Chức năng của phản hồi trong cốt vợt

VPSV

Đại Uý
Dear các bác, anh, chị, em bongban.org.
Hôm nay thành phố được mở lại CLB bóng bàn, nhưng các bác vẫn chưa dám xông pha ra nhiều vì sợ em Cô-vi. Thui thì cũng trong không khí mừng vui mình góp 1 bài chia sẻ về sự "run rẩy" trong bóng bàn hiện đại.

Trong bài "Thảo Luận Cốt Vợt Rung - Xu Thế Bóng Bàn Hiện Đại Trong Thập Kỷ Qua" của 1 thành viên cũng rất nổi của diễn đàn bongban.org là Mr. Dũng Cửu (cũng xin gởi lời cảm ơn vì những thông tin thú vị từ bác Dũng). Khi đọc xong, mình gom lại 1 kết luận về xu hướng bóng bàn hiện đại hướng giảm đi những cú bạt thuận tay, mở ra những cú giật bám xoáy, những cú flick cả 2 càng đẹp mắt, tạo sự đa dạng hơn chiến thuật trong thi đấu. Từ đó kéo theo các nhà sản xuất làm cốt mỏng đi để bám xoáy hơn nhưng cũng từ đó rung hơn.

Mỏng thì mình rất khoái, cầm cốt Innerforce Layer ALC +/- 5.8 li (mm) múa may, quay cuồng trái phải dễ dàng hơn cốt dầy >7 li như Yinhe T11+. Nhưng khổ nỗi mỏng thì rung, mỏng mà cốt càng cứng thì càng rung nhiều :eek::eek::eek:... thế câu hỏi mình đang vương vấn là: Cốt rung nhiều là bất lợi kèm theo do đặc tính của gỗ hay vẫn là lợi thế bắc buộc phải có của vũ khí cho người chơi rơ bóng bàn hiện đại?

water vibration.png


Lục lọi trên các diến đàn thế giới, mình tìm được 1 bài liên quan tích phân cái vụ rung/rần này nên dịch lại để làm mồi nhắm cùng cả nhà mình ạ;
(chưa vô bài mà hết 1 lon bia rồi các bác ạ)
Mình đại khái dịch 99% nguyên văn, 1% thoát nghĩa cộng thêm thắt vài chỗ để đọc cho xuôi chèo mát máy . Trước khi dịch cũng gửi lời cảm ơn đến tác giả là Mr. Kees của diễn đàn Ooakforum.com.
(Link gốc tiếng Anh ở đây: https://ooakforum.com/viewtopic.php?f=43&t=18107)

Bài có tựa "Chức Năng Của Phản Hồi Trong Cốt Vợt".


Chức năng của phản hồi trong cốt vợt.
Tính năng phản hồi của cốt được gọi là “cảm nhận” (feeling) hoặc “chạm” (touch) và đôi khi gán trực tiếp làm độ “linh hoạt”. Người ta thường cho rằng các cốt vợt linh hoạt với cảm nhận hoặc cảm giác chạm tốt sẽ giúp người chơi dễ dàng đánh bóng chuẩn hơn, cải thiện chất lượng các cú đánh - và thực tế đúng như vậy, nhưng vấn đề không đơn giản dừng lại ở đó.

