2 phong cách bóng bàn: vợt ngang và vợt dọc

hungvotdoc

Thượng Tá
Hungvotdoc: Ah, em nhớ anh Hưng rồi, lâu quá rồi nhỉ, dạo này anh hay đánh ở đâu. Hôm nào rảnh ae gặp nhau nhé:)
Bàn chỗ cơ quan anh thì giải tán rồi. Anh cũng chơi ít thôi - Tuần 2 buổi ở CLB gần nhà anh ở ngoại thành ngoài đê sông Hồng - CLB kiểu gia đình có 1 bàn tốt - chơi cũng tạm. À mà lần em đến chỗ anh chơi là đi cùng ai nhỉ? anh nghĩ không ra.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
hungvotdoc: lan truoc e di cung anh Lam, bao ve Seabank thi phai. Sorry anh cai may nay no khong co tieng Viet:)
À thì ra là đi cùng Lâm em anh. Lâm bây giờ không làm bảo vệ ở Seabank nữa và hay xuống chỗ anh chơi. Hôm nào gặp Lâm đi cùng xuống chỗ anh chơi nhé .
 

MalinHD

Thượng Sỹ
Longthu: Lâu không gặp lại, Long dạo này đánh hay thật, quả trái có lẽ hay nhất trong tất cả các ae vợt dọc ở Việt Nam. Vợt dọc này có mấy cái lợi nếu dân nghiệp dư chịu khó tập là quả flick phải, móc trái và giao bóng:)
 

HaQuocLinh

Thượng Tá
Mình tuy chơi vợt ngang nhưng xin có một phép so sánh nho nhỏ như sau:

1. Giải bóng bàn quan trọng bậc nhất là thế vận hội olympic có lẽ đại đa số đều công nhận điều này.
2. Trong 7 kỳ olympic diễn ra 7 trận chung kết giữa 14 vđv( xin chỉ tính nội dung đỉnh cao nhất là đơn nam) thì có một con số thực tế như sau:
- Trận 1988: 2 tay vợt đều chơi vợt dọc mút thường. Tất nhiên người vô địch là vợt dọc
- Trận 1992: 2 tay vợt đều chơi vợt ngang, cũng như hiển nhiên chức vô địch là vợt ngang
- Trận 1996: 1 dọc - 1 ngang. Người vô địch là vợt dọc
- Trận 2000: 2 vợt ngang, vđ vợt ngang
- Trận 2004: 2 vợt dọc. vợt dọc vđ
- Trận 2008: 2 vợt dọc. vợt dọc vđ
-Trận 2012: 1 ngang 1 dọc. vợt ngang vđ

Nhìn qua thì thấy trong 14 vđv vào chung kết thì:
- 8 vđv chơi vợt dọc > 6 vđv chơi vợt ngang
- 4 vđv vợt dọc vô địch > 3 vđv vợt ngang vô địch

Những con số này là thực tế, cho nên cũng không có gì lạ nếu năm sau người lên ngôi ở olympic là Xu Xin! Hãy nhớ rằng cỡ như Wang Liqin - người mà Waldner phải thốt lên rằng là người có FH mạnh nhất thế giới ...và trên bảng xếp hạng cũng thấy chưa thấy vđv nam nào ngự trị ở vị trí số 1 lâu như Wang tiên sinh vậy mà chưa 1 lần bước chân vào trận đấu cuối cùng của giải đấu danh giá nhất!
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Mình tuy chơi vợt ngang nhưng xin có một phép so sánh nho nhỏ như sau:

1. Giải bóng bàn quan trọng bậc nhất là thế vận hội olympic có lẽ đại đa số đều công nhận điều này.
2. Trong 7 kỳ olympic diễn ra 7 trận chung kết giữa 14 vđv( xin chỉ tính nội dung đỉnh cao nhất là đơn nam) thì có một con số thực tế như sau:
- Trận 1988: 2 tay vợt đều chơi vợt dọc mút thường. Tất nhiên người vô địch là vợt dọc
- Trận 1992: 2 tay vợt đều chơi vợt ngang, cũng như hiển nhiên chức vô địch là vợt ngang
- Trận 1996: 1 dọc - 1 ngang. Người vô địch là vợt dọc
- Trận 2000: 2 vợt ngang, vđ vợt ngang
- Trận 2004: 2 vợt dọc. vợt dọc vđ
- Trận 2008: 2 vợt dọc. vợt dọc vđ
-Trận 2012: 1 ngang 1 dọc. vợt ngang vđ

Nhìn qua thì thấy trong 14 vđv vào chung kết thì:
- 8 vđv chơi vợt dọc > 6 vđv chơi vợt ngang
- 4 vđv vợt dọc vô địch > 3 vđv vợt ngang vô địch

Những con số này là thực tế, cho nên cũng không có gì lạ nếu năm sau người lên ngôi ở olympic là Xu Xin! Hãy nhớ rằng cỡ như Wang Liqin - người mà Waldner phải thốt lên rằng là người có FH mạnh nhất thế giới ...và trên bảng xếp hạng cũng thấy chưa thấy vđv nam nào ngự trị ở vị trí số 1 lâu như Wang tiên sinh vậy mà chưa 1 lần bước chân vào trận đấu cuối cùng của giải đấu danh giá nhất!

Ngạn ngữ Đức có câu "kẻ mạnh chưa chắc đã thắng nhưng kẻ thắng chắc chắn là mạnh hơn" chúng ta hãy chờ xem...

OL xưa thôi bác, OL từ 2012 đổ đi là tính hấp dẫn chắc chắn không được như 2008 trở lại rồi, đơn nam chắc chắn chất lượng chuyên môn không thể bằng WTTC hoặc 1 giải bé hơn như China Super league là cái chắc, song nó là cơ hội cho những VĐV ngoài Tào hơn nhiều. Thậm chí vòng cạnh tranh 1 vé đi OL có khi còn hấp dẫn hơn cả OL thực sự đó chớ :D
 

HaQuocLinh

Thượng Tá
OL xưa thôi bác, OL từ 2012 đổ đi là tính hấp dẫn chắc chắn không được như 2008 trở lại rồi, đơn nam chắc chắn chất lượng chuyên môn không thể bằng WTTC hoặc 1 giải bé hơn như China Super league là cái chắc, song nó là cơ hội cho những VĐV ngoài Tào hơn nhiều. Thậm chí vòng cạnh tranh 1 vé đi OL có khi còn hấp dẫn hơn cả OL thực sự đó chớ :D
Em cũng chỉ chơi vợt ngang là chính nhưng sự thật nó như thế chứ em chẳng có thêm bớt gì. Có một thực tế là nếu vđv dù nổi tiếng cỡ nào mà từ 1988 đến giờ nếu không vô địch olympic thì cũng sẽ nhanh bị quên lãng đó là sự thật.... Sự hấp dẫn và chất lượng chuyên môn là câu chuyện không giống nhau. VD như Ngoại hạng Anh tuy được đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh nhưng về chất lượng giải đấu theo liên đoàn bóng đá châu Âu lại xếp nó đứng thứ 3 sau giải của Tây Ban Nha và Đức chẳng hạn, cái xếp hạng này thì dựa vào giải đấu danh giá nhất cấp CLB của châu Âu ai cũng biết là C1, đó là thước đo quan trọng nhất. Quay sang bóng bàn thì olympic cũng là thước đo số 1 vậy, đại đa số đều thấy thế. Nếu nhìn lại trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của tay vợt dọc Wang Hao thì phần đa người ta sẽ nghĩ tới ngay 1 trong 3 trận chung kết olympic, chứ ít khi để ý tới Wang Hao vô địch WTTC năm nào! Chẳng thế mà thất bại nặng nề nhất của bb Tàu trong độ 20 năm đổ lại đây phần đa mọi người đều công nhận chính là trận đấu năm 2004 chung kết giữa Wang với Ryu, đó là một trận thua cực kỳ tai hại vì người Hàn đã cho thấy là vợt dọc của họ thắng vợt dọc của Tàu trong giải đấu lớn nhất và quan trọng nhất! Em cũng vốn hâm mộ các tay vợt dọc vì nhiều lý do, và thích kiểu vợt dọc Tàu hơn, cho nên nhiều khi cũng cho là Ryu ăn may để động viên chú Wang ! bản thân cũng thích lối chơi đẹp mắt của Wang lắm nên cảm tính cho là Ryu ăn may chứ thật sự thì chỉ có trận đấu mới đúng là thật!
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Em cũng chỉ chơi vợt ngang là chính nhưng sự thật nó như thế chứ em chẳng có thêm bớt gì. Có một thực tế là nếu vđv dù nổi tiếng cỡ nào mà từ 1988 đến giờ nếu không vô địch olympic thì cũng sẽ nhanh bị quên lãng đó là sự thật.... Sự hấp dẫn và chất lượng chuyên môn là câu chuyện không giống nhau. VD như Ngoại hạng Anh tuy được đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh nhưng về chất lượng giải đấu theo liên đoàn bóng đá châu Âu lại xếp nó đứng thứ 3 sau giải của Tây Ban Nha và Đức chẳng hạn, cái xếp hạng này thì dựa vào giải đấu danh giá nhất cấp CLB của châu Âu ai cũng biết là C1, đó là thước đo quan trọng nhất. Quay sang bóng bàn thì olympic cũng là thước đo số 1 vậy, đại đa số đều thấy thế. Nếu nhìn lại trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của tay vợt dọc Wang Hao thì phần đa người ta sẽ nghĩ tới ngay 1 trong 3 trận chung kết olympic, chứ ít khi để ý tới Wang Hao vô địch WTTC năm nào! Chẳng thế mà thất bại nặng nề nhất của bb Tàu trong độ 20 năm đổ lại đây như bác, em và mọi người đều công nhận chính là trận đấu năm 2004 chung kết giữa Wang với Ryu, đó là một trận thua cực kỳ tai hại vì người Hàn đã cho thấy là vợt dọc của họ thắng vợt dọc của Tàu trong giải đấu lớn nhất và quan trọng nhất! Em cũng vốn hâm mộ các tay vợt dọc vì nhiều lý do, và thích kiểu vợt dọc Tàu hơn, cho nên nhiều khi cũng cho là Ryu ăn may để động viên chú Wang ! bản thân cũng thích lối chơi đẹp mắt của Wang lắm nên cảm tính cho là Ryu ăn may chứ thật sự thì chỉ có trận đấu mới đúng là thật!

Thời gian có thể trôi đi và mọi thứ nhiều người quên, nhưng thành tích ấn tượng thì khó phai. Chẳng thế mà đến tận bây giờ ta vẫn luôn vinh danh các cụ Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết đã thành công cách nay những nửa thế kỷ.

Chất lượng chuyên môn của OL và WTTC nhé:

- Chỉ có 2 tay vợt của Tàu đc tham gia, gần như chắc chắn vé vào chung kết đã được định đoạt rồi, nếu như năm sau Ma Long và Xu Xin tham gia thì đến 99% sẽ là chung kết của riêng Tàu.

- Olympic 4 năm mới có một lần, ai biết đâu được nhỡ một mùa nào đó, một chú như Ryu Sung Min nổi cái đùng rồi lặn mất tăm? Vì vậy đẳng cấp là phải gồm hay và ổn định!

- Theo ý hiểu của em ở trên, bác đưa ra luận điểm là "NHỮNG NGƯỜI CHƠI VỢT DỌC VÔ ĐỊCH VÀ VÀO CK OL NHIỀU HƠN, VẬY VỢT DỌC > VỢT NGANG". Tuy ko có khẳng định cùng với lời bàn lùi bỏ ngỏ song 99% em đoán bác định nói vậy? Vậy em đưa ra luận điểm "OL CÓ TÍNH CẠNH TRANH CŨNG NHƯ ĐỘ HẤP DẪN KHÔNG CÒN CAO NHƯ TRƯỚC NÊN KHÔNG THỂ LẤY LÀM THƯỚC ĐO ĐƯỢC NỮA" để phản biện lại luận điểm của bác thì bác đưa ra mấy cái viển vông gì đó ở đâu? Em có nói là nó không danh giá hay chất lượng chuyên môn thấp đâu nhỉ?

- Một giải đấu 4 năm tổ chức 1 lần lấy ra làm thước đo trình độ thực tế thì quả là điên rồ vì phong độ là thứ người ta không lường trước được, sự ổn định mới là thứ để người ta đánh giá đẳng cấp.

- Lại một ví dụ của bác về "BA LẦN VỀ NHÌ OL", vậy trận thua của Wang Hao trước Ryu đúng là tai hại nhưng đẳng cấp của Ryu có bao giờ chung mâm được với Wang Hao? Chưa bao giờ điều đó xảy ra!
Ok, tiếp 1 ví dụ, Ma Lin đã vô địch OL rất thuyết phục năm 2008, thậm chí vượt qua đối thủ kỵ rơ Wang Liqin để vô địch vậy tại sao người ta nhắc đến Ma Lin là nhắc đến 3 lần hụt vô địch WTTC, 1 lần dừng bước ở bán kết? Nhắc đến Ma Long là nhắc đến tay vợt 8 năm trắng tay dù đã có 1 WC ở năm 2012 (thời điểm trước khi vô địch WTTC 2015). Xin thưa đó là do tâm lý của con người luôn thích xoáy vào những thứ dễ nhớ dễ nhắc nhất.

Ý kiến của em chỉ có vậy thôi, xin bác phản biện và bảo vệ luận điểm của mình chính xác, đừng đi lan man.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Em thì đơn giản thế này thôi " Kẻ mạnh chưa chắc đã thắng, còn kẻ thắng chắc chắn mạnh hơn". Cái này là do người Đức nói ra và dù em vốn không thích tính thực dụng nhưng vẫn phải chấp nhận là nó đúng. Nếu OL không phải là giải đấu quan trọng nhất vậy tại sao người ta chỉ nhớ những nhà vô địch OL phần nhiều? chưa tính giải thưởng đi kèm cũng khủng hơn? Vì đơn giản khi muốn tiến đến Grand slam thì ít nhất phải vào chung kết OL cái đã...mà 4 năm mới có 1 lần , khó hơn WTTC.

Bác lại lan man rồi, tùy từng thời người ta sẽ nhớ những người của thời đó.
Kẻ thắng là kẻ mạnh OK, nhưng lấy một giải đấu 4 năm mới có một lần để làm thước đo cho sự phấn đấu của những người cùng phấn đấu trong 4 năm đó là trò hề, Wang Hao thua Ryu nhưng ai dám nói đẳng cấp của Ryu hơn Wang Hao thì đứng lên? Tương tự, Wang Liqin và Ma Lin, Ma Lin vô địch OL 2008 và thắng Wang Liqin ở bán kết nhưng với thành tích bóp mũi Ma Lin liên tục ở WTTC thì ai dám nói Ma Lin đẳng cấp hơn hẳn Wang Liqin? Chúng ta đang so sánh một cách khách quan cho những người thuộc 2 trường phái nên phải đảm bảo tính công bằng chứ không thể chụp mũ kiểu đó được.

Thêm 1 ví dụ nữa để phản biện lại bác nhưng chỉ để nói lên sự tương đối chứ không qui chụp. Đó là số người giành Grandslam, hiện tại là 3 vợt ngang và 1 vợt dọc, rất có thể năm sau Ma Long sẽ hoàn tất bộ sưu tập của mình, vậy sẽ có 4 so với 1. Cái ví dụ này chỉ dùng để phản biện sự bất hợp lý trong luận điểm của bác thôi, còn lại mình vẫn cho là nó không đúng.

Đẳng cấp được đánh giá bởi: Danh hiệu và sự ổn định, đó mới là tất cả.
 

Bình luận từ Facebook

Top