Những sai lầm trong huấn luyện bóng bàn thiếu nhi.

Hoangvn1111

Trung Sỹ
Trích bài viết trong một chuyên đề nghiên cứu và đánh giá về thực trạng đào tạo bóng bàn tại Trung Quốc trong những năm đầu thập kỷ 2000. Bối cảnh lúc này TQ đã từng là cường quốc hàng đầu thế giới về bóng bàn nhưng lại đang bị các cây vợt hàng đầu Châu Âu lấn lướt với những tên tuổi như J.O.Waldner, Jorgen Persson, Jorg Rosskopf, Wenner Shlager... hay như cây vợt Ruy Seng Min của Hàn Quốc có bộ chân nhanh như kỷ lục gia chạy nước rút thế giới Ussan Bole. Vậy người Trung Quốc đã đối mặt với núi khó khăn này như thế nào; đã suy nghĩ những gì; đã trăn trở những gì để tìm kiếm giải pháp cho thách thức này. Và rồi họ đã mã đáo thành công trong việc cho ra đời thế hệ một loạt những cây vợt lừng danh "hô mưa gọi gió" trên khắp các đấu trường khiến cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ như Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng, Mã Lâm, Vương Lực Tần, Trương Kế Khoa...

Có cần thiết để chúng ta phải trăn trở và suy nghẫm ?


"Những sai lầm trong huấn luyện bóng bàn thiếu nhi.

Trung quốc là cường quốc về bóng bàn, có phong trào quần chúng và mạng lưới huấn luyện thiếu nhi rộng rãi. Sau những năm 90, các điểm huấn luyện của mạng lưới đó, số HLV chuyên nghiệp kiêm chức và giáo viên ngày càng ít. Ngoài nhân tố chu kỳ dài, độ khó lớn, hiệu quả chậm, còn không ít HLV mắc sai lầm về huấn luyện bóng bàn thiếu nhi. Trước đây, sách giáo khoa bóng bàn viết giảng giải về nhiều mặt chính diện, nói mặt phản diện ít nên các HLV và giáo viên mới huấn luyện bóng bàn cho thiếu nhi dễ mắc sai lầm và đi đường vòng. Bản thân tôi căn cứ vào kinh nghiệm và bài học gần 30 năm huấn luyện thiếu nhi, xin trình bày một vài sai lầm dễ phạm phải trong huấn luyện bóng bàn thiếu niên, nhi đồng để các giáo viên, HLV tham khảo.

Sai lầm 1: Chọn tài vì tài

Theo đà nhảy vọt của kỹ thuật bóng bàn, thể thao thế giới đạt được đỉnh cao, kỹ thuật bóng bàn ngày càng khó. Bắt tay vào huấn luyện ngay từ nhỏ là xu thế chung, vì chỉ bắt tay huấn luyện ngay từ nhỏ mới có đầy đủ thời gian để học và nắm vững được kỹ năng và kỹ thuật bóng bàn thể thao cao siêu. Nhưng nói cho cùng thì tuổi như thế nào là nhỏ, tuổi như thế nào là cao nhất? Căn cứ vào thực tiễn nhiều năm tôi thấy rằng tiêu chuẩn chọn chính, giữ vị trí nhân tố thứ nhất là tuổi trong phạm vì từ 4 đến 7, 8 tuổi, nhưng không thể định cứng nhắc tuổi tuyển chọn ở mốc tuổi nào đó. Có trường nghiệp dư tỉnh khi chiêu sinh tuyển chọn định ra mức cứng nhắc là 4 - 5 tuổi, tuy rằng sinh lý và phát dục của trẻ 4 - 5 tuổi chưa chín và chưa có hệ phương pháp tuyển chọn xác định khoa học của trẻ 4 - 5 tuổi. Kết quả là có mầm non huấn luyện 3, 4 năm vẫn chưa thấy các em đó là mầm tốt, tiếp tục huấn luyện bồi dưỡng tiếp hay phải chọn lại người khác, và HLV đang làm đó cũng do dự không quyết định được. Đương nhiên cá biệt trẻ em 4 - 5 tuổi có em có hệ số thông minh cao, là mầm non có năng khiếu thật thì cũng có thể có thành tích tốt.

Học sinh do tôi huấn luyện là Shu Ku, lớp hai mới bắt đầu tập bóng bàn. Cô bé có loại hình thần kinh tốt (loại hình linh hoạt), thông minh, hiểu nhanh, tự giác, linh hoạt, cơ năng khá tốt nên tập một năm đã đứng hàng thứ 6 Cúp mầm non Bóng bàn của tỉnh (số tham gia nhi đồng nhóm B này khoảng 80 em gái). Sau 2 năm huấn luyện, đứng thứ nhì Cúp mầm non; và năm nay (1999) tức năm tập thứ 3 ngày 1 tháng 7 đã vô địch đơn Cúp mầm non tỉnh và được nhất trí đánh giá cao của HLV bóng bàn trường và đội bóng bàn tỉnh. Em Thang Ya Li tập bóng bàn lúc 4 tuổi hiện chưa đến 5 tuổi, làm được vụt phải đẩy trái, đẩy trái vụt phải liên tục hơn 300 lần và ai cũng nói là mầm non tốt, nhưng cuối cùng tương lai ra sao thì rất khó nói. Tuy nhiên là mầm non tốt nhưng còn nhiều chuyện như trình tự huấn luyện, trình tự trưởng thành mà có thể có trình tự nào đó sinh ra trở ngại nào thì có thể phải loại ra. Nếu thuận buồm xuôi gió, có thể thành người có tài. Như thế, tuyển chọn là phải lấy nhân tài là chính mà không thể cứng nhắc theo tuổi. Tuổi nhỏ, có thời gian dài đầy đủ nhưng nếu nhắm không trúng thì cũng chậm thành tài. Còn tuổi lớn một chút nhưng chỉ cần thông minh và phát hiện trúng thì thành tài cũng nhanh.


