Paris Olympic 2024 (27/7 ~ 10/8)

conduongs

Đại Tá
Giao ngay chứ, giao đúng hot trend của thế giới hiện giờ hook serve - quả đục ^\^
Riêng môn này mà bác 1 phát ăn ngay quả hook thì chị em demi hoặc chặn gai cho thượng mã phong ngay :D
Em chịu các bác đấy. đang bóng bàn mà lại bàn cái chuyện đấy. Khổ nỗi nó lại làm em thích :p:p:p:p
 

tla

Super Moderators
1724116692562.png

1724116719487.png
 

mcfly

Thượng Tá
vài suy nghĩ sau khi xem lại mấy trận Olympics:

năm 2021 Fan vô địch World Championship ở Houston nhiều người nói, vô địch vì ML không tham gia (chấn thương).
Năm nay Fan có huy chương vàng sau chiến thắng cũng trước Truls ở trận chung kết nhưng không còn ai nhắc đến sự vắng mặt của ML nữa

Fan quá xứng đáng vì kỳ Olympics này không ai trội hơn anh - người có thể đánh bại anh là WCQ đã bị loại vì thi đấu bạc nhược trước một Truls chơi như lên đồng và một Harimoto đang vào độ chín nhưng tâm lý vẫn (có thể) mãi không trưởng thành để có thể trở thành nhà vô địch

Về nữ thì coi như bóng bàn thế giới đã hạ màn, hết hy vọng đuổi kịp TQ.
 

conduongs

Đại Tá
vài suy nghĩ sau khi xem lại mấy trận Olympics:

năm 2021 Fan vô địch World Championship ở Houston nhiều người nói, vô địch vì ML không tham gia (chấn thương).
Năm nay Fan có huy chương vàng sau chiến thắng cũng trước Truls ở trận chung kết nhưng không còn ai nhắc đến sự vắng mặt của ML nữa
.
Nói như vậy thì anh Long vẫn vắng mặt mà. Ở nội dung đơn anh không tham gia có được tính là ( chấn thương ) không ah.
Còn anh đã tham gia nội dung nào là có HCV ngay.
Một chút bản lĩnh thể hiện đúng thời điểm, may mắn gọi tên mình ( may mắn ở đây là đối thủ có khả năng ăn mình cao nhất lại bị loại sớm, may mắn ở đây nữa là vào thời điểm nước sối lửa bỏng đối thủ của anh lại thiếu may mắn hơn anh. may mắn ở đây là anh đã cất kỹ vợt không bị giẫm gãy. Nó kiểu như kiếm còn người còn, kiếm gãy người tạch. Điều đó nó ứng vào thằng em WCQ, may mắn ảnh ngộ ra điều này sớm) Một mùa giải có quá nhiều may mắn vậy, thì cũng không cưỡng được cái số là phải như vậy rồi.
 
  • Like
Reactions: crv

mcfly

Thượng Tá
Nói như vậy thì anh Long vẫn vắng mặt mà. Ở nội dung đơn anh không tham gia có được tính là ( chấn thương ) không ah.
Còn anh đã tham gia nội dung nào là có HCV ngay.
Một chút bản lĩnh thể hiện đúng thời điểm, may mắn gọi tên mình ( may mắn ở đây là đối thủ có khả năng ăn mình cao nhất lại bị loại sớm, may mắn ở đây nữa là vào thời điểm nước sối lửa bỏng đối thủ của anh lại thiếu may mắn hơn anh. may mắn ở đây là anh đã cất kỹ vợt không bị giẫm gãy. Nó kiểu như kiếm còn người còn, kiếm gãy người tạch. Điều đó nó ứng vào thằng em WCQ, may mắn ảnh ngộ ra điều này sớm) Một mùa giải có quá nhiều may mắn vậy, thì cũng không cưỡng được cái số là phải như vậy rồi.
ý em là kỳ này không ai còn nói "Fan vô địch vì ML không đánh đơn"
 

conduongs

Đại Tá
ý em là kỳ này không ai còn nói "Fan vô địch vì ML không đánh đơn"
Thì em nó " Lớn " lên tự nhiên bóng sẽ rộng hơn. Cái thế đững không còn chông chênh nữa, tự khắc sẽ không còn có sự so sánh kiểu như trên của bác. Và việc anh Long có không tham gia ở các thể loại mà đã làm nên tên tuổi của anh cũng không làm cho các fan hay antin fan coi như một sự kém cỏi mà coi đó là quy luật tất yếu của thể thao nói chung, bóng bàn nói riêng. Bóng bàn nam TQ đang có sự thoái trào lứa sau chưa kế cận được lứa trước. Bóng bàn TQ ở ba thế hệ gần đây nhất rất rực rỡ: Wang Hao, KLH, Malin tiếp đến ML, XX, ZJK, FZD, ML, XX. Theo quy luật sau ba thế hệ sẽ thoái trào. Phần còn lại của thế giới có nắm được quy luật phong thủy này để một lần làm nên điều kỳ diệu mà từ lâu lắm rồi không làm được.
 
