Các thủ thuật trong bóng bàn - Tác giả: Larry Hodges

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp

16. Xoay ra sau lấy đà một cách thích hợp.


Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà tôi quan sát thấy khi nhiều người làm nóng hoặc tập luyện là đánh từng cú đánh thì đúng, nhưng sau đó ngay lập tức lại xoay ra sau lấy đà cho cú đánh tiếp theo mà không di chuyển vợt về vị trí chuẩn bị (vị trí trung gian khi chờ bóng - ND). Chẳng hạn, nếu họ đang đánh trái tay - trái tay, sau mỗi lần đánh vào bóng người chơi lại đưa vợt trực tiếp từ đà vợt phía trước về phía sau cho cú đánh trái tay tiếp theo.

Trong một tình huống trận đấu, bạn sẽ không biết trước cú đánh tiếp theo sẽ là cú đánh trái tay. Vì vậy bạn cần di chuyển vợt về vị trí chuẩn bị. Trong một loạt đánh qua lại rất nhanh, có thể bạn chỉ phần nào đạt được vị trí chuẩn bị, nhưng đó là hướng mà bạn cần phải di chuyển (vợt – ND). Ngay sau khi bạn nhìn thấy vị trí quả bóng sẽ đi đến, thì bạn mới bắt đầu cú xoay ra sau lấy đà của bạn.

Vì vậy, thay vì tập xoay lấy đà theo kiểu “1-2” ra trước/ra sau, thì hãy thực hiện theo kiểu “1-2-3” ra trước/vị trí chuẩn bị/ra sau.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


17. Những lời khuyên khi chặn bóng.


Một trong những lý do phổ biến khiến hầu hết người chơi gặp khó khăn khi chặn bóng chống lại bóng xoáy lên nặng là vì họ để vợt quá cao. Điều này dường như là để dễ dàng hơn trong việc giữ cho quả bóng hạ thấp xuống, nhưng những gì thực sự xảy ra là người chơi đã đưa vợt của họ lên những độ cao khác nhau trong các các cú chặn khác nhau, và do đó có thể không thực sự có được góc vợt thích hợp. Thay vào đó, hãy chắc chắn là để vợt ở khá thấp, và chạm bóng khi nó vừa nảy lên. Điều này sẽ cho phép người chơi có cảm giác về góc vợt thích hợp chống lại cú giật với xoáy lên nặng. Cũng cần đảm bảo rằng bạn tiếp bóng một cách nhanh chóng, không chỉ làm cho cú đánh hiệu quả hơn, mà còn hãm được bóng trước khi nó nhảy vọt lên vì xoáy lên mạnh, và do đó làm tăng độ ổn định của cú chặn.

Một vấn đề thường gặp là việc lấy đá đánh. Trừ khi cần chặn bóng một cách rất mạnh mẽ (chặn công kích – ND), cò lại hãy lấy đà ít thôi. Áp lực được sinh ra theo đà vung vợt tới trước.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


18. Trở lại sự cân bằng khi tấn công với cú đánh thuận tay.


Nhiều cầu thủ khi tấn công với cú thuận tay của họ (đặc biệt là khi giật bóng) đã quăng phần thân trên của họ theo cú đánh, làm cho thân trên của họ lao sang bên trái (đối với người thuận tay phải). Điều này tạo ra lực tốt, và đôi khi bạn phải làm như vậy. Các cầu thủ hàng đầu thường làm điều đó trong các cú đánh mà họ biết chắc sẽ không trở lại (nhằm tạo ra lực đánh tối đa), hoặc khi họ đang di chuyển sang phía trái của họ và đã chậm để vào vị trí đánh bóng ở đây.