1/ “Cảm nhận”
“Cảm nhận” hoặc “chạm” là những gì các cơ và dây thần kinh nơi bàn tay cầm nắm cán vợt cảm nhận được những rung động ở đầu cốt vợt do tác động của quả bóng khi nó tiếp xúc với mặt cao su. Những rung động này truyền tải thông tin về tốc độ và độ xoáy của bóng, bao gồm cảm nhận tốc độ và độ xoáy bóng do đối thủ đưa sang cũng như tốc độ và độ xoáy là kết quả của việc bản thân ta thực hiện cú đánh. Tốc độ quả bóng được não đọc qua “cường độ” của dao động/độ rung (như độ cao của sóng gợn khi thảy 1 viên đá vào 1 mặt hồ lặng nước) . Độ xoáy được cảm nhận thông qua cách rung động được truyền vào cốt, một quả bóng sẽ cảm thấy “xoáy nặng” nếu độ xoáy là nhiều, được cảm nhận thông qua những biến đổi khi các rung động của lực/tốc độ của bóng truyền vô cốt khi tiếp xúc với cao su; ví dụ dễ hiểu là: người chơi hiểu “tạo bóng xoáy tốt hay không”= bộ não cảm là “chân gai của mặt topsheet bị biến dạng cong hay không, cong nhiều hay ít”. (Nếu mặt cao su (topsheet) không có chân gai thì không cảm được xoáy? Hoặc topsheet có chân gai dài, hoặc mấy bác chơi gai dài, chân gai nhỏ dễ cuốn cong thì có phải là dễ cảm nhận độ xoáy của bóng??? Có bác nào chơi gai giúp mình phân tích thêm ạ.)
water vibration.png

2/ “Phản hồi”
Phản hồi thực ra khi các rung động ở đầu lưỡi dao được chuyển đến tay và được não bộ xử lý. Thời gian mà quả bóng ở “trên” mặt vợt - hay chính xác hơn là tiếp xúc với cao su - là khoảng một phần nghìn giây (không biết bác này có đo không mình không chắc). Ngược lại, các dây thần kinh và não bộ cần 1/10 giây để vừa xử lý thông tin do xúc giác ở bàn tay truyền về và phúc đáp lại thông tin đó. Do đó, thời gian bóng tiếp xúc vợt là quá ngắn để điều chỉnh những sai sót; nếu người chơi thực hiện động tác không đúng (thời điểm, điểm tiếp xúc, góc vợt), người chơi sẽ không thể sửa sai ngay (tại thời điểm bóng lưu trên mặt vợt). Tuy nhiên, thông tin (từ cú đánh hỏng) do não bộ xử lý vẫn được giữ lại; như vậy nó có thể hữu ích, thứ nhất, thông tin này giúp người chơi giải thích hiệu quả của cú đánh _cảm giác sẽ bổ sung thông tin thu gom từ mắt (cho những gì người chơi quan sát) và thứ hai, để người chơi thực hiện các điều chỉnh vào lần đánh tiếp theo. Vậy là, Cảm nhận và tiếp đó là phản hồi không lập tức tác động ngay mà mang tính gián tiếp sau đó.

feedback2.png



3/ Vậy, "Phản hồi tốt" còn giúp người chơi:

Đầu tiên, phản hồi tốt có thể giúp người chơi bóng biết được mình đánh bóng tốt như thế nào. Đây là điều quan trọng về mặt chiến thuật, vì nó giúp quyết định những gì người chơi mong đợi từ đối phương và cách dự đoán phản ứng có thể xảy ra nhất của đối thủ. Thông tin trực quan (quan sát) thường không đủ để quyết định điều này: rất khó để nhìn thấy quả bóng có độ xoáy và tốc độ bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu bạn có thể cảm nhận được độ xoáy và tốc độ, người chơi sẽ có thể đánh giá tốt hơn chất lượng cú đánh của bản thân mình và mức độ khó khăn mà đối phương sẽ xử lý bóng_hệ quả từ bóng mình đưa sang, và từ đó quyết định điều gì sẽ xảy ra. và làm thế nào đi trước đối thủ 1 bước.

Thứ hai, người mới chơi có thể được hưởng lợi từ “phản hồi” vì nó vô cùng hữu ích trong quá trình học tập nâng cao trình độ. Việc học cách thực hiện tốt các cú đánh mà chỉ sử dụng thông tin quan sát bằng mắt (quỹ đạo của bóng, cách nó vượt qua lưới hay chạm lưới, điểm bóng tiếp bàn, hành vi của bóng khi tiếp xúc với vợt của đối phương) là một việc khó và diễn tiến chậm, vì các thông tin này không trực tiếp liên kết với những gì các cơ bắp đang làm. Cảm nhận cách bạn thực hiện cú đánh và xử lý bóng, bằng cách cảm nhận các rung động trong cốt vợt và diễn giải chúng, sẽ là cách rèn luyện cơ bắp trực tiếp hơn. Bộ nhớ cơ là tiềm thức, bạn không trực tiếp nhận thức được nó, nhưng nó quyết định phản xạ của bạn; điều đó làm cho nó rất quan trọng trong bóng bàn. Cảm nhận những rung động cũng sẽ bổ sung vào kiến thức chung của bạn về hành vi của quả bóng do kết quả của các cú đánh của bạn; kiến thức này là một phần của quá trình học tập có ý thức.