  • Like
Reactions: crv

lion

Đại Tá
Sau khi mọi việc đã diễn ra rồi thì nói gì cũng dễ!
Xét theo quy định của China và phong độ cũng như về yếu tố tình cảm, rõ ràng Ma Long không đủ tiêu chuẩn, không nên đánh đơn tại Paris Olympic, anh nên nhường suất đó cho đàn em để họ chiến thắng, có thêm tự tin để thay anh làm trụ cột cho đội tuyển quốc gia, cho thấy họ có sự kế thừa xứng đáng và China vẫn tiếp tục chứng minh thế mạnh của mình.

Kỹ thuật, phong cách, con người...qua mỗi thời kỳ có thể khác, nhóm này hợp lứa khán giả hâm mộ này nhưng không hợp nhóm khán giả hâm mộ kia là chuyện bình thường. Nhóm Wang LiQin, Ma Lin, Wang Hao đi qua và để lại nhiều tiếc nuối nhất bởi họ đều tài năng xuất chúng nhưng sự cạnh tranh quá khốc liệt khiến không một ai có kết cục trọn vẹn. Ma Lin có HCV Olympic nhưng 3 lần thua tại CK VĐTG trước Wang LiQin (2) và Liu GuoLiang (1), Wang Hao còn đau hơn khi 3 lần thua tại CK Olympic, còn Wang LiQin tuy VĐTG 3 lần nhưng chưa có nổi 1 tấm HCV Mens Worldcup cũng như Olympic (ở đây đang nói đến nội dung đơn, ae đừng hiểu sang nội dung tập thể nhé).

Nhóm Xu Xin, Zhang JiKe, Ma Long có thể được coi là bộ ba hoàn hảo nhất bởi trong đó có đến 2 VĐV đạt grand slam và Ma Long lại là VĐV xuất sắc nhất mọi thời đại với 2 grand slam. Xu Xin tuy không có thành tích tốt như 2 đồng đội nhưng được rất nhiều người hâm mộ thưởng thức bởi những bước di chuyển quanh bàn tuyệt vời và chất nghệ sỹ siêu phàm.

Thế hệ hiện tại thực sự không quá nổi bật bởi trong đó vẫn còn có Ma Long gạo cội cầm cự để duy trì uy thế trước các nước khác, nếu để Wang ChuQin, Fan ZhenDong và thử đem một trong vài cái tên còn lại như Liang JingKun, Lin GaoYuan vào ae sẽ thấy nó rất khập khiễng và chông chênh hơn bao giờ hết.

Em không tin trong thể thao đỉnh cao có bất cứ yếu tố phong thủy nào, nó hoàn toàn dựa vào năng lực của VĐV, sự lựa chọn kết hợp thành viên của BHL, sự kết nối ăn ý của các VĐV với nhau mới có thể tạo ra sức mạnh tập thể. Nếu nói về yếu tố này thì có lẽ bộ ba Xu Xin - Zhang JiKe - Ma Long vẫn là bộ ba nguyên tử tốt nhất của tuyển China đến thời điểm hiện tại.
 

bachikho

Đại Tá
thảo nào sau giải CM giải nghệ luôn vì k tuân theo sắp xếp, cũng như khi ku béo vô địch trùng khánh cảm thấy cứ cấn cấn, như thể WCQ bị sắp xếp thua vậy
xem trên fb có 1 số fan (người Việt nhá) cuồng WCQ và SYS y như tụi trẻ cuồng blackpink vậy, vào chỉ cần có ý kiến trái chiều phát là bị chửi sml, sợ vãi
 
Last edited:
  • Like
Reactions: crv

Hoai Ems

Binh Nhì
thảo nào sau giải CM giải nghệ luôn vì k tuân theo sắp xếp, cũng như khi ku béo vô địch trùng khánh cảm thấy cứ cấn cấn, như thể WCQ bị sắp xếp thua vậy
xem trên fb có 1 số fan (người Việt nhá) cuồng WCQ và SYS y như tụi trẻ cuồng blackpink vậy, vào chỉ cần có ý kiến trái chiều phát là bị chửi sml, sợ vãi
Vì SYS căn bản chỉ cần thêm HCV nữa là đủ Grand Slam nên ai cũng kì vọng, thêm nữa trong chu kì OLP thành tích cũng xuất sắc, xác suất thắng CM cao. Hơn nữa trong 3 năm qua những lúc cần chứng minh sức mạnh BB nữ thì đều là SYS đứng ra chiến đấu cả ( Thắng bán kết ito OLP tokyo sau khi đôi nam nữ thua, Thắng Ck Hina Á vận hội Hàng Châu vào ngày quốc khách TQ, giành 2 điểm CK đồng đội nữ Busan để san bằng điểm) nên có lẽ có thêm phần tình cảm của BHL. Tuy nhiên cùng là đồng đội tập luyện cùng nhau, năng lực cũng tương đương nhau nên ai tại thời điểm đó phong độ chiến thuật tốt hơn thì khả năng chiến thắng cao hơn thôi. Nói sắp xếp thì k tôn trọng cả hai vđv rồi. Còn về fan thì VĐV nào cũng có fan cuồng thôi, chỉ là ai đông hơn thì rõ ràng bị chú ý hơn. BB TQ hotsearch có khi còn nhiều hơn minh tinh điện ảnh rồi.
 

