Sau khi mọi việc đã diễn ra rồi thì nói gì cũng dễ!
Xét theo quy định của China và phong độ cũng như về yếu tố tình cảm, rõ ràng Ma Long không đủ tiêu chuẩn, không nên đánh đơn tại Paris Olympic, anh nên nhường suất đó cho đàn em để họ chiến thắng, có thêm tự tin để thay anh làm trụ cột cho đội tuyển quốc gia, cho thấy họ có sự kế thừa xứng đáng và China vẫn tiếp tục chứng minh thế mạnh của mình.
Kỹ thuật, phong cách, con người...qua mỗi thời kỳ có thể khác, nhóm này hợp lứa khán giả hâm mộ này nhưng không hợp nhóm khán giả hâm mộ kia là chuyện bình thường. Nhóm Wang LiQin, Ma Lin, Wang Hao đi qua và để lại nhiều tiếc nuối nhất bởi họ đều tài năng xuất chúng nhưng sự cạnh tranh quá khốc liệt khiến không một ai có kết cục trọn vẹn. Ma Lin có HCV Olympic nhưng 3 lần thua tại CK VĐTG trước Wang LiQin (2) và Liu GuoLiang (1), Wang Hao còn đau hơn khi 3 lần thua tại CK Olympic, còn Wang LiQin tuy VĐTG 3 lần nhưng chưa có nổi 1 tấm HCV Mens Worldcup cũng như Olympic (ở đây đang nói đến nội dung đơn, ae đừng hiểu sang nội dung tập thể nhé).
Nhóm Xu Xin, Zhang JiKe, Ma Long có thể được coi là bộ ba hoàn hảo nhất bởi trong đó có đến 2 VĐV đạt grand slam và Ma Long lại là VĐV xuất sắc nhất mọi thời đại với 2 grand slam. Xu Xin tuy không có thành tích tốt như 2 đồng đội nhưng được rất nhiều người hâm mộ thưởng thức bởi những bước di chuyển quanh bàn tuyệt vời và chất nghệ sỹ siêu phàm.
Thế hệ hiện tại thực sự không quá nổi bật bởi trong đó vẫn còn có Ma Long gạo cội cầm cự để duy trì uy thế trước các nước khác, nếu để Wang ChuQin, Fan ZhenDong và thử đem một trong vài cái tên còn lại như Liang JingKun, Lin GaoYuan vào ae sẽ thấy nó rất khập khiễng và chông chênh hơn bao giờ hết.
Em không tin trong thể thao đỉnh cao có bất cứ yếu tố phong thủy nào, nó hoàn toàn dựa vào năng lực của VĐV, sự lựa chọn kết hợp thành viên của BHL, sự kết nối ăn ý của các VĐV với nhau mới có thể tạo ra sức mạnh tập thể. Nếu nói về yếu tố này thì có lẽ bộ ba Xu Xin - Zhang JiKe - Ma Long vẫn là bộ ba nguyên tử tốt nhất của tuyển China đến thời điểm hiện tại.
Việc đánh giá, so sánh các thế hệ CNT để trả lời câu hỏi "ai xuất sắc hơn" chưa bao giờ là dễ dàng bác nhỉ. Vì mỗi người một quan điểm, một cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề khác nhau, thế nên dù có thì sự đồng thuận ở vấn đề này cũng rất rất tương đối.
Cá nhân em nghĩ rằng, việc phân tích xem khi đang ở thời prime, ai xuất sắc hơn là chuyện không thể. Vậy nên, em chỉ cố tự lý giải xem "tại sao mình rất thích tay vợt này, mà ko phải là tay vợt kia". Có một lý do lớn nhất, khiến em nghĩ là ta ko thể so sánh, phân tích đc ai hơn ai, đó chính là quả bóng của hai thời kỳ này khác nhau.
Để cho nó tập trung thì em chỉ thử phân tích 02 thế hệ thôi: Wang Hao - ZJK - Ma Long và FZD - WCQ - LGY.
Thời của Wang Hao - ZJK - Ma Long (giai đoạn trước 2015), là thời của quả bóng 40mm. Cho đến WTTC Suzhou 2015, thì ITTF đã quyết định đổi sang bóng 40+ hiện giờ.
Cũng tương tự như khi đổi từ 38mm sang 40mm, thì việc thay 40mm thành 40+ (bóng to hơn chút, dày hơn, nặng hơn) đã tạo ra những tác động vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ người chơi phong trào và cả VĐV đỉnh cao.
Bóng 40+ xuất hiện, khiến môn bóng bàn trở nên dễ chơi hơn, phù hợp với tốc độ - phản xạ của con người hơn. Trước 2015, có rất nhiều kỹ thuật khó chỉ dành cho dân chuyên nghiệp như là: giật trái với lực lớn chống xoáy xuống, flick trái, chop block, đối giật fh - fh, đối giật bh - fh... Nhưng hiện giờ, với bóng 40+, thì một trận thi đấu của trình E org thôi cũng đã có ko thiếu bất kỳ kỹ thuật nào nêu trên.
