Bóng bàn “quốc cầu” của người Trung Hoa. ( Up lại)

nhimpitt

Trung Sỹ
Ngày nay mặc dù bóng đá rất được phổ biến tại Trung Quốc nhưng người Trung Quốc chưa bao giờ xem đó là môn “quốc cầu” mà họ luôn cho rằng bóng bàn mới chính là môn “quốc hồn quốc túy”. Từ ba khía cạnh sau, chúng ta sẽ nhận ra điều này hơn:

1. Bóng bàn – môn mang về huy chương và vinh dự lớn lao cho Trung Quốc:

Truớc khi nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời (1949) thì Trung Quốc chưa từng giành được huy chương vàng thế giới. Tham gia 03 lần Olympic không giành được tấm huy chương nào. Người nước ngoài cười nhạo người Trung Quốc là: “Bệnh phu Đông Á” . Sau khi nhà nước CHNDTH ra đời Chủ tịch Mao Trạch Đông ra lời kêu gọi: “Phát triển phong trào thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe nhân dân”, lúc này bóng bàn bắt đầu mở ra tương đối trên toàn quốc. Năm 1959 vận động viên bóng bàn Trung Quốc Dung Quốc Đoàn đoạt huy chương vàng thế giới đầu tiên cho đất nước Trung Quốc: Thế giới chú ý đến! người dân phấn chấn! Từ đó về sau bóng bàn ngày càng phát triển. Số lượng huy chương vàng trong 03 giải bóng bàn (Thế vận hội, Cúp Thế Giới, Giải vô địch thế giới) luôn đứng đầu. Đến năm 2005 tổng cộng giành được 143 huy chương vô địch bao gồm: 100 huy chương vàng tại giải vô địch thế giới, 27 ngôi vô địch tại cúp thế giới và 16 tại Olympic. Hơn nữa có 3 lần đoạt cả toàn bộ 7 cúp vàng tại giải vô địch thế giới. 2 lần đoạt cả 4 huy chương vàng Olympic. Có thể khẳng định thành tích như thế không có nước nào có thể vượt qua.

2. Bóng bàn rất phổ biến và được người dân yêu thích

Điều kiện để triển khai môn bóng bàn không qúa khó khăn, Ai cũng có thể tham gia , nam phụ lão ấu đều có thể chơi, trời nam biển bắc đều có thể tham gia, trong nhà ngoài trời đều chơi được, có tiền không tiền không hề gì… người có điều kiện tốt chơi ở bàn cao cấp, ít tiền thì chơi trên bàn xi măng cũng chẳng sao, không có bàn bóng bàn để chơi thì ghép mấy cái bàn gổ lại cũng được. Thời tiết đẹp chơi ngoài trời gặp lúc trời mưa tuyết thì chơi trong phòng không cần rộng cũng được.
Hơn nữa bóng bàn lại là môn vận động toàn thân, khỏe người đầu óc lại sảng khoái. Khác với bóng đá hay bóng rổ, người chơi bóng bàn không phải đối kháng (thân thể) trực tiếp nên bản thân có thể khống chế lượng vận động rất có lợi để phổ biến …Tóm lại, Môn thể thao này đặc biệt thích hợp tích cách người Trung Quốc nên có được sự yêu thích rộng khắp trong nhân dân.

3. Bóng bàn có cống hiến cho sự ổn định và hoà nhập của xã hội Trung Quốc.

Tại giải bóng bàn vô địch cúp thế giới lần thứ 31 năm 1971, Tay vợt Trung Quốc Trang Tắc Đống và tay vợt người Mỹ Cown thi đấu với nhau, Chủ tịch Mao Trạch Đông liền nắm lấy lấy cơ hội hiếm có này, mời đội tuyển bóng bàn Mỹ thăm Trung Quốc - một hành động đã phá tan sự phong toả của thế lực đối kháng quốc tế với Trung Quốc, trở thành giai thoại lịch sử “ngoại giao bóng bàn”. Giai đoạn 1949 – 1971 chỉ có 34 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, sau “ngoại giao bóng bàn” , giao đoạn 1971 – 1979 Trung Quốc đã có ban giao với hơn 100 nước. Đặc biệt năm 1971 Liên Hợp Quốc với 76 phiếu thuận khôi phục địa vị hợp pháp của trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Vì vậy, có người ca tụng Trung Quốc là: “quả bóng nhỏ chuyển động địa cầu”.

Từ những lý do trên và bên cạnh việc bóng đá chưa thật sự đem lại “vinh dự” lớn lao nào cho Trung Quốc, nên dù bóng đá rất được phổ biến thì vẫn không thể qua mặt được bóng bàn. Môn “quốc cầu ” này sẽ còn được người dân yêu mến dài lâu.
( st )
 

Bình luận từ Facebook

Top