Cốt vợt bóng bàn - Sự định hướng lối đánh

Dũng Cửu

Đại Tá
Với kinh nghiệm của một vận động viên bóng bàn lâu năm, Dũng Cửu đã có những tìm hiểu, phân tích riêng của bản thân nhằm đúc rút những kĩ năng, lối đánh bóng bàn phù hợp dành cho tất cả mọi người, từ những người mới tập chơi cho tới những ai đang chơi ởcấp độ phong trào (nghiệp dư). Dựa trên những nghiên cứu đó, Dũng Cửu sẽ đưa ra những tư vấn thực sự phù hợp để người chơi bóng bàn có thể tựlựa chọn được cho mình những dụng cụbóng bàn từ cốt vợt, mặt vợt không chỉ phù hợp với sở thích, tuổi tác, thể lực của từng người mà trên hết là phải tương xứng với lối đánh của từng người chơi để đạt được hiệu quả cao nhất.

PHẦN I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC NỀN BÓNG BÀN TRÊN THẾ GIỚI

Xuất phát điểm của mỗi quốc gia trên thế giới là không giống nhau. Tùy vào điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau mà các vận động viên bóng bàn ở mỗi nước lại lựa chọn cho mình một trường phái, một lối đánh riêng. Vấn đề lựa chọn các sản phầm cốt vợt và mặt vợt là một yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tính thằng thua cho một trận đấu. Các hãng sản xuất dụng cụ dành riêng cho môn thể thao bóng bàn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tốn khá nhiều công sức cho việc tìm hiểu và nghiên cứu để cho ra những sản phẩm phù hợp với vô số lối chơi bóng của người chơi bóng bàn trên toàn thế giời. Sau đâu là những kĩ thuật đánh bóng của một số nước có môn thể thao bóng bàn phát triển hàng đầu:

1.Trung Quốc – nền bóng bàn số 1 thế giới

Triết lý tư duy của những người chơi bóng bàn ở Trung Quốc từ trước tới nay luôn là ''Lấy xoáy thắng lực". Biểu hiện cụ thể của tư tưởng này đó là các cú giật bóng của người Trung Quốc luôn đạt từ 80 đến max 130 vòng xoáy/1s, với cảm giác và khả năng tạo xoáy lớn như vậy bóng luôn thắng lực cản không khí tạo nên độ vòng cung rất lớn làm cho các cú giật của họ luôn có độ an toàn cao. Đây là một lợi thế giúp họ có thể khống chế được các điểm rơi trên khắp mặt bàn. Vận động viên bóng bàn của Trung Quốc luôn lấy sự khống chế đối phương làm nền tảng cho tính chiến thuật nên ngay từ những bước giao bóng và khống chế giao bóng họ luôn tiến lên trước một bậc về trình độ. Khả năng khống chế tuyệt vời kết hợp với những cú giật bóng xoáy lớn đã tạo nên sự vô cùng khó chịu cho đối phương trong khi thi đấu. Với lối đánh đó, họ luôn lựa chọn cho mình các dòng cốt mỏng thuần gỗ với độ rung cao kết hợp với mặt FH, đây là các dòng mặt cứng và tạo xoáy lớn với độ bám dính trên bề mặt tốt kết hợp cùng dòng mặt vợt bọt khí cho bên trái tay tạo độ ổn định cao và lực vọt tức thời lớn (như: HURICANE II, HURICANNE III, TG3). Bên cạnh đó có 1 số vận động viên sử dụng các dòng cốt Zhang zike sử dụng VISCARIA (ARYLATE CARBON). Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm nghiệm rõ ràng vì với các vận động viên được tập luyện từ nhỏ đến lớn đã quen với việc dùng các sản phẩm thuần gỗ nên việc chuyển sang sử dụng sợi các sản phẩm làm từ arylate carbon là một việc không hề dễ dàng.