Làm theo cách này sẽ ném bạn ra khỏi sự cân bằng, và bạn không thể còn thời gian quay trở lại cho cú đánh tiếp theo. Thay vào đó, hãy thử quay 1 vòng tròn. Hãy tưởng tượng có một cực đi qua đầu của bạn, và xoay theo một vòng tròn xung quanh nó. Bằng cách này bạn sẽ trở lại cân bằng, và sẵn
sàng tiếp tục tấn công.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


20. Toàn bộ cơ thể đánh bóng.


Nhiều người đánh bóng với cánh tay quá nhiều, mà ít xoay thân người. Điều này làm hạn chế lực mà họ có thể sinh ra. Nó cũng tạo ra sự không ổn định trong loạt đánh qua lại nhanh vì cú đánh diễn ra dưới áp lực phải duy trì tốc độ với chuyển động của cánh tay. Hãy xem các cầu thủ hàng đầu (và ngay cả những người ở trình độ trung bình) tạo ra lực bằng cách xoay cơ thể của họ ở trong các cú đánh của mình, đặc biệt là ở phía bên thuận tay. Vậy nên, hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt để tập không bóng những cú đánh này cho đến khi bạn cũng có thể làm được điều đó. (thực hành không bóng là thực hành cú đánh ở ngoài bàn, chỉ thực hiện dộng tác mà không có quả bóng).

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


21. Phản công bằng cú đập thuận tay khi đang câu bóng bổng -
Cú đánh ngoạn mục nhất trong tất cả các cú đánh!

Không có gì ngoạn mục và ly kỳ hơn tình huống phản công bằng cú đập bóng trước người đang thắng ở tỷ số 15-20! (Bài này viết khi luật còn quy định số điểm tối đa trong 1 sec là 21 - ND). Tuy nhiên – cú đánh đó không quá khó như bạn tưởng. Có 2 kiểu phản công bằng cú đập bóng khi đang câu bóng bổng. Nếu đối phương đập bóng về phía thuận tay của bạn, nơi bạn thường có một vùng đánh lớn hơn so với bên trái tay và sức mạnh tự nhiên hơn, thì đó thực sự là một cú đánh tương đối dễ dàng, nếu bạn có thể nhận được bóng. Vấn đề ở đây là việc phán đoán - đối thủ của bạn không để lộ cho bạn biết khi nào thì anh ta sẽ đập bóng về phía thuận tay của bạn.

Tuy nhiên, có một cách dễ hơn. Nếu bạn câu bóng về phía xa bên trái tay của đối phương, thì trên 90% số lần là anh ta sẽ đập bóng chéo bàn đến góc xa phía trái tay của bạn. (Điều này là đối với trường hợp người thuận tay phải đấu với người thuận tay phải. 2 người thuận tay trái thì điều chỉnh tương ứngchi phù hợp). ... Vì vậy, hãy chờ cho đến khi anh ta sắp đập bóng, thì chạy nhanh đến phía xa bên trái tay của bạn, và chuẩn bị để phản công bằng cú đập bóng thuận tay của bạn. Bằng cách này bạn có thể phán đoán được hướng của cú đập, và sẵn sàng đối phó với nó. Đối thủ của bạn sẽ không thể thay đổi hướng đánh vào giây cuối cùng, và hầu như luôn đập bóng đến góc trái tay của bạn - nơi bạn đã chờ sẵn để đập bóng thuận tay phản công lại. Anh ta sẽ không biết cú đánh gì sẽ đến anh ta, cho đến khi anh ta nhìn thấy bóng bay vèo qua mình từ cú đập phản công của bạn.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


22. Tầm quan trọng của cú câu bóng bổng.


Một trong những điều khác thường mà các cầu thủ hàng đầu và các huấn luyện viên thường lưu ý là những người ở trình độ bắt đầu và trung bình, những người hay "Lùi xa và câu bóng bổng" trong lúc tập luyện thì thường cải thiện trình độ một cách nhanh chóng.

Đây là lý do cho điều này.

