuật "cưa cắt" của các bác, trình độ cao thì vào phát ăn luôn thì không cần mặt gỗ ngoài mềm mà có thể chơi được với mặt ngoài cứng để tăng tốc độ trả bóng bằng 1 cú chạm đúng. Kiểu như bóng đá các siêu cầu thủ ghi bàn chỉ cần 1 chạm chứ ko cần thời gian chỉnh bóng.

Với tình hình gỗ già càng khan hiếm và xu hướng cốt làm nhẹ đi, gỗ non hơn để bù trừ khối lượng cho mặt vợt xu hướng càng ngày càng nặng hơn, xoáy hơn là tất yếu vậy các nhà sản xuất càng chạy đi kiếm các sợi trợ lực hoặc những công nghệ xử lý gỗ khác như lớp phủ (seal) mặt vợt Diamond Touch, CR hay xử lý nhiệt lớp gỗ ngoài cùng "temper tech" của Andro, "thermal treatment" của Joola, Darker, TSP/Victas ...

Nếu anh nào thích bắn bạt thì chắc là đọc đến đây có thể biết ngay đặc tính cứng hay mềm phù hợp rơ của mình rồi. Bởi thực tế đòn bạt là đòn kém chính xác do không có xoáy kéo bóng cuộn vào bàn nên bác nào chọn cốt cứng, ít đàn hồi, trợ lực carbon như T5000, dày ít rung là hợp lý.

Bên cạnh vợt thì mặt vợt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ ra đòn nên chúng ta sẽ còn 2 phần nữa cần bàn tiếp liên quan đến mặt cao su.
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Phần 3: Lớp lót (sponge) của mặt vợt

Tibhar Evolution mxp.png

Một cây vợt tốt thường cần đi với cặp mặt cao su tốt, tính ra cũng tốn tiền bộn với việc tìm ra mặt vợt. Vậy khi đi mua mặt vợt sẽ cần lưu ý các thông số, mà 2 trong số đó là của lớp lót (sponge) là độ cứng (hardness) và độ dầy (thickness). Thường 1 dòng mặt vợt xu hướng chung là nhà sx tạo 1 loại topsheet kết hợp độ cứng khác nhau của lớp sponge để cho ra nhiều sp. (tất nhiên điều này không phải tuyệt đối) bởi tỉ lệ độ cứng của lớp cao su và độ cứng của lớp lót cũng cần liên hệ với nhau.
Về cơ bản với lớp lót người chơi bóng bàn cần lưu ý:
Lót mỏng có ưu điểm tăng sự kiểm soát bóng, nhưng nhược điểm là giảm năng lượng tích trữ với mặt vợt hệ Đức/Nhật vì công nghệ đàn hồi lớp lót (spring sponge) vì lúc này mấy ông Đức/Nhật biến lớp lót thành cái đệm lò xo (spring) mà các bác học cơ học vật lý đều biến quãng đường nén/kéo "denta lờ". Cùng 1 động tác vào lực tối đa, mặt vợt có lớp sponge dầy sẽ có khả năng truyền nhiều năng lượng vào bóng hơn, búng bóng đi xa hơn. Ở Việt Nam mình thấy ít bán các lựa chọn lót mỏng cho mặt láng, nhưng bên Nhật, hoặc mua hàng Nhật 2nd thì mặt láng nếu rơ chơi ôm bàn có xu hướng chọn cốt trung bình cứng, mặt trung bình(42-45 độ) đến cứng (47 độ), với lót mỏng vẫn cho ra tốc độ rất nhanh và độ kiểm soát rất tốt.

Độ cứng của lớp lót thì tuân theo nguyên tắc độ cứng "k" của lò xo (hệ số nén). Nếu lớp lót đàn hồi có độ cứng càng lớn thì công năng đàn hồi sẽ phát huy với bóng trả sang có lực bởi lúc đó bóng đủ lực lún vào lớp lót kích thích lớp lót hoạt động. Nếu rơ chơi bóng khéo thời 40+ với 80% đường bóng là gò, cắt đung đưa qua lại thì với độ cứng 42 như Hexer Duro là tối ưu hơn là độ cứng 47, hoặc là 50. Ngược lại, những kiếm sĩ chuyên cầm vợt đối giật xa bàn, mà dán mặt vợt 42 độ như Hexer Duro thì chỉ đưa bóng qua bàn chứ khó chiếm ưu thế trước đối thủ.