2.Nhật Bản

Khi xem các vận động viên bóng bàn Nhật Bản như MIZUTANIJUN , KOKI NAWA, KENTA ,… chúng ta có cảm giác như triết lý bóng bàn của người Nhật là “Lấy thủ làm công”.Họ luôn hạn chế giảm nhịp độ,triệt xoáy đến mức tối đa với lối đánh chuẩn, tính chiến thuật cao, kết hợp sự khéo léo dùng những cú giật đờ mi dứt điểm gây mất phản xạ cho đối phương ở khoảng cách gần. Người Nhật có thể thấy rõ nếu muốn thi đấu đối kháng với các VDV Trung Quốc họ phải sử dụng cốt vợt mềm đến trung bình kết hợp sợi tổng hợp carbon (arylate,zilon) để tăng độ ổn định trên khắp bề mặt cốt vợt kết hợp với các loại mút bọt khí cứng (TENERGY 05,80) có độ dày từ 1,7 mm đến max 1,9 mm để họ phát huy tối đa độ khéo léo, triệt xoáy và hãm lực trong các pha giật của các vận động viên Trung Quốc, đồng thời tránh đi những pha đối giật liên tục. Họ thay đổi đấu pháp với những pha dứt điểm giật đờ mi trên bàn rất chuẩn xác và nhanh với sự hỗ trợ mặt mút mỏng độ ôm ma sát thẩm thấu ăn thẳng và cốt vợt và sự ổn định rất cao, đáng kể có vận động viên Kenta có những giải đấu sử dụng mặt 1,7 mm.

So với các vận động viên của các nước Châu Âu thì thể hình và chiều cao khiêm tốn của người Châu Á nói chung và người Nhật Bản nói riêng cũng là một điểm khá bất lợi. Tuy nhiên, khi thi đấu đối kháng với người Châu Âu thì các vận động viên Nhật Bản luôn chủ động phòng thủ điểm rơi hạn chế lực đến mức thấp nhất để giảm khả năng phát lực của các vận động viên Châu Âu, họ chọn phương án đánh ôm bàn, giảm nhịp độ trận đấu trong các pha phòng thủ và kết thúc dứt điểm nhanh với các pha đờ mi trên bàn. (tất nhiên trừ Mizutanizun anh này phòng thủ xa bàn với những pha trả xoáy lại giật đối phương)

3.Đức và các nước Châu Âu

Nhìn chung các vận động viên Châu Âu có lối đánh thiên về lực với nền tảng thế lực ,cổ tay khỏe nên lựa chọn của họ thường là các dòng cốt cứng (có carbon) hoặc các dòng cốt thuần gỗ từ trung bình đến trung bình cứng kết hợp mặt mềm đến trung bình. Cùng với đó cũng có một số ít các vận động viên dụng dòng sản phẩm mặt cứng.

Với cánh tay và cổ tay khỏe người Châu Âu thường sử dụng mặt vợt mềm để tăng tốc độ quả giật bóng nhanh gây mất phản xạ cho đối phương; mặt mềm còn hỗ trợ cho việc tăng cảm giác và độ khéo léo cho các vận động viên. Một số các vận động viên Châu Âu hiện cũng đang sử dụng các dòng mặt trung bình cứng đến cứng nhưng đa số vẫn là các dòng mặt mềm thiên về tốc độ.

4.Việt Nam – sự khác biệt về phong cách bóng bàn ở hai miền đất nước

Miền Nam: Với người chơi phong trào ở Miền Nam họ sử dụng ít các dòng cốt CARBON thuộc dòng tamca500 cứng và dày trên 7,1 mm như SADIUS,schlarger.Lựa chọn của các vận động viên trong Namthiên về sử dụng các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon và độ mỏng dưới 7,1mm. Chính sự lựa chọn này đã làm cho các vận động viên trong Nam phát triển khả năng kĩ thuật cùng với phong cách thi đấu khá đẹp mắt trong lối đánh, cộng thêm đánh rất đồng đều trái phải và công thủ toàn diện đã tạo nên thế mạnh đặc trưng cho giới bóng bàn Miền Nam.

Miền Bắc:

+ Đại đa số người chơi bóng bàn ở ngoài Bắc ưa thích sử dụng các dòng cốt tamca 5000 như: SADIUS (xạ điêu), GERGELY ANPHA... có độ siêu cứng và độ dày cao 7,1mm nên tạo nên cho họ lối đánh thiên về tốc độ. Vì bản thân cốt vợt cứng làm cho người chơi khó khống chế nên lựa chọn kết hợp với các dòng sản phẩm mặt vợt mềm đã tạo sự định hướng cho hầu hết tất cả giới bóng bàn nghiệp dư ở Miền Bắc. Điều này đã làm cho kĩ thuật đánh bóng của người dân Miền Bắc thiên về tốc độ mà liệt về bên trái, nhất là những quả giật trái và chặn trái giảm lực.Từ kỹ thuật không được rèn luyện một cách bài bản cộng thêm việc lựa chọn cốt vợt có tốc độ quá cao và nhanh nên khả năng khống chế bước 1: giao bóng & đỡ giao bóng; bước 2 - Giật bóng & chặn bóng cho đến bước 3 giật phát động tấn công xoáy xuống & chặn bóng xoáy xuống đều rất kém.