Qlv

Trung Uý
thảo nào sau giải CM giải nghệ luôn vì k tuân theo sắp xếp, cũng như khi ku béo vô địch trùng khánh cảm thấy cứ cấn cấn, như thể WCQ bị sắp xếp thua vậy
xem trên fb có 1 số fan (người Việt nhá) cuồng WCQ và SYS y như tụi trẻ cuồng blackpink vậy, vào chỉ cần có ý kiến trái chiều phát là bị chửi sml, sợ vãi
Vụ này năm ngoái giải wc hay giải gì khá lớn trận Cheng-Sun và Fan-Wang cũng có hiện tượng này. Sun và Wang đc cổ vũ rất nhiệt, Fan và Cheng thì bị xì cào mỗi khi ăn điểm.
 
  • Like
Reactions: crv

Hoai Ems

Binh Nhì
Vụ này năm ngoái giải wc hay giải gì khá lớn trận Cheng-Sun và Fan-Wang cũng có hiện tượng này. Sun và Wang đc cổ vũ rất nhiệt, Fan và Cheng thì bị xì cào mỗi khi ăn điểm.
Đùa chứ chả hiểu sao cỗ vũ nhiều hơn lại bị chửi. Đánh với ngoại chiến thì cổ vũ TQ, nhưng nội chiến thì cỗ vũ người mình yêu thích thôi. Người ta mất tiền mua vé thì cỗ vũ người ấy thôi. Bao năm trước SYS đấu vs Dingning cả sân chả cỗ vũ Dingning còn gì. Sunwang đấu vs yuanman cũng toàn tiếng cỗ vũ yuanman. Chỉ lên án hành vi vượt quá việc cỗ vũ hay tấn công vđv thôi
 

lion

Đại Tá
Khó có thể nói tuyệt đối nhưng nếu có thì các cơ quan chức năng hay chủ quản không làm việc đó quá lộ liễu. Nếu đối thủ vòng TK, BK hay CK là người nước ngoài và nhánh kia là hai đấu thủ cùng đội, tuy người nọ có thể ăn người kia nhưng khả năng chiến thắng trước đối thủ nước ngoài tại nhánh kia lại không cao bằng người yếu thế hơn thì rõ ràng ở đây họ và BHL cũng cần phải cân nhắc thiệt hơn vì chiến thắng cuối cùng của đất nước.

Trường hợp hai VĐV của một đội tuyển lọt vào chơi trận CK thì rất khó có thể nói buộc người này nhường danh hiệu cho người kia. Quay lại trận Ma Long vs Fan ZhenDong tại Tokyo Olympic, về tình có thể nói Ma Long hoàn toàn có thể nhường cho đàn em để chú nó cũng đạt grand slam, nhưng China đã có quá nhiều grand slam rồi, thêm một grand slam không mang lại quá nhiều ý nghĩa chung, một double grand slam cho Ma Long sẽ giúp bóng bàn China vươn lên một đỉnh cao mới mà thế giới phải mỏi cổ ngước nhìn vì gần như không có khả năng vươn tới hoàn toàn ý nghĩa hơn để Fan ZhenDong giành grand slam chỉ có ý nghĩa cá nhân là chính. Ngoài ra, cũng có thể do Ma Long quá mẫu mực và được đông đảo người hâm một trong và ngoài nước nhất ủng hộ tiến thêm một bước đột phá nên ngay cả BHL cũng không thể là rào cản để buộc Ma Long phải nhường HCV cho Fan ZhenDong. Không chỉ Ma Long mà Fan ZhenDong cũng có các nhà tài trợ, các nhãn hàng đứng sau ủng hộ, ai chiến thắng cũng đều giúp cải thiện khả năng thu nhập của bản thân mình và dĩ nhiên Fan ZhenDong nếu thắng Ma Long chưa chắc nó cho Ma Long được cái kem để mút, vậy tại sao Ma Long phải nhường?

Sun YingSha còn trẻ, được nhiều người trẻ ủng hộ hơn Chen Meng, lại có chuỗi thành công liên tiếp và cũng có thể được nhiều nhãn hàng kỳ vọng và đặt kế hoạch kinh doanh, tài trợ gắn với thành công của Sun YingSha tại một số giải đấu nào đó, và dĩ nhiên VĐC nào cũng muốn đạt được lợi nhuận tối đa từ những thỏa thuận béo bở đó. Ví dụ, nếu nhãn hàng nào đó thỏa thuận ký hợp đồng tài trợ 5 năm với Sun YingSha trị giá 10Tr US$ nếu giành HCV, nhưng nếu giành HCB thì giá trị hợp đồng chỉ là 1Tr US$, nếu ae là VĐV đó ae sẽ làm gì, chiến hay nhường, tinh thần đồng đội có còn quan trọng không? Sự kỳ vọng vào VĐV mình yêu mến quá cao của người hâm mộ vừa có thể khiến dư luận lệch lạc, và bản thân VĐV cũng sống trong áp lực cực lớn mà không phải ai cũng đủ khả năng vượt qua.

Danh hiệu luôn gắn với danh dự và tài chính, nếu đã thừa mứa danh dự và tài chính không đáng kể thì danh hiệu không còn ý nghĩa gì nữa. Em vẫn cho rằng Mỹ Trang vô địch quốc gia hơn 10 lần là vì nước mình thiếu tài năng vượt trội, Mỹ Trang ngoài tiền thường của BTC còn được các ban ngành và nhà tài trợ Tp. HCM thưởng lớn hơn nhiều, vì nhiệm vụ chính trị, và chắc chắn cũng cần tiền để bồi bổ sức khỏe, trang bị thi đấu tập luyện, lo lắng cho cuộc sống riêng...nên đương nhiên chả phải nhường cho em nào hết, nhất lại là các em đến từ các địa phương khác!
 