Khi phản hồi là quan trọng, khả năng của cốt tạo ra rung động và truyền nó đến chuôi/cán cũng như vậy. Cấu tạo của mang cá có thể tối đa hoặc giảm thiểu khả năng này. Đối với lưỡi (phần dán mút), rung động sẽ ít hơn và phức tạp hơn với mỗi lớp (gỗ hoặc vật liệu) được thêm vào. Các lưỡi một lớp có độ rung tối ưu. Gỗ tốt nhất lấy từ cây lá kim; các nhạc cụ gần như luôn luôn được tạo ra như vậy. Một cây "kiếm" Hinoki một lớp cũng có thể ví như Một cây vĩ cầm Stradivarius (nhạc cụ đỉnh của giới nhạc cụ được gọi là Stradivarius theo tên 1 nghệ nhân chế tác người Ý là Stradivari). Cốt cấu tạo gồn nhiều lớp sẽ làm giảm độ rung và / hoặc làm cho nó phức tạp hơn (vì mỗi lớp đều có độ rung riêng), nhưng điều này có thể được bù đắp (một phần thôi) bằng kỹ thuật dán, chọn loại gỗ kết hợp tốt, làm các lớp gỗ mỏng, v.v. Nói chung, một cốt đàn hồi sẽ rung tốt. Tuy nhiên, để có phản hồi tốt, các rung động phải được cảm nhận trên tay người dùng. Do đó, các rung động phải được chuyển vào cán vợt. Một số thiết kế của cốt cố tình ngăn chặn điều này bằng cách đặt các lớp giảm chấn giữa phần gỗ cán và gỗ của đầu vợt theo một cách nào đó. Hầu hết các thiết kế không ngăn cản nó, nhưng cũng không có mục đích cải thiện khả năng truyền sự "run" này. Chỉ có một thiết kế (theo như tôi biết) nhằm mục đích tối đa hóa sự truyền dao động từ đầu vợt đến tay cầm, và đã được cấp bằng sáng chế bởi Re-Impact. Điều đó làm cho những cốt vợt này trở nên độc đáo.

Sự truyền dao động cũng bị giảm bớt bởi các mặt mút ta kết hợp với; mút càng dày, càng mềm, thì càng giảm rung nhiều. Do đó, rất hợp lý khi các tuyển thủ trẻ tuổi, hoặc người mới chơi sử dụng mặt có lót (sponge) mỏng, lót trung bình về độ cứng ; điều này sẽ hỗ trợ tăng tốc độ tiến bộ trong quá trình luyện tập. (Tới chỗ này mình hiểu rằng người mới sẽ thích hợp cốt rung+ mặt mỏng, người càng chơi lâu sẽ dần giảm độ rung đi để có được những cái lợi khác như cốt dầy trợ lực tốt hơn, mút dầy tích năng lượng hơn) . Phản hồi cũng đặc biệt quan trọng cho rơ phòng thủ và toàn diện (all round), vì việc điều khiển độ xoáy và tốc độ là điều cần thiết đối với họ. Những người chơi chặn (blocker) cũng được hưởng lợi từ những phản hồi tốt. Những rơ này tốt nhất nên sử dụng các cốt rung đến rung nhiều. Những rơ chuyên tấn công và tấn công nhanh ít có nhu cầu thực tế về cốt rung hơn.

