?Trình thấp đòi trình cao chấp nhiều bóng

BiaBongBan

Thượng Sỹ
tôi thỉnh thoảng cũng giao lưu ngoài clb để thay đổi không khí và va chạm thêm. Chuyện đánh trách nhiệm là đương nhiên như 2, 3 5 10 bia hoặc đút túi.
trình cao hơn thì thường phải chấp, nhưng có người trình thấp cứ phải ép chấp cao hơn 1-2 bóng, mục đích để thắng, rất khó xử cho người chấp. Hãy đặt vào rơ cao như sau:
- đối thủ kém 2÷3 quả giao lưu học hỏi cũng Ok. Nhưng đã kém từ 4 quả thì rơ cao hơn hầu như không học thêm được gì.
- rơ cao đã không học thêm được mà còn bị ép chấp sâu và thua. Đã không học được gì mà phải nộp.
- rơ dưới khi thắng vừa được tiền, vừa được cọ sát với rơ cao. Bình thường phải đóng tiền đi học thầy.

Có người bị ép kêu rằng, chưa gặp nhau, không có phân hạng thì Cao Bằng hết. Không chơi thì thôi!
Thắng ai chả thích hơn là thua, nhưng nên có văn hóa thi đấu để anh em còn nể nhau.
 

bachikho

Đại Tá
thường trên 3 thì người trên chỉ chấp 2, người dưới nên chấp nhận, kể cả thua coi như học hỏi, đòi chấp cao người trên thường k muốn đánh đâu
 

IFUD

Đại Uý
Có kèo cọt thì 1-2 bóng là hết cỡ, chấp hơn thì không chơi kể cả mình kèo trên hay kèo dưới
Giao lưu vui vẻ không hiện kim thì 4 bóng ok, cho mấy em vừa học lý thuyết ra thử áp vào trận mạc, thậm chí 6 bóng nếu là gái :p:p
 

Hangruoi

Hồi phục...
Staff member
Cảnh ngộ này từ xửa xưa rồi. Sau thời gian dài bệnh tật bỏ bê bóng bàn rồi chơi lại. Đến thời gian này đã hồi công lực nhưng trình bóng bàn nghiệp dư đã xa lắc. Chỉ người biết mới không đòi chấp cao, còn nhiều người nghe tiếng anh thế này thế kia, hạng này hạng kia phải chấp em x bóng. Mà em là ai thì tôi cũng chịu, gặp trá hình F còn xơi cả C :)
 

BiaBongBan

Thượng Sỹ
Bài viết của bạn Tuấn nam định, rất phấn khích khi được giao đấu với đẳng cấp cao.

Được đối đầu với 1 VĐV đẳng cấp như Wang Kaibo tại cup Quốc tế Côn Sơn - Hải Dương quả thực là 1 điều may mắn. Đánh 1 trận xong tiến bộ hẳn về tư duy chơi bóng ở đẳng cấp cao.

Có đôi lời chia sẻ đến anh em, hy vọng sẽ cùng Tuấn hiểu thêm 1 góc nhìn về cách chơi của VĐV này nói riêng, và mở rộng ra là 1 phần về cách chơi của người Trung Quốc. Đây là góc nhìn cá nhân của Tuấn, 1 người trưởng thành từ nghiệp dư giống anh em, ko đc đào tạo Chuyên nghiệp nhiều năm, từng bước học hỏi để có thể leo lên vị trí Vô địch Hạng A. Thế nên mình quý trọng từng cơ hội đc học hỏi, cũng muốn chia sẻ những gì mình học được với các anh em cùng đam mê. Anh em thấy đúng thì ủng hộ, nếu cảm thấy ko đúng thì góp ý thêm nha.

1. Về tấn công: rõ ràng, Wang Kaibo là 1 VĐV có thể hình cao to, sải tay dài, đương nhiên đòn phải rất nặng. Đó là cảm nhận của mình khi bắt đầu đứng đối diện với anh ta. Đã quen với tốc độ di chuyển rất nhanh đến từ các VĐV đỉnh cao của VN, đỡ giao bóng hơi lỗi là các VĐV của ta di chuyển ra, áp sát bàn và tung ra những pha kết thúc ngay. Thế nhưng Wang thì ngược lại, đa phần triển khai bằng cách tăng xoáy từ đòn đánh đầu tiên, sau đó lùi xa ra cự li tầm trung và tấn công 2 càng. Lực từ pha tấn công thứ 2 của Wang mới là mạnh khủng khiếp. Quả đầu thì ko gây đc áp lực lớn như những VĐV của ta. Điều này có thể đến từ thể hình quá kềnh càng nên tốc độ di chuyển tầm gần là ko tốt. Tuy nhiên sải tay dài nên đánh tầm trung vô cùng hiệu quả. Mình nghĩ anh em nghiệp dư với nền tảng thể lực kém và tốc độ di chuyển ko cao như chuyên nghiệp có thể áp dụng cách này. Tập trung vào việc tập luyện tấn công bóng xoáy lên ở tầm trung sẽ hiệu quả hơn là đứng gần bàn và đánh ác với tỷ lệ lỗi cao.

2. Về phòng thủ: đây mới là điểm khác biệt hoàn toàn của các VĐV Trung Quốc với VĐV của ta. Ở VN, khả năng cao là chỉ có Nguyễn Đức Tuân mới có thể theo kịp đội bạn về phòng thủ, ngoài ra thì hầu như là ko có cửa. Ko chỉ Wang Kaibo mà các VĐV khác của Trung cũng như Singapore đều thủ như tường đồng vách sắt. Tấn công để ăn 1 điểm của họ khó kinh khủng. Cảm giác vô cùng chắc chắn. Đặc điểm khi phòng thủ thì khác với VĐV của ta. Ta hay phòng thủ tầm gần, dí quả đầu hoặc của 2 rất ác, rồi xoay ra phản công lại. Còn những pha bị đẩy ra xa bàn thì ta sẽ lùi xa hẳn rồi thành ra thế lốp bóng. Nhưng các VĐV Trung Quốc thì khác hẳn. Họ chủ động phòng thủ ở tầm trung rồi duy trì cự li đó rất tốt. Ko lùi thành thế lốp, ko chặn quá ác, nhưng bóng sang đủ nhanh và lồng cao, mình rất khó phát lực. Họ chặn quả 1 cũng ổn định như quả 10, giật giảm lại là họ sẽ xoay ra phản công. Ở cự li tầm trung rất dễ làm điều này. Đây là điểm đáng học hỏi. Có lẽ mình sẽ lùi chút xíu và duy trì cự li đó để gia tăng độ chuẩn.

3. Về khống chế và giao bóng: đây cũng là điểm khác biệt, dù ko quá rõ ràng. Các VĐV Trung Quốc giao bóng rất đa dạng và có độ xoáy cao. Khả năng xử lý giao bóng cũng vô cùng chắc chắn, rõ ràng. Cảm giác khi đặt tay vào để khống chế thì đều có điểm rơi tốt và ý đồ rõ ràng cho pha bóng tiếp theo.

Tóm lại, đúng là thi đấu trong 1 giải chính thức với những VĐV đẳng cấp quả thực là 1 cơ hội học hỏi tuyệt vời. Tin rằng sau khi tiêu hoá những bài học này và tập luyện theo, Tuấn sẽ tiến bộ thêm 1 chút nữa.

Gửi đến anh em những pha bóng đẹp trong trận đấu giữa Tuấn Nam Định và Wang Kaibo. Mình chỉ chống cự đc 1 ván đấu, và ở ván đấu thứ 4 khi lên đến 7/7, Wang Kaibo cũng đã gặp 1 chút áp lực và phải xin time out. Chung cuộc mình thua 3/1 anh em ạ.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Nói chung chấp thì phải hợp lý để người chấp và người được chấp đều thấy cửa thắng mà cố gắng. Chứ ông chấp chưa biết bên kia đánh thế nào mà cứ đòi gác 4-5, có khi 7 quả thì tốt nhất là giao lưu vui vẻ :))
 

lhduy

Trung Uý
Em giao lưu hạng B, C vẫn đánh đồng banh. Được chấp mà thắng có ý nghĩa gì đâu, vs em cũng quen đánh bên nước ngoài, đánh đồng banh không chấp. Đồng banh mấy người trình cao người ta cũng tự nhả hoặc thử nghiệm đòn banh rồi.
 

Trainee

Đại Tá
Em giao lưu hạng B, C vẫn đánh đồng banh. Được chấp mà thắng có ý nghĩa gì đâu, vs em cũng quen đánh bên nước ngoài, đánh đồng banh không chấp. Đồng banh mấy người trình cao người ta cũng tự nhả hoặc thử nghiệm đòn banh rồi.
Đánh nộp bia với trình trên mà không được chấp thì vui sao nổi cha! :D
Chỉ là người dưới thì phải chịu kèo thất thế chút, chứ không thì về chơi với vợ! :)
 

bachikho

Đại Tá
Em giao lưu hạng B, C vẫn đánh đồng banh. Được chấp mà thắng có ý nghĩa gì đâu, vs em cũng quen đánh bên nước ngoài, đánh đồng banh không chấp. Đồng banh mấy người trình cao người ta cũng tự nhả hoặc thử nghiệm đòn banh rồi.
nếu dưới 202 rủ đánh bằng trình trên còn đánh, dưới 3-4 thì rủ bằng chắc chắn người ta k buồn đánh đâu trừ khi xác định mời nước
 
Last edited:

Định Totti

Thượng Sỹ
Theo em thì làm gì có thước đo nào mà bác khẳng định được là hơn mấy bóng, cái này cũng tự suy diễn của mỗi người, có người máu ăn thua thì cứ đòi chấp sâu, người chấp thì cũng muốn chấp ít. Thế nên nếu thoải mái thì chấp sao mang tính tương đối, thiệt chút cũng đc. Còn máu ăn thua quá hoặc sợ thua mất tiền thì từ chối kèo chấp sâu. đợi đánh với người khác, kèo khác phù hợp. Còn bác nói người kèo dưới được hưởng lợi được cọ sát với trình cao, còn trình cao không học được gì cũng không đúng. Chính cái kèo chấp để tạo áp lực cho trình cao, trình cao vượt qua được sức ép tâm lý mà thắng thì cũng là nâng cao trình độ đó bác. Đội tuyển TQ cũng hay tổ chức các trận đấu Nam cấp nữ để làm quen với ức ép.
 

lion

Đại Tá
Bóng bàn là môn thể thao rất khó bởi nó có quá nhiều yếu tố phức tạp và huyền diệu bên trong, vì vậy xác định ai hơn ai, hơn gì, hơn thế nào cũng chỉ định tính, khó định lượng một cách chuẩn xác như môn golf. Nếu golf có hệ thống tính điểm toàn cầu, hỏi anh cap bao nhiêu thì ông Cà Mau có thể biết chấp ông Ma Rốc bao nhiêu gậy dù chưa biết nhau là thằng nào.

Còn về chấp bóng thì cũng tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh. Người thì muốn bên kia có chút niềm tin và động lực để chiến đấu cho bớt chênh lệch, người thì không cần chấp, người thì muốn được chấp để bớt bị thiệt thòi...nhưng nếu chấp để đánh tiền, đồ uống, tiền bàn thì nói thẳng ra nếu có thể chấp 3 người ta chỉ chấp 2, làm gì có chuyện chấp 3 để đưa mình vào thế khó. Nhưng nhiều ông cửa dưới được chấp mà lại cứ đòi hỏi vì vừa muốn được giao lưu, vừa muốn thắng, vừa muốn người chấp phải đánh hết mình, rất vô lý.
 

bachikho

Đại Tá
Còn về chấp bóng thì cũng tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh. Người thì muốn bên kia có chút niềm tin và động lực để chiến đấu cho bớt chênh lệch, người thì không cần chấp, người thì muốn được chấp để bớt bị thiệt thòi...nhưng nếu chấp để đánh tiền, đồ uống, tiền bàn thì nói thẳng ra nếu có thể chấp 3 người ta chỉ chấp 2, làm gì có chuyện chấp 3 để đưa mình vào thế khó. Nhưng nhiều ông cửa dưới được chấp mà lại cứ đòi hỏi vì vừa muốn được giao lưu, vừa muốn thắng, vừa muốn người chấp phải đánh hết mình, rất vô lý.
chuẩn, đã trình dưới muốn người ta đánh với mình để học hỏi thì nên chịu thiệt chút, ku con tui ra clb, các anh các chú hơn 4 thì nhận chấp 3, hơn 3 nhận chấp 2 thôi, chấp đúng xếp hạng người ta còn k muốn đánh nữa là đòi chấp cao hơn
 

Bình luận từ Facebook

Top