Last edited:

ducanhmh

Đại Tá
Sau khi mọi việc đã diễn ra rồi thì nói gì cũng dễ!
Xét theo quy định của China và phong độ cũng như về yếu tố tình cảm, rõ ràng Ma Long không đủ tiêu chuẩn, không nên đánh đơn tại Paris Olympic, anh nên nhường suất đó cho đàn em để họ chiến thắng, có thêm tự tin để thay anh làm trụ cột cho đội tuyển quốc gia, cho thấy họ có sự kế thừa xứng đáng và China vẫn tiếp tục chứng minh thế mạnh của mình.

Kỹ thuật, phong cách, con người...qua mỗi thời kỳ có thể khác, nhóm này hợp lứa khán giả hâm mộ này nhưng không hợp nhóm khán giả hâm mộ kia là chuyện bình thường. Nhóm Wang LiQin, Ma Lin, Wang Hao đi qua và để lại nhiều tiếc nuối nhất bởi họ đều tài năng xuất chúng nhưng sự cạnh tranh quá khốc liệt khiến không một ai có kết cục trọn vẹn. Ma Lin có HCV Olympic nhưng 3 lần thua tại CK VĐTG trước Wang LiQin (2) và Liu GuoLiang (1), Wang Hao còn đau hơn khi 3 lần thua tại CK Olympic, còn Wang LiQin tuy VĐTG 3 lần nhưng chưa có nổi 1 tấm HCV Mens Worldcup cũng như Olympic (ở đây đang nói đến nội dung đơn, ae đừng hiểu sang nội dung tập thể nhé).

Nhóm Xu Xin, Zhang JiKe, Ma Long có thể được coi là bộ ba hoàn hảo nhất bởi trong đó có đến 2 VĐV đạt grand slam và Ma Long lại là VĐV xuất sắc nhất mọi thời đại với 2 grand slam. Xu Xin tuy không có thành tích tốt như 2 đồng đội nhưng được rất nhiều người hâm mộ thưởng thức bởi những bước di chuyển quanh bàn tuyệt vời và chất nghệ sỹ siêu phàm.

Thế hệ hiện tại thực sự không quá nổi bật bởi trong đó vẫn còn có Ma Long gạo cội cầm cự để duy trì uy thế trước các nước khác, nếu để Wang ChuQin, Fan ZhenDong và thử đem một trong vài cái tên còn lại như Liang JingKun, Lin GaoYuan vào ae sẽ thấy nó rất khập khiễng và chông chênh hơn bao giờ hết.

Em không tin trong thể thao đỉnh cao có bất cứ yếu tố phong thủy nào, nó hoàn toàn dựa vào năng lực của VĐV, sự lựa chọn kết hợp thành viên của BHL, sự kết nối ăn ý của các VĐV với nhau mới có thể tạo ra sức mạnh tập thể. Nếu nói về yếu tố này thì có lẽ bộ ba Xu Xin - Zhang JiKe - Ma Long vẫn là bộ ba nguyên tử tốt nhất của tuyển China đến thời điểm hiện tại.
Hay quá. Các bài viết của bác rất hay, thể hiện sự hiểu biết cao và rất khách quan.
 

IFUD

Đại Uý
Bên Trung VDV quốc gia mà đặc biệt là môn tiêu biểu như bóng bàn nữa thì được chú ý chả khác gì mấy idol hàng top đâu. Mà văn hóa idol thì 2 anh Hàn với Trung là toxic chúa rồi. Năm nay WCQ bị loại, trong cái OTP mà netizen Trung gán ghép còn mỗi Sasha nên họ lại càng toxic với CM :p
 

backhand-ghost

Đại Tá
Sau khi mọi việc đã diễn ra rồi thì nói gì cũng dễ!
Xét theo quy định của China và phong độ cũng như về yếu tố tình cảm, rõ ràng Ma Long không đủ tiêu chuẩn, không nên đánh đơn tại Paris Olympic, anh nên nhường suất đó cho đàn em để họ chiến thắng, có thêm tự tin để thay anh làm trụ cột cho đội tuyển quốc gia, cho thấy họ có sự kế thừa xứng đáng và China vẫn tiếp tục chứng minh thế mạnh của mình.

Kỹ thuật, phong cách, con người...qua mỗi thời kỳ có thể khác, nhóm này hợp lứa khán giả hâm mộ này nhưng không hợp nhóm khán giả hâm mộ kia là chuyện bình thường. Nhóm Wang LiQin, Ma Lin, Wang Hao đi qua và để lại nhiều tiếc nuối nhất bởi họ đều tài năng xuất chúng nhưng sự cạnh tranh quá khốc liệt khiến không một ai có kết cục trọn vẹn. Ma Lin có HCV Olympic nhưng 3 lần thua tại CK VĐTG trước Wang LiQin (2) và Liu GuoLiang (1), Wang Hao còn đau hơn khi 3 lần thua tại CK Olympic, còn Wang LiQin tuy VĐTG 3 lần nhưng chưa có nổi 1 tấm HCV Mens Worldcup cũng như Olympic (ở đây đang nói đến nội dung đơn, ae đừng hiểu sang nội dung tập thể nhé).