Vậy tạm kết luận:
- Với người mới chơi, rõ ràng 1 cốt vợt 5 lớp, trung bình cứng, thuần gỗ sẽ cho cảm giác tốt hơn để cảm nhận xoáy và lực, từ đó hỗ trợ quá trình tập luyện tốt hơn, giúp mau tiến bộ hơn bởi cốt rung hơn, và quá trình truyền cái rung không bị phức tạp hóa bởi các lớp sợi.

- Rơ All round/Defense thì cần điều khiển xoáy lực, lúc nhiều thật nhiều, lúc chả có miếng xoáy/lực nào thì rất cần tối ưu hóa cảm giác bóng.

- Còn với mấy bác trình cao vô là giật cho chết, đôi công ầm ầm, hoặc đầu óc chi phối nhiều bởi việc nghĩ nên áp dụng chiến thuật nào để lợi thế hơn thì sẽ ít cần combo "run"/phản hồi tốt hơn.
 
Last edited:

M.Hoang

Đại Tá
chủ đề hay đấy bác, cơ mà chắc ae nghiệp dư không quan tâm nhiều, họ chỉ biết cơ bản là cốt mỏng rung nhiều, giật tốt hơn, cốt dày ít rung bạt tốt hơn @@
 

VPSV

Đại Uý
chủ đề hay đấy bác, cơ mà chắc ae nghiệp dư không quan tâm nhiều, họ chỉ biết cơ bản là cốt mỏng rung nhiều, giật tốt hơn, cốt dày ít rung bạt tốt hơn @@
Thank bác. Em dịch tạm để biết đâu có ai thích tìm đọc cũng có dữ liệu tham khảo
 

backhand-ghost

Đại Tá
Dear các bác, anh, chị, em bongban.org.
Hôm nay thành phố được mở lại CLB bóng bàn, nhưng các bác vẫn chưa dám xông pha ra nhiều vì sợ em Cô-vi. Thui thì cũng trong không khí mừng vui mình góp 1 bài chia sẻ về sự "run rẩy" trong bóng bàn hiện đại.

Trong bài "Thảo Luận Cốt Vợt Rung - Xu Thế Bóng Bàn Hiện Đại Trong Thập Kỷ Qua" của 1 thành viên cũng rất nổi của diễn đàn bongban.org là Mr. Dũng Cửu (cũng xin gởi lời cảm ơn vì những thông tin thú vị từ bác Dũng). Khi đọc xong, mình gom lại 1 kết luận về xu hướng bóng bàn hiện đại hướng giảm đi những cú bạt thuận tay, mở ra những cú giật bám xoáy, những cú flick cả 2 càng đẹp mắt, tạo sự đa dạng hơn chiến thuật trong thi đấu. Từ đó kéo theo các nhà sản xuất làm cốt mỏng đi để bám xoáy hơn nhưng cũng từ đó rung hơn.

Mỏng thì mình rất khoái, cầm cốt Innerforce Layer ALC +/- 5.8 li (mm) múa may, quay cuồng trái phải dễ dàng hơn cốt dầy >7 li như Yinhe T11+. Nhưng khổ nỗi mỏng thì rung, mỏng mà cốt càng cứng thì càng rung nhiều :eek::eek::eek:... thế câu hỏi mình đang vương vấn là: Cốt rung nhiều là bất lợi kèm theo do đặc tính của gỗ hay vẫn là lợi thế bắc buộc phải có của vũ khí cho người chơi rơ bóng bàn hiện đại?

View attachment 137009


Lục lọi trên các diến đàn thế giới, mình tìm được 1 bài liên quan tích phân cái vụ rung/rần này nên dịch lại để làm mồi nhắm cùng cả nhà mình ạ;
(chưa vô bài mà hết 1 lon bia rồi các bác ạ)
Mình đại khái dịch 99% nguyên văn, 1% thoát nghĩa cộng thêm thắt vài chỗ để đọc cho xuôi chèo mát máy . Trước khi dịch cũng gửi lời cảm ơn đến tác giả là Mr. Kees của diễn đàn Ooakforum.com.
(Link gốc tiếng Anh ở đây: https://ooakforum.com/viewtopic.php?f=43&t=18107)

Bài có tựa "Chức Năng Của Phản Hồi Trong Cốt Vợt".