Độ cứng của lớp lót, với cốt vợt cũng quyết định độ cong của quỹ đạo bóng. càng cứng thì quỹ đạo bóng càng thẳng, phù hợp rơ xa bàn vì như vậy bóng mới bay xa, uy lực, và kín khiến đối thủ khó đối phó. Nhưng ngược lại, sẽ gây bất lợi cho người dùng nếu ôm bàn, vì tỉ lệ đâm lưới hoặc ra ngoài là rất cao.

Trước các trận thi đấu, các bác có để ý là người chơi lại cầm vợt của nhau săm soi không ạ. Em nghĩ đó là cách fairplay để người chơi có thể biết mình đối đầu với vũ khí gì. Từ đó có thể triển khai đấu pháp hợp lý.
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Phần 4: Mặt cao su đỏ/đen (topsheet) của mặt vợt
Ở phần này mình xin bàn tiếp cái điểm khá thú vị của mặt cao su đỏ/đen. Mà về cơ bản mình bàn cái mặt gai úp vào (mút láng có xoáy) ạ, vởi trình mới chỉ tiếp xúc và sử dụng qua mút láng, chứ chưa chơi gai, chơi phản xoáy nên không dám bàn. Bác nào rành thì có thể góp thêm ạ.

Về độ cứng khi ta đi mua mút thì chỉ được báo độ cứng thông dụng theo chuẩn ESN như Hexer Duro là 42.5~43 độ. Donic Acuda S2 cũng nằm ở độ cứng này. Acuda S3 thì mềm hơn ở mức 37.5 độ. Và S1 ở độ cứng nhất họ Acuda S series ~ 48-49 độ. Vậy ESN là gì, mà sao ESN 1 kiểu đo (rất phổ biến) bên cạnh độ cứng của Butterfly, và độ cứng hệ Tàu. Theo mình đượ biết ESN là 1 công ty bên Đức chuyên gia công mặt cao su cho các hãng (Yasaka, Donic, Xiom,...) mà các bác có thể vào link sau để tìm hiểu.
https://www.esn-tt.de/en/company/innovation

Độ cứng của mặt vợt chắc chắn rất quan trọng theo công thức cha ông để lại : "cốt cứng - mặt mềm hay cốt mềm - mặt cứng". Nhưng tại sao? Liệu phối mút cứng với mặt cứng được không? Cốt cứng có lợi độ chính xác, mút/sponge hệ Đức Nhật mà cứng có lợi về tích năng lượng đánh xa bàn và tạo xoáy lớn. Nếu mà Cốt cứng + mặt cứng nữa không phải là hay hơn sao? Thực sự, rất khó sử dụng combo này, đặt biệt với người chơi bóng bàn nghiệp dư. Bởi lúc này, combo cứng và nhanh đòi hỏi động tác lăng tay phải rất nhanh để truyền lực cuốn trái bóng trước khi trái bóng rời khỏi mặt vợt. Mà cơ bản sinh lý học cơ thể chúng ta không đáp ứng được.
Tacky rubber.png