Sai lầm thứ 2: Chỉ tập công cơ bản

Phải chuyển từ “chỉ tập công cơ bản” thành kết hợp “tập với thi đấu”. Trước đây quan niệm truyền thống là “phải tập công cơ bản ngay từ nhỏ tốt vững thì sau mới đánh tốt bóng được”. Thực tiễn nhiều năm chứng minh, quan điểm đó không toàn diện, dễ làm cho mắc sai lầm trong huấn luyện ban đầu của bóng bàn thiếu nhi. Trước đây, có giáo viên của điểm bóng bàn Sa Thi đã huấn luyện một nhóm em có cả con mình, hàng ngày yêu cầu rất nghiêm khắc, khổ luyện ba năm chỉ tập công cơ bản mà không thi đấu, không thi đấu tính điểm. Nhiều giáo viên cho rằng tập công cơ bản khá rồi sẽ thi đấu được, nhưng kết quả lại thi đấu không thắng nổi em khác chỉ tập 1 năm. Vì thế lòng tin rạn nứt, và sau này thi đấu không sao vượt lên được. Giáo viên cũng không tin các em và cuối cùng cũng đã loại toàn bộ số đó. Nếu ngày này tháng khác, năm này năm khác chỉ tập công cơ bản một cách cứng nhắc, hình thành được định hình động lực kỹ thuật cơ bản ở nội dung đơn nào đó vững vàng chắc chắn thì vẫn là luyện “cứng nhắc” theo khuôn người đó. Đó là vì, chỉ tập luyện kỹ thuật cơ bản thì cũng làm “cứng chết” tương đối về tốc độ, sức mạnh, xoáy, điểm rơi, độ vòng, nhịp độ, và tư duy của VĐV cũng do đó mà “cứng nhắc khô chết” theo, không suy nghĩ động não nữa. Còn thi đấu ngược lại là rất “linh hoạt”, phát huy kỹ thuật lại càng “biến hoá, linh hoạt” hơn, yêu cầu não phải “động và biến” hơn. Như vậy sinh mâu thuẫn là: bình thường là tập “cứng nhắc” nhiều, nay yêu cầu bất ngờ phải “biến” nhiều thì rõ ràng phản xạ có điều kiện, tư duy của các em làm sao có thể bẻ quặt tay lái kịp được? Quan điểm của tôi là, trẻ em từ lúc khám phá ban đầu đến khi có thể đánh 200 - 300 lần vụt thuận tay, đẩy trái gò 2 bên, đã có thể phát bóng theo yêu cầu thì có thể thi đấu tính điểm được. Trẻ em 4 - 5 tuổi tập 1 năm đã có thể thi đấu. Trẻ em 5 - 6 tuổi tập nửa năm cũng có thể thi đấu, trẻ em 6 - 7 tuổi tập 3 - 4 tháng cũng bắt đầu thi đấu được. Như thế ngày từ nhỏ đã rèn được ý thức “tập luyện” là để thi đấu, và khai phá ý thức “động não suy nghĩ” của trẻ một cách sớm nhất, để sau này quen chiến trận, không bị căng thẳng trên sân đấu. Tuy vậy nhất thiết vẫn phải nhấn mạnh rằng kỹ thuật cơ bản phải vững vàng và hình thành định hình động lực ổn định, có tỷ lệ kết hợp tốt giữa tập công cơ bản với thi đấu.

Tóm lại phải làm cho VĐV thành loại hình thi đấu mà không phải chỉ trở thành loại hình tập luyện mà thôi. Cũng không được huấn luyện thành kiểu “thiện chiến trong nhà, ngoại chiến không quen”.

Sai lầm thứ 3: Nhẹ huấn luyện toàn diện

Bóng bàn là môn thể thao mang tính kỹ thuật rất cao. Ngay từ đầu, vợt gỗ, vợt cao su thì kỹ thuật cao hay thấp đã tác dụng quyết định chính nguồn gốc sâu xa của lịch sử hình thành cho con người có quen quan niệm cũ trong bóng bàn thì kỹ thuật giữ vị trí quyết định. Mấy chục năm nay, huấn luyện bóng bàn đã hình thành khuynh hướng nặng kỹ thuật, nhẹ huấn luyện thể lực, nhất là ở một số trường nghiệp dư học văn hoá và huấn luyện không cùng với nhau. Ở trường tiểu học có điểm huấn luyện bóng bàn hầu như không có nội dung tập thể lực. Các thầy huấn luyện bóng bàn ban đầu cho các em nhỏ thường dễ mẵc sai lầm này. Ta có thể khẳng định rằng, không huấn luyện thể lực thực sự đã tự thủ tiêu chính mình. Từ khi xuất hiện vợt mút gai ngửa,mặt kia gai úp vào những năm 60, nhất là khi phát minh và phát triển bóng cầu vồng thì yêu cầu năng lực thể chất của con người ngày càng cao hơn.