Nhóm Xu Xin, Zhang JiKe, Ma Long có thể được coi là bộ ba hoàn hảo nhất bởi trong đó có đến 2 VĐV đạt grand slam và Ma Long lại là VĐV xuất sắc nhất mọi thời đại với 2 grand slam. Xu Xin tuy không có thành tích tốt như 2 đồng đội nhưng được rất nhiều người hâm mộ thưởng thức bởi những bước di chuyển quanh bàn tuyệt vời và chất nghệ sỹ siêu phàm.

Thế hệ hiện tại thực sự không quá nổi bật bởi trong đó vẫn còn có Ma Long gạo cội cầm cự để duy trì uy thế trước các nước khác, nếu để Wang ChuQin, Fan ZhenDong và thử đem một trong vài cái tên còn lại như Liang JingKun, Lin GaoYuan vào ae sẽ thấy nó rất khập khiễng và chông chênh hơn bao giờ hết.

Em không tin trong thể thao đỉnh cao có bất cứ yếu tố phong thủy nào, nó hoàn toàn dựa vào năng lực của VĐV, sự lựa chọn kết hợp thành viên của BHL, sự kết nối ăn ý của các VĐV với nhau mới có thể tạo ra sức mạnh tập thể. Nếu nói về yếu tố này thì có lẽ bộ ba Xu Xin - Zhang JiKe - Ma Long vẫn là bộ ba nguyên tử tốt nhất của tuyển China đến thời điểm hiện tại.
Việc đánh giá, so sánh các thế hệ CNT để trả lời câu hỏi "ai xuất sắc hơn" chưa bao giờ là dễ dàng bác nhỉ. Vì mỗi người một quan điểm, một cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề khác nhau, thế nên dù có thì sự đồng thuận ở vấn đề này cũng rất rất tương đối.
Cá nhân em nghĩ rằng, việc phân tích xem khi đang ở thời prime, ai xuất sắc hơn là chuyện không thể. Vậy nên, em chỉ cố tự lý giải xem "tại sao mình rất thích tay vợt này, mà ko phải là tay vợt kia". Có một lý do lớn nhất, khiến em nghĩ là ta ko thể so sánh, phân tích đc ai hơn ai, đó chính là quả bóng của hai thời kỳ này khác nhau.
Để cho nó tập trung thì em chỉ thử phân tích 02 thế hệ thôi: Wang Hao - ZJK - Ma Long và FZD - WCQ - LGY.
Thời của Wang Hao - ZJK - Ma Long (giai đoạn trước 2015), là thời của quả bóng 40mm. Cho đến WTTC Suzhou 2015, thì ITTF đã quyết định đổi sang bóng 40+ hiện giờ.
Cũng tương tự như khi đổi từ 38mm sang 40mm, thì việc thay 40mm thành 40+ (bóng to hơn chút, dày hơn, nặng hơn) đã tạo ra những tác động vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ người chơi phong trào và cả VĐV đỉnh cao.
Bóng 40+ xuất hiện, khiến môn bóng bàn trở nên dễ chơi hơn, phù hợp với tốc độ - phản xạ của con người hơn. Trước 2015, có rất nhiều kỹ thuật khó chỉ dành cho dân chuyên nghiệp như là: giật trái với lực lớn chống xoáy xuống, flick trái, chop block, đối giật fh - fh, đối giật bh - fh... Nhưng hiện giờ, với bóng 40+, thì một trận thi đấu của trình E org thôi cũng đã có ko thiếu bất kỳ kỹ thuật nào nêu trên.
Bóng 40+ khiến cho khoảng cách, sự chênh lệch về mặt kỹ thuật giữa những người chơi (cả phong trào và đỉnh cao) đã có sự thu hẹp rất lớn. Đây cũng chính là mục tiêu mà ITTF đã đặt ra khi thay đổi kích cỡ của trái bóng.
Bóng 40+ ít xoáy hơn, bay chậm hơn, khiến đường bóng đc kéo dài ra với rally dài hơn nhiều so với thời kỳ trước đó. Người chơi muốn ăn điểm thì cần phải có sức mạnh, sức bền tốt hơn, dẻo dai hơn chứ ko chỉ trông vào kỹ thuật, sự khéo léo...
CNT cũng ko thể nằm ngoài đc xu hướng này, vì vậy kết quả là hiện chúng ta đang đc chứng kiến những LGY, WCQ hay FZD...chơi bóng như thế nào. Tất cả đều thực sự là những cái máy bắn bóng, rất nhanh, rất mạnh nhưng có cảm giác khô khan hơn, bớt đi nhiều sự uyển chuyển - mềm mại.
Ngoài CNT, còn có những Harimoto, Lin Junyu, Shunsuke Togami, Alex Lebrun..cũng có lối chơi tương tự. Ngay cả ở VN, nếu để ý chút, ta cũng thấy có sự khác biệt này qua các thời kỳ.
Trước đây, ở CNT, người ta hay nhắc đến Wang Hao với đòn fh mạnh nhất hay ZJK đánh bóng xoáy nhất (Wang Hao giật mạnh đến ntn thì sẽ có bài viết khác chia sẻ với các bác ^ ^). Nhưng hiện giờ, việc so sánh điều đó đã khó hơn nhiều do sự chênh lệch đã ko còn rõ ràng như trước nữa.