Nhưng chúng ta có thể gỡ gạt điểm này nhờ công nghệ chế tạo topsheet mỏng và thêm 1 ít dính dính (tacky). Nếu mình so sánh thử 3 mặt cao su cơ bản nhất Ten05, Rakza7, và FastArc-G1 thì để ý thấy: topsheet của Ten 05, và Rakza 7 mỏng hơn FastArc-G1. Với topsheet mỏng mang lại lợi thế rất lớn cho các cốt trung bình cứng đến cứng, là bóng có được 1 thời gian lưu bóng trên topsheet lâu hơn giúp cho Ten05, Rakza vẫn có thể chơi được với các cốt cứng và nảy. Bên cạnh đó topsheet mỏng làm cho nó mềm hơn cũng giúp bám bóng khi cắn mỏng (brush) dễ hơn là topsheet dày như G1.
Mình đã thử và cảm nhận dễ chơi Rakza 07 với Ten 05 với cốt cứng hơn là dùng FastArc-G1; ở đây mình không có ý chê G1 ở đây nhé các bác, mình sẽ phân tích thêm chi tiết nên các bác đọc tiếp xem thử đúng không ạ. Để tạo xoáy với G1, cần ăn dầy bóng vào thì trái bóng dính vào topsheet dầy của G1 rồi mới tạo xoáy ngon được. Mà cốt cứng nảy + lót 47 độ của G1 đẩy trái bóng trước khi trái bóng chìm vào lớp topsheet. Hệ quả là tạo xoáy bằng G1 trên cốt cứng & nảy khó hơn đặc biệt khi bóng đối thủ trả sang là bóng lỏng ít lực. Ngược lại, Rakza 07, Ten05 với lớp Topsheet mỏng hơn, nên dễ cho bóng lún vào và bám vào để người chơi kéo xoáy. Đặc biệt ở trường hợp này khi giật bóng xoáy xuống thì Rakza7 lại có lợi hơn Ten05 bởi Rakza7 có 1 thứ mới hơn Ten05 là tính chất dính (tacky); tuy không nhiều bằng mặt Tàu, nhưng cũng bổ trợ được thêm cho người chơi kéo bóng lên. Mình từng cầm qua Sardius tem bạc với Rakza 07 và rất ngạc nhiên vì cứng và nảy như Sardius tem bạc vẫn có thể giựt rất sướng với rakza 07 thuộc hệ cứng ESN 46~47 độ. Sau đó, mình đã mua 1 mặt Rakza 07 lót Middle Thick (hình như 1.9mm chứ không phải bảng Max) để thử với các cốt cứng mình có, và cảm nhận so sánh với G1 đều có kết quả tương tự ở bên thuận tay (Forehand). Bên trái tay với động tác quét nhanh và ngắn bằng việc xoay ở cùi chỏ và cổ tay thì bóng cắn ngon nên G1 chơi trái tay trên cốt cứng không bị trường hợp tụt bóng như bên thuận. Bản thân cũng thử G1 mà phối với cốt mềm đàn hồi thì chơi rất sướng, lợi thế hơn Rakza7 nhiều và gần ngang cơ với Ten05 với đòn xoáy lên bạo liệt

Thế hệ Mút Xiom Omega VII Pro (O7P) mình cũng nghe nói lớp Top sheet mỏng và mềm hơn Omega V Pro. Nên sau khi mòn cái Rakza 07 có thể mình sẽ thử trải nghiệm mặt O7P; hơi tiếc là độ tacky của O7P không được như Rakza7. Nếu bác nào đã thử giữa Rakza 07 với O7P thì chia sẻ giúp mình cảm nhận và so sánh nhé. Bởi thực sự với độ bền, giá thành, và độ bổ trợ combo thì hiện giờ Rakza 7 có rất nhiều ưu điểm cho FH với người chơi nghiệp dư sử dụng cốt cứng.

Nói ưu điểm của topsheet mỏng mà không nói nhược điểm cũng không phải các bác nhỉ. Về nhược điểm khi sponge cứng nảy kết hợp với topsheet mềm mỏng thì có 1 nhược điểm là ăn xoáy. Bởi mặt vợt càng dễ tạo xoáy thì càng dễ ăn xoáy; mà cốt cứng-nảy, lót (sponge) cứng nảy + mặt (topsheet) mềm dễ tạo xoáy thì sẽ dễ ăn xoáy, vậy đòi hỏi ngược lại người chơi phải trau dồi kỹ thuật đòn đánh chuẩn hơn, ra đòn dứt khoát hơn.
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Phần 5: phân nhóm cốt vợt theo trình độ

Phần này thì mình chia sẻ link của 1 ông trên youtube, mà xem xong thấy ổng phân tích rất kỹ, ưu nhược điểm của từng loại cốt theo từng trình độ. Các bác xem link:
Các bác có thể dùng tính năng caption >> chọn tiếng Việt sẽ xem được phụ đề tiếng Việt ạ.
Mình sẽ lần lượt dịch các phần phân tích tương ứng với các cốt trong video ở trên
...
...
(Xem video trước tạm nhé các bác)
...
Tạm kết lại ở đây chúng ta cần có 1 người đồng hành (combo vợt) hiểu và hợp ý ta. Và cùng ta bước vào hành trình khổ luyện kỹ năng (CÂY VỢT KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO QUÁ TRÌNH KHỔ LUYỆN, NHƯNG SẼ GIÚP HÀNH TRÌNH BÓNG BÀN TRỞ NÊN THÚ VỊ VÀ TIẾN BỘ NHANH HƠN). Chúc các bác sớm tìm đc chân ái và luyện thành chánh quả ạ!
 
