Paris Olympic 2024 (27/7 ~ 10/8)

mcfly

Thượng Tá
bất lợi hơn cả là những người chơi phòng thủ xa bàn. với quả bóng nặng hơn, việc tạo xoáy với mặt gai thủ không còn làm khó đối thủ nữa. độ xoáy giảm khiến người chơi phải tăng lực đưa cuộc chơi thành tốc độ - khiến mặt gai giảm tác dụng. sự biến mất của lối chơi phòng thủ cổ điển (chopper - chỉ cắt và cắt) đã cho ra đời phòng thủ hiện đại (modern defender - cắt xa bàn nhưng sẵn sàng phản công) với nhiều biến hoá hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. hiện tại lối chơi này vẫn dùng mặt gai để dễ kiểm soát xoáy nhưng dùng gai ngắn hoặc gai dài lót dày như Filus.

ngay cả khi chuyển thành gai ngắn để chủ động hoán đổi xoáy, vẫn là yếu thế hơn ngay từ khi quả bóng bắt đầu chuyển động.
những tay vợt độc đáo như Hou Yingchao hay xa hơn là JSH đã không còn xuất hiện ở trình độ đỉnh cao nữa.

liệu có ai sẽ chơi cắt bóng xa bàn với 2 mút? có lẽ là quá khó
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Em nghĩ bóng tăng đường kính lên một tí nhưng với các VĐV đỉnh cao China toàn người cao to, có thể lực, tập luyện chuyên nghiệp thì chả sợ gì đâu, khó người khó ta, dễ người dễ ta, họ luôn là những người chiếm ưu thế hơn mọi VĐV khác trên thế giới.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Em nghĩ bóng tăng đường kính lên một tí nhưng với các VĐV đỉnh cao China toàn người cao to, có thể lực, tập luyện chuyên nghiệp thì chả sợ gì đâu, khó người khó ta, dễ người dễ ta, họ luôn là những người chiếm ưu thế hơn mọi VĐV khác trên thế giới.
Vấn đề chính và mục đích của ITTF ko phải là ở thể lực mặc dù so về thể chất thì người châu Á sao có thể so sánh đc với Âu - Phi.
Tác dụng lớn nhất của trái banh ngày một lớn hơn là ở việc sự xuất hiện của nó đã tự động kích hoạt việc thu hẹp lại chênh lệch về kỹ thuật của CNT với phần còn lại của TG. Các trận đấu gần hơn với sự cân bằng, cơ hội giành được chiến thắng của các tay vợt non- China cũng đc gia tăng, các trận đấu tất nhiên sẽ thêm phần hấp dẫn với nhiều loạt rally kinh người xuất hiện với tần suất cao hơn.
Bằng chứng là giờ đây việc CNT thua trận đã xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là CNT chỉ thua những tay vợt trẻ, mới chỉ 16-20t, những người mà khi còn chưa bước vào sự nghiệp pro đã tiếp xúc ngay với bóng mới. Còn những VĐV lớn tuổi, thì lại ko làm đc điều đó, do lối chơi và cảm giác bóng đã sớm đc định hình, cũng ko có điều gì mới mẻ với CNT.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: crv

backhand-ghost

Đại Tá
ngay cả khi chuyển thành gai ngắn để chủ động hoán đổi xoáy...
Bạn nói điều này chính xác.
Hou Yingchao cắt bằng gai ngắn thực sự là bên tấn công đọc ko ra xoáy gì luôn. Nguyên tắc lên thành xuống, xuống thành lên khi chơi với gai dài đã ko còn ý nghĩa gì nữa. Chính xác là đọc ko nổi, đẳng cấp đã từng là số 01 TG của Ovt đọc còn ko đúng xoáy luôn, quả rúc lưới, quả thì bay ra tận zing chắn bóng.
 
