Bóng bàn khổ luyện nó phải dư lày

Status
Không mở trả lời sau này.

langngoi

Đại Tá
:D vdv nằm sàn chắc cũng được đào tạo nằm sàn nhiều lần, nên rất chuyên nghiệp trong vụ nằm sàn :D. Nhìn chung là giáo dục ko bạo lực nó phải có môi trường :D còn cậu nhóc này đã được tôi luyện trong môi trường bạo lực từ tấm bé rồi, nên món khác chắc không ưa :D
nên suy cho cùng thì cả thầy và trò đều .... :p
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Phải phạt cả cái thằng bố nó không biết dạy con nữa . Khổ thân mấy ông thầy , HLV , đem hết tâm huyết cả đời truyền thụ cho cái lũ con nhà mất dạy . Khốn nạn nhất nhiều truờng hợp còn dùng tiền bạc thao túng các bâc bề trên tạo áp lực tới các HLV . Hỏi làm sao TTVN trở thành chuyên nghiệp đuợc .
 
Phải phạt cả cái thằng bố nó không biết dạy con nữa . Khổ thân mấy ông thầy , HLV , đem hết tâm huyết cả đời truyền thụ cho cái lũ con nhà mất dạy . Khốn nạn nhất nhiều truờng hợp còn dùng tiền bạc thao túng các bâc bề trên tạo áp lực tới các HLV . Hỏi làm sao TTVN trở thành chuyên nghiệp đuợc .
hình phạt có rất nhiều cách . bạn ko thể cho mình được cái quyền xâm phạm đến thể xác của con người . nhất là các cháu còn nhỏ . với đoạn phim này gia đình cháu Đức có quyền kiện hlv Hà về tội xâm phạm thân thể trẻ con
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
hình phạt có rất nhiều cách . bạn ko thể cho mình được cái quyền xâm phạm đến thể xác của con người . nhất là các cháu còn nhỏ . với đoạn phim này gia đình cháu Đức có quyền kiện hlv Hà về tội xâm phạm thân thể trẻ con
Bác có biết 1 năm trên toàn quốc ....chết bao nhiêu mạng nguời không ? Chưa kể những nguời không chịu ....
Mới vài roi vào mông đã bu lu bu loa , chả ra cái gì cả . Truờng hợp này nếu là nguời bố có giáo dục thì kết hợp với HLV để giáo dục cái thằng con hư đốn đó .
 
Last edited by a moderator:

NVToan

Trung Uý
hình phạt có rất nhiều cách . bạn ko thể cho mình được cái quyền xâm phạm đến thể xác của con người . nhất là các cháu còn nhỏ . với đoạn phim này gia đình cháu Đức có quyền kiện hlv Hà về tội xâm phạm thân thể trẻ con
Bạn này nói đúng quá, mà đúng theo sách vở luôn á. Không biết bạn có con chưa. Nếu có con rồi sẽ biết lúc nó hư mình bảo không được cho nó vài roi vào đít là chuyện thường. HLV trên vụt cho 2 phát thôi, chỉ mang tính giáo dục không phải bạo hành hay xúc phạm. Một ngày nào đó bạn bắt được con bạn thay vì đi học lại đang ngồi say sưa chơi game trong quán lúc đó mới hiểu.
 

linh729

Thượng Tá

2 cái roi thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến vấn đề sức khỏe nhưng trên phương diện tâm lý thì cách kỷ luật dùng gậy phang vào đít là chưa hay. Mặc dù ngay lập tức có thể khiến đứa trẻ cảm thấy sợ mà tỏ ra ngoan ngoãn kèm chút hối hận; sau đó có thể nó sẽ tuân thủ nội quy hơn; còn những đứa khác thấy hình phạt đó rồi cũng biết mà lường trước hậu quả.

Tuy nhiên về mặt tâm lý mà nói thì 2 cái gậy đó chính thức chia rẽ tình cảm thầy và trò. Tình cảm chính là nền móng tuyệt vời cho sự tin tưởng; hợp tác lâu dài. Ở lứa tuổi thiếu nhi; vi phạm hay làm sai 1 cái gì đó là điều bình thường. Cái người lớn cần làm không phải là dọa nạt hay đánh đập răn đe mà phải nhân cơ hội đó để tìm hiểu xem có cái gì khiến thằng bé thích thú đến mức bỏ cả tập luyện thi đấu. Phải hiểu nó thì mới dạy được nó.