Chúng ta gần đây cũng thấy, CNT đã ko thể ăn các VĐV non-China ngon lành, nhẹ nhàng như trước nữa. Dù CNT vẫn ăn đấy, nhưng có cảm giác là vất vả hơn, mất nhiều mồ hôi hơn nhiều.
Thậm chí, việc LGT, LJK, WCQ hay thậm chí cả FZD thua trận trước VĐV non-China đã không còn là điều gì gây sửng sốt, bàng hoàng như trước kia nữa. Với bóng 40 thường, để Wang Hao, ZJK, XX hay trước nữa là Malin hay WLQ thua một trận quốc tế là điều rất rất khó.
Như Fang Bo nói: "thời đỉnh cao, ZJK chỉ cần đứng chặn, thi thoảng mới tấn công hoặc phản công cũng có thể dễ dàng vô địch châu Âu". Nhưng hiện giờ thì ko thể.
Phân tích như vậy, để ta thấy, ko phải LGY - LJK - Zhou Zhihao...kém hơn so với các đàn anh đâu. Với tình hình hiện tại, thì Wang Hao - Ma Lin - ZJK có lẽ cũng ở tình trạng tương tự thôi.
Một ví dụ tiêu biểu để thấy điều này, đó là trận FZD - Hari. Trận đó, FZD gần như đã thua rồi hoặc ít nhất thì Hari cũng đã khiến FZD có những lúc sợ hãi thật sự.
Nhưng xét kỹ, xem Hari chơi cũng có gì đặc biệt đâu. Đa phần là cứ đứng ôm bàn rồi đấm trái, chặn trái xen kẽ là vài quả fh ít xoáy - lực nhẹ. Thế nhưng có cảm giác là chỉ vậy thôi cũng đã đủ để ăn FZD, người mạnh nhất CNT hiện tại.
Trận đó, nếu ko phải là FZD đứng bên kia, thì có lẽ là Hari đã ăn rồi.
Phải khẳng định, ở hai ván 6-7, tại hoàn cảnh đó, ở thời điểm khó khăn như vậy thì màn trình diễn của FZD thực sự đã out trình thế giới.
....
Giờ em xin tạm dừng ở đây đã. Để đến tối, em xin trình bày tiếp về vấn đề này, với một nhân vật tiêu biểu, người đã có sự thay đổi, thích nghi tuyệt vời với bóng 40+ để lột xác trở thành người có thành tích vĩ đại nhất trong lịch sử BBTG - Ma Long (với góc nhìn khác, với cá nhân em, có lẽ Ma Long chưa hẳn đã là người chơi hay nhất, thậm chí ML thời kỳ 2003 - 2015 còn có chút khá tầm thường nếu so với các đồng đội ở CNT).
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Việc đánh giá, so sánh các thế hệ CNT để trả lời câu hỏi "ai xuất sắc hơn" chưa bao giờ là dễ dàng bác nhỉ. Vì mỗi người một quan điểm, một cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề khác nhau, thế nên dù có thì sự đồng thuận ở vấn đề này cũng rất rất tương đối.
Cá nhân em nghĩ rằng, việc phân tích xem khi đang ở thời prime, ai xuất sắc hơn là chuyện không thể. Vậy nên, em chỉ cố tự lý giải xem "tại sao mình rất thích tay vợt này, mà ko phải là tay vợt kia". Có một lý do lớn nhất, khiến em nghĩ là ta ko thể so sánh, phân tích đc ai hơn ai, đó chính là quả bóng của hai thời kỳ này khác nhau.
Để cho nó tập trung thì em chỉ thử phân tích 02 thế hệ thôi: Wang Hao - ZJK - Ma Long và FZD - WCQ - LGY.
Thời của Wang Hao - ZJK - Ma Long (giai đoạn trước 2015), là thời của quả bóng 40mm. Cho đến WTTC Suzhou 2015, thì ITTF đã quyết định đổi sang bóng 40+ hiện giờ.
Cũng tương tự như khi đổi từ 38mm sang 40mm, thì việc thay 40mm thành 40+ (bóng to hơn chút, dày hơn, nặng hơn) đã tạo ra những tác động vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ người chơi phong trào và cả VĐV đỉnh cao.
Bóng 40+ xuất hiện, khiến môn bóng bàn trở nên dễ chơi hơn, phù hợp với tốc độ - phản xạ của con người hơn. Trước 2015, có rất nhiều kỹ thuật khó chỉ dành cho dân chuyên nghiệp như là: giật trái với lực lớn chống xoáy xuống, flick trái, chop block, đối giật fh - fh, đối giật bh - fh... Nhưng hiện giờ, với bóng 40+, thì một trận thi đấu của trình E org thôi cũng đã có ko thiếu bất kỳ kỹ thuật nào nêu trên.
Bóng 40+ khiến cho khoảng cách, sự chênh lệch về mặt kỹ thuật giữa những người chơi (cả phong trào và đỉnh cao) đã có sự thu hẹp rất lớn. Đây cũng chính là mục tiêu mà ITTF đã đặt ra khi thay đổi kích cỡ của trái bóng.
Bóng 40+ ít xoáy hơn, bay chậm hơn, khiến đường bóng đc kéo dài ra với rally dài hơn nhiều so với thời kỳ trước đó. Người chơi muốn ăn điểm thì cần phải có sức mạnh, sức bền tốt hơn, dẻo dai hơn chứ ko chỉ trông vào kỹ thuật, sự khéo léo...