  • Like
Reactions: crv

mcfly

Thượng Tá
Bạn nói điều này chính xác.
Hou Yingchao cắt bằng gai ngắn thực sự là bên tấn công đọc ko ra xoáy gì luôn. Nguyên tắc lên thành xuống, xuống thành lên khi chơi với gai dài đã ko còn ý nghĩa gì nữa. Chính xác là đọc ko nổi, đẳng cấp đã từng là số 01 TG của Ovt đọc còn ko đúng xoáy luôn, quả rúc lưới, quả thì bay ra tận zing chắn bóng.
ở LA Open 2017 em xem tận mắt HYC cắt bóng - nhìn rất đơn giản, động tác cũng chẳng có gì đặc biệt, đứng chờ rồi vung tay chặt đít bóng mà bên kia giật kiểu nào cũng cắt lại được.
Nhìn từ bên hông mới thấy góc vợt thay đổi khi tiếp xúc bóng và đôi khi nghe tiếng gai miết vào bóng thì đoán được độ xoáy - ấy là ngồi ngang với HYC thì mới đoán được chứ bên kia thì chắc không tài nào biết được xoáy gì.

đợt ấy còn có cả JSH, xem 2 người cắt bóng đấu với nhau thật thú vị. JSH thời ấy còn trẻ khoẻ, một bên phòng thủ tấn công mượt mà còn bên kia nhìn lù khù nhưng cũng điêu luyện không kém. HYC còn là một trong số ít học trò của Ding Song.

xem vdv đỉnh cao mới thấy… chẳng học được gì vì mọi thứ đều được đơn giản hoá đến mức tối ưu, nhìn cứ dễ như ăn kẹo ;)

mời các bác xem trận HYC vs JSH
 

Pluripotenial

Đại Uý
ở LA Open 2017 em xem tận mắt HYC cắt bóng - nhìn rất đơn giản, động tác cũng chẳng có gì đặc biệt, đứng chờ rồi vung tay chặt đít bóng mà bên kia giật kiểu nào cũng cắt lại được.
Nhìn từ bên hông mới thấy góc vợt thay đổi khi tiếp xúc bóng và đôi khi nghe tiếng gai miết vào bóng thì đoán được độ xoáy - ấy là ngồi ngang với HYC thì mới đoán được chứ bên kia thì chắc không tài nào biết được xoáy gì.

đợt ấy còn có cả JSH, xem 2 người cắt bóng đấu với nhau thật thú vị. JSH thời ấy còn trẻ khoẻ, một bên phòng thủ tấn công mượt mà còn bên kia nhìn lù khù nhưng cũng điêu luyện không kém. HYC còn là một trong số ít học trò của Ding Song.

xem vdv đỉnh cao mới thấy… chẳng học được gì vì mọi thứ đều được đơn giản hoá đến mức tối ưu, nhìn cứ dễ như ăn kẹo ;)

mời các bác xem trận HYC vs JSH
the beauty of simplicity <3
 
  • Like
Reactions: crv

IFUD

Đại Uý
Ngoài lề xíu, anh Long nhìn cũng có nét điện ảnh phết, tầm này chuyển hướng sang làm người mẫu hay kinh doanh như XuXin vẫn cứ là hốt bạc các bác nhỉ :cool: :cool:
Chứ lên làm HLV thấy ông nào ông nấy cũng hốc hác, bạc tóc, hói đầu :p
Ảnh này là chụp cho Prada
457459808_531872943128115_2408900386181352214_n.jpg
 

Love_TT

Trung Sỹ
Chen Meng khả năng cao cũng áp lực dư luận TQ.
Cái văn hóa fandom nó tệ hại thật sự, chúng nó chỉ quan tâm idol là chính chứ về mặt chuyên môn bóng bàn được mấy đứa biết đâu, sau đợt olympic vừa rồi, Facebook của em hiện lên rất nhiều trang fandom của sys và wcq ở VN, phần nhiều toàn mấy cái clip quay mấy cảnh vớ vẩn thôi, chẳng cái nào có nội dung đáng xem hết.
 
  • Like
Reactions: crv

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Cái văn hóa fandom nó tệ hại thật sự, chúng nó chỉ quan tâm idol là chính chứ về mặt chuyên môn bóng bàn được mấy đứa biết đâu, sau đợt olympic vừa rồi, Facebook của em hiện lên rất nhiều trang fandom của sys và wcq ở VN, phần nhiều toàn mấy cái clip quay mấy cảnh vớ vẩn thôi, chẳng cái nào có nội dung đáng xem hết.
Đúng vậy, sau đợt Ol vừa rồi, mấy cái trang về bóng bàn nhưng kiểu Idol hóa các VĐV, gán ghép cặp đôi các thứ xuất hiện nhiều vô kể, không hiểu kiểu gì.
 
  • Like
Reactions: crv

bachikho

Đại Tá
Cái văn hóa fandom nó tệ hại thật sự, chúng nó chỉ quan tâm idol là chính chứ về mặt chuyên môn bóng bàn được mấy đứa biết đâu, sau đợt olympic vừa rồi, Facebook của em hiện lên rất nhiều trang fandom của sys và wcq ở VN, phần nhiều toàn mấy cái clip quay mấy cảnh vớ vẩn thôi, chẳng cái nào có nội dung đáng xem hết.
mẹ, tụi nó cuồng như thể cuồng blackpink vậy, rác hết cả mắt
 
  • Like
Reactions: crv

lion

Đại Tá
Cái này phải nói theo nhiều chiều các bác ạ.
1. Có một bộ phận không nhỏ những người không viết bài, không tung tin, nhưng lại thích VĐV nọ, ghét VĐV kia, và họ có mong muốn VĐV họ thích sẽ ghép thành một cặp đôi hoàn hảo để thỏa mãn niềm hâm mộ của họ nhiều hơn nữa, lúc họ thích người này, lúc họ thích người kia, xét về mặt này em không cho là xấu. Số người hâm mộ nhiều trong khi số VĐV thì ít nên khả năng có nhiều người có sở thích giống nhau (số đông). Khi có ai đó cùng sở thích như họ viết tin, đăng bài thì họ cảm thấy phấn khích và không ngừng tương tác, từ đó họ cộng hưởng tạo thành làn sóng dư luận, và dần dà nhiều người nghĩ rằng điều đó là đúng sự thật. Ban đầu có thể nó ở trạng thái tích cực, nhưng sau đó có thể chính những người này lại phân hóa, mâu thuẫn với nhau, rồi rất có thể họ quay sang gán ghép VĐV yêu thích với VĐV họ không thích...

2. Có một bộ phận ít có thể thích, có thể không, thậm chí chả thích gì, nhưng họ nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của nhóm người trên ra sức lùng sục hình ảnh, video, ghi âm...để gán ghép và minh chứng rồi tung lên mạng, dùng các thủ thuật để kêu gọi nhiều người vào xem, lấy tương tác, từ đó nâng vị thế của mình với nền tảng đó và có thể dẫn tới khả năng kiếm thêm thu nhập (lớn chứ không ít đâu). Hiện nay tuy có pháp luật về an ninh mạng nhưng nó chỉ áp dụng khi nào ai đó nói cụ thể về ai đó khiến họ bị tổn thương, thiệt hại...thì mới bị xử lý, còn nếu không thì chả sao cả. Trong khi người thích nghe tin tốt nhiều, mà kẻ thích nghe tin xấu cũng không ít nên những người tung tin có nhiều điều kiện và cơ hội để tung tin, thao túng tâm lý của đám đông. Mà đám đông thì là một đội ô hợp, người thế nào cũng được, người thì hiểu biết, chắt lọc thông tin để xem, người thì thích mấy tin giật gân bậy bạ...nhiều người tử tế đàng hoàng vẫn có sở thích quái đản...rất khó để kiểm soát.
 

Love_TT

Trung Sỹ
從小獨立能吃苦 小一已自己煮飯 - 體育 - 香港文匯網 (wenweipo.com)
E vừa đọc được bài này nói về tiểu sử của Fzd, gia cảnh như này bảo sao cậu Fan có độ lì lợm khủng khiếp như vậy :D

"Đối với Phàn Chấn Đông, việc học bóng bàn ban đầu không phải vì sở thích, cũng không phải vì rèn luyện sức khỏe. Chỉ đơn giản là trước khi vào tiểu học, bố mẹ của cậu nghe nói Trường Tiểu học Số 1 Đồng Phúc Trung Lộ là một trường có truyền thống mạnh về bóng bàn ở quận Hải Châu, nếu vào đội tuyển của trường có thể được miễn giảm một phần học phí, vì vậy đã đăng ký cho Phàn Chấn Đông vào lớp bóng bàn tại Cung Thiếu nhi quận gần trường. Từ đó, cậu bắt đầu học và kiên trì đến tận bây giờ, bóng bàn đã trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của cậu, và giờ đây cậu đã đứng trên bục trao giải cao nhất thế giới.

Bố mẹ của Phàn Chấn Đông đều là công nhân từ Hồ Nam đến Quảng Châu làm việc. Dù gia đình không giàu có nhưng bố mẹ cậu đã không chọn để cậu ở lại quê mà đưa cậu đến Quảng Châu để được giáo dục tốt hơn.

Khi mới tiếp xúc với bóng bàn, Phàn Chấn Đông không thể nói rằng cậu có thích hay không, chỉ cảm thấy vất vả vì phải cân bằng giữa học tập và luyện tập, nhưng cậu đã kiên trì. Theo ấn tượng của huấn luyện viên đầu tiên, Văn Hạo Quang, Phàn Chấn Đông từ nhỏ đã rất chịu khó.

Huấn luyện viên khai sáng khác, Dương Bích Ngọc, cũng hết lời khen ngợi tính tự lập và kiên cường của Phàn Chấn Đông khi còn nhỏ. Khi đó, bố mẹ của Phàn Chấn Đông làm việc xa nhà và thường phải làm thêm giờ, không có thời gian chăm sóc cậu, vì vậy mỗi tối sau khi kết thúc buổi tập lúc 7 giờ, cậu tự về nhà và tự nấu ăn. Cuộc sống như vậy đã bắt đầu từ ngày đầu tiên của lớp 1.

Khi 11 tuổi, Phàn Chấn Đông được chọn vào đội Bát Nhất, có cơ hội tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của đội tuyển quốc gia, và từ đó ước mơ vào đội tuyển quốc gia đã nảy nở trong lòng cậu. Năm 14 tuổi, Phàn Chấn Đông vào đội tuyển quốc gia thứ hai, và năm tiếp theo cậu đã gia nhập đội tuyển quốc gia đầu tiên.

Khi mới vào đội, lối chơi của Phàn Chấn Đông vẫn còn quá bảo thủ. Nhưng sự cạnh tranh khốc liệt khiến cậu nhanh chóng nhận ra rằng cơ hội phải do bản thân tự mình nắm bắt. Tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 2014, cậu đã giành chức vô địch thế giới ở tuổi 17 và 103 ngày, vượt qua Mã Long, trở thành nhà vô địch thế giới trẻ nhất trong lịch sử bóng bàn nam. Năm 2018, cậu lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng thế giới. Năm 2020, cậu giành được chức vô địch World Cup bóng bàn nam ba lần liên tiếp, và lần thứ tư đăng quang tại World Cup. Năm 2023, Phàn Chấn Đông thành công bảo vệ chức vô địch đơn nam tại Giải vô địch bóng bàn thế giới, trở thành tay vợt thứ tám trong lịch sử, và là tay vợt thứ bảy của bóng bàn nam Trung Quốc bảo vệ thành công chức vô địch đơn nam tại Giải vô địch bóng bàn thế giới…"
 

Bình luận từ Facebook

Top