Xem chung kết giải vô địch Cúp bóng bàn thế giới nam năm 1998 ta thấy chạy nhanh phạm vi rộng về phía trước, sau, trái, phải của Roskốp (Đức) và Kim Tak So (Hàn quốc) làm cho chúng ta cảm thấy năng lực kỹ thuật và năng lực thể chất của họ đã tiếp cận trình độ cao nhất, và sự ổn định của tố chất tâm lý cũng như ý chí, phẩm chất ngoan cường cũng thể hiện hết sức đầy đủ.

Từ tháng 9 - 1995, tôi bắt đầu dạy Shu Zhu và Zhong Li, cùng một số em khác. Do tôi coi trọng huấn luyện thể lực cho VĐV, mỗi buổi sáng đều tập nội dung điền kinh là chính, trọng điểm là nâng cao năng lực chạy nhanh, nên qua một thời gian huấn luyện đã thấy rõ các em luôn luôn muốn vận động hơn hẳn VĐV trước do tôi huấn luyện và khi bắt đầu tính điểm, các em ấy đầy sức sống, tinh thần thi đấu hăng hái sôi nổi tràn trề. Điều này tôi thấy rất rõ. Cho nên ta không thể không coi trọng và tăng cường huấn luyện tố chất thể lực, và từ đó còn rèn được ý chí phẩm chất ngoan cường cũng như tinh thần chịu khó chịu khổ của họ nữa.

Sai lầm thứ tư: Đội thể thao cùng tuổi

Trước đây, thành lập đội bóng bàn theo chu kì cùng độ tuổi có ưu điểm là: trình độ của đội nhóm cùng độ tuổi sát gần nhau, lối đánh đa dạng nên lợi cho đua tranh nâng cao. Khuyết điểm của nó là: không có lợi cho đào tạo nhiều tài năng và nhanh có tài năng. Vì chu kì của VĐV bóng bàn thiếu nhi nói chung khoảng 4, 5 năm nên khi tốt nghiệp tiểu học đều vấp phải vấn đề khách quan chuyển trường, tỷ lệ giữ nguyên tại chỗ thấp, nhiều phụ huynh không muốn con em mình chơi tiếp bóng bàn mà muốn các em tập trung vào học tập và như thế phải bắt đầu 4, 5 năm từ số 0. Lớp bóng bàn của Trường nghiệp dư Sa thị đã thử cách làm đội thể thao có các độ tuổi liên tiếp nhau, hai độ tuổi gần nhau là một nhóm và không phân biệt trai gái, cùng tập theo cơ chế cạnh tranh nội bộ đội. Mỗi năm tiến hành tuyển chọn trước thi đấu trong tỉnh và thi đấu toàn quốc, ai thắng trội hơn được đăng ký cho dự thi. Lúc đó nảy ra vấn đề có người cho rằng mỗi năm các HLV nên làm theo kiểu cuốn chiếu từng thời gian theo độ tuổi trai và gái riêng.

Qua thực tiễn hơn 10 năm chứng minh, hình thức đội tập theo kiểu tuổi bậc thang liên tiếp nhau rất tốt cho chuyển VĐV, có lợi cho thi đấu, nên lớp bóng bàn Trường nghiệp dư trọng điểm Sa thị hơn 10 năm qua đã chuyển 15 VĐV cho các đội nam nữ Hồ Bắc, đội Giải phóng quân, đội Đầu máy xe lửa, đội Quảng Đông, mà đội Hồ Bắc có 30% là người Sa thị. Năm 1998 thi đấu nhóm nhi đồng thiếu niên nam nữ của tỉnh có 8 thứ nhất, thì thành phố Vũ Hán được 4 thứ nhất, Sa thị được 3 thứ nhất còn Hiếu Cảm chỉ được 1 thứ nhất mà thôi.