Tôi vẫn nhớ hồi nhỏ (tiểu học) có lần vì muốn dành thời gian nhiều hơn cho việc học văn hóa trên trường. Tôi nhất quyết đòi nghỉ học đàn organ; mặc dù trước đấy bố mẹ tôi đã đầu tư khá nhiều tiền để mua đàn và cho đi học thầy liên tục gần 2 năm. Nhưng một đứa trẻ thì thường nó chỉ biết làm theo cái nó thích hoặc là tránh cái nó sợ chứ nó không nghĩ đến tiền bạc hay sự lãng phí công sức đầu tư của phụ huynh. Khi tôi đòi nghỉ học; bố tôi đã lột sạch quần áo và mắng mỏ không thương tiếc. Lúc đó còn nhỏ nên tôi chỉ biết cam chịu đứng khóc lóc như mưa. Người lớn có thể thấy trẻ con khóc là chuyện bình thường nhưng đâu biết rằng cũng là giọt nước mắt; đôi khi nó chỉ là thoáng qua; đôi khi nó là sự tổn thương mà đứa trẻ sẽ nhớ mãi. Nó sợ và càng ngày nó sẽ càng bất hợp tác; càng khó dạy bảo. Càng lớn nó càng khao khát sự tự do; khao khát được làm những việc mà nó thích.

Cái chúng ta cần hướng đến là làm sao để đứa trẻ càng ngày càng tự giác; càng ngày càng nỗ lực; biết phấn đấu; biết phân biệt khi nào là công việc cần ưu tiên; khi nào được tự do giải trí. Để có được cái đó thì cần có môi trường cạnh tranh lành mạnh; cần có sự yêu thương; động viên; khuyên bảo từ từ. Thậm chí trong trường hợp đứa trẻ có xu hướng nhảy sang 1 con đường khác với con đường mà người lớn sắp đặt thì cũng rất đáng được xem xét.

Nói đơn giản là muốn con nghe lời bố thì bố phải tôn trọng con; phải hiểu con; phải đặt vị trí vào tâm lý của con. Những điều này nói thì đơn giản nhưng ... không phải ai cũng hiểu và cũng vận dụng được.
 

lamtq

Đại Tá
2 cái roi thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến vấn đề sức khỏe nhưng trên phương diện tâm lý thì cách kỷ luật dùng gậy phang vào đít là chưa hay. Mặc dù ngay lập tức có thể khiến đứa trẻ cảm thấy sợ mà tỏ ra ngoan ngoãn kèm chút hối hận; sau đó có thể nó sẽ tuân thủ nội quy hơn; còn những đứa khác thấy hình phạt đó rồi cũng biết mà lường trước hậu quả.

Tuy nhiên về mặt tâm lý mà nói thì 2 cái gậy đó chính thức chia rẽ tình cảm thầy và trò. Tình cảm chính là nền móng tuyệt vời cho sự tin tưởng; hợp tác lâu dài. Ở lứa tuổi thiếu nhi; vi phạm hay làm sai 1 cái gì đó là điều bình thường. Cái người lớn cần làm không phải là dọa nạt hay đánh đập răn đe mà phải nhân cơ hội đó để tìm hiểu xem có cái gì khiến thằng bé thích thú đến mức bỏ cả tập luyện thi đấu. Phải hiểu nó thì mới dạy được nó.

Tôi vẫn nhớ hồi nhỏ (tiểu học) có lần vì muốn dành thời gian nhiều hơn cho việc học văn hóa trên trường. Tôi nhất quyết đòi nghỉ học đàn organ; mặc dù trước đấy bố mẹ tôi đã đầu tư khá nhiều tiền để mua đàn và cho đi học thầy liên tục gần 2 năm. Nhưng một đứa trẻ thì thường nó chỉ biết làm theo cái nó thích hoặc là tránh cái nó sợ chứ nó không nghĩ đến tiền bạc hay sự lãng phí công sức đầu tư của phụ huynh. Khi tôi đòi nghỉ học; bố tôi đã lột sạch quần áo và mắng mỏ không thương tiếc. Lúc đó còn nhỏ nên tôi chỉ biết cam chịu đứng khóc lóc như mưa. Người lớn có thể thấy trẻ con khóc là chuyện bình thường nhưng đâu biết rằng cũng là giọt nước mắt; đôi khi nó chỉ là thoáng qua; đôi khi nó là sự tổn thương mà đứa trẻ sẽ nhớ mãi. Nó sợ và càng ngày nó sẽ càng bất hợp tác; càng khó dạy bảo. Càng lớn nó càng khao khát sự tự do; khao khát được làm những việc mà nó thích.