Vậy tạm kết luận:
- Với người mới chơi, rõ ràng 1 cốt vợt 5 lớp, trung bình cứng, thuần gỗ sẽ cho cảm giác tốt hơn để cảm nhận xoáy và lực, từ đó hỗ trợ quá trình tập luyện tốt hơn, giúp mau tiến bộ hơn bởi cốt rung hơn, và quá trình truyền cái rung không bị phức tạp hóa bởi các lớp sợi.

- Rơ All round/Defense thì cần điều khiển xoáy lực, lúc nhiều thật nhiều, lúc chả có miếng xoáy/lực nào thì rất cần tối ưu hóa cảm giác bóng.

- Còn với mấy bác trình cao vô là giật cho chết, đôi công ầm ầm, hoặc đầu óc chi phối nhiều bởi việc nghĩ nên áp dụng chiến thuật nào để lợi thế hơn thì sẽ ít cần combo "run"/phản hồi tốt hơn.
Đọc mà không hiểu gì luôn. Cơ mà tôi thấy cái gì cứ càng khó hiểu thì càng cao siêu, ^\^
Đùa vậy thôi, nhưng phần kết luận của người viết thì tôi nghĩ rằng cơ bản là đúng, đáng để suy nghĩ nhiều hơn. Thanks.
 

VPSV

Đại Uý
Đọc mà không hiểu gì luôn. Cơ mà tôi thấy cái gì cứ càng khó hiểu thì càng cao siêu, ^\^
Đùa vậy thôi, nhưng phần kết luận của người viết thì tôi nghĩ rằng cơ bản là đúng, đáng để suy nghĩ nhiều hơn. Thanks.
Bác thử theo hướng dẫn của em, cần 1+ lon bia cho tê tê, run run, mồi nhắm dai dai để có thời gian đọc + nhai tới nhai lui với tâm hồn thư thái thì mới nhập tâm mấy cái hàn lâm này được. Còn không nữa thử đọc bản gốc tiếng Anh có khi hạp hơn là bản chuyển ngữ
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Bác thử theo hướng dẫn của em, cần 1+ lon bia cho tê tê, run run, mồi nhắm dai dai để có thời gian đọc + nhai tới nhai lui với tâm hồn thư thái thì mới nhập tâm mấy cái hàn lâm này được. Còn không nữa thử đọc bản gốc tiếng Anh có khi hạp hơn là bản chuyển ngữ
Lý do đầu tiên phải là bác thấy tâm đắc, đọc thấy rất sướng và có lẽ là nhìn thấy mình ở trong đó. Vậy nên, khi sướng quá, bác ko thể kìm nén ý định muốn chia sẻ sự "sung sướng" với tất cả mọi người, dù việc chuyển ngữ cũng tốn công phu.
 

VPSV

Đại Uý
Lý do đầu tiên phải là bác thấy tâm đắc, đọc thấy rất sướng và có lẽ là nhìn thấy mình ở trong đó. Vậy nên, khi sướng quá, bác ko thể kìm nén ý định muốn chia sẻ sự "sung sướng" với tất cả mọi người, dù việc chuyển ngữ cũng tốn công phu.
Thực sự thì em phải đọc bài này tới lui 2 lần hơn để hiểu cái đại ý rồi từng ý mà tác giả muốn truyền đạt. Cũng khó nhai thật bác ạ, nhưng những thông tin này trả lời được cho thắc mắc của em nêu trong phần mở bài. Điều mà bác Dũng Cửu thống kê mà ko đi sâu giải thích.
Việc chia sẻ chuyển ngữ cũng ko khó lắm với sự trợ giúp của bác Google, và bác Admin chi tiền nuôi diễn đàn taok sân chơi cho mọi ngươid... em ko ra sân thì có thể post vui giúp diễn đàn có thêm nhiều thông tin cho các bác nào cùng ngâm cứu, cũng như giúp các bạn trẻ mới tìm hiểu về bóng bàn có thể tiến bộ nhanh hơn.
 

Bình luận từ Facebook

Top