Bóng 40+ khiến cho khoảng cách, sự chênh lệch về mặt kỹ thuật giữa những người chơi (cả phong trào và đỉnh cao) đã có sự thu hẹp rất lớn. Đây cũng chính là mục tiêu mà ITTF đã đặt ra khi thay đổi kích cỡ của trái bóng.
Bóng 40+ ít xoáy hơn, bay chậm hơn, khiến đường bóng đc kéo dài ra với rally dài hơn nhiều so với thời kỳ trước đó. Người chơi muốn ăn điểm thì cần phải có sức mạnh, sức bền tốt hơn, dẻo dai hơn chứ ko chỉ trông vào kỹ thuật, sự khéo léo...
CNT cũng ko thể nằm ngoài đc xu hướng này, vì vậy kết quả là hiện chúng ta đang đc chứng kiến những LGY, WCQ hay FZD...chơi bóng như thế nào. Tất cả đều thực sự là những cái máy bắn bóng, rất nhanh, rất mạnh nhưng có cảm giác khô khan hơn, bớt đi nhiều sự uyển chuyển - mềm mại.
Ngoài CNT, còn có những Harimoto, Lin Junyu, Shunsuke Togami, Alex Lebrun..cũng có lối chơi tương tự. Ngay cả ở VN, nếu để ý chút, ta cũng thấy có sự khác biệt này qua các thời kỳ.
Trước đây, ở CNT, người ta hay nhắc đến Wang Hao với đòn fh mạnh nhất hay ZJK đánh bóng xoáy nhất (Wang Hao giật mạnh đến ntn thì sẽ có bài viết khác chia sẻ với các bác ^ ^). Nhưng hiện giờ, việc so sánh điều đó đã khó hơn nhiều do sự chênh lệch đã ko còn rõ ràng như trước nữa.
Chúng ta gần đây cũng thấy, CNT đã ko thể ăn các VĐV non-China ngon lành, nhẹ nhàng như trước nữa. Dù CNT vẫn ăn đấy, nhưng có cảm giác là vất vả hơn, mất nhiều mồ hôi hơn nhiều.
Thậm chí, việc LGT, LJK, WCQ hay thậm chí cả FZD thua trận trước VĐV non-China đã không còn là điều gì gây sửng sốt, bàng hoàng như trước kia nữa. Với bóng 40 thường, để Wang Hao, ZJK, XX hay trước nữa là Malin hay WLQ thua một trận quốc tế là điều rất rất khó.
Như Fang Bo nói: "thời đỉnh cao, ZJK chỉ cần đứng chặn, thi thoảng mới tấn công hoặc phản công cũng có thể dễ dàng vô địch châu Âu". Nhưng hiện giờ thì ko thể.
Phân tích như vậy, để ta thấy, ko phải LGY - LJK - Zhou Zhihao...kém hơn so với các đàn anh đâu. Với tình hình hiện tại, thì Wang Hao - Ma Lin - ZJK có lẽ cũng ở tình trạng tương tự thôi.
Một ví dụ tiêu biểu để thấy điều này, đó là trận FZD - Hari. Trận đó, FZD gần như đã thua rồi hoặc ít nhất thì Hari cũng đã khiến FZD có những lúc sợ hãi thật sự.
Nhưng xét kỹ, xem Hari chơi cũng có gì đặc biệt đâu. Đa phần là cứ đứng ôm bàn rồi đấm trái, chặn trái xen kẽ là vài quả fh ít xoáy - lực nhẹ. Thế nhưng có cảm giác là chỉ vậy thôi cũng đã đủ để ăn FZD, người mạnh nhất CNT hiện tại.
Trận đó, nếu ko phải là FZD đứng bên kia, thì có lẽ là Hari đã ăn rồi.
Phải khẳng định, ở hai ván 6-7, tại hoàn cảnh đó, ở thời điểm khó khăn như vậy thì màn trình diễn của FZD thực sự đã out trình thế giới.
....
Giờ em xin tạm dừng ở đây đã. Để đến tối, em xin trình bày tiếp về vấn đề này, với một nhân vật tiêu biểu, người đã có sự thay đổi, thích nghi tuyệt vời với bóng 40+ để lột xác trở thành người có thành tích vĩ đại nhất trong lịch sử BBTG - Ma Long (với góc nhìn khác, với cá nhân em, có lẽ Ma Long chưa hẳn đã là người chơi hay nhất, thậm chí ML thời kỳ 2003 - 2015 còn có chút khá tầm thường nếu so với các đồng đội ở CNT).