Khi một cầu thủ mới chơi bóng hoặc có trình độ trung bình lùi ra và câu bóng bổng, anh ta đã phát triển tính linh động và khả năng di chuyển, và học được cách phản ứng với các cú đánh mạnh từ vị trí xa bàn. Hầu hết những người ở trình độ này không có khả năng chơi một cách hiệu quả từ xa bàn - như đa số các tay vợt hàng đầu đã làm - và thường thậm chí không tập luyện nó cho đến khi họ đã chơi bóng được nhiều năm, khi mà rất khó để bổ sung các yếu tố mới vào trò chơi của họ. Những người chơi xa bàn từ sớm có lợi thế rất lớn. Giai đoạn sau, khi họ đã trở nên tiên tiến hơn, khi họ chơi xa bàn, đặc biệt là phải bao quát một khu vực rộng khi giật hoặc đối giật, hoặc đơn giản chỉ là phản ứng trước những cú đánh mạnh từ vị trí xa bàn, họ sẽ tốt hơn nhiều so với những người khác. Có 2 trường hợp điển hình của việc này. Jan-Ove Waldner và Mikael Appelgren của Thụy Điển được gọi là "không thể huấn luyện" vì khi còn trẻ họ có xu hướng "Lùi xa và câu bóng bổng" trong khi tập luyện, chứ không chịu tuân thủ các bài tập quy định. Cả 2 đã được xếp hạng số 1 trên thế giới. Với 2 lần Vô địch giải đơn nam thế giới và HCV đơn nam Olympic, Waldner luôn được cho là cầu thủ tốt nhất mọi thời đại.

(Ví dụ về cú câu bóng bổng - ND)

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


23. Đẩy bóng ngắn: Khi nào thì học?


Ở các cấp độ cao hơn, đẩy bóng ngắn ngày càng trở nên quan trọng như là một cách để ngăn chặn đối phương giật bóng. (Cú đẩy bóng ngắn là cú đẩy có cơ hội bóng nảy 2 lần trên mặt bàn đối phương). Nó đặc biệt được sử dụng khi đánh trả các cú giao bóng ngắn. Tuy nhiên, trước khi một cầu thủ đạt đến mức 2000 (điểm trên thang độ xác định trình độ của VĐV – ND) hoặc khoảng đó, cú đánh này thường là một cú đánh có tỷ lệ thấp, vì nó cũng quá dễ để mắc sai lầm làm bóng bật lên cao hoặc đi vào lưới. Nhưng ở đây có 1 vấn đề: nếu bạn chờ đợi cho đến khi bạn đạt mức 2000 mới phát triển cú đánh này, thì bạn sẽ bị mất nhiều năm sau đối thủ cạnh tranh của bạn trong việc phát triển cú đẩy bóng ngắn của bạn. Vì vậy, nếu bạn có tham vọng để đạt được 2000 điểm và hơn nữa, thì hãy bắt đầu phát triển cú đẩy bóng ngắn của bạn từ bây giờ, thậm chí ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chịu thua một vài trận đấu tập.

(Còn tiếp)
 

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


24. Không "hướng dẫn" cú giật của bạn.


Nhiều người, khi học giật bóng, cố gắng “hướng dẫn” (lái – ND) cú đánh một cách chủ ý. Đây là một sai lầm, và sẽ dẫn đến một cú giật nhẹ và yếu. Thay vào đó, hãy cứ đánh đi. Điều này không có nghĩa là đặt toàn bộ thật nhiều lực vào cú đánh, mà bạn cần phải tăng tốc trong suốt cú đánh. Nếu bạn bị trượt - và bạn sẽ bị trượt rất nhiều – hãy điều chỉnh cú đánh trong cú đánh tiếp theo của bạn, và một lần nữa lại đánh như vậy.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