+ Với người chơi phong trào chúng ta nên lùi 1 bước và tiến 3 bước, lựa chọn các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon có độ rung kết hợp với mặt trung bình cứng đến cứng cho bên FH (đây là xu hướng chung của bóng bàn hiện đại & thế giới) để dễ dàng cảm nhận tăng khả năng tạo xoáy dễ dàng khống chế điểm rơi, giảm nhịp trận đấu để tập Bước 1: Giao bóng xoáy hơn & điểm rơi ngắn dài dễ tập luyện hơn, khống chế giao bóng ít bị ăn xoáy và hãm lực tốt hơn để hạn chế đối phương tung ra cú dứt điểm ngay.

Bước 2: Giật bóng xoáy xuống với độ xoáy cao và điểm rơi biến hóa trên mặt bàn để tạo tiền đề cho quả sau dứt điểm với độ xoáy cao quả giật bóng sẽ rất an toàn với độ vòng cung lớn để thắng lực cản không khí người chơi dễ dàng khống chế điểm rơi tạo độ biến hóa quả giật bóng tấn công có độ ngắn và dài trên khắp mặt bàn. Chặn bóng dễ dàng triệt xoáy giảm lực trận đấu để có thể dễ dàng đưa ra các phương án chiến thuật khi phòng thủ giảm lực hoặc tăng lực.

+ Với người chơi phong trào của Nhật hiện nay khi chơi bóng bàn họ rất chú ý đến bước 1, 2, 3 nên họ luôn chọn cho mình các dòng cốt mỏng sợi tổng hợp carbon kết hợp các dòng mặt từ 1,7 mm đến 1,9 mm để khống chế giao bóng và phòng thủ bền chọn tình huống để phản công với điểm rơi biến!

Bài viết còn dài và hiện Dũng Cửu đang trong quá trình nghiên cứu & hoàn thiện viết tiếp!Các bạn vui lòng không trích dẫn !Xin chân thành cảm ơn!
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Bài viết hay và hứa hẹn sẽ rất hay, nhưng em mới đọc được một nửa thì phải thở lấy hơi, tranh thủ comment mấy dòng này để cảm ơn bác :D
 

manh_gai

Trung Sỹ
Lối hành văn của chủ topic luyến thoắng quá, người đọc khó chịu. Từ dấu chấm đến dấu phảy, liên từ nối câu.... loạn xì ngậu làm cho nội dung ý này đá ý kia. Đề nghị chủ thớt viết cẩn thận lại, suy nghĩ chậm lại cho anh em dễ đọc.
 

Dũng Cửu

Đại Tá
Lối hành văn của chủ topic luyến thoắng quá, người đọc khó chịu. Từ dấu chấm đến dấu phảy, liên từ nối câu.... loạn xì ngậu làm cho nội dung ý này đá ý kia. Đề nghị chủ thớt viết cẩn thận lại, suy nghĩ chậm lại cho anh em dễ đọc.
Em đang nổi hứng để viết và hơi bận chút về công việc !e sẽ chỉnh sửa lại cách hành văn sau 1 tuần bác thông cảm!Thanks bác đã dành time đọc ! :)
 
Last edited:

nvdu574

Thượng Tá
Bài viết có sự nghiên cứu riêng Dũng Cửu hy vọng qua bài viết này người chơi bóng bàn phong trào (nghiệp dư) người mới chơi có thể tùy sở thích,tuổi tác ,thể lực có thể tự chọn cho mình cốt vợt phù hợp với điều kiện về kinh tế và sức khỏe!


Tổng quát chung với các nền bóng bàn thế giới:


* Với mỗi một đất nước luôn có những trường phái, lối đánh khác nhau kết hợp với cốt vợt và mặt vợt của nhiều hãng bóng bàn để họ tạo cho những VĐV có phong cách, kỹ thuật phù hợp với từng dòng mặt vợt,cốt vợt mà các chuyên gia các hãng bóng bàn tư vấn và tài trợ nên tất nhiên trong công tác định hướng huấn luyện, tư duy, phương pháp huấn luyện, chiến thuật và kỹ thuật là khác nhau điều này nên hiển nhiên các bài tập của HLV từng quốc gia tiêu biểu ở đây là các trường phái của các nền bóng bàn lớn trên thế giới :


