Cây vợt số một Trần Tuấn Quỳnh và hai lần bỏ tuyển

nhimpitt

Trung Sỹ
Chỉ trong hơn một năm, cây vợt số một của đội bóng bàn Việt Nam đã hai lần bỏ đội tuyển vì những lý do khác nhau.

Sau khi cây vợt kỳ cựu Đoàn Kiến Quốc giã từ sự nghiệp, Trần Tuấn Quỳnh chính là người lĩnh trọng trách đầu tàu cho bóng bàn Việt Nam. Tuy nhiên, cây vợt này cũng để lại nhiều sự cố liên quan đến hành động bỏ đội tuyển của mình.

Tháng 4 năm ngoái, khi đang ở Trung tâm HLTTQG Hà Nội để chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2012 diễn ra tại Hong Kong (Trung Quốc), Trần Tuấn Quỳnh lặng lẽ bỏ đội để cùng Hà Nội T&T đi tập huấn tại Trung Quốc. Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết, Tuấn Quỳnh và lãnh đạo Hà Nội T&T từng xin phép để anh về CLB nhưng không được đồng ý. Nhiều người cho rằng, vòng loại Olympic 2012 khu vực châu Á 2012 hội tụ nhiều cao thủ, nên khả năng giành vé hầu như không có với các cây vợt Việt Nam. Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến Trần Tuấn Quỳnh rút lui để phục vụ cho CLB.

Phía bộ môn bóng bàn đã báo cáo sự cố này với lãnh đạo Tổng cục TDTT. Trưởng bộ môn bóng bàn (Tổng cục TDTT) Nguyễn Đức Long cho biết: “Việc Tuấn Quỳnh rời đội rất đáng tiếc bởi ngay cả khi không có hy vọng gì ở giải châu Á, đây sẽ là dịp rất tốt để Tuấn Quỳnh và các cây vợt khác học hỏi các đối thủ. Huống hồ từ đầu năm, Tuấn Quỳnh được tạo điều kiện rất tốt để nâng cao trình độ”.

Có ý kiến cho rằng trong sự việc này Tuấn Quỳnh cũng có cái khó riêng bởi anh vốn là VĐV có lối sống và đạo đức tốt. Sau khi được Hà Nội chuyển nhượng cho CLB Hà Nội T&T với mức giá khủng kèm mức lương 15 triệu đồng mỗi tháng, áp lực với Trần Tuấn Quỳnh là không nhỏ, với vai trò là VĐV nòng cốt của CLB.

Vụ việc sau đó đã bị chìm xuồng và ban huấn luyện cũng sớm quên "chuyện cũ" để gọi lại Tuấn Quỳnh ở đợt tập trung gần đây. Tuy nhiên, một lần nữa, cây vợt này lại nói lời chia tay. Tuấn Quỳnh không đồng ý với cách thi đấu nội bộ để chọn ra những cây vợt tốt nhất tham dự SEA Games, vì anh đang được xem là người có trình độ, kinh nghiệm nhất, lại từng giành HC đồng SEA Games 26.

Sau khi bỏ tuyển, cùng với Đinh Quang Linh, Tuấn Quỳnh đang đứng trước án phạt rất nặng của Tổng cục TDTT, cụ thể là bị loại khỏi thành phần đội tuyển tham dự SEA Games 27. Cũng như lần trước, vụ bỏ tuyển của Tuấn Quỳnh không phải không có nguyên do. Tuy nhiên, bất luận thế nào, hành động tự ý rời đội tuyển quốc gia luôn đáng chê trách, cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của các VĐV.

(ngoisao.net)
 

lion

Đại Tá
Nói về vụ tập huấn dự vé đi Olympic, kể ra BHL xác định rõ ràng cơ hội của ta và địch thì
cũng không khiến VDV cảm thấy khó xử. Nói đi rồi phải nói lại, phục vụ quốc gia bao giờ
cũng phải cao hơn Club, nếu Club, BHL tuyển và bản thân VDV không ý thức tuân thủ quy
tắc đó thì không còn kỷ cương gì nữa. Để chìm xuồng cũng là lỗi dung túng không thể chấp
nhận của Tổng cục.

Nếu mình có quyền quyết định thì sẽ áp án kỷ luật thật nặng, ví dụ như cấm thi đấu quốc
tế 2 năm đối với VDV bỏ tuyển (không thay đổi quyết định dưới mọi hình thức) , đồng thời
lên kế hoạch tuyển nhân tài, cải thiện đãi ngộ, nâng cao kỹ chiến thuật, sức khoẻ...cho lứa
VDV mới.

Để tạo ra một lớp chồi mới mạnh khoẻ hơn, đôi khi người ta phải dũng cảm chặt bỏ những
cành nhánh đã già cỗi và chăm bón, nhịn vài mua thu hái để có những trái ngon ngọt hơn.
 

chajen_HD

Đại Uý
Đến Malin, W.hao, W liqin còn phải tham dự Trial China để lựa chon xuất thi đấu,có thực lực thì sao fai xoắn với các đàn em...
Các VDV trẻ thắng và có suất tham dự các giải lớn thì càng đáng mừng chứ sao..
Nếu liên đoàn áp dụng phương thức lựa chọn VDV như vậy thì thật tốt cho bb Việt Nam.
 

docmaorg

Đại Tá
Đã bảo rồi bóng đá có bầu Đức, bóng bàn phải có cách làm tương tự, cho đi tập huấn từ bé , đến độ chín cho đi thi đấu trong hệ thông tính điểm quốc tế, quên cái liên đoàn bbvn đi. Khi có thành tích quốc tế ít nhiều như Tiên Minh cầu lông. Thế nào các bác Gấu chẳng nhảy vào tung hô, công lao đòi chia phần.
 

Bình luận từ Facebook

Top