Chú Út ( NTBB ) cho cháu hỏi chút về gai thủ.

Bạch Long

Thượng Sỹ
Bạn cháu đang đánh gai thủ dawei. Cháu muốn hỏi giúp bạn cháu kỹ thuật cắt gai thủ quả giật xa bàn và gò trong bàn. Vì cháu thấy lúc bạn ấy cắt quả giật bị rúc lúc lại phồng cao tít. Gò bóng trong bàn lại hay bị sụp lưới or ra ngoài. Có vẻ hơi khó kiểm soát. Chú có thể chỉ giúp cháu góc vợt, lực cắt khi gò trong bàn và cắt xa bàn không ạ? Cháu cảm ơn chú rất nhiều :)
 

NTBB

Super Moderators
Bạn cháu đang đánh gai thủ dawei. Cháu muốn hỏi giúp bạn cháu kỹ thuật cắt gai thủ quả giật xa bàn và gò trong bàn. Vì cháu thấy lúc bạn ấy cắt quả giật bị rúc lúc lại phồng cao tít. Gò bóng trong bàn lại hay bị sụp lưới or ra ngoài. Có vẻ hơi khó kiểm soát. Chú có thể chỉ giúp cháu góc vợt, lực cắt khi gò trong bàn và cắt xa bàn không ạ? Cháu cảm ơn chú rất nhiều :)

Hi Hi ! Cháu hỏi sai người rùi. Chú đánh gai công, chứ ko đánh gai thủ nên không rành lắm về loại gai này. Tuy nhiên chú có thử qua. Quả thực là gai thủ (gai chân dài, tiết diện gai nhỏ) khá là khó đánh (chắc tại chú cũng không thấy thích nên chưa tìm hiểu và tập lâu với nó). Ở CLB chú có bác kia chơi gai thủ, đúng là rơ cắt xa bàn, hất trên bàn, tìm cơ hội bạt bên phải (bên phải là mút). Chú thấy bác ấy khi cắt xa bàn thì vợt nghiêng ra sau, tạo góc khoảng 70-80 độ so với phương nằm ngang và chém xả xuống, khi chạm bóng thì hơi lượn vợt ra trước, bóng sang thường là trung bình đến cao, nhưng loạng quạng rất khó công lại. Khi bóng ở gần hoặc trong bàn thì bác ấy gò cũng với góc vợt khá đứng chứ ko ngửa ra nhiều như khi gò bằng mút, và động tác gò có thêm kéo ngang từ trái qua phải.

Chú biết sơ sơ vậy thôi. Cháu hỏi thêm bác Hoài Anh (nick Michip), bác ấy là chuyên gia về gai dài đấy.
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
Dạ cháu cảm ơn chú. Chú chỉ vậy cũng khá tỉ mỉ rồi :D hi. Cháu muốn hỏi thêm là gai thủ không sợ xoáy chỉ sợ lực có phải không ạ? Như thế thì suy ra muốn đưa bóng vào bàn thì cần phải kiểm soát lực của đối phương phải không chú?
 

NTBB

Super Moderators
Dạ cháu cảm ơn chú. Chú chỉ vậy cũng khá tỉ mỉ rồi :D hi. Cháu muốn hỏi thêm là gai thủ không sợ xoáy chỉ sợ lực có phải không ạ? Như thế thì suy ra muốn đưa bóng vào bàn thì cần phải kiểm soát lực của đối phương phải không chú?

Rõ ràng trong BB, những quả tấn công nhanh, mạnh là những quả gây nhiều khó khăn cho đối phương. Tất nhiên cũng có những quả tuy lực không mạnh, tốc độ bóng không nhanh, nhưng độ xoáy cao, hoặc điểm rơi hiểm thì cũng ăn điểm như thường. Thế nên dù là mút, gai hay anti...thì việc kiểm soát được lực của bóng đến đều quan trọng (ngoài các yếu tố khác như điểm rơi và độ xoáy chẳng hạn). Vấn đề là "kiểm soát" như thế nào? Theo chú, nếu là đỡ bóng thì nên tạo ra bóng càng thấp, càng ngắn càng tốt vì như thế đối phương sẽ khó tấn công; mà muốn bóng ngắn, thấp thì đương nhiên lực mình đánh phải nhẹ (ngoài chuyện điều chỉnh góc vợt để bóng thấp). Nhưng lại có những quả tuy là "đỡ" nhưng là "đỡ tích cực", tức là mình muốn gài bóng dài về phía nào đó để làm khó cho đối phương thì lại phải "đỡ" với lực mạnh hơn. Cháu có thể tham khảo thêm nội dung này trong loạt bài giới thiệu các kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ thế giới mà chú dịch và post ở topic cùng tên ( http://bongban.org/forum/showthread...huật-tiêu-biểu-của-các-cao-thủ-thế-giới/page5). Thế nên có lúc thì "mượn lực" đối phương, có lúc lại phải "hãm lực" của họ. Nói gai thủ (hay anti, hay mút) sợ hay không sợ lực cũng chưa hẳn đúng.
 

dung.vima

Moderator
Nhóc ơi, theo hiểu biết của anh :
em giật rúc hay bổng vếu lên zời là do em đọc sai xoáy của bóng -> tiếp xúc bóng sai dẫn đến hiện tượng trên.
em nên tìm hiểu tính chất gai thủ là tnao, phản xoáy hay bla bla bla ....
còn anh thì rất là "ngại" gặp cao nhân chơi xoáy hay anti.
 

NTBB

Super Moderators
Bạn cháu đang đánh gai thủ dawei. Cháu muốn hỏi giúp bạn cháu kỹ thuật cắt gai thủ quả giật xa bàn và gò trong bàn. Vì cháu thấy lúc bạn ấy cắt quả giật bị rúc lúc lại phồng cao tít. Gò bóng trong bàn lại hay bị sụp lưới or ra ngoài. Có vẻ hơi khó kiểm soát. Chú có thể chỉ giúp cháu góc vợt, lực cắt khi gò trong bàn và cắt xa bàn không ạ? Cháu cảm ơn chú rất nhiều :)

Nhóc ơi, theo hiểu biết của anh :
em giật rúc hay bổng vếu lên zời là do em đọc sai xoáy của bóng -> tiếp xúc bóng sai dẫn đến hiện tượng trên.
em nên tìm hiểu tính chất gai thủ là tnao, phản xoáy hay bla bla bla ....
còn anh thì rất là "ngại" gặp cao nhân chơi xoáy hay anti.

Bạn Bạch Long hỏi cách cắt và gò bóng bằng gai thủ, chứ không phải hỏi cách giật bóng khi gai thủ cắt sang dung.vima ơi !
 

dung.vima

Moderator
Bạn Bạch Long hỏi cách cắt và gò bóng bằng gai thủ, chứ không phải hỏi cách giật bóng khi gai thủ cắt sang dung.vima ơi !

Opps cháu đọc nhầm thành giật quả cắt gai thủ lúc bị rúc lúc lúc bị phồng :D
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
:)) Anh Dung.vima có biết gì đâu mà chú :p Hiện giờ cháu vẫn đang tập cho bạn cháu bóng nhiều - câu bóng nhẹ sang cắt cự li gần và cắt bóng xa bàn với bóng nhanh và mạnh hơn. Không biết có hiệu quả k chú nhỉ :D
 

NTBB

Super Moderators
:)) Anh Dung.vima có biết gì đâu mà chú :p Hiện giờ cháu vẫn đang tập cho bạn cháu bóng nhiều - câu bóng nhẹ sang cắt cự li gần và cắt bóng xa bàn với bóng nhanh và mạnh hơn. Không biết có hiệu quả k chú nhỉ :D

Tốt quá đi chứ ! Muốn thuần thục một kỹ thuật nào, thì tập với nhiều bóng là phương pháp rất hay. Cơ bản là người đưa bóng phải đều tay một chút: đều lực, đều lượng xoáy, và đều điểm rơi. Còn người được tập thì đừng nên vội vã sốt ruột, cứ tập với nhịp độ vừa phải, lực chưa cần đánh mạnh vội; cố gắng làm đúng động tác, phối hợp các bộ phận cơ thể và cảm nhận bóng cho tốt đã, sau hãy tăng lực (kể cả là cắt bóng, gò bóng). Đặc biệt với gai thủ thì cảm giác bóng (bóng đến cũng như bóng mình đánh ra) là rất quan trọng, nên càng phải tập nhiều bóng hơn.

Chúc các cháu lên tay !
 

Bạch Long

Thượng Sỹ
Tốt quá đi chứ ! Muốn thuần thục một kỹ thuật nào, thì tập với nhiều bóng là phương pháp rất hay. Cơ bản là người đưa bóng phải đều tay một chút: đều lực, đều lượng xoáy, và đều điểm rơi. Còn người được tập thì đừng nên vội vã sốt ruột, cứ tập với nhịp độ vừa phải, lực chưa cần đánh mạnh vội; cố gắng làm đúng động tác, phối hợp các bộ phận cơ thể và cảm nhận bóng cho tốt đã, sau hãy tăng lực (kể cả là cắt bóng, gò bóng). Đặc biệt với gai thủ thì cảm giác bóng (bóng đến cũng như bóng mình đánh ra) là rất quan trọng, nên càng phải tập nhiều bóng hơn.

Chúc các cháu lên tay !

Dạ vâng! Bọn cháu cũng đang kiên trì tập luyện đó ạ :D Mà bạn cháu đang muốn thì cốt để đánh gai thủ cắt xa bàn. Cháu tìm được cây này giá cũng hợp lý k biết có hợp vs lối đánh này không...chú có gì tư vấn luôn giùm cháu ạ. Cháu cảm ơn.

Cốt xiom allround s
 

NTBB

Super Moderators
Dạ vâng! Bọn cháu cũng đang kiên trì tập luyện đó ạ :D Mà bạn cháu đang muốn thì cốt để đánh gai thủ cắt xa bàn. Cháu tìm được cây này giá cũng hợp lý k biết có hợp vs lối đánh này không...chú có gì tư vấn luôn giùm cháu ạ. Cháu cảm ơn.

Cốt xiom allround s

Cốt Allround thì dùng cho lối chơi phòng thủ (vẫn có công chút ít) là phù hợp. Cụ thể cây Xiom này thì chú chưa đánh, nên ko có nhận xét gì.
 

lamtanmai

Thượng Tá
Chú NTBB cho cháu hỏi là nếu đánh gai công thì quả đôi công trái có phải thay đổi góc vợt so với khi mình đánh mút k hả chú, cháu cảm ơn rất nhiều :)
 

NTBB

Super Moderators
Chú NTBB cho cháu hỏi là nếu đánh gai công thì quả đôi công trái có phải thay đổi góc vợt so với khi mình đánh mút k hả chú, cháu cảm ơn rất nhiều :)

Tất nhiên là phải thay đổi rồi.
Gai không có độ bám như mút, nên nếu mình đánh (cú công) với góc vợt khép như mút thì bóng sẽ tụt, bị rúc lưới ngay, thậm chí tụt ngay đầu bàn mình. Chú đánh gai công thì góc vợt mở ra hơn, và đánh vào bóng dầy hơn (xuyên tâm hơn) so với mút.
 

lamtanmai

Thượng Tá
Vậy còn quả cắt thì ra sao hả chú, chú có thể cho cháu xin một vài video dậy cách đánh gai không ah, cháu cảm ơn chú rất nhiều ah :)
 

NTBB

Super Moderators
Vậy còn quả cắt thì ra sao hả chú, chú có thể cho cháu xin một vài video dậy cách đánh gai không ah, cháu cảm ơn chú rất nhiều ah :)
Cháu ghi họ tên, địa chỉ, số đt. Chú gửi cho 1 đĩa.
Còn muốn tham khảo động tác cắt bóng bằng gai thì vào topic "Giới thiểu các kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ thế giới" và tìm bài phân tích về các cú cắt bóng của Joo see Huyck và matsushita. Có cả hình nữa đấy.
 

Dũng Gai

Moderator
Bạn lại nói quá lên rồi, minh thì có sao nói vậy thôi, kỹ thuật chẳng qua cũng là do trận mạc dạy mình thôi

Xét đến cùng thì giao bóng cũng chỉ có vài quả cơ bản:
1. Xoáy xuống cực nặng: gai vẫn lựa lựa hất hoặc cắt được;
2. Xoáy ngay và lên sung mạnh : Gai vẫn có thể kê điểm rơi được. Quả kê điểm rơi này tương đương quả trả bóng xóa xuống, đối thủ giật bóng dễ chui vô lưới.
Còn cắt thì cứ cắt như bình thường nhưng miết lực cổ tay sẽ khó chịu vô cùng. Đánh gai thì cố gắng cắt và hất vào điểm rơi để hạn chế đánh, còn càng phải của ta cố gắng đánh trước nếu có cơ hội, đối phương đã biết giật và kinh nghiệm mà để họ đánh trước là mình mất cơ hội...
 

Bình luận từ Facebook

Top