1) Trung Quốc nền bóng bàn số 1 thế giới : Với triết lý tư duy lấy '' Xoáy thắng lực"" với các cú giật bóng luôn đạt từ 80 đến max 130 vòng xoáy/1s ,với cảm giác và khả năng tạo xoáy lớn vậy bóng luôn thắng lực cản không khí tạo độ vòng cung rất lớn làm cho các cú giật luôn có độ an toàn rất cao và họ khống chế được các điểm rơi trên khắp mặt bàn! VDV Trung Quốc Lấy sự khống chế đối phương làm nền tảng cho tính chiến thuật nên ngay từ các bước 1 giao bóng và khống chế giao bóng họ luôn đi trên nền bóng bàn các nước 1 bậc về trình độ, khả năng khống chế tuyệt vời kết hợp với những cú giật bóng xoáy lớn, cùng với đội ngũ trong tuyển quốc gia với nhiều VDV có lối đánh khác nhau tạo sự khó chịu cho đối phương lên họ luôn chọn cho mình các dòng cốt mỏng thuần gỗ với độ rung cao kết hợp với mặt FH là các dòng mặt cứng và tạo xoáy lớn với độ bám dính trên bề mặt tốt kết hợp các dòng mặt bọt khí cho bên trái tay tạo độ ổn định cao và lực vọt tức thời lớn ( HURICANE II,HURICANNE III,TG3) tất nhiên có 1 số vdv sử dụng các dòng cốt vd Zhang zike sử dụng VISCARIA (ARYLATE CARBON) nhưng điều này chưa đc kiểm nghiệm rõ ràng vì với các vdv sử dụng và tập luyện từ nhỏ đến lớn dùng thuần gỗ không dễ dàng gì để chuyển sang sử dụng sợi arylate carbon!


2) Nhật Bản

Xem các VDV bóng bàn Nhật Bản như MIZUTANIJUN , KOKI NAWA, KENTA ,, cảm giác như triết lý bóng bàn của người Nhật lấy thủ làm công họ luôn hạn chế giảm nhịp độ,triệt xoáy đến mức tối đa với lối đánh chuẩn, tính chiến thuật cao, kết hợp sự khéo léo dùng những cú giật đờ mi dứt điểm gây mất phản xạ cho đối phương trong khoảng cách gần! Người Nhật có thể thấy rõ nếu muốn thi đấu đối kháng với các VDV Trung Quốc họ phải sử dụng cốt vợt mềm đến trung bình kết hợp sợi tổng hợp carbon(arylate,zilon) tăng độ ổn định trên khắp bề mặt cốt vợt kết hợp với các loại mút bọt khí cứng(TENERGY 05,80) có độ dày từ 1,7 mm đến max 1,9 mm để họ phát huy tối đa độ khéo léo, triệt xoáy và hãm lực trong các pha giật của các VDV TQ tránh đi những pha đối giật liên tục!Họ thay đổi đấu pháp với những pha dứt điểm giật đờ mi trên bàn rất chuẩn xác và nhanh với sự hỗ trợ mặt mút mỏng độ ôm ma sát thẩm thấu ăn thẳng và cốt vợt và sự ổn định rất cao, đáng kể có VDV kenta có những giải đấu sử dụng mặt 1,7 mm! Với các vdv Nhật có thể hình và chiều cao ở mức khiêm tốn đây cũng là cách họ khắc chế người châu âu có nền tảng thể lực và chiều cao hơn mình rất nhiều! Khi thi đấu đối kháng với người châu âu họ luôn chủ động phòng thủ điểm rơi hạn chế lực đến mức thấp nhất giảm khả năng phát lực của các vdv Châu Âu có nền tảng thế hình tốt họ chọn phương án đánh ôm bàn , giảm nhịp độ trận đấu trong các pha phòng thủ và kết thúc dứt điểm nhanh với các pha đờ mi trên bàn! ( tất nhiên trừ mizutanizun anh này phòng thủ xa bàn với những pha trả xoáy lại giật đối phương)


3)Đức và các nước Châu âu

Nhìn chung các vdv Châu Âu có lối đánh thiên về lực với nền tảng thế lực ,cổ tay khỏe họ hay chọn các dòng cốt cứng ( có carbon) hoặc các dòng cốt thuần gỗ từ trung bình đến trung bình cứng kết hợp mặt mềm đến trung bình cũng có 1 số vđv sử dụng mặt cứng nhưng rất ít!

Với cánh tay và cổ tay khỏe người châu âu sử dụng thường là mặt mềm để tăng tốc độ quả giật bóng nhanh gây mất phản xạ cho đối phương với mặt mềm hỗ trợ tăng cảm giác và độ khéo léo cho các VĐV!

- Một số các VDV Châu Âu hiện cũng theo nhiều trường phái và cũng rất nhiều VDV hiện đang sử dụng các dòng mặt trung bình cứng đến cứng nhưng đa số vẫn là các dòng mặt mềm thiên về tốc độ!