wikpt

Trung Uý
Cháu cảm ơn chú Út nhiều, mới tập chơi nên cháu thường xuyên theo dõi loạt bài dịch của chú, thấy rất thú vị và bổ ích. Vì mới tập chơi nên đoạn này:
6. Việc tạo ra một cú giật nặng.
....
• Tăng tốc một cách mượt mà vào bóng. Nhiều người cố gắng giật thình lình một cách rất nhanh (lực bộc phát – ND), hãy sử dụng toàn bộ đà xoay và trọng lượng cơ thể của bạn để tạo ra xung lực - nhưng điều đó cần thực hiện một cách mềm mại và từ từ (Đây là yếu tố quan trọng nhất).
cháu chưa hình dung ra vấn đề? Có phải là tác giả khuyên gấp cánh tay ngoài chậm lại? Hoặc tăng tốc đều từ đầu đến cuối chuỗi động tác ????? Chú vui lòng diễn giải kỹ hơn giúp cháu được không ạ. Cảm ơn chú.
Cháu cũng tập giật theo như hướng dẫn trong bài này: http://bongban.org/threads/hlv-wu-jingping-ban-ve-cac-diem-co-ban-cua-cu-giat-thuan-tay-bai-1.2284/
của chú và kết quả là (theo cảm nhận của cháu thôi) bóng gần giống quả bạt, nhanh mà thiếu xoáy chạm bàn đối phương không thấy bóng nó vồng lên mà nảy thấp, bay thẳng có xu hướng tụt xuống nhanh(Cháu chơi BT555 với Fh H3). Trong bài dịch này của chú cháu thấy wu-jingping hướng dẫn
Tiếp xúc bóng:
Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng. Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng nhỏ càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng). Cánh tay thẳng hơn sẽ tạo ra nhiều lực hơn. Cũng như thế, bạn sẽ tạo ra tốc độ lớn hơn khi bạn vụt cánh tay của bạn về phía trước nhanh hơn. Nhiều người khi dạy cú giật thuận tay đã nhấn mạnh về động tác vụt cánh tay ngoài mà không nhấn mạnh vào việc chuyển trọng tâm và xoay cổ tay ra sau. (Wu chỉ nói đến những người đã không dạy đầy đủ điều này – đa số giáo viên dạy kỹ thuật khá thích hợp).
Ở đây(Cái đoạn tô đỏ) cháu thấy 2 ông HLV này hơi khác nhau. Cái này là do 02 trường phái bb khác nhau nên kỹ thuật nó cũng khác tương ứng hay là do hình dung của cháu về kỹ thuật này chưa đầy đủ hả chú?
Cảm ơn chú nhiều, chúc chú khỏe và ngày càng có nhiều bài viết, dịch hay.
 

Trainee

Đại Tá
Cháu cảm ơn chú Út nhiều, mới tập chơi nên cháu thường xuyên theo dõi loạt bài dịch của chú, thấy rất thú vị và bổ ích. Vì mới tập chơi nên đoạn này:

cháu chưa hình dung ra vấn đề? Có phải là tác giả khuyên gấp cánh tay ngoài chậm lại? Hoặc tăng tốc đều từ đầu đến cuối chuỗi động tác ????? Chú vui lòng diễn giải kỹ hơn giúp cháu được không ạ. Cảm ơn chú.
Cháu cũng tập giật theo như hướng dẫn trong bài này: http://bongban.org/threads/hlv-wu-jingping-ban-ve-cac-diem-co-ban-cua-cu-giat-thuan-tay-bai-1.2284/
của chú và kết quả là (theo cảm nhận của cháu thôi) bóng gần giống quả bạt, nhanh mà thiếu xoáy chạm bàn đối phương không thấy bóng nó vồng lên mà nảy thấp, bay thẳng có xu hướng tụt xuống nhanh(Cháu chơi BT555 với Fh H3). Trong bài dịch này của chú cháu thấy wu-jingping hướng dẫn

Ở đây(Cái đoạn tô đỏ) cháu thấy 2 ông HLV này hơi khác nhau. Cái này là do 02 trường phái bb khác nhau nên kỹ thuật nó cũng khác tương ứng hay là do hình dung của cháu về kỹ thuật này chưa đầy đủ hả chú?
Cảm ơn chú nhiều, chúc chú khỏe và ngày càng có nhiều bài viết, dịch hay.