Last edited:

tla

Super Moderators
Em nghỉ chơi từ 2006, khi đó đang đánh NA, nắm ngoái quay lại chơi vẫn đánh NA tiếp, có chơi thử CR và mấu cây thuần gỗ khác nhưng đánh NA vẫn thích nhất.
 

VPSV

Đại Uý
Em nghỉ chơi từ 2006, khi đó đang đánh NA, nắm ngoái quay lại chơi vẫn đánh NA tiếp, có chơi thử CR và mấu cây thuần gỗ khác nhưng đánh NA vẫn thích nhất.
Bác chơi Nittaku Acoustic thuần gỗ thì chắc kết hợp thoải mái với các mút cứng đến rất cứng nhỉ. Thế hệ bóng 40+ thì Nittaku đã cho ra Acoustic Carbon Inner có lớp carbon trợ lực khi đánh mạnh, tốc độ với bóng 40+ chắc sẽ cao như thời trước bác chơi với bóng 40.
 
  • Like
Reactions: tla

Lamberte

Trung Uý
Chủ đề quá hay bác ạ, em thì vẫn có suy nghĩ cứng hay mềm có thể điều chỉnh được bằng cách phối mút (em thì thích cốt cứng đi với mút mềm :), có vẻ ko giống với lý thuyết của các cao thủ bóng bàn). Em lấy ví dụ, đợt đầu em mới chơi cây TMB ZLC em tận dụng 2 cái mút cũ T05+T80, giật lúc tập thì ko thấy khác biệt lắm đâu, nhưng vào đánh trận gặp ông nào phát bóng linh hoạt (lúc lên lúc xuống cùng 1 động tác), quả nào xoáy lên mà ko đọc được xoáy, bóng nó nhổng lên tầm gần 1m :). Bắt ngắn thì rất khó, rất căng thẳng khi đánh với người có quả phát hay. Như thế nếu ko thử mút khác, hoặc nghiên cứu 1 chút về bảo kiếm của mình, sẽ kết luận ngay kiếm của mình là 1 cây quá nảy, quá cứng ko thuần được. Nhưng vẫn cây TMB ZLC ấy, em dán 2 mặt Rhyzer 43+Limber V15, khác biệt thấy ngay lập tức, từ một con ngựa hoang chỉ thích nhảy nhót, cây vợt trở lên êm ái lạ thường, bóng đi cầu vồng cực kỳ an toàn, ko còn bị căng thẳng lúc đõ giao bóng nữa. Thế nên những ai mà dán ngay 2 mút mềm mà chưa thử 2 ông Ten ở trên thì lại khăng khăng cây TMB mềm, êm, ko cứng. Nên muốn so sánh một cốt cứng hay mềm với nhau, thì theo em phải thử trên cùng 1 loại mút, khi tư vấn hoặc review cho người khác, cảm nhận cốt ấy như thế nào cũng nên nói là đang đánh với mút gì :)
 

M.Hoang

Đại Tá
Chủ đề quá hay bác ạ, em thì vẫn có suy nghĩ cứng hay mềm có thể điều chỉnh được bằng cách phối mút (em thì thích cốt cứng đi với mút mềm :), có vẻ ko giống với lý thuyết của các cao thủ bóng bàn). Em lấy ví dụ, đợt đầu em mới chơi cây TMB ZLC em tận dụng 2 cái mút cũ T05+T80, giật lúc tập thì ko thấy khác biệt lắm đâu, nhưng vào đánh trận gặp ông nào phát bóng linh hoạt (lúc lên lúc xuống cùng 1 động tác), quả nào xoáy lên mà ko đọc được xoáy, bóng nó nhổng lên tầm gần 1m :). Bắt ngắn thì rất khó, rất căng thẳng khi đánh với người có quả phát hay. Như thế nếu ko thử mút khác, hoặc nghiên cứu 1 chút về bảo kiếm của mình, sẽ kết luận ngay kiếm của mình là 1 cây quá nảy, quá cứng ko thuần được. Nhưng vẫn cây TMB ZLC ấy, em dán 2 mặt Rhyzer 43+Limber V15, khác biệt thấy ngay lập tức, từ một con ngựa hoang chỉ thích nhảy nhót, cây vợt trở lên êm ái lạ thường, bóng đi cầu vồng cực kỳ an toàn, ko còn bị căng thẳng lúc đõ giao bóng nữa. Thế nên những ai mà dán ngay 2 mút mềm mà chưa thử 2 ông Ten ở trên thì lại khăng khăng cây TMB mềm, êm, ko cứng. Nên muốn so sánh một cốt cứng hay mềm với nhau, thì theo em phải thử trên cùng 1 loại mút, khi tư vấn hoặc review cho người khác, cảm nhận cốt ấy như thế nào cũng nên nói là đang đánh với mút gì :)
hay bác =)) chắc mặt rhyzer + limber kia ít nảy hơn nhiều so vs ten nhỉ. em trước cũng chơi tàu, sau test thử ten thấy nảy vcđ @@
 

VPSV

Đại Uý
Chủ đề quá hay bác ạ, em thì vẫn có suy nghĩ cứng hay mềm có thể điều chỉnh được bằng cách phối mút (em thì thích cốt cứng đi với mút mềm :), có vẻ ko giống với lý thuyết của các cao thủ bóng bàn). Em lấy ví dụ, đợt đầu em mới chơi cây TMB ZLC em tận dụng 2 cái mút cũ T05+T80, giật lúc tập thì ko thấy khác biệt lắm đâu, nhưng vào đánh trận gặp ông nào phát bóng linh hoạt (lúc lên lúc xuống cùng 1 động tác), quả nào xoáy lên mà ko đọc được xoáy, bóng nó nhổng lên tầm gần 1m :). Bắt ngắn thì rất khó, rất căng thẳng khi đánh với người có quả phát hay. Như thế nếu ko thử mút khác, hoặc nghiên cứu 1 chút về bảo kiếm của mình, sẽ kết luận ngay kiếm của mình là 1 cây quá nảy, quá cứng ko thuần được. Nhưng vẫn cây TMB ZLC ấy, em dán 2 mặt Rhyzer 43+Limber V15, khác biệt thấy ngay lập tức, từ một con ngựa hoang chỉ thích nhảy nhót, cây vợt trở lên êm ái lạ thường, bóng đi cầu vồng cực kỳ an toàn, ko còn bị căng thẳng lúc đõ giao bóng nữa. Thế nên những ai mà dán ngay 2 mút mềm mà chưa thử 2 ông Ten ở trên thì lại khăng khăng cây TMB mềm, êm, ko cứng. Nên muốn so sánh một cốt cứng hay mềm với nhau, thì theo em phải thử trên cùng 1 loại mút, khi tư vấn hoặc review cho người khác, cảm nhận cốt ấy như thế nào cũng nên nói là đang đánh với mút gì :)
Bác chia sẻ thêm giúp em 1 thông tin về cân nặng của cốt TMB ZLC bác đang chơi xíu để em có thêm dữ liệu với ạ. Bác cảm giác bảo đao của bác mềm hay cứng vậy?
Như ý của bác, nếu các bác chơi cốt Nhật: Butt, Yasaka, Nittaku,Darker, hoặc 1 số hãng nội địa Nhật cũng chơi như Stiga thì các bác có thể tham khảo trang https://tabletennis-reference.com sẽ thấy lời nhận xét cốt thường sẽ kèm theo mặt vợt thuận tay (FH), mặt vợt trái tay (BH) và cảm giác người ấy chơi combo đấy sẽ cảm nhận cảm giác cứng/mềm. Em hay dựa trên trang này + kinh nghiệm mấy bác chia sẻ trên diễn đàn.
image_2021-08-28_174041.png
 

Trainee

Đại Tá
Chủ đề quá hay bác ạ, em thì vẫn có suy nghĩ cứng hay mềm có thể điều chỉnh được bằng cách phối mút (em thì thích cốt cứng đi với mút mềm :), có vẻ ko giống với lý thuyết của các cao thủ bóng bàn). Em lấy ví dụ, đợt đầu em mới chơi cây TMB ZLC em tận dụng 2 cái mút cũ T05+T80, giật lúc tập thì ko thấy khác biệt lắm đâu, nhưng vào đánh trận gặp ông nào phát bóng linh hoạt (lúc lên lúc xuống cùng 1 động tác), quả nào xoáy lên mà ko đọc được xoáy, bóng nó nhổng lên tầm gần 1m :). Bắt ngắn thì rất khó, rất căng thẳng khi đánh với người có quả phát hay. Như thế nếu ko thử mút khác, hoặc nghiên cứu 1 chút về bảo kiếm của mình, sẽ kết luận ngay kiếm của mình là 1 cây quá nảy, quá cứng ko thuần được. Nhưng vẫn cây TMB ZLC ấy, em dán 2 mặt Rhyzer 43+Limber V15, khác biệt thấy ngay lập tức, từ một con ngựa hoang chỉ thích nhảy nhót, cây vợt trở lên êm ái lạ thường, bóng đi cầu vồng cực kỳ an toàn, ko còn bị căng thẳng lúc đõ giao bóng nữa. Thế nên những ai mà dán ngay 2 mút mềm mà chưa thử 2 ông Ten ở trên thì lại khăng khăng cây TMB mềm, êm, ko cứng. Nên muốn so sánh một cốt cứng hay mềm với nhau, thì theo em phải thử trên cùng 1 loại mút, khi tư vấn hoặc review cho người khác, cảm nhận cốt ấy như thế nào cũng nên nói là đang đánh với mút gì :)
Do gần đây em chuyển chơi bắn trái gai nên không chơi được cốt mềm rung nữa.
Có điều với trình gà của em, em vẫn thấy là cốt mềm, nhún với mặt cứng xoáy thì giật chết/ giật xung cái bốp bóng nặng nhú dễ, chứ Cốt cứng, mặt mềm thì rất khó! Mà nếu đánh đôi, đủ tay đủ chân, đứng bao bồ xa bàn, mà có cơ hội đối giật lại thì cốt mềm, nhún mặt cứng nó phê pha hơn cốt cứng mặt mềm rất nhiều ạ.
Tuy nhiên mấy bữa rồi, sau khi quyết tâm (trước cứ thử 3-4 ngày rồi không đánh được, bán bỏ đi mấy mặt rồi; đợt rồi may nhờ dịch bị đi làm 3 tại chỗ, không có cơ hội đổi mặt cả tháng :D ), thì em đã đánh tạm tạm được Dignics với Super Jun và lấy lại được cảm giác thích trên.
Có lẽ, SJ là cốt cứng nhưng rất xoáy và Dignics tính năng nó khác Ten hẳn đi, thành ra được một phối hợp mới, sẽ dần dần không theo cái chỉ 2 phân loại như truyền thống nữa,
 
Last edited:

Lamberte

Trung Uý
Bác chia sẻ thêm giúp em 1 thông tin về cân nặng của cốt TMB ZLC bác đang chơi xíu để em có thêm dữ liệu với ạ. Bác cảm giác bảo đao của bác mềm hay cứng vậy?
Như ý của bác, nếu các bác chơi cốt Nhật: Butt, Yasaka, Nittaku,Darker, hoặc 1 số hãng nội địa Nhật cũng chơi như Stiga thì các bác có thể tham khảo trang https://tabletennis-reference.com sẽ thấy lời nhận xét cốt thường sẽ kèm theo mặt vợt thuận tay (FH), mặt vợt trái tay (BH) và cảm giác người ấy chơi combo đấy sẽ cảm nhận cảm giác cứng/mềm. Em hay dựa trên trang này + kinh nghiệm mấy bác chia sẻ trên diễn đàn.
View attachment 136882
Cây Boll của em là nặng 89g. TMB ZLC là cây mỏng, rung, với em thì nó là cảm giác hơi mềm, nhưng vẫn rất là nảy.
 

Lamberte

Trung Uý
Do gần đây em chuyển chơi bắn trái gai nên không chơi được cốt mềm rung nữa.
Có điều với trình gà của em, em vẫn thấy là cốt mềm, nhún với mặt cứng xoáy thì giật chết/ giật xung cái bốp bóng nặng nhú dễ, chứ Cốt cứng, mặt mềm thì rất khó! Mà nếu đánh đôi, đủ tay đủ chân, đứng bao bồ xa bàn, mà có cơ hội đối giật lại thì cốt mềm, nhún mặt cứng nó phê pha hơn cốt cứng mặt mềm rất nhiều ạ.
Tuy nhiên mấy bữa rồi, sau khi quyết tâm (trước cứ thử 3-4 ngày rồi không đánh được, bán bỏ đi mấy mặt rồi; đợt rồi may nhờ dịch bị đi làm 3 tại chỗ, không có cơ hội đổi mặt cả tháng :D ), thì em đã đánh tạm tạm được Dignics với Super Jun và lấy lại được cảm giác thích trên.
Có lẽ, SJ là cốt cứng nhưng rất xoáy và Dignics tính năng nó khác Ten hẳn đi, thành ra được một phối hợp mới, sẽ dần dần không theo cái chỉ 2 phân loại như truyền thống nữa,
Em thì chưa được thử dòng Dignics bao giờ, vì giá nó chát quá. Với lại một phần em thấy bảo Dignics còn nảy hơn cả Ten, nên em chưa nghĩ tới. Cây SJ em cũng chưa được thử luôn, cây Jun ZLC thì em đánh rồi, điểm rơi của nó sát vào cuối bàn hơn so với TMB. Theo bác @Trainee thì cây SZ với SJ thì cây nào dễ đánh và dễ phối mút hơn?
 

Trainee

Đại Tá
Em thì chưa được thử dòng Dignics bao giờ, vì giá nó chát quá. Với lại một phần em thấy bảo Dignics còn nảy hơn cả Ten, nên em chưa nghĩ tới. Cây SJ em cũng chưa được thử luôn, cây Jun ZLC thì em đánh rồi, điểm rơi của nó sát vào cuối bàn hơn so với TMB. Theo bác @Trainee thì cây SZ với SJ thì cây nào dễ đánh và dễ phối mút hơn?
SZ theo trường phái Koto đánh thẳng và chính xác, xu hướng đánh demi ôm bàn, em nghĩ thế.
SJ theo trường phái Limba bóng đi bén, xoáy vọt vòng cung, xu hướng lùi lại chút, tuy nhiên do nó cứng nên ôm bàn bắn trái gai như em thấy cũng ổn; Mặt khác thì dòng Super kiểm soát và lực tốt nên SZ bác lùi ra quăng vẫn ngon.
Tùy bác đánh rơ nào, quen gỗ ngoài nào thì chọn cây đó thôi, vì dòng Super chọn cây chuẩn thì kiểm soát nó tốt, tốc độ cao nhưng ổn định, kiểm soát tốt. (Cái khái niệm kiểm soát của em là ổn định, chuẩn chứ không phải là xịt xịt dễ vào bàn như một số bác hay nói chặn dễ vào bàn, không bắn mạnh thì là kiểm soát tốt)
Dignics nó theo một trường phái khác hẳn ạ, cho nên không nên so kiểu nảy, xoáy, ... với Ten.
 

