Các bài tập Giao bóng và Đỡ giao bóng của Butterfly

NTBB

Super Moderators
NTBB xin giới thiệu loạt bài về các bài tập Giao bóng và Đỡ giao bóng đăng trong các số báo của tạp chí Butterfly.

I. CÁC BÀI TẬP GIAO BÓNG

I.1. Phần 1: Giao bóng xoáy ngang

Khi bắt đầu tập giao bóng một cách hệ thống thì cú giao bóng thuận tay xoáy ngang là phù hợp nhất. Ba ngón tay cuối cùng được đưa ra khỏi cán vợt sao cho vợt chỉ được giữ bằng ngón trỏ và ngón cái. Điều quan trọng là đầu vợt chúc xuống dưới, cán cầm chỉ lên trên. Để hỗ trợ cho vị trí thẳng đứng này của mặt vợt, chúng ta phải kéo khuỷu tay của mình lên một chút. Tức thì chúng ta đánh bóng với việc sử dụng động tác cổ tay ngắn và nhanh. Chúng ta có thể cố gắng để cạnh vợt chạm nhẹ vào bụng hoặc mặt sau của bàn tay dừng lại ở phía trước bụng. Trong tất cả các cú giao bóng với động tác xoay, chúng ta phải đánh vào bóng một cách nhẹ nhàng êm ái, nhưng phải nhanh.

Ngoài ra, bài tập thể hiển tốt việc thử nghiệm về xoáy. Một chai nước được đặt ở cạnh bàn phía đối diện người tập. Lúc này một cú giao bóng thông thường chạm bàn và rời khỏi bàn ở giữa cái chai và lưới. Chai được đặt càng gần về phía lưới, mức độ khó của bài tập càng tăng lên. Mọi cú giao bóng chỉ tốt khi có sự biến hóa. Vì thế quả thứ 5 hoặc thứ 6 nên là một cú giao bóng ngắn, song song, nhưng với phần đầu của động tác giao bóng giống hệt nhau.

H-1.jpg

(Hết phần 1)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
I. CÁC BÀI TẬP GIAO BÓNG

I.2 Phần 2: Giao bóng xoáy ngang-xuống

Bước tiếp theo trong luyện tập giao bóng là xây dựng kỹ năng biến đổi xoáy của bạn. Dễ nhất là biến đổi xoáy ngang thành xoáy ngang-xuống. Lúc này đầu vợt không chúc xuống dưới mà chĩa sang một bên. Khuỷu tay đi xuống dưới một chút và cú đánh thực tế là theo một đường cong nhẹ sao cho mặt vợt gần như nằm ngang ở thời điểm cuối động tác. Chúng ta luôn cần nhanh chóng vặn cổ tay ra ngoài một chút để tạo thêm độ xoáy cần thiết.

Trong bài tập này, chúng ta đặt một chai ở giữa của bàn (phía nửa bàn bên kia – ND). Bây giờ người ta phải cố gắng để đánh quả bóng vòng qua cái chai. Xoáy xuống càng nhiều, quả bóng sẽ càng chậm rời khỏi bàn. Những người giao bóng giỏi có khả năng đánh bóng vòng quanh cái chai và đi vào lưới.

H-2.jpg


(Hết phần 2)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Tập giao bóng - Phần 3: Giao bóng xoáy xuống

(Tạp chí Butterfly số 18 - tháng 11/2004)

Rất khó để chơi một quả bóng có độ xoáy xuống lớn. Bài tập sau đây sẽ cải thiện cảm giác cho loại xoáy này. Ở đây đang nói về việc chơi cú giao bóng mà bóng nảy lên trên nửa bàn của bạn, sau đó nảy trên nửa bàn đối phương và tiếp theo một lần nữa lại nảy trên phần bàn của bạn. Điều này dường như là không thể đối với những người mới bắt đầu chơi bóng, nhưng sẽ dễ dàng nếu bạn làm theo một số lời khuyên dưới đây:

Trước tiên, bạn phải đánh quả bóng theo một đường vòng cung cao và để cho nó nảy lên trên phần bàn của bạn thật gần lưới. Cú đánh thực tế là hướng lên trên và quả bóng đã được đánh "vào lưng". Nó là một cú đánh hoàn toàn bình thường mà người ta chỉ đơn giản là không đánh vào bóng ngay từ đầu. Đôi khi bài tập này có thể được thực hiện với xoáy ngang. Lúc đó, huấn luyện viên sẽ nhắc, để người tập nhớ rằng quả bóng cần quay trở lại với anh ta và không quẹo sang một bên bàn. Bài tập này là hoàn hảo cho một cuộc đặt cược: Sau một thời gian luyện tập, người chơi thử 6 lần, trong đó có một lần là bóng "trở lại ". Mặc dù kiểu bài tập này không thích hợp cho một trận đấu – vì đối thủ sẽ chạy đến bên bàn và đập bóng cao – nhưng nó rất bổ ích để có được cảm giác tạo ra độ xoáy xuống lớn.
H-3.jpg

 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Giaobóng : Phần 4 – Độ dài (của cú Giao bóng - ND)



(Tạp chí Butterfly - 11/2004)

Tạo ra một cú giao bóng với chiều dài mong muốn là một yếu tố quan trọng trong các trận đấu đơn và thậm chí là quan trọng hơn trong các trận đấu đôi. Cách dễ nhất để kiểm soát độ dài cú giao bóng của bạn là bằng điểm nảy đầu tiên của bóng trên phần bàn của bạn.

Nguyên tắc là:
- Điểm nảy đầu tiên càng gần mép ngang cuối bàn bên bạn, thì cú giao bóng càng dài.
- Điểm nảy đầu tiên càng gần lưới, thì cú giao bóng càng ngắn.

Với nguyên tắc này trong tâm trí, chúng ta bắt đầu tập luyện. Với bài tập này chúng ta cần có một sợi dây, được đặt ở khoảng giữa phần nửa bàn của bạn. Tiếp theo, chúng ta bắt đầu đặt điểm rơi của cú giao bóng như sau:

- Điểm nảy đầu tiên ở khoảng giữa lưới và sợi dây = giao bóng ngắn.
- Tiếp theo, Điểm nảy đầu tiên ở khoảng giữa dây và mép cuối bàn bên mình = giao bóng dài.
- Sau đó là 3 cú giao bóng ngắn, 1 cú giao bóng nhanh và dài.

Sơ đồ bài tập này cũng hỗ trợ tốt cho người đỡ giao bóng, vì độ dài của cú giao bóng có thể được dự đoán khi nó chạm bàn lần thứ nhất (bên bàn người giao bóng – ND). Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, quy tắc này cũng có giới hạn. Những VĐV giao bóng giỏi vẫn có thể đặt bóng gần đường biên cuối bàn bên mình và vẫn tạo ra một cú giao bóng ngắn. Nhưng nếu trận đấu bước vào một pha quyết và cú giao bóng cần phải ngắn thì chắc chắn hầu hết trong số họ sẽ xem xét đến sơ đồ này.

H-4.jpg


 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Giao bóng : Phần 5 – Giao bóng dài, nhanh và bất ngờ!


(Tạp chí Butterfly - 12/2004)

Thời gian qua chúng ta đã học được cách kiểm soát độ dài của cú giao bóng. Các cú giao bóng ngắn được đặt gần lưới trên phần bàn của bạn, các cú giao bóng dài nảy lên ở gần mép ngang cuối bàn. Trong khi các cú giao bóng ngắn trong bất kỳ trường hợp nào cũng thấp, thì điều quan trọng nhất của một cú giao bóng dài là tốc độ và yếu tố bất ngờ. Để tránh bị (đối phương) phát hiện sớm thì phần động tác giống với động tác của cú giao bóng ngắn càng kéo dài càng tốt. Trong thời điểm cuối cùng khi người giao bóng hạ xuống sâu hơn về phía đầu gối của mình và gần hơn với mép ngang bàn để thực hiện một cú đánh mạnh và nhanh bằng cổ tay. Điều quan trọng là phải giữ khoảng cách giữa vợt và điểm bóng nảy đầu tiên trên phần bàn của mình càng ngắn càng tốt. Ở bài tập này, một lần nữa chúng ta lại cần có 1 sợi dây, được đặt ở phía bàn đối diện để kiểm soát độ dài bóng. Dọc theo mép ngang bàn ở phía xa (mép cuối bàn bên đối diện – ND) đặt các cốc nhựa hoặc cốc giấy, chúng sẽ bị đánh trúng văng khỏi bàn bởi các cú giao bóng dài. Trong bài tập này cứ 2 cú giao bóng ngắn thì tiếp theo - với phần đầu của động tác giao bóng giống hệt – là 1 cú giao bóng dài và nhanh.


H-5.jpg
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Giao bóng : Phần 6 – Kiểm soát độ cao


(Tạp chí Butterfly - 1/2005)

Chiều cao là một thành phần quan trọng của các cú giao bóng ngắn. Có thể xoáy xuống nhiều thì càng tốt – nhưng nếu cú giao bóng cao, thì một VĐV được huấn luyện tốt về kỹ thuật có thể lợi dụng độ xoáy của bóng đến để thực hiện một cú hất bóng nhanh. Chỉ có thể đánh cú hất này nếu quả bóng được đánh ở trên lưới. Vì vậy, các cú giao bóng ngắn cần phải được thực hiện càng thấp càng tốt. Có thể nói: bóng được đánh càng thấp trên bề mặt bên nửa bàn của bạn, thì cú giao bóng càng trở nên thấp hơn. Lỗi thường gặp là, cầu thủ giao bóng đánh vào bóng ở trên cao. Nhiều cầu thủ đứng thẳng nhưng vẫn có thể tạo ra một quả giao bóng tốt hơn, bằng việc hạ đầu gối của họ chùng xuống.

Để kiểm soát chất lượng của bài tập cú giao bóng này, chúng ta lấy một cái khung chắn và đặt nó trên một vật thích hợp (hộp, bát ...), sao cho có một khe hở với chiều cao khoảng từ 2 đến 4 lần đường kính của quả bóng ở giữa khung và lưới (tùy thuộc vào trình độ của người tập giao bóng). Bây giờ tất cả các cú giao bóng phải thực hiện để bóng chui qua khe hở này.

H-6.jpg

 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Giao bóng : Phần 7 – Sự biến hóa

(Tạp chí Butterfly - 2/2005)

Sau khi chúng ta đã tập luyện tất cả các kiểu giao bóng khác nhau và tìm hiểu các tính chất quan trọng của chúng, bây giờ chúng ta cần phải học cách sử dụng chúng một cách biến hóa. Trong hầu hết các trường hợp - đặc biệt là ở trình độ cao hơn – các cú trả bóng của đối phương là rất tốt, nên cú giao bóng cần phải thay đổi liên tục để gây khó khăn cho sự phán đoán và đánh trả giao bóng. Nói chung có ba yếu tố gắn liền với một cú giao bóng là : tốc độ, điểm rơi và độ xoáy. Về quỹ đạo của quả bóng có thể nói rằng nó cần phải được giữ thấp trong mọi lúc. Đặc biệt là độ xoáy có một ý nghĩa đặc biệt trong cú giao bóng. Trong bài tập sau đây có một cái vòng của môn thể dục dụng cụ đặt ở giữa bàn phía đối diện. Các cầu thủ thực hành sẽ chơi các cú giao bóng khác nhau với độ xoáy và tốc độ luôn thay đổi, và đặt điểm rơi tại các vị trí khác nhau bên ngoài của cái vòng. Đánh bóng vào bên trong vòng là “phạm quy”. Để thực hiện nhiệm vụ này các cầu thủ giao bóng cần linh hoạt và thay đổi động tác của mình và luôn sử dụng cổ tay để biến hóa như mong muốn!

H-7.jpg

 
Last edited:

thuythumattrang

Binh Nhì
Anh Út ơi sao không post phần đỡ giao bong tiếp đi. Em toàn chết quả đối phương giao bóng xoáy ngang lên không ah, theo anh quả đó cắt hay đấy trái luôn? Mà em giao bóng làm sao rõ ràng muốn giao xoáy xuống mà lại toàn ra xoáy ngang thôi, em chém vợt xuống mà lúc kết thúc chắc cổ tay lắc hơi mạnh vào trong một tí nên ra xoáy ngang. Mong anh và các cao thủ chỉ giáo thêm cho em!
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Phần giao bóng thì muôn mặt mua vẻ, nó thể hiện tính nghệ thuật và độ khéo léo của người thực hiện giao bóng.

Chú ơi! Có tài liệu nào hướng dẫn những loại giao bóng nào thích hợp cho lối chơi nào? Đối thủ có lối đánh như thế này thì ta nên áp dụng quả giao bóng như thế này.....Cháu nghĩ nó hay và cần thiết lắm lắm cho mọi người cùng nghiên cứu.
 

NTBB

Super Moderators
Anh Út ơi sao không post phần đỡ giao bong tiếp đi. Em toàn chết quả đối phương giao bóng xoáy ngang lên không ah, theo anh quả đó cắt hay đấy trái luôn? Mà em giao bóng làm sao rõ ràng muốn giao xoáy xuống mà lại toàn ra xoáy ngang thôi, em chém vợt xuống mà lúc kết thúc chắc cổ tay lắc hơi mạnh vào trong một tí nên ra xoáy ngang. Mong anh và các cao thủ chỉ giáo thêm cho em!

Để xong phần "Giao bóng" thì anh sẽ giới thiệu các bài tập của phần "Đỡ giao bóng" (cho có trình tự, hihi !) - Còn 1 bài nữa thôi là đến đấy.

Xoáy ngang lên nếu lùi cắt ko kịp, hoặc cắt ko tốt thì dễ bị bung lắm. Theo mình nếu đã phát hiện là bóng xoáy ngang lên thì "lùa" luôn (hơi úp vợt thôi) cho an toàn.

Giao xoáy xuống mà thành xoáy ngang là do hướng "chém" vợt bị thiên sang ngang, và điểm tiếp xúc bóng ko phải ở "đít" bóng (hoặc phần dưới của bóng) mà ở ngang thân bóng (bên hông, phải hoặc trái) với đà vung vợt ko hoàn toàn ra trước xuống dưới, mà có xu hướng xéo tứ phải qua trái hoặc từ trái qua phải. Đây là "lý thuyết" thôi nhá, chứ anh giao bóng hiền lắm, chả bao giờ gây khó khăn cho bất cứ ai cả, hehe !
 

NTBB

Super Moderators
Phần giao bóng thì muôn mặt mua vẻ, nó thể hiện tính nghệ thuật và độ khéo léo của người thực hiện giao bóng.

Chú ơi! Có tài liệu nào hướng dẫn những loại giao bóng nào thích hợp cho lối chơi nào? Đối thủ có lối đánh như thế này thì ta nên áp dụng quả giao bóng như thế này.....Cháu nghĩ nó hay và cần thiết lắm lắm cho mọi người cùng nghiên cứu.

Cái này thì chú "giơ tay hàng" roài !!!

Chú thì cứ ai ham giật, bạt thì mình giao bóng càng ngắn càng thấp càng tốt. Ai ko biết cắt thì cứ giao xộc dài (yếu trái thì giao sang trái, yếu phải thì giao sang phải), cứ thế mà ...diễn, hihi !
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Phần giao bóng thì muôn mặt mua vẻ, nó thể hiện tính nghệ thuật và độ khéo léo của người thực hiện giao bóng.

Chú ơi! Có tài liệu nào hướng dẫn những loại giao bóng nào thích hợp cho lối chơi nào? Đối thủ có lối đánh như thế này thì ta nên áp dụng quả giao bóng như thế này.....Cháu nghĩ nó hay và cần thiết lắm lắm cho mọi người cùng nghiên cứu.

Cái này thì ai viết cho được chứ Hoàng Anh ? chỉ do kinh nghiệm thôi Hoàng Anh ơi !
Ví Dụ nhé : hôm mình đi cùng chú Út thì có Bác Ninh có cú trái tay rất là lợi hại, xoáy càng mạnh càng chết, chỉ có cách là giao bóng lỏng về phía thuận tay thôi ! kekeke Chu Út chỉ nhé không phải mình tự biết đâu !
 

Bình luận từ Facebook

Top