Mình phát lực cũng kém, tập thì không có thời gian tập riêng nên rất để ý những bài này của chú (NTBB) cho việc sửa cú đánh của mình.
Theo mình hiểu thì thế này:
Với bài của HLV Wu, bạn tô đỏ thiếu mất chữ "và" làm cho ý nghĩa câu nó lệch đi chút. Cái gập tay của người ta là sau khi đã tạo rồi truyền lực ra tới cánh tay, bóng đồng thời cũng đã được miết một chút trên vợt (trong hành trình từ ~4h-~10h), khi này mớt gập tay nhanh, dứt khoát để truyền lực mạnh mẽ cho cú đánh. Nếu gập/ vụt tay lúc này mà rề rà thì thành ra cú đánh hời hợt.

Với bài khuyên đánh sao cho mượt mà là đoạn khuyên cho việc trước khi gập/ vụt tay và vì thế không có sự bất đồng.

Nhân đây chú (NTBB) cũng cho cháu hỏi thêm luôn:
Trong bài của HLV Wu cũng nói tới "Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng nhỏ càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng)" điều này nên hiểu thế nào nhỉ chú? Cháu lại cứ nghĩ cánh tay thẳng là góc lớn lúc vung tay (~180 độ luôn), ý HLV là văng cánh tay thẳng, đánh bóng ở xa người một chút, khác với kiểu đánh cũ cũ là tay gập, đánh bóng sát người. Còn góc giữa cẳng tay và cánh tay trên mà nhỏ thì gần như gập lại chạm nhau, ý nói là lúc kết thúc cú giật thì tay gập lại càng nhiều càng tốt ?

Cảm ơn chú .
 

NTBB

Super Moderators
Mình phát lực cũng kém, tập thì không có thời gian tập riêng nên rất để ý những bài này của chú (NTBB) cho việc sửa cú đánh của mình.
Theo mình hiểu thì thế này:
Với bài của HLV Wu, bạn tô đỏ thiếu mất chữ "và" làm cho ý nghĩa câu nó lệch đi chút. Cái gập tay của người ta là sau khi đã tạo rồi truyền lực ra tới cánh tay, bóng đồng thời cũng đã được miết một chút trên vợt (trong hành trình từ ~4h-~10h), khi này mớt gập tay nhanh, dứt khoát để truyền lực mạnh mẽ cho cú đánh. Nếu gập/ vụt tay lúc này mà rề rà thì thành ra cú đánh hời hợt.

Với bài khuyên đánh sao cho mượt mà là đoạn khuyên cho việc trước khi gập/ vụt tay và vì thế không có sự bất đồng.

Nhân đây chú (NTBB) cũng cho cháu hỏi thêm luôn:
Trong bài của HLV Wu cũng nói tới "Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng nhỏ càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng)" điều này nên hiểu thế nào nhỉ chú? Cháu lại cứ nghĩ cánh tay thẳng là góc lớn lúc vung tay (~180 độ luôn), ý HLV là văng cánh tay thẳng, đánh bóng ở xa người một chút, khác với kiểu đánh cũ cũ là tay gập, đánh bóng sát người. Còn góc giữa cẳng tay và cánh tay trên mà nhỏ thì gần như gập lại chạm nhau, ý nói là lúc kết thúc cú giật thì tay gập lại càng nhiều càng tốt ?

Cảm ơn chú .

Theo chú ở đây Wu nói góc giữa cẳng tay và cánh tay trên càng nhỏ càng tốt là ý nói đến góc bù phía ngoài khuỷu tay. Như thế thì "góc càng nhỏ" là cánh tay càng thẳng. Điều này cũng phù hợp với việc phân tích sự khác nhau giữa cú giật kiểu Trung Quốc và cú giật kiểu Châu Âu (giật thuận tay) là : TQ giật với cánh tay thẳng hơn, nhằm tạo ra bán kính tay đòn lớn hơn, từ đó lực và tốc độ đều cao.
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Cháu cảm ơn chú Út nhiều, mới tập chơi nên cháu thường xuyên theo dõi loạt bài dịch của chú, thấy rất thú vị và bổ ích. Vì mới tập chơi nên đoạn này:

cháu chưa hình dung ra vấn đề? Có phải là tác giả khuyên gấp cánh tay ngoài chậm lại? Hoặc tăng tốc đều từ đầu đến cuối chuỗi động tác ????? Chú vui lòng diễn giải kỹ hơn giúp cháu được không ạ. Cảm ơn chú.
Cháu cũng tập giật theo như hướng dẫn trong bài này: http://bongban.org/threads/hlv-wu-jingping-ban-ve-cac-diem-co-ban-cua-cu-giat-thuan-tay-bai-1.2284/
của chú và kết quả là (theo cảm nhận của cháu thôi) bóng gần giống quả bạt, nhanh mà thiếu xoáy chạm bàn đối phương không thấy bóng nó vồng lên mà nảy thấp, bay thẳng có xu hướng tụt xuống nhanh(Cháu chơi BT555 với Fh H3). Trong bài dịch này của chú cháu thấy wu-jingping hướng dẫn

Ở đây(Cái đoạn tô đỏ) cháu thấy 2 ông HLV này hơi khác nhau. Cái này là do 02 trường phái bb khác nhau nên kỹ thuật nó cũng khác tương ứng hay là do hình dung của cháu về kỹ thuật này chưa đầy đủ hả chú?
Cảm ơn chú nhiều, chúc chú khỏe và ngày càng có nhiều bài viết, dịch hay.

Theo chú hiểu thì không có gì mâu thuẫn trong cách nói của 2 ý kiến mà cháu dẫn. Cả 2 đều chung 1 ý là khi thực hiện cú giật thuận tay, việc tạo lực phải xuất phát từ chân, lên hông lườn rồi cánh tay trong, cẳng tay, ra vợt; nhưng quá trình truyền lực là từ chậm đến nhanh một cách mươt mà, đạt tốc độ cao nhất khi vơt chạm bóng (nguyên lý "quất roi"), chứ không phải bất thình lình tăng tốc ngay từ điểm xuất phát của vợt. Nếu mình đột ngột tăng tốc độ ngay từ đầu thì các cơ phải gồng cứng ngay lập tức và chính điều này làm cho cú giật không "mướt" và không tạo ra lực mạnh, cũng như thiếu chính xác.
 

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


25. Hãy giả thiết bạn sẽ phải di chuyển.


Hầu hết người chơi bóng nhìn xem vị trí đối thủ của họ đánh bóng trước khi quyết định họ có phải di chuyển hay không. Bạn sẽ nhanh hơn nhiều nếu bạn cho rằng bạn sẽ phải di chuyển, và uốn cong đầu gối của bạn để chuẩn bị cho việc di chuyển, thậm chí trước cả khi bạn biết hướng nào mà bạn cần di chuyển. Vì bạn cần phải di chuyển đến mọi quả bóng một cách gần hơn - đối thủ có thể đánh bóng thẳng vào ngay thuận tay hoặc trái tay của bạn thường xuyên? – Nên việc bạn có thể nhanh như thế nào để thực hiện điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cho rằng bạn sẽ phải di chuyển đến mọi quả bóng và bạn sẽ di chuyển nhanh hơn nhiều.

(Còn tiếp)
 

xukaka

Đại Tá
Thật khâm phục bác NTBB có tình yêu với bóng bàn. Em đọc bài và theo dõi các bài của bác. Em mạnh muội góp ý với bác. Nếu bài bác viết sưu tầm thêm các link về clip dạy kỹ thuật, clip về động tác đó chèn vào bài sẽ dễ học và linh động.
 

NTBB

Super Moderators
Thật khâm phục bác NTBB có tình yêu với bóng bàn. Em đọc bài và theo dõi các bài của bác. Em mạnh muội góp ý với bác. Nếu bài bác viết sưu tầm thêm các link về clip dạy kỹ thuật, clip về động tác đó chèn vào bài sẽ dễ học và linh động.

Cảm ơn góp ý của bạn xukaka ! Cách làm của bạn cũng chính là những gì mà mình rất muốn khi dịch các tài liệu hướng dẫn học BB của nước ngoài. Tuy nhiên mong các bạn thông cảm, mình chỉ tranh thủ được những lúc rảnh ngoài công việc để lên mạng "làm việc" này thôi, nên chưa thể thực hiện như ý muốn được. Cũng có 1 vài tài liệu mình có chèn thêm các clip minh họa, nhưng chưa được nhiều (phải nói là còn rất ít thì đúng hơn). Thời gian tới mình sẽ cố gắng.
 