Cái chúng ta cần hướng đến là làm sao để đứa trẻ càng ngày càng tự giác; càng ngày càng nỗ lực; biết phấn đấu; biết phân biệt khi nào là công việc cần ưu tiên; khi nào được tự do giải trí. Để có được cái đó thì cần có môi trường cạnh tranh lành mạnh; cần có sự yêu thương; động viên; khuyên bảo từ từ. Thậm chí trong trường hợp đứa trẻ có xu hướng nhảy sang 1 con đường khác với con đường mà người lớn sắp đặt thì cũng rất đáng được xem xét.

Nói đơn giản là muốn con nghe lời bố thì bố phải tôn trọng con; phải hiểu con; phải đặt vị trí vào tâm lý của con. Những điều này nói thì đơn giản nhưng ... không phải ai cũng hiểu và cũng vận dụng được.
E noi dung ve viec Gia dinh, cach GD of Bo danh cho con cai.
Nhung o day la 1 tap the, phai có khuon phep va cach ky luat khen thuong khac chu khuyen bao tu tu thi time dau danh cho dao tao va huan luuyen. Chac ve Huu som e ah
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Bênh con cho lắm rồi đến khi chết không kịp trăng trối , còn thằng con thì thành đồ bỏ đi .
Haiz , nhắc đến thêm buồn ae ạ . Tôi có thằng e vợ cũng vì cưng chiều , 1 năm nó tiêu mấy trăm triệu bạc , 8 năm mới ra đc truờng ĐH , nó là hs giỏi QG đấy .
Có 1 sự đau đớn nó gây cho gđ thì kg thể kể ra đc :(:(:(
 

linh729

Thượng Tá
E noi dung ve viec Gia dinh, cach GD of Bo danh cho con cai.
Nhung o day la 1 tap the, phai có khuon phep va cach ky luat khen thuong khac chu khuyen bao tu tu thi time dau danh cho dao tao va huan luuyen. Chac ve Huu som e ah

Kỷ luật thì có rất nhiều hình thức anh à.
Ý em là mình cân nhắc kỷ luật trong mối liên hệ với tác động về tâm lý.

Nếu cả năm đứa trẻ không vi phạm gì; chăm chỉ tập luyện; mới vi phạm có 1 lần (bỏ tập) thì cũng không phải cái gì nghiêm trọng quá đến mức phải bắt nó nằm sấp xuống trước tập thể; mắng mỏ với thái độ như kiểu dạy bảo 1 con chó thế.

Không ai biết được khi HLV phang cái roi vào đít thằng bé như thế thì trong bụng nó có chửi thầm ông hlv hay không. Vấn đề không phải là đúng hay sai nữa mà quan trọng là mình làm sao để tránh những rạn nứt tình cảm thầy trò. Vì trò có nể có quý thầy thì nó mới nghe lời; mới thích tập theo cái mà thầy truyền dạy. Còn làm cho nó sợ thì nó sẽ có xu hướng không trung thành
 

Xuân Diên

Binh Nhì
Em có thằng bạn thân cũng được tập chung bóng bàn lúc nhỏ.(tầm lớp 4 lớp 5 gì đó).Nó được gửi đi từ sơn tập huấn bóng bàn,được tầm 4 năm thì bị đuổi về nhà..Do suốt ngày lo cày game các kiểu,tập tành thì chán nản do thi đấu không có thành tích,lại không có ai khuyên năn động viên,còn bị dính vào chất kích thích nữa cơ..Nó kể năm đó năm 2012 2013 gì đó em không nhớ,lương tháng đến 6 triệu,tiêu gì cho hết,tuổi lại nhỏ cầm số tiền lớn nên tiêu có cần suy nghĩ gì đâu,lại thêm môi trường bạn bè cù rũ,trai gái các kiểu...Giờ nó ngĩ lại mà nó tiếc:"Ứớc gì ngày đó có ai đánh vào mông tao 2 roi như thế này nhỉ.....!"
 

HaQuocLinh

Thượng Tá
Về cơ bản thì không có ai được quyền xâm phạm đến thân thể người khác. Thầy - Trò thì càng phản cảm dù là lý do gì đi nữa. Nếu cảm thấy không giáo dục nổi Trò thì có cách khác chứ đánh trực tiếp đó là điều cấm kỵ nhất. Chuyện này mà làm rộng ra là HLV bị buộc thôi việc như chơi, ra pháp luật bị quy vào tội hành hung trè em, vi phạm vấn đề giáo dục nhiều mặt vì HLV cũng là người Thầy.Nên cẩn thận với những học trò cá biệt và có cách để dạy riêng, nếu không có cách nào để chuyển đổi được thì đành phải cho về quê vậy, chứ dù đúng là vị HLV này có ý tốt để rèn học trò, thậm chí gia đình đồng ý nhưng luật đã quy định rõ ràng rồi: Không ai có quyền đánh người khác. Nói thế thôi chứ không biết những ai đang làm bố có hay đánh con không ta:)... các nước khác thì đánh con bị chính quyền phạt ngay đó còn ta thì mấy khi!

p/s: Những vụ Thầy đánh Trò gần đây xảy ra không ít và kết cục cuối cùng thường là Thầy bị đình chỉ công tác, bồi thường.... Có trí khôn và trình độ là quan trọng khi làm thầy bên cạnh đạo đức tốt cần phải có, nhưng vẫn chưa đủ. Đại đa số thì đều đạo đức tốt và có sự thông minh biết nhiều nhưng vấn đề khéo léo trong mọi tình huống thực tế lại quan trọng hơn dù chẳng trường lớp nào dạy cả.
 
Last edited:

linh729

Thượng Tá
Em có thằng bạn thân cũng được tập chung bóng bàn lúc nhỏ.(tầm lớp 4 lớp 5 gì đó).Nó được gửi đi từ sơn tập huấn bóng bàn,được tầm 4 năm thì bị đuổi về nhà..Do suốt ngày lo cày game các kiểu,tập tành thì chán nản do thi đấu không có thành tích,lại không có ai khuyên năn động viên,còn bị dính vào chất kích thích nữa cơ..Nó kể năm đó năm 2012 2013 gì đó em không nhớ,lương tháng đến 6 triệu,tiêu gì cho hết,tuổi lại nhỏ cầm số tiền lớn nên tiêu có cần suy nghĩ gì đâu,lại thêm môi trường bạn bè cù rũ,trai gái các kiểu...Giờ nó ngĩ lại mà nó tiếc:"Ứớc gì ngày đó có ai đánh vào mông tao 2 roi như thế này nhỉ.....!"

Lớn rồi nên nhìn thấy được lợi ích của việc rèn luyện; biết so sánh nếu ngày đó mình tập thế này thế kia thì bây giờ đã thành thế này thế nọ. Nhưng ở cái tuổi đang còn háo hức khám phá những điều mới lạ của cuộc sống thì phần thưởng không phải là cố tập để sau này trở thành cái gì mà là ngay lúc đó; nó muốn cái gì nhất; cái gì cho nó cảm giác giỏi nhất; nhận được nhiều sự công nhận nhất; nó sẽ dành nguồn lực tối đa cho cái đó. Mà ở đây rõ ràng các nguồn lực đều ở trong tay nó (tiền; thời gian; sức lực) nên cứ thế theo đà thôi. Muốn quản lý con người tốt hơn thì phải luôn xây dựng các mức giới hạn về nguồn lực. Nhìn thấy được động lực của hành vi và đưa ra những cảnh báo sớm cho thế hệ trẻ dựa trên những tấm gương đi trước.. (thành công hoặc thất bại; nên người hay sa ngã đều có giá trị tham khảo quan trọng như nhau)

Biết đâu 10 năm nữa thành đại gia rồi; thằng bạn của bạn sẽ lại nói thế này : "Đờ mờ; may mà năm đó bị đuổi sớm nên giờ mới được thế này; chứ không thì cứ lẹt đẹt làm VDV không biết lương có được bằng 1 phần 10 hiện nay không"
 
ko chấn chỉnh rèn luyện bọn trẻ con đi thì ông Hà chả làm nên cơm cháo gì.Ông Hà làm thế là tốt cho nền tảng bb Quân Đội nói riêng và trẻ Việt Nam! mà thôi
các lứa trên như Linh buôn muối,nam đi tè,Đatj mắt to ,.... thì còn đang thịnh chắc được 5-7 năm nữa
nhưng lứa kế cận như Nghĩa khỉ,....mấy cu em gì nữa vừa đanhs giải ở Văn Quán Hđ thì thua hết 2 thằng béo là tuấn nd và minh tb.Nghe nói nghĩa Khỉ cũng là top khủng,chả quan tâm,quan tâm là đấu pháp hợp lý mà 2 thằng kia nó đánh cho ù tai hết cả lên,cuối cùng đội trẻ Qd về nhì.Ăn lương để đánh chuyên nghiệp mà ntn thì mềnh lại thích ngồi ngoài chém gió,tôi còn trêu 2 thằng là mày vùi dập nền bb Việt Nam! đấy à
ở Qđ thì cũng đáng tiếc là đã có trường hợp bị đuổi vì đaapj đá ở Côn Nôn nhìu quá nên ko theo được........hây za.Liệu đây có phải đang là trào lưu ko nhỉ,chúa mới biết,chỉ khi nào xuất hiện đội quân ngáo đá thì mới biết được
Nếu ông Hà ko dùng kỷ luật thép để rèn bọn trẻ con kia thì sau này ai đamr bảo chúng nó ko hút pin,hút cần,đập đá,chích choác,.......điều đó chỉ có chúa mới trả lời nổi,nhưng hiện tại chúng nó đã trốn trại để đi đanhs điện tử rồi.Ai đoans thử xem bao giờ chúng nó lại lỉnh đi đâu để xóc điax,liêng,póc cơ,tiến lên miền nam,.............
nói tóm cmn lại là ô Hà mà ko làm dư thế lày thì 10 năm sau bb chuyên nghiệp được ngắm nhìn bb nghiệp dư bê cúp
còn ai ghét thì kệ mịa nó,việc ông ông nàm.Còn. thằng nào phản đối ra mặt thì ok đi,cưs cho nó chơi tẹt ga,bia cho uống tẹt,thích thì còn khuyến khích nó chơi bời thì nó yêu mình ngay đấy mà
đôi lời chia sẻ,say quá em ngủ,bí bo mọi người
 
Về cơ bản thì không có ai được quyền xâm phạm đến thân thể người khác. Thầy - Trò thì càng phản cảm dù là lý do gì đi nữa. Nếu cảm thấy không giáo dục nổi Trò thì có cách khác chứ đánh trực tiếp đó là điều cấm kỵ nhất. Chuyện này mà làm rộng ra là HLV bị buộc thôi việc như chơi, ra pháp luật bị quy vào tội hành hung trè em, vi phạm vấn đề giáo dục nhiều mặt vì HLV cũng là người Thầy.Nên cẩn thận với những học trò cá biệt và có cách để dạy riêng, nếu không có cách nào để chuyển đổi được thì đành phải cho về quê vậy, chứ dù đúng là vị HLV này có ý tốt để rèn học trò, thậm chí gia đình đồng ý nhưng luật đã quy định rõ ràng rồi: Không ai có quyền đánh người khác. Nói thế thôi chứ không biết những ai đang làm bố có hay đánh con không ta:)... các nước khác thì đánh con bị chính quyền phạt ngay đó còn ta thì mấy khi!

p/s: Những vụ Thầy đánh Trò gần đây xảy ra không ít và kết cục cuối cùng thường là Thầy bị đình chỉ công tác, bồi thường.... Có trí khôn và trình độ là quan trọng khi làm thầy bên cạnh đạo đức tốt cần phải có, nhưng vẫn chưa đủ. Đại đa số thì đều đạo đức tốt và có sự thông minh biết nhiều nhưng vấn đề khéo léo trong mọi tình huống thực tế lại quan trọng hơn dù chẳng trường lớp nào dạy cả.
ok cho bọn học trò ăn kẹo là chúng nó thích nhể,rồi lớn lớn tý nữa cho đi bar rồi cắn thuốc lắc là sướng
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Thế này ăn thua gì, @backhand-ghost ? Mấy thằng CNT từ nhỏ đã ăn roi bình thường. Ko bạo hành trẻ em, nhưng không nuông chiều buông lỏng.

Các cụ ngày xưa đánh bằng roi mây, roi da, hèo tre, nhưng cách đánh, cách xây dựng nhân cách đã tạo nên các nhân cách lớn.

Em ủng hộ VĐV trưởng bb vn, kỷ luật tạo nên sức mạnh
 

backhand-ghost

Đại Tá
Thế này ăn thua gì, @backhand-ghost ? Mấy thằng CNT từ nhỏ đã ăn roi bình thường. Ko bạo hành trẻ em, nhưng không nuông chiều buông lỏng.

Các cụ ngày xưa đánh bằng roi mây, roi da, hèo tre, nhưng cách đánh, cách xây dựng nhân cách đã tạo nên các nhân cách lớn.

Em ủng hộ VĐV trưởng bb vn, kỷ luật tạo nên sức mạnh
Tôi không bàn đến chuyện đúng sai, chỉ so sánh một chút về sự nghiêm khắc của hình phạt giữa ta và TQ. Với những gì tôi được chứng kiến ở các lớp tuyến nhi đồng và tuyến trẻ TQ thì thấy anh Hà vẫn đang rất "tình cảm" trong lời nói cũng như vẫn còn thấy "xót" học sinh khi đánh đòn. Ở TQ, khi VĐV năng khiếu vi phạm kỷ luật thì sẽ phải nhận hình phạt nghiêm khắc đến mức có chút "tàn nhẫn".
 
Last edited:
Status
Không mở trả lời sau này.

Bình luận từ Facebook

Top