Sai lầm thứ 5: Muốn thành tích sớm

Từ lâu do giáo viên Trương nghiệp dư TDTT muốn có thành tích kết quả ngay trong thời gian ngắn nên tìm cách xây dựng phong cách kỹ thuật sao cho trong thời gian ngắn đã có hiệu quả như: cầm vợt dọc, chỉ tập vụt trái đẩy phải mà thôi, không tập vụt trái; Vợt ngang chỉ tập vụt hai bên, giật phải mà không tập giật trái với lý do là tập nhiều kỹ thuật trong thời gian ngắn không tinh thông. Có thể khẳng định rằng phong cách kỹ thuật tập có hiệu quả trong thời gian ngắn như thế không thể đạt tới đỉnh cao được, và điều đó đã được xu thế phát triển bóng bàn thế giới chứng minh. Hiện nay trong các tuyển thủ nam nữ xếp hạng đầu của Liên đoàn bóng bàn thế giới thì phần nhiều là tuyển thủ có năng lực tấn công cả hai bên, rõ nhất là nam. Vì thế, trong giai đoạn huấn luyện khám phá ban đầu, muốn xây dựng được phong cách lối đánh kỹ thuật tiên tiến có thể vươn tới đỉnh cao thế giới, phải căn cứ vào điều kiện bản thân trẻ để xác định lối đánh chính như: cầm vợt dọc ôm bàn đánh nhanh cho em nào đó. Khi tập kỹ thuật trái tay, trước hết tập vụt trái để tập được động tác ngón tay cổ tay kéo theo cẳng tay vụt chuyên hai bên, từ đó cảm nhận và hiểu cảm giác về đường vòng, điểm rơi, nhịp độ của bóng; nhấn mạnh sự ổn định của động tác và số lượng đánh bóng (vụt) sao cho đánh được 200 - 300 lần rồi mới tăng nhanh tốc độ và sức mạnh. Đồng thời tập đỡ bóng xoáy bao gồm đánh bóng trong bàn và lùi xa bàn vụt đánh bóng, vụt trái tay, và sau tập khoảng nửa năm mới tập đẩy trái, tập như thế trẻ vận dụng kỹ thuật vụt trái tay, và khi đánh bóng các em sẽ biết cách vụt trái tay là chính. Khi một VĐV biết cả hai cách tích cực cướp thời cơ công hai bên phải và trái tay kết hợp với đẩy bóng thì các em đối phó được với bóng giật cầu vồng ác hiểm, biết giao bóng và đỡ giao bóng tương đối tích cực và chủ động, tức là vận dụng tốt 3 quả đầu tiên thì có thể tưởng tượng ra lối tấn công nhanh gần bàn lại có thể nở hoa kết trái. Như lối đánh vợt ngang chẳng hạn, ở nước ta khi huấn luyện các em phổ biến là không coi trọng giật trái nên xảy ra tình trạng trong thi đấu địa phương, tỉnh và toàn quốc, trước hết phải khống chế ép trái tay, gò bóng nhiều, còn giật bóng công trái tay ít. Như thế rõ ràng đã không theo kịp trào lưu thế giới tiên tiến là giật xung cả hai bên.

Chúng ta hiện có Wang Tao, Kong Ling Hui giữ vị trí hàng đầu đối phó được, nhưng hiện lộ rõ là hai chiến tướng này thôi đấu thì nguy cơ của VĐV nam nước ta càng rõ hơn. Khi trẻ cầm vợt ngang bắt đầu tập chơi bóng mà ta chờ đến khi đánh cả hai bên được 200 - 300 quả mới tập giật trái tay, rồi nửa năm sau tập giật phải thì khi thi đấu có giật trái tay em ấy sẽ lập tức giật xung trái tay ngay. Cho nên giật trái tay phải đưa chân bên tay cầm vợt ra trước chân của tay không cầm vợt ở sau, dùng cổ tay tự biết cảm giác gò cắt gạt bóng, nhấn mạnh số lượng và khi trái tay có thể “treo” được bóng không “chết” thì mới tăng lực gò cắt. Lúc này phối hợp cẳng tay nhiều hơn, phối hợp cánh tay ít hơn, khi đã phát được lực giật bóng lâu “chết” thì sẽ phối hợp với phát lực của thắt lưng và chân. Giật trái tay, phải kiên trì tập ít nhất trên 1 năm và khi thi đấu tính điểm mới dám dùng. Cho nên phải có lòng tin và kiên trì tập, ngày nào cũng tập. Khi tập giật trái đạt trình độ chủ động, dám dùng thì thấy ngày khả năng uy hiếp “sát thương” đối thủ như thế nào rồi. Hiện nay các đối thủ hàng đầu Châu Âu như: Wardner, Samsônôp, Primokas, Rôskốp đều giật xung trái tay rất điệu nghệ. Người khác thì giật xung hai bên, còn ta thì chỉ giật xung một bên, người ta dẫn đầu trào lưu tiên tiến thắng nhiều thua ít. Tuyển thủ của chúng ta không thể so sánh với tuyển thủ Châu Âu, thành kẻ theo đuôi họ. Đấu thủ Châu Âu cao to thường đứng giữa bao làn nhiều hơn nên ta phải lợi dụng điểm cơ thể linh hoạt của người Trung quốc để luyện cho được tuyệt chiêu linh hoạt biến hoá đứng gần bàn giật xung cả hai bên, đó cũng là thách thức mới cho các tuyển thủ trẻ và tuyển thủ nhỏ tuổi của nước ta. Mà muốn đạt được thế ta phải gian khổ linh hoạt hơn năm được kỹ thuật cao siêu rất khó này. Nếu không trong thời gian tới các tuyển thủ nam cầm vợt ngang của chúng ta sẽ vô cùng khó khăn trong việc dẫn đầu bóng bàn thế giới.