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN
CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


26. Đừng để lộ hướng tấn công của bạn.


Nhiều người thường để lộ hướng cú đánh tấn công của họ. Thông thường, đối thủ không chắc chắn anh ta biết được hướng mà bạn sẽ đánh bóng đến như thế nào, mà anh ta chỉ phán đoán điều đó. Đó là bởi vì khi anh ta nhìn thấy một mô hình cú đánh giống nhau sẽ có kết quả là bóng đi theo một đường, và một mô hình cú đánh khác thì bóng đi theo đường khác, nó đã trở thành thói quen để phản ứng với nó - ngay cả khi anh ta không chắc chắn cụ thể những gì là khác nhau trong cú đánh của bạn. (Khi bạn nhận diện khuôn mặt của một người, có phải là bạn thường có chủ ý quan sát các đặc điểm riêng biệt tạo nên tính duy nhất của khuôn mặt của người đó?). Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho động tác cú đánh của bạn giống hệt nhau càng lâu càng tốt, và thậm chí hãy sử dụng thủ đoạn đánh lừa về hướng. Ví dụ, khi bạn thiết lập cho một cú đánh thuận tay như thể bạn sẽ đánh bóng sang bên phải (đối với người thuận tay phải), thì cơ thể của bạn có thể hướng trực diện về bên phải. Vào tích tắc cuối cùng, hãy xoay 2 vai, và đánh bóng về phía bên trái. Hoặc cố gắng đánh bóng "từ trong ra ngoài" (lái bóng sang phải – ND), trong đó bạn đã thiết lập như thể bạn đang đánh cú thuận tay chéo bàn sang góc phải của đối phương, và ở giây cuối cùng hãy đánh vào phía trong của quả bóng (phía trong là theo hướng nhìn của bạn).

(Còn tiếp)

NTBB tạm đưa video sau đây nói về cú giật thuận tay xoáy ngang để làm dẫn chứng cho phương cách thay đổi hướng đánh bóng khi tấn công. Đây tuy chỉ là video hướng dẫn cơ bản, (chứ không phải là nói về cú đánh lừa hướng tấn công) nhưng cũng có thể cho chúng ta hình ảnh trực quan về cách thay đổi hướng bóng trong cú giật thuận tay.

 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp


27. Vị trí của vai khi giật và đập bóng.


Một vấn đề phổ biến đối với những người chơi đập bóng nhiều là gặp trục trặc trong việc nâng bóng chống lại xoáy xuống nặng khi giật bóng. Một vấn đề phổ biến đối với những người chơi giật bóng nhiều là tiếptheo cú giật mở của họ chống lại xoáy xuống bằng việc đập bóng bay ra ngoài mép cuối bàn bên kia. Hai vấn đề này là có liên quan với nhau, và liên quan với vai sau - vai phải dối với người thuận tay phải.

Những người đập bóng nhiều thường không hạ vai sau của họ khi giật bóng (hoặc hạ xuống không đủ), giống như họ đã không làm khi đập bóng. Điều này làm mất đi lực nâng của họ khi giật bóng, và dẫn đến một cú giật yếu khi đối phó với bóng xoáy xuống nặng. Người chơi giật bóng rất nhiều thường tự động thả vai của họ ra sau cho cú đánh tiếp theo, như họ thường làm khi giật bóng. Điều này làm cho người chơi bóng nâng bóng lên một chút khi đập bóng chống lại cú chặn trả bóng của đối phương, và do đó, cú đập đi ra cuối bàn. Vì vậy hãy nhớ quy tắc này: khi giật chống lại bóng xoáy xuống, thì hãy thả vai xuống; còn khi đập bóng trước 1 cú chặn trả bóng, thì phải giữ vai cao lên!

(Còn tiếp)
 

Bình luận từ Facebook

Top