VPSV

Đại Uý
Do gần đây em chuyển chơi bắn trái gai nên không chơi được cốt mềm rung nữa.
Có điều với trình gà của em, em vẫn thấy là cốt mềm, nhún với mặt cứng xoáy thì giật chết/ giật xung cái bốp bóng nặng nhú dễ, chứ Cốt cứng, mặt mềm thì rất khó! Mà nếu đánh đôi, đủ tay đủ chân, đứng bao bồ xa bàn, mà có cơ hội đối giật lại thì cốt mềm, nhún mặt cứng nó phê pha hơn cốt cứng mặt mềm rất nhiều ạ.
Tuy nhiên mấy bữa rồi, sau khi quyết tâm (trước cứ thử 3-4 ngày rồi không đánh được, bán bỏ đi mấy mặt rồi; đợt rồi may nhờ dịch bị đi làm 3 tại chỗ, không có cơ hội đổi mặt cả tháng :D ), thì em đã đánh tạm tạm được Dignics với Super Jun và lấy lại được cảm giác thích trên.
Có lẽ, SJ là cốt cứng nhưng rất xoáy và Dignics tính năng nó khác Ten hẳn đi, thành ra được một phối hợp mới, sẽ dần dần không theo cái chỉ 2 phân loại như truyền thống nữa,
Vậy chúc mừng Bác đã sử dụng được công năng của Dignics series.
Đúng như bác nói. Việc sử dụng cốt có độ đàn hồi kết hợp mặt cứng ở xa bàn rất ổn, bởi cảm giác giật tạo xoáy và lực với đòn quỹ đạo dài dễ hơn.

Mà các bác cũng sẽ đồng ý với em là nếu trái bóng không vào bàn, không đi như ý mình mong muốn thì đừng nói gì lực hay xoáy bởi lúc này lực hay xoáy vô nghĩa. Vậy ở đây mình sẽ có 2 công thức phối mặt với cốt cứng. Nếu ưu tiên sự kiểm soát, chúng ta có thể giảm độ cứng của lót (sponge). Còn lựa chọn 2 là, nếu các bác cần đường bóng nhanh, ác thì lựa chọn mặt trung bình cứng + thêm topsheet mỏng + 1 chút tacky (lựa chọn mút thế hệ mới Dignics VS Ten) sẽ bổ trợ phần nào để các bác có thể tập luyện làm bá chủ võ lâm với bóng 40+. :p
 

VPSV

Đại Uý
SZ theo trường phái Koto đánh thẳng và chính xác, xu hướng đánh demi ôm bàn, em nghĩ thế.
SJ theo trường phái Limba bóng đi bén, xoáy vọt vòng cung, xu hướng lùi lại chút, tuy nhiên do nó cứng nên ôm bàn bắn trái gai như em thấy cũng ổn; Mặt khác thì dòng Super kiểm soát và lực tốt nên SZ bác lùi ra quăng vẫn ngon.
Tùy bác đánh rơ nào, quen gỗ ngoài nào thì chọn cây đó thôi, vì dòng Super chọn cây chuẩn thì kiểm soát nó tốt, tốc độ cao nhưng ổn định, kiểm soát tốt. (Cái khái niệm kiểm soát của em là ổn định, chuẩn chứ không phải là xịt xịt dễ vào bàn như một số bác hay nói chặn dễ vào bàn, không bắn mạnh thì là kiểm soát tốt)
Dignics nó theo một trường phái khác hẳn ạ, cho nên không nên so kiểu nảy, xoáy, ... với Ten.
Sự cải thiện từ ZLC thành Super ZLC là có cái lý của nó đấy các bác ạ. Chỉ là bóng bàn cũng là 1 môn thể thao, và môn thể thao nào cũng dựa trên sự tập luyện thành thói quen... đã quen với ZLC thì đổi qua SZLC có thể nhiều bác sẽ không quen... nếu lựa chọn bắt đầu thì em sẽ chọn cấu trúc mới SZLC ạ.
 

D_Vercetti

Binh Nhì
Chủ đề hay quá ạ , vậy các chú cho cháu hỏi cây Stiga Clipper CR Non WRB bản chất là cứng hay mềm ạ , cháu tham khảo trang REVSPIN thì họ bảo cứng , nhưng cháu có tham khảo qua chỗ anh Linh Muối thì anh bảo đây là cốt mềm ạ , mong các chú cho cháu câu trả lời ạ
 

M.Hoang

Đại Tá
Chủ đề hay quá ạ , vậy các chú cho cháu hỏi cây Stiga Clipper CR Non WRB bản chất là cứng hay mềm ạ , cháu tham khảo trang REVSPIN thì họ bảo cứng , nhưng cháu có tham khảo qua chỗ anh Linh Muối thì anh bảo đây là cốt mềm ạ , mong các chú cho cháu câu trả lời ạ
cứng mềm có tính tương đối thôi b
 

Bình luận từ Facebook

Top