Sai lầm thứ 6: Nghiêng bóng xoáy

Ai qua huấn luyện bóng bàn đều thấy rằng đỡ giao bóng vào 3 quả đầu rất khó. Ai xem các cuộc thi ở địa phương, toàn quốc cũng như thế giới thấy ngay 50% phát bóng kết thúc ở 3 quả đầu tiên, đánh tiếp đến 5 quả chỉ khoảng 20%, đánh đến 7, 8 quả hay mười mấy quả chỉ có vài lần trong hiệp 21 điểm. Vì sao có hiện tượng như thế? Tôi cho rằng trước hết do đỡ giao bóng khó. Người giao bóng dựa vào kỹ thuật giao bóng tinh xảo rèn luyện trong nhiều năm để kết hợp với xoáy, tốc độ, điểm rơi với nhau, và đưa bóng đến một điểm nào đó của đối thủ. Ngoài việc đỡ bóng ra ngoài bàn rúc lưới ra, còn đỡ trả hơi cao bị đối thủ chết ngay. Nếu ta chủ động giữ được quả thứ nhất thì mới có thể hình thành thế đánh tiếp 7, 8 quả, 10 quả được. Trong 3 quả đầu, 5 quả đầu bóng qua lại, xoáy của bóng giữ vai trò chủ đạo, còn lực bóng và tốc độ thì đứng sau. Như thế, có thể nói rằng khoảng 60% tỷ lệ giành thắng lợi do bóng xoáy. Vậy sao không thấy hàng ngày tỷ lệ tập xoáy chỉ có 1, 2 hay 10% là mâu thuẫn hay sao? Thường ngày tập bóng nhanh nhiều, tập xoáy ít (kể cả giao bóng và đỡ bóng). Khi tập bóng xoáy phần nhiều chỉ nghiên cứu giao bóng kiểu mài rũa, cắt gọt trau chuốt mà thôi.

Như trước đây cho phép tung bóng cao giao bóng rất tốt của Qu Zhao, giao bóng xoáy - không xoáy của Xi Yin Ting, nhưng chưa hề nghe thấy có danh thủ nào đỡ giao bóng tốt cả và bố trí nội dung huấn luyện thì số giờ tập đều tập giao bóng, ít giáo viên tập đỡ giao bóng. Nói chung thấy bố trí VĐV đứng một bên tập giao bóng với nhiều bóng mà ít thấy một bên tập đỡ phát bóng. Cho nên không lạ một số chuyên gia hiểu sâu bóng bàn nhận định rằng đỡ giao bóng là khó nhất. Từ tình hình trên, tôi cho rằng để giải quyết tình trạng đỡ giao bóng 3 quả đầu khó và bóng qua lại ít của thi đấu bóng bàn thì ngoài việc phải thay đổi luật để bóng qua lại nhiều hơn ra, cái chủ yếu hơn là phải cho VĐV ngay từ nhỏ đã làm quen với xoáy một cách sớm và nhanh nhất để dễ hiểu biết bóng xoáy từ bé, từ lúc nhỏ đã nắm được quy luật của xoáy. VĐV nhỏ từ lúc bắt đầu tập đến khi đánh liền 200 - 300 quả vụt phải và trái tay thì dần dần phải đưa bóng xoáy vào như giao bóng xoáy, đỡ bóng xoáy, gò bóng... mà không theo kiểu tập theo dãy trước đây là trước hết tập tốc độ tới 2 năm thậm chí 3 năm mới cho tập về xoáy và mới cho thi đấu tính điểm. Chỉ có huấn luyện như thế mới có thể làm thay đổi tình trạng trước đây là đỡ giao bóng của bóng bàn khó, đối phó bóng xoáy khó và bóng qua lạ."
 
Last edited:

kythuatbongban

Thượng Tá
Bài viết thật hay, đề cập đến cái cốt lõi của bóng bàn, đở giao bóng là cái khó nhất và lên bóng nhanh nhất của bóng bàn, trong bài viết làm thế nào để nâng trình trong thời gian ngắn nhất tôi cũng đã đề cập vấn đề này nhung chỉ nhận sự ném đá mà thôi. 50% phát bóng kết thúc trong 3 quả đầu nói lên sự quan trọng cực kỳ của quả giao bóng. Hien nay đa phần chỉ dạy đánh đều làm sao lên bóng được thế nên có bạn tập tất cả Hlv goi trong 10 năm cũng chỉ đánh E. Nhưng Hlv ko giao bóng giỏi, ko biết tất cả các kiểu giao bóng xưa và hiện đại làm sao dạy được đỡ giao bóng chưa nói đến sư phạm và kiến thức vật lý kể cả những VDV chuyên về giật bóng như Tran Tuan Anh, Vũ mạnh Cường ko chuyên về giao bóng nhất là các kỹ thuật giao bóng hiện đại như xoáy ngược thì làm sao dậy đỡ tất cả các kiểu giao bóng. Vừa rồi làm trọng tài giải Bóng Bàn Lão Tướng Châu Á, 70%là Vđv nghiệp dư TQ tham dự, rất nhiều cây vọt Vô Địch VN qua các thời kỳ tham dự nhưng tất cả chỉ dừng lại ở vòng ngoài, sự lạc hậu về gai là to lớn nhất khi Trần tuấn Anh B cây vọt Gai hàng đầu Vn ko qua được vòng loại dù cùng lứa tuổi. Chỉ có Mạnh Cường, Phát, Kỳ Long có giải nhì Đồng Đội ở lứa tuổi trên 40 mà thôi. Do vậy kỹ thuật vẫn là hàng đầu, nếu bạn nào tập hoài ko lên bóng, hay có thắc mắc về kỹ thuật cần chỉnh sửa thì có thể gặp tôi qua số đ t: 0978.792486 này nhé.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bài viết thật hay, đề cập đến cái cốt lõi của bóng bàn, đở giao bóng là cái khó nhất và lên bóng nhanh nhất của bóng bàn, trong bài viết làm thế nào để nâng trình trong thời gian ngắn nhất tôi cũng đã đề cập vấn đề này nhung chỉ nhận sự ném đá mà thôi. 50% phát bóng kết thúc trong 3 quả đầu nói lên sự quan trọng cực kỳ của quả giao bóng. Hien nay đa phần chỉ dạy đánh đều làm sao lên bóng được thế nên có bạn tập tất cả Hlv goi trong 10 năm cũng chỉ đánh E. Nhưng Hlv ko giao bóng giỏi, ko biết tất cả các kiểu giao bóng xưa và hiện đại làm sao dạy được đỡ giao bóng chưa nói đến sư phạm và kiến thức vật lý kể cả những VDV chuyên về giật bóng như Tran Tuan Anh, Vũ mạnh Cường ko chuyên về giao bóng nhất là các kỹ thuật giao bóng hiện đại như xoáy ngược thì làm sao dậy đỡ tất cả các kiểu giao bóng. Vừa rồi làm trọng tài giải Bóng Bàn Lão Tướng Châu Á, 70%là Vđv nghiệp dư TQ tham dự, rất nhiều cây vọt Vô Địch VN qua các thời kỳ tham dự nhưng tất cả chỉ dừng lại ở vòng ngoài, sự lạc hậu về gai là to lớn nhất khi Trần tuấn Anh B cây vọt Gai hàng đầu Vn ko qua được vòng loại dù cùng lứa tuổi. Chỉ có Mạnh Cường, Phát, Kỳ Long có giải nhì Đồng Đội ở lứa tuổi trên 40 mà thôi. Do vậy kỹ thuật vẫn là hàng đầu, nếu bạn nào tập hoài ko lên bóng, hay có thắc mắc về kỹ thuật cần chỉnh sửa thì có thể gặp tôi qua số đ t: 0978.792486 này nhé.
Sorry các bạn đ t thoại của tôi là 0978.782486 mình có thể bàn luận về bóng bàn cũng được ko nhất thiết phải học tôi.
 

Hoangvn1111

Trung Sỹ
Bài viết thật hay, đề cập đến cái cốt lõi của bóng bàn, đở giao bóng là cái khó nhất và lên bóng nhanh nhất của bóng bàn, trong bài viết làm thế nào để nâng trình trong thời gian ngắn nhất tôi cũng đã đề cập vấn đề này nhung chỉ nhận sự ném đá mà thôi. 50% phát bóng kết thúc trong 3 quả đầu nói lên sự quan trọng cực kỳ của quả giao bóng. Hien nay đa phần chỉ dạy đánh đều làm sao lên bóng được thế nên có bạn tập tất cả Hlv goi trong 10 năm cũng chỉ đánh E. Nhưng Hlv ko giao bóng giỏi, ko biết tất cả các kiểu giao bóng xưa và hiện đại làm sao dạy được đỡ giao bóng chưa nói đến sư phạm và kiến thức vật lý kể cả những VDV chuyên về giật bóng như Tran Tuan Anh, Vũ mạnh Cường ko chuyên về giao bóng nhất là các kỹ thuật giao bóng hiện đại như xoáy ngược thì làm sao dậy đỡ tất cả các kiểu giao bóng. Vừa rồi làm trọng tài giải Bóng Bàn Lão Tướng Châu Á, 70%là Vđv nghiệp dư TQ tham dự, rất nhiều cây vọt Vô Địch VN qua các thời kỳ tham dự nhưng tất cả chỉ dừng lại ở vòng ngoài, sự lạc hậu về gai là to lớn nhất khi Trần tuấn Anh B cây vọt Gai hàng đầu Vn ko qua được vòng loại dù cùng lứa tuổi. Chỉ có Mạnh Cường, Phát, Kỳ Long có giải nhì Đồng Đội ở lứa tuổi trên 40 mà thôi. Do vậy kỹ thuật vẫn là hàng đầu, nếu bạn nào tập hoài ko lên bóng, hay có thắc mắc về kỹ thuật cần chỉnh sửa thì có thể gặp tôi qua số đ t: 0978.792486 này nhé.
Day la mot tham luan do chuyên gia Trung Quoc thuc hien. Minh cung ko biet co cung quan diem voi tac gia 100% hay ko nhung cung thay co nhieu diem rat hay nen post len cho cac ACE tham khao thoi. Ban than minh thi minh nghi da choi bong ban thi dieu quan trong nhat la phai cam thay niem vui va loi ich ren luyen suc khoe la chinh. Viec bong ban phong trao trinh do A,B,C,D...Z dau co quan trong lam dau. Danh bong ban dem lai niem vui, su kham pha va ...Bjabjabja :) la tuyet nhat.
Ban than minh nghi cai hay nhat trong bai viet o cho cho tat ca chung ta thay ko phai ngau nhien ma Trung Quoc dc ca the gioi nguong mo nhu ngay nay. Ho cung phai lao tam kho tu, suy tu rat nhieu de tim ra con duong di rieng cua minh de dat duoc thanh cong. Thiet nghi VN chung ta cung nen tu dao sau suy nghi ve nhung sai lam cua minh va tim toi phat trien phong cach dao tao & thi dau rieng cua minh de khac phuc nhung sai lam suot thoi gian dai qua de tien bo hon va dat thanh tich cao hon tren dau truong the gioi.

Chuc cac ACE nam moi vui ve, manh khoe, choi bong dam me, nhieu niem vui va quan trong hon la ...Bja bja bja phai len trinh cao hon!!! :):):)
 
Last edited:

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Bài viết thật hay, đề cập đến cái cốt lõi của bóng bàn, đở giao bóng là cái khó nhất và lên bóng nhanh nhất của bóng bàn, trong bài viết làm thế nào để nâng trình trong thời gian ngắn nhất tôi cũng đã đề cập vấn đề này nhung chỉ nhận sự ném đá mà thôi. 50% phát bóng kết thúc trong 3 quả đầu nói lên sự quan trọng cực kỳ của quả giao bóng. Hien nay đa phần chỉ dạy đánh đều làm sao lên bóng được thế nên có bạn tập tất cả Hlv goi trong 10 năm cũng chỉ đánh E. Nhưng Hlv ko giao bóng giỏi, ko biết tất cả các kiểu giao bóng xưa và hiện đại làm sao dạy được đỡ giao bóng chưa nói đến sư phạm và kiến thức vật lý kể cả những VDV chuyên về giật bóng như Tran Tuan Anh, Vũ mạnh Cường ko chuyên về giao bóng nhất là các kỹ thuật giao bóng hiện đại như xoáy ngược thì làm sao dậy đỡ tất cả các kiểu giao bóng. Vừa rồi làm trọng tài giải Bóng Bàn Lão Tướng Châu Á, 70%là Vđv nghiệp dư TQ tham dự, rất nhiều cây vọt Vô Địch VN qua các thời kỳ tham dự nhưng tất cả chỉ dừng lại ở vòng ngoài, sự lạc hậu về gai là to lớn nhất khi Trần tuấn Anh B cây vọt Gai hàng đầu Vn ko qua được vòng loại dù cùng lứa tuổi. Chỉ có Mạnh Cường, Phát, Kỳ Long có giải nhì Đồng Đội ở lứa tuổi trên 40 mà thôi. Do vậy kỹ thuật vẫn là hàng đầu, nếu bạn nào tập hoài ko lên bóng, hay có thắc mắc về kỹ thuật cần chỉnh sửa thì có thể gặp tôi qua số đ t: 0978.792486 này nhé.

Nhất trí quan điểm của bác , trước tôi rất tâm đắc với mấy bài viết của bác , tiếc rằng có mấy thằng trẻ Trâu nó lại vào quấy phá , thậm chí còn đã kích ... Theo tôi đc biết thì bọn nó suốt ngày chỉ khoe mút , cốt là giỏi thôi . Chúng nó kg có đầu óc tư duy chiến lược , chiến thuật đâu bác ạ .
Năm mới nếu có time , bác chia sẻ giúp 1 số bí kíp về nâng cao trình độ đi bác , làm người công chúng rất khó , bác đừng chấp mấy cái đứa chậm tiến bác ạ .
 

Hoangvn1111

Trung Sỹ
Sorry các bạn đ t thoại của tôi là 0978.782486 mình có thể bàn luận về bóng bàn cũng được ko nhất thiết phải học tôi.
Em cũng đang muốn học hỏi thêm về giao bóng, nhất là quả tung cao 3 m va kỹ thuat động tác giả lừa đoi phuong. Bac ranh tgian luc nao em qua nho Bác chut vay. Thanks bác.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Em cũng đang muốn học hỏi thêm về giao bóng, nhất là quả tung cao 3 m va kỹ thuat động tác giả lừa đoi phuong. Bac ranh tgian luc nao em qua nho Bác chut vay. Thanks bác.
Tôi cũng rất bận ,em cứ nhắn tin số đt của em vào số 0978.782486 tôi sẽ liên lạc với em sau nhé.thanks em.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Nhất trí quan điểm của bác , trước tôi rất tâm đắc với mấy bài viết của bác , tiếc rằng có mấy thằng trẻ Trâu nó lại vào quấy phá , thậm chí còn đã kích ... Theo tôi đc biết thì bọn nó suốt ngày chỉ khoe mút , cốt là giỏi thôi . Chúng nó kg có đầu óc tư duy chiến lược , chiến thuật đâu bác ạ .
Năm mới nếu có time , bác chia sẻ giúp 1 số bí kíp về nâng cao trình độ đi bác , làm người công chúng rất khó , bác đừng chấp mấy cái đứa chậm tiến bác ạ .
Cám ơn những lời động viên của Bác, thật tình để viết 1 bài viết cho ra trò cũng mệt mỏi và mất nhiều thời gian tư duy lắm, nhưng viết xong rồi bị chỉ trích thật tình cũng chẳng hứng thú gì để viết bác ạ. Chung qui cũng vì trăn trở cái tự tôn dân tộc mà ra nên mới viết những loạt bài này, chỉ muốn nó đừng tụt hậu mà đi lên để những giải bóng bàn VN mở rông(Cây Vợt Vàng) có những Anh Tài thế giới qui tụ lại VN đánh bóng bàn để xem cho thỏa chí, chứ giờ cứ xem bọn học sinh nhật bản , trung quốc., Đài Loan... đánh với đội Tuyển QG sao thấy nhục và kỳ kỳ làm sao ấy.
May mắn vừa rồi được làm trọng tài Giải Lão Tướng Châu Á -Thái Bình Dương với gần 20 nước tham dự,với 1000 VĐV đa phần 60% là từ các CLB nghiệp dư TQ mới thấy được trình độ và cách huấn luyện của họ rất khác VN. Đây là 1 số khác biệt theo nhận xét của riêng Tôi :
-Các VDV trên 40 thường đánh 2 mặt mút láng, 50-trên 60 đánh 1 mút, 1gai, trên 70 đánh 2 gai.
-Các VDV sử dụng được cả mặt gai lẫn mút.( trong vòng 3 của Giải 1 VDV U 50 của Bắc Kinh đấu với 1 VDV Philipin,Trận đầu VDVBK cầm thìa đánh mút láng bị mặt gai đẩy nên thua 6/11, qua trận 2 VDVBK xoay vợt chỉ đánh mặt gai đã thắng lại với tỉ số 3/1. tất cả các kỹ thuật của mút như giật , bạt, lắc cổ tay trên bàn sử dụng mặt gai y như đánh mút láng)
-thể lực rất tốt dù đánh liên tục 3 ca sáng chiều tối nhưng kể cả U 70 -80 cũng o thấy mệt.
-khi khởi động mặt gai nhìn cứ tưởng mặt mút láng vì động tác y nhau (vì làm trọng tài được quyền xem vợt mới thấy ngạc nhiên vì họ đánh gai chứ ko phai mút nhưng các động tác giật bạt cắt bóng giống như mút láng.)
-sử dụng gai nhưng tấn công như mút cũng giật bạt chứ ko phòng thủ như lối đánh gai của Ta.
Qua đây có 1 số nhận định theo ý riêng có gì sơ xuất mong các bác bỏ qua.
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
-khi khởi động mặt gai nhìn cứ tưởng mặt mút láng vì động tác y nhau (vì làm trọng tài được quyền xem vợt mới thấy ngạc nhiên vì họ đánh gai chứ ko phai mút nhưng các động tác giật bạt cắt bóng giống như mút láng.)
-sử dụng gai nhưng tấn công như mút cũng giật bạt chứ ko phòng thủ như lối đánh gai của Ta.
Qua đây có 1 số nhận định theo ý riêng có gì sơ xuất mong các bác bỏ qua.


Trước tôi có đè cập đến vấn đè sử dung Gai như a nói , nhiều người nhảy dựng lên báng bổ , nhất là về chiến thuật ,chiến lược để dành lợi thế ... bọn chúng có biết gì đâu , như đàn gẩy tai Trâu mà bác . Bỏ qua đi bác , bác cứ chia sẽ đi , số đông ae đang rất cần . Thanks
 

kythuatbongban

Thượng Tá
-khi khởi động mặt gai nhìn cứ tưởng mặt mút láng vì động tác y nhau (vì làm trọng tài được quyền xem vợt mới thấy ngạc nhiên vì họ đánh gai chứ ko phai mút nhưng các động tác giật bạt cắt bóng giống như mút láng.)
-sử dụng gai nhưng tấn công như mút cũng giật bạt chứ ko phòng thủ như lối đánh gai của Ta.
Qua đây có 1 số nhận định theo ý riêng có gì sơ xuất mong các bác bỏ qua.


Trước tôi có đè cập đến vấn đè sử dung Gai như a nói , nhiều người nhảy dựng lên báng bổ , nhất là về chiến thuật ,chiến lược để dành lợi thế ... bọn chúng có biết gì đâu , như đàn gẩy tai Trâu mà bác . Bỏ qua đi bác , bác cứ chia sẽ đi , số đông ae đang rất cần . Thanks
Cám ơn Bác mình cầm vợt lâu năm quá ,46 năm rồi còn gì , lại đam mê nghiên cứu kỹ thuật, cũng từng là VDV, HLV nên có nhiều trăn trở ,viếtt lên để mong các bạn trẻ mới vô nghề biết cách nào để tiến bộ nhanh nhất giúp nền bóng bàn đi lên nhưng chỉ bị ném đá, như đang dạy 1 bạn kỹ sư Kiệt ở Q2 tập nhiều thầy giỏi nhưng ko lên bóng vì chỉ dạy giật, đánh đều, mới qua học mình vài bữa dạy đỡ giao bóng , giao bóng và chỉnh sửa bộ chân đã lên được 2 bóng ,nói ra thì chẳng có ai tin nhưng đó là sự thật bạn ấy nói vớii mình như vậy.thực ra mình dạy toàn là những cái cốt lõi của bóng bàn mà thôi.bác ở đâu khi nào bác rảnh a lô số 0978.782486 mình uống cà phê nhé.thanks bác.
 

NTBB

Super Moderators
Mình không được xem các lớp năng khiếu tập khi tập trung tại lớp như thế nào. Nhưng mình đã nhiều lần được chứng kiến các Thầy mang học trò đến các CLB thuê bàn tập riêng. Có một chi tiết mình để ý thấy là hầu hết các em rất ít, thậm chí không khởi động ngoài bàn, mà thường là vào bàn đánh đều làm nóng luôn.

Hay như hôm rồi đây (cách đây 2 ngày), