Câu Lạc Bộ những người chơi Vợt Dọc

thangRau

Đại Uý
Kỹ thuật cầm vợt

Tầm quan trọng của cầm vợt
Kỹ thuật cầm vợt là một trong những kỹ thuật nhập môn của VĐV bóng bàn. Kỹ thuật cầm vợt tốt có thể nâng cao tính linh hoạt của bàn tay, cánh tay và cổ tay tạo cơ sở tốt cho việc nâng cao kỹ thuật sau này. Ngược lại nếu kỹ thuật cầm vợt không tốt thì không chỉ ảnh hưởng tới linh hoạt của bàn tay, cổ tay mà còn làm cho động tác đánh bóng không chuẩn xác ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ thuật và dùng sức khi đánh bóng. Chính vì vậy những ai mới bắt đầu học đánh bóng bàn trước tiên phải học tốt kỹ thuật cầm vợt.

Phương pháp cầm vợt
Có 2 phương pháp cầm vợt chính đó là:
Cầm vợt dọc và cầm vợt ngang.

Cầm vợt dọc có ưu điểm là đầy chặn trái tay rất tốt, thuận tiện cho việc đẩy trái công phải, tấn công bóng trong bàn tương đối linh hoạt. Bởi vậy phần lớn mọi người chỉ sử dụng đánh bóng mặt thuận của vợt dọc. Cách cầm vợt này trong khi đánh bóng có thể thực hiện luân phiên giữa thuận tay và trái tay nhanh. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản.

Cách cầm vợt ngang thích hợp công bóng hai mặt, cắt bóng, líp bóng vòng cung trái tay, phạm vi quán xuyến lớn. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của châu Âu.

Cách cầm vợt dọc
Giống như khi ta cầm bút viết vậy, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm kẹp chặt vơt, 3 ngón còn lạicong tự nhiên và ép sát vào mặt sau của vợt.

Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh
Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay) cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt, đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 -:- 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa.

Phương pháp cầm vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công nhanh bằng vợt mút dán thuận, độ linh hoạt của cổ tay và ngón tay tốt hơn hẳn cách cầm vợt ngang. Khi tấn công thuận tay, ngón tay cái ấn vợt, ngón trỏ thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống giữ vợt phát lực. Khi đẩy chặn trái tay, ngón trỏ ấn vợt, ngón cái thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống vợt và phát lực

Cách cầm vợt dọc loại hình líp bóng
Làm cho chuôi vợt áp sát vào ngàm tay, đốt thứ nhất ngón cái và thứ hai ngón trỏ ép khóa vai vợt. Đốt thứ nhất ngón cái áp chặt cạnh trái chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ quặp chặt chuôi vợt và cùng với ngón cái trạo thành vòng tròn, 3 ngón còn lại hơi duỗi thẳng tự nhiên chồng lên nhau ở sau vợt do đốt thứ nhất của ngón giữa chống giữ sau vợt.

Cầm vợt loại hình này thích hợp với lối đánh loại hình líp bóng mặt mút ngược, loại hình cầm vợt này dễ cố định, có thể làm cho cẳng tay, bàn tay, cổ tay với bóng tạo thành một đường thẳng, phát huy đầy đủ sức mạnh cổ tay và cẳng tay. Khi líp bóng thuận tay, ngón cái dùng sức ép vào vợt, ngón vô danh và ngón út phối hợp với ngón giữa chống giữ vợt.
Khi đẩy chặn bóng, ngón cái thả lỏng, ngón trỏ dùng lực ép vào mặt vợt, ngón vô danh và ngón út cùng hỗ trợ ngón giữa dùng sức chống giữ vợt.

Cách cầm vợt dọc cắt bóng
Ngón cái cong áp sát bên trái chuôi vợt hơi dùng sức ấn xuống, 4 ngón còn lại hơi xòe ra và duỗi thẳng tự nhiên đỡ phía mặt sau của vợt.

Cách cầm vợt này thích hợp dùng cho cắt bóng, phạm vi quán xuyến bóng thuận tay và trái tay đều tương đối rộng.
Khi cắt bóng thuận tay, đưa vợt hơi nghiêng ra sau giảm thiểu lực lao trước của bóng đến, khi cắt bóng trái tay 4 ngón phía sau vợt hơi quặp lại, đầu tiên làm cho chuôi vợt chúc xuống dưới, sau đó vung vợt cắt bóng. Khi tấn công hoặc đẩy chặn bóng cần di chuyển ngón trỏ đến cạnh sau của chuôi vợt đổi thành phương pháp cầm vợt tấn công.


Những vấn đề cần lưu ý trong cách cầm vợt
- Với những ai mới tập bóng bàn thì phương pháp cầm vợt cần ổn định, không nên thay đổi một cách quá dễ dàng cách cầm vợt để đảm bảo cho động tác đánh bóng ổn định.

- Cầm vợt không nên quá chặt hoặc quá lỏng , cầm quá chặt sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của cổ tay và ngón tay khi đánh bóng, quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới sức mạnh đánh bóng và tỷ lệ bóng vào bàn suy giảm.

- Dựa vào sự yêu thích và đặc điểm kỹ thuật của bản thân mà chọn phương pháp cầm vợt thích hợp. Ví dụ thích đánh tấn công gần bàn nên chọn cầm vợt dọc, thích đánh líp bóng thuận, trái tay thì tốt nhất là chọn cách cầm vợt ngang… Tốt hơn hết nếu có điều kiện ai mới học chơi bóng bàn khi chọn và học cách cầm vợt nên có sự chỉ dẫn của HLV bóng bàn.

Không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt.
Khi nghiên cứu về phương pháp cầm vợt thì không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt trong môn bóng bàn. Tay không cầm vợt ngoài việc có thể duy trì thăng bằng cơ thể ra còn phải biết phối hợp vung tay nhịp nhàng, hợp lý với tay cầm vợt để nâng cao được tốc độ vung vợt, tăng cường sức mạnh



Sưu tầm trên Internet
 

thangRau

Đại Uý
Thêm ảnh thành viên clb Vợt dọc tại giải DN HP 2012


DSC00530_edited.jpg của thangRau, trên Flickr

a Trần Triệu Ngọc - Quảng Ninh, bố của Vương "ái" số 1 tỉnh Quảng Ninh
a Trường "mèo" - Hải Phòng
Minh - clb ĐH DL Hải Phòng
Long "thủ" - clb AMS Hà Nội
 

nobi

Thượng Sỹ
Anh em đề nghị admin cho mở một BOX riêng cho vợt dọc để trao đổi về kỹ thuật, chiến thuật, hình ảnh, giao lưu, video,... chứ mọi thứ đều đưa vào topic này thì khó quá.
 

nobi

Thượng Sỹ

DSC00525.jpg của thangRau, trên Flickr

2 em cũ nâng đỡ 1 em mới .............


DSC00525.jpg của thangRau, trên Flickr

Bác thangRau có cây vợt mới (J-pen) đẹp quá. Bác cho biết tên, đặc tính kỹ thuật, giá cả (có thể mua ở VN được kg?), cảm nhận khi chơi em đó thế nào. Mình cũng chỉ thích các e chân ngắn thôi.
Cám ơn bác.
Mình thấy Dũng thìa-HCM (đã từng ăn gaoning một séc ở giải cây vợt vàng) chơi cây TAKSIM giống của Bác thangRau.
 
Last edited:

thangRau

Đại Uý
nobi#12: Mai Huỳnh Quang Duy vận động viên chơi vợt dọc hay nhất VN hiện nay, đã từng là kiện tướng bb(đồng thời là sự phụ của nobi về bóng bàn - cùng vợt dọc)
Thêm hình của 1 cao thủ Vợt Dọc tại SG, nguồn của bác Nobi
 

thangRau

Đại Uý
Bác thangRau có cây vợt mới (J-pen) đẹp quá. Bác cho biết tên, đặc tính kỹ thuật, giá cả (có thể mua ở VN được kg?), cảm nhận khi chơi em đó thế nào. Mình cũng chỉ thích các e chân ngắn thôi.
Cám ơn bác.

Cây J-Pen này là cây Butterfly Senkoh 5, 5 lớp gỗ, tốc độ OFF-, điều khiển dễ. Thông số nhà sản xuất là Speed: 7.6, Control: 8.7
E đặt mua cây này từ ebay, thuê mua và xách tay về VN
 

Bình luận từ Facebook

Top