** Chúng ta hãy nói đến bóng bàn nghiệp dư Việt Nam và phân ra phong cách 2 miền :

Miền Nam :
Với người chơi phong trào miền nam họ sử dụng ít các dòng cốt CARBON của dòng tamca500 cứng và dày trên 7,1 mm như SADIUS,schlarger các VDV trong nam dễ thay đổi hơn và nhiều trường phái lựa chọn đa số các vdv trong nam sử dụng các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon và độ mỏng dưới 7,1mm nên khả năng phát triển kỹ thuật và phong cách thi đấu giầu kỹ thuật khá đẹp mắt trong lối đánh hầu như các vdv trong nam đánh rất đồng đều trái phải và công thủ toàn diện!

Miền bắc :
+ Đại đa số người bắc ưa thích sử dụng các dòng cốt tamca 5000 như : SADIUS ( xạ điêu) .GERGELY ANPHA... có độ siêu cứng và độ dày cao 7,1mm nên đa số người sử dụng hầu như thiên về tốc độ vì cốt cứng rất khó người sử dụng có thể khống chế các dòng mặt cứng thiên về tạo xoáy nên toàn sử dụng mặt mềm nên sự định hướng này hầu như tất cả nghiệp dư miền bắc thiên đều thiên về tốc độ liệt về bên trái nhất là giật trái và chặn trái giảm lực đây là điều hết sức hạn chế cho sự định hướng để người chơi có thể phát triển về trình độ & kỹ thuật lâu dài vì đa số người chơi phong trào hầu như là những công chức ,những người chơi từ lứa tuổi 30 đổ lên với nền tảng thể lực kém ,kỹ thuật không được tập bài bản lại chọn cho mình cốt vợt có tốc độ quá cao và nhanh nên khả năng khống chế bước 1 :giao bóng & đỡ giao bóng đến bước 2 - Giật bóng & chặn bóng đến bước 3 giật phát động tấn công xoáy xuống & chặn bóng xoáy xuống đều rất kém vì dễ bị ăn xoáy + lực nên không khống chế được xoáy & lực mà trong bóng bàn hiểu về xoáy là điều rất quan trọng vì đa số các pha bóng trong bóng bàn đều liên quan đến xoáy !

+ Với người chơi phong trào chúng ta nên lùi 1 bước và tiến 3 bước nên chọn các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon có độ rung kết hợp với mặt trung bình cứng đến cứng cho bên FH (đây là xu hướng chung của bóng bàn hiện đại & thế giới) để dễ dàng cảm nhận tăng khả năng tạo xoáy dễ dàng khống chế điểm rơi , giảm nhịp trận đấu để tập bước 1 : Giao bóng xoáy hơn & điểm rơi ngắn dài dễ tập luyện hơn , khống chế giao bóng ít bị ăn xoáy và hãm lực tốt hơn để hạn chế đối phương tung ra cú dứt điểm ngay!
Bước 2 : Giật bóng xoáy xuống với độ xoáy cao và điểm rơi biến hóa trên mặt bàn để tạo tiền đề cho quả sau dứt điểm với độ xoáy cao quả giật bóng sẽ rất an toàn với độ vòng cung lớn để thắng lực cản không khí người chơi dễ dàng khống chế điểm rơi tạo độ biến hóa quả giật bóng tấn công có độ ngắn và dài trên khắp mặt bàn ! Chặn bóng dễ dàng triệt xoáy giảm lực trận đấu để có thể dễ dàng đưa ra các phương án chiến thuật khi phòng thủ giảm lực hoặc tăng lực!
+ Với người chơi phong trào của Nhật hiện nay khi chơi bóng bàn họ rất chú ý đến bước 1,2,3 nên họ luôn chọn cho mình các dòng cốt mỏng sợi tổng hợp carbon kết hợp các dòng mặt từ 1,7 đến 1,9 mm để khống chế giao bóng và phòng thủ bền chọn tình huống để phản công với điểm rơi biến hóa trên mặt bàn để tạo ra nhiều pha bóng đi lại để phát triển kỹ năng và hoàn thiện kỹ thuật trong trận đấu ( động tác và tiếp xúc bóng trong trận đấu sẽ biến thiên liên tục để phù hợp xoáy, lực bóng và không gian bóng ở đây là độ cao - thấp - ngắn dài trên mặt bàn) tư duy chiến thuật , sự tập chung sự bản lĩnh & lì lợm trong từng pha bóng !
+ Với người chơi phong trào Trung Quốc triết lý '' Lấy xoáy thắng lực '' tư duy đó hình thành lối đánh họ luôn muốn làm chủ ở khả năng tạo xoáy và triệt xoáy khi phòng thủ để khống chế đối phương, kỹ năng phòng thủ & tấn công tạo sự biến thiên liên tục giữa lực và xoáy kết hợp điểm rơi lúc ngắn dài làm cho đối phương khó điều chỉnh nhịp độ + biên độ mặt vợt liên tục phải xoay sở rất dễ dàng bị lỗi sơ hở trong từng pha bóng kể cả trong chuyên nghiệp với các vdv chuyên nghiệp họ tập luyện và thi đấu cả trái và phải đều tạo xoáy lớn với điểm rơi đa dạng và có 1 điều vdv chuyên nghiệp nhẹ nhất Việt Nam cũng tạo lực mạnh nhất khi sang Trung Quốc tập huấn!
* Vậy ở đây đa số với người chơi phong trào có thể lực yếu , độ tuổi đi tập bóng bàn xấp xỉ khoảng 25 đổ lên chọn cho mình các dòng cốt cứng kết hợp mặt mềm trong khi kỹ thuật còn hạn chế , phản xạ chậm, cảm giác bóng kém, chưa phân biệt được được chiều xoáy lại sử dụng cốt vợt có tốc độ cao + mặt mềm rất khó để khống chế , hiểu để cảm nhận độ xoáy và chặn bóng lực phát ra nhanh đòi hỏi người chơi phải phản xạ nhanh di chuyển tức thời sẽ rất mất time để tập luyện và thi đấu đối kháng khó đạt đươc hiệu quả cao!
+ Với người mới chơi chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống , gần như trong 2 năm đầu trong thi đấu đối kháng toàn gặp đối thủ trên cơ lên quan trọng nhất ở khả năng hiểu được xoáy để giao bóng có xoáy với điểm rơi thấp so với lưới và chặn bóng được bền + nhiều để tăng khả năng phản xạ ,phán đoán tình huống , phát triển tư duy ,kinh nghiệm trận mạc!


( Bài viết chưa hoàn thiên thể hiện sự nghiên cứu riêng của mình có chỉnh sửa trong quá trình nghiên cứu vui lòng các bạn không trích dẫn :) )
Có 1 điều chú Dũng nói a chưa hiểu lắm
Đó là xoáy và lực, muốn tạo xoáy cần lực ko đi qua tâm bóng. Xoáy càng nhiều thì lực càng phải lớn (lực mạnh mới tạo xoáy nhiều, đồng thời bóng phải đến bàn đối phương)
Làm gì có chuyện vđv loại thấp mà tạo lực lớn hơn vđv TQ được.
Chắc là chú muốn nói đến đường bóng căng, thẳng của vđv đó, lực không mạnh nhưng chỉ hơi lệch tâm tạo đường bóng căng, do độ xoay ít, đường vòng cung thấp tỷ lệ bóng tốt thấp
 

fan_ars

Trung Uý
Theo e thì giật trái với kê trái dc hay ko là do kỹ thuật chứ cốt chỉ là 1vấn đề ko lớn lắm, các bác trên 30 chơi sar ko đánh dc trái là do ko chịu thay đổi thôi chứ nếu có thời gian để tập thì vẫn bắn trái, kê trái bình thường
 

Dũng Cửu

Đại Tá
Có 1 điều chú Dũng nói a chưa hiểu lắm
Đó là xoáy và lực, muốn tạo xoáy cần lực ko đi qua tâm bóng. Xoáy càng nhiều thì lực càng phải lớn (lực mạnh mới tạo xoáy nhiều, đồng thời bóng phải đến bàn đối phương)
Làm gì có chuyện vđv loại thấp mà tạo lực lớn hơn vđv TQ được.
Chắc là chú muốn nói đến đường bóng căng, thẳng của vđv đó, lực không mạnh nhưng chỉ hơi lệch tâm tạo đường bóng căng, do độ xoay ít, đường vòng cung thấp tỷ lệ bóng tốt thấp
ở đây anh đọc lại em nói vd là các vdv chuyên nghiệp nhé!Đây là điều rất bình thường nếu anh đã từng tiếp xúc với các vdv quốc gia hoặc các tỉnh Hải Dương ,Quân đội ,Hà Nội thì sang Trung Quốc các vdv Trung Quốc từ tập luyện đến thi đấu đều giật rất xoáy và chuẩn và gần như đến 99% là sử dụng các dòng cốt thuần gỗ mỏng với độ cứng trung bình rất rung họ chỉ giật mạnh khi đối phương chặn bóng bị bật cao khỏi lưới hoặc khống chế giao bóng lỗi sẽ tung cú dứt điểm hết tay ( Quăng giật) với các vdv Việt Nam thường trọng về phát lực cả trong tập luyện và thi đấu nên gần như về lực các vdv chúng ta tập luyện và thi đấu đều áp đảo :) ở phần này em sẽ chú thích thêm để mọi người đọc cho dễ hiểu :D
 

Dũng Cửu

Đại Tá
Theo e thì giật trái với kê trái dc hay ko là do kỹ thuật chứ cốt chỉ là 1vấn đề ko lớn lắm, các bác trên 30 chơi sar ko đánh dc trái là do ko chịu thay đổi thôi chứ nếu có thời gian để tập thì vẫn bắn trái, kê trái bình thường
Với sadius thì chỉ những vdv có năng khiếu và tập từ nhỏ hoặc các vdv nghiệp dư được đầu tư tập luyện từ nhỏ và tương đối bài bản mới có thể giật trái trong thi đấu ( ở đây ko nói đến yếu tố tập luyện vì tập thì bóng 1 chiều xoáy và ổn định về lực , độ cao , điểm rơi) với dòng cốt có cán đặc, nặng và dầy như sadius đòi hỏi cổ tay phải khỏe , khả năng thu về và xoay chuyển chậm , độ tạo xoáy ít lực phát ra nhanh đòi hỏi động tác + sự thu ra thu về của động tác tấn công rất nhanh! Với lực nhanh vậy đòi hỏi chân cũng phải di chuyển liên tục để thế đứng vững vì bên trái phải di chuyển đủ người mới có thể giật trái với lực mạnh với độ an toàn cao được nên điều này gần như là không thể với các vdv phong trào đi tập bóng bàn muộn trừ 1 số người chơi có tố chất thể thao trong các muôn như đá bóng ,tennis,cầu lông ..chuyển sang tập bóng bàn ! :) hoặc nếu có thể làm được phải tập luyện khá nghiêm túc với cường độ cao có huấn luyện viên tốt để tập luyên trong 2 đến 3 năm! ở đây ý em nói là giật trái để ứng dụng trong thi đấu nhé :) Nhưng kể cả có được tập bài bản thì cũng là điều hơi bất khả thi vì rất ít người chơi có thể ứng dụng được khi sử dụng cốt như sadius vì với em sadius này hầu như là moi xoáy 1 + đấm trái là chính :D
 
Last edited:

fan_ars

Trung Uý
Với sadius thì chỉ những vdv có năng khiếu và tập từ nhỏ hoặc các vdv nghiệp dư được đầu tư tập luyện từ nhỏ và tương đối bài bản mới có thể giật trái trong thi đấu ( ở đây ko nói đến yếu tố tập luyện vì tập thì bóng 1 chiều xoáy và ổn định về lực , độ cao , điểm rơi) với dòng cốt có cán đặc, nặng và dầy như sadius đòi hỏi cổ tay phải khỏe , khả năng thu về và xoay chuyển chậm , độ tạo xoáy ít lực phát ra nhanh đòi hỏi động tác + sự thu ra thu về của động tác tấn công rất nhanh! Với lực nhanh vậy đòi hỏi chân cũng phải di chuyển liên tục để thế đứng vững vì bên trái phải di chuyển đủ người mới có thể giật trái với lực mạnh với độ an toàn cao được nên điều này gần như là không thể với các vdv phong trào đi tập bóng bàn muộn trừ 1 số người chơi có tố chất thể thao trong các muôn như đá bóng ,tennis,cầu lông ..chuyển sang tập bóng bàn ! :) hoặc nếu có thể làm được phải tập luyện khá nghiêm túc với cường độ cao có huấn luyện viên tốt để tập luyên trong 2 đến 3 năm! ở đây ý em nói là giật trái để ứng dụng trong thi đấu nhé :) Nhưng kể cả có được tập bài bản thì cũng là điều hơi bất khả thi vì rất ít có thể ứng dụng được khi sử dụng cốt như sadius vì với em này hầu như là moi xoáy 1 + đấm trái là chính :D
Sar trái e đang chơi palio bltiz, trái chủ yếu là vẩy quả phát với đôi công thôi, còn lại đấm với kê điều là chính chứ giật bóng xoáy thì thi thoảnh thôi :p:p:D
 

hoangiang11

Trung Uý
ở đây anh đọc lại em nói vd là các vdv chuyên nghiệp nhé!Đây là điều rất bình thường nếu anh đã từng tiếp xúc với các vdv quốc gia hoặc các tỉnh Hải Dương ,Quân đội ,Hà Nội thì sang Trung Quốc các vdv Trung Quốc từ tập luyện đến thi đấu đều giật rất xoáy và chuẩn và gần như đến 99% là sử dụng các dòng cốt thuần gỗ mỏng với độ cứng trung bình rất rung họ chỉ giật mạnh khi đối phương chặn bóng bị bật cao khỏi lưới hoặc khống chế giao bóng lỗi sẽ tung cú dứt điểm hết tay ( Quăng giật) với các vdv Việt Nam thường trọng về phát lực cả trong tập luyện và thi đấu nên gần như về lực các vdv chúng ta tập luyện và thi đấu đều áp đảo :) ở phần này em sẽ chú thích thêm để mọi người đọc cho dễ hiểu :D
chú nói vậy a vẫn chưa hiểu lắm! phát lực mạnh ăn bóng mỏng thì bóng càng xoáy mạnh chứ!!! nói như chú thì vđv VN ăn đứt rồi còn gì....
như nvdu574 hỏi thì chú Dũng phải giải thích kỹ hơn rồi mọi ng mới hiểu hết dc
 

Trainee

Đại Tá
chú nói vậy a vẫn chưa hiểu lắm! phát lực mạnh ăn bóng mỏng thì bóng càng xoáy mạnh chứ!!! nói như chú thì vđv VN ăn đứt rồi còn gì....
như nvdu574 hỏi thì chú Dũng phải giải thích kỹ hơn rồi mọi ng mới hiểu hết dc

Phát lực mạnh, ăn bóng mỏng thì bóng càng xoáy >> nếu vậy thì e đánh với lực cử tạ, độ mỏng cỡ giấy lụa thì xoáy chiu chíu à :D. Em nghĩ xoáy còn liên quan tới nén & bật mặt vợt nữa, không đơn thuần chỉ có ma sát, quan niệm xa xưa.
 

hoangiang11

Trung Uý
Phát lực mạnh, ăn bóng mỏng thì bóng càng xoáy >> nếu vậy thì e đánh với lực cử tạ, độ mỏng cỡ giấy lụa thì xoáy chiu chíu à :D. Em nghĩ xoáy còn liên quan tới nén & bật mặt vợt nữa, không đơn thuần chỉ có ma sát, quan niệm xa xưa.
thế mới nói VN có cửa để luyện bóng chắc là chưa ăn dc bóng mỏng hay chưa có cốt và mặt ngon
 

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
chú dũng cho cháu hỏi, chơi vợt dọc cháu kết hợp FH mặt mút, BH mặt gai có được không chú, BH nên để mặt gai lùn tấn công hay gai dài phòng thủ ah?
Vợt dọc không nên chơi gai thủ thường vợt dọc nếu muốn lên nhanh chơi gai công cho FH nhưng phải mua gai dòng bọt khí , chân ngắn tạo ma sát có thể giật được , bạt được trái đánh mút !
nếu chơi mút fh nên chọn loại gai tấn công 1, 9mm dán BH dán ngang hình thoi để chặn tụt , khống chế giao bóng biến thiên lực , xoáy hỗ trợ cho bên FH dứt điểm :)
 

NguyenDucHiep

Thượng Sỹ
Vợt dọc không nên chơi gai thủ thường vợt dọc nếu muốn lên nhanh chơi gai công cho FH nhưng phải mua gai dòng bọt khí , chân ngắn tạo ma sát có thể giật được , bạt được trái đánh mút !
nếu chơi mút fh nên chọn loại gai tấn công 1, 9mm dán BH dán ngang hình thoi để chặn tụt , khống chế giao bóng biến thiên lực , xoáy hỗ trợ cho bên FH dứt điểm :)
chú cho cháu biết mấy loại gai công dòng bọt khí với, cháu chỉ biết có 729 802, tsp specto. Không biết 2 loại này có phải dòng bọt khí không ạ?
 

ducnm

Đại Tá
bạm thông cảm cho chủ topic đi, không quen hành văn chém gió ^^! Quan trọng là hiểu được ý muốn diễn đạt của chủ thớt thôi nhỉ.
Lối hành văn của chủ topic luyến thoắng quá, người đọc khó chịu. Từ dấu chấm đến dấu phảy, liên từ nối câu.... loạn xì ngậu làm cho nội dung ý này đá ý kia. Đề nghị chủ thớt viết cẩn thận lại, suy nghĩ chậm lại cho anh em dễ đọc.
 

Bình luận từ Facebook

Top