CNT cũng ko thể nằm ngoài đc xu hướng này, vì vậy kết quả là hiện chúng ta đang đc chứng kiến những LGY, WCQ hay FZD...chơi bóng như thế nào. Tất cả đều thực sự là những cái máy bắn bóng, rất nhanh, rất mạnh nhưng có cảm giác khô khan hơn, bớt đi nhiều sự uyển chuyển - mềm mại.
Ngoài CNT, còn có những Harimoto, Lin Junyu, Shunsuke Togami, Alex Lebrun..cũng có lối chơi tương tự. Ngay cả ở VN, nếu để ý chút, ta cũng thấy có sự khác biệt này qua các thời kỳ.
Trước đây, ở CNT, người ta hay nhắc đến Wang Hao với đòn fh mạnh nhất hay ZJK đánh bóng xoáy nhất (Wang Hao giật mạnh đến ntn thì sẽ có bài viết khác chia sẻ với các bác ^ ^). Nhưng hiện giờ, việc so sánh điều đó đã khó hơn nhiều do sự chênh lệch đã ko còn rõ ràng như trước nữa.
Chúng ta gần đây cũng thấy, CNT đã ko thể ăn các VĐV non-China ngon lành, nhẹ nhàng như trước nữa. Dù CNT vẫn ăn đấy, nhưng có cảm giác là vất vả hơn, mất nhiều mồ hôi hơn nhiều.
Thậm chí, việc LGT, LJK, WCQ hay thậm chí cả FZD thua trận trước VĐV non-China đã không còn là điều gì gây sửng sốt, bàng hoàng như trước kia nữa. Với bóng 40 thường, để Wang Hao, ZJK, XX hay trước nữa là Malin hay WLQ thua một trận quốc tế là điều rất rất khó.
Như Fang Bo nói: "thời đỉnh cao, ZJK chỉ cần đứng chặn, thi thoảng mới tấn công hoặc phản công cũng có thể dễ dàng vô địch châu Âu". Nhưng hiện giờ thì ko thể.
Phân tích như vậy, để ta thấy, ko phải LGY - LJK - Zhou Zhihao...kém hơn so với các đàn anh đâu. Với tình hình hiện tại, thì Wang Hao - Ma Lin - ZJK có lẽ cũng ở tình trạng tương tự thôi.
Một ví dụ tiêu biểu để thấy điều này, đó là trận FZD - Hari. Trận đó, FZD gần như đã thua rồi hoặc ít nhất thì Hari cũng đã khiến FZD có những lúc sợ hãi thật sự.
Nhưng xét kỹ, xem Hari chơi cũng có gì đặc biệt đâu. Đa phần là cứ đứng ôm bàn rồi đấm trái, chặn trái xen kẽ là vài quả fh ít xoáy - lực nhẹ. Thế nhưng có cảm giác là chỉ vậy thôi cũng đã đủ để ăn FZD, người mạnh nhất CNT hiện tại.
Trận đó, nếu ko phải là FZD đứng bên kia, thì có lẽ là Hari đã ăn rồi.
Phải khẳng định, ở hai ván 6-7, tại hoàn cảnh đó, ở thời điểm khó khăn như vậy thì màn trình diễn của FZD thực sự đã out trình thế giới.
....
Giờ em xin tạm dừng ở đây đã. Để đến tối, em xin trình bày tiếp về vấn đề này, với một nhân vật tiêu biểu, người đã có sự thay đổi, thích nghi tuyệt vời với bóng 40+ để lột xác trở thành người có thành tích vĩ đại nhất trong lịch sử BBTG - Ma Long (với góc nhìn khác, với cá nhân em, có lẽ Ma Long chưa hẳn đã là người chơi hay nhất, thậm chí ML thời kỳ 2003 - 2015 còn có chút khá tầm thường nếu so với các đồng đội ở CNT).
Với những người chơi phong trào như chúng ta, việc quả bóng bàn to hơn, bay chậm hơn, ít xoáy hơn đã khiến cho môn thể thao này trở nên hấp dẫn hơn, đường bóng qua lại lâu hơn, các trận đấu nghiệp dư cũng vì thế mà đẹp mắt hơn, hưng phấn hơn.
Nhưng với các VĐV đỉnh cao, bóng 40+ lại mang tới những thách thức không hề nhỏ.
Có thể lấy ZJK ra làm một ví dụ điển hình.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về tình hình chấn thương của ZJK, đặc biệt là chấn thương lưng, LGL đã chia sẻ
"ZJK từ giai đoạn 2013 cho đến nay (2016, trước Olympic Rio), đã phải vật lộn với chấn thương. Khối lượng luyện tập của cậu ấy rất lớn, và đặc biệt, khi quả bóng nặng hơn (dù chỉ 1-2gr) đã khiến cơ thể cậu ấy càng quá tải. Để tăng bù xoáy, bù lực cho hàng ngàn cú đánh mỗi ngày, ZJK mãi ko thể điều trị dứt điểm những chấn thương của mình"
Hơn ai hết, LGL là người thấu hiểu nhất việc thay một quả bóng to hơn, chậm hơn, ít xoáy hơn tác động đến lối chơi dựa rất nhiều vào việc tăng xoáy liên tục sẽ như thế nào.
Bản thân LGL, cũng giải nghệ rất sớm khi mới chỉ 25t, cũng chỉ vì quả bóng 40mm đã tước bỏ gần như hoàn toàn mọi ưu thế trong lối chơi của mình.
LGL chơi "gai công nhanh" với mặt 802. Lối chơi của LGL phụ thuộc rất nhiều vào giao bóng, hất gạt nhanh phá xoáy và ôm bàn tấn công nhanh gắt nhưng là với bóng 38mm với tốc độ bay như một viên đạn.
Sau rất nhiều thất bại (nhất là trước Waldner) trong hai năm 2000 và 2001, khi mà bóng 40mm chính thức đc đưa vào thi đấu, LGL đã rất dứt khoát mà quyết định giải nghệ.
Và nhiều năm sau đó, khi đã trở thành HLV trưởng của CNT, LGL đã tổng kết đánh giá về bóng 40mm thế này: "Quả bóng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho bóng bàn. Trước đây, là thời kỳ của xoáy xuống, còn hiện tại là kỷ nguyên của xoáy lên rồi".
....
(Còn tiếp và rất dài ^\^ )
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Với những người chơi phong trào như chúng ta, việc quả bóng bàn to hơn, bay chậm hơn, ít xoáy hơn đã khiến cho môn thể thao này trở nên hấp dẫn hơn, đường bóng qua lại lâu hơn, các trận đấu nghiệp dư cũng vì thế mà đẹp mắt hơn, hưng phấn hơn.
Nhưng với các VĐV đỉnh cao, bóng 40+ lại mang tới những thách thức không hề nhỏ.
Có thể lấy ZJK ra làm một ví dụ điển hình.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về tình hình chấn thương của ZJK, đặc biệt là chấn thương lưng, LGL đã chia sẻ
"ZJK từ giai đoạn 2013 cho đến nay (2016, trước Olympic Rio), đã phải vật lộn với chấn thương. Khối lượng luyện tập của cậu ấy rất lớn, và đặc biệt, khi quả bóng nặng hơn (dù chỉ 1-2gr) đã khiến cơ thể cậu ấy càng quá tải. Để tăng bù xoáy, bù lực cho hàng ngàn cú đánh mỗi ngày, ZJK mãi ko thể điều trị dứt điểm những chấn thương của mình"
Hơn ai hết, LGL là người thấu hiểu nhất việc thay một quả bóng to hơn, chậm hơn, ít xoáy hơn tác động đến lối chơi dựa rất nhiều vào việc tăng xoáy liên tục sẽ như thế nào.
Bản thân LGL, cũng giải nghệ rất sớm khi mới chỉ 25t, cũng chỉ vì quả bóng 40mm đã tước bỏ gần như hoàn toàn mọi ưu thế trong lối chơi của mình.
LGL chơi "gai công nhanh" với mặt 802. Lối chơi của LGL phụ thuộc rất nhiều vào giao bóng, hất gạt nhanh phá xoáy và ôm bàn tấn công nhanh gắt nhưng là với bóng 38mm với tốc độ bay như một viên đạn.
Sau rất nhiều thất bại (nhất là trước Waldner) trong hai năm 2000 và 2001, khi mà bóng 40mm chính thức đc đưa vào thi đấu, LGL đã rất dứt khoát mà quyết định giải nghệ.
Và nhiều năm sau đó, khi đã trở thành HLV trưởng của CNT, LGL đã tổng kết đánh giá về bóng 40mm thế này: "Quả bóng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho bóng bàn. Trước đây, là thời kỳ của xoáy xuống, còn hiện tại là kỷ nguyên của xoáy lên rồi".
....
(Còn tiếp và rất dài ^\^ )
Thật vậy, quả bóng 40mm đã giúp người chơi, dù là phong trào hay VĐV đỉnh cao, giải quyết được một nút thắt phức tạp nhất khi triển khai một đường bóng, đó là "chuyển đổi xoáy xuống thành xoáy lên".
Hành động này, như chúng ta hay nói đến, chính là "tranh đánh". Và tất nhiên, khi mà việc tranh đánh trở nên dễ dàng hơn, trận đấu sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Rất giản đơn, bóng 40+ xuất hiện và thực sự đã thay đổi mãi mãi trò chơi này. Quả bóng to đó cùng với kỹ thuật backhand-flick hiện đại,như LGL đã nói, đưa bóng bàn bước vào một kỷ nguyên mới.
Xuất phát từ một dụng cụ chơi bóng, một kỹ thuật hoàn toàn mới đã xuất hiện và thay đổi tất cả. Bóng 40+ đã thực sự tạo ra một cuộc đại cách mạng trong bóng bàn, một trong những môn thể thao khó nhất trên hành tinh này.
Và ZJK tuy ko phải là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này nhưng LGL đã đánh giá rằng "ZJK giai đoạn 2011-2013 là người đầu tiên chạm tới đc đỉnh cao, chạm tới đc giới hạn của con người ở đòn đánh kỹ thuật này".
Nhưng bóng 40mm chưa phải là điểm cuối, đó đơn giản chỉ là một màn khởi động mà thôi. Đến năm 2015, ITTF lại quyết định đưa bóng 40+ vào thi đấu. Và đó mới chính xác là thời điểm chúng ta thực sự bước vào kỷ nguyên của "xoáy lên".
 

Bình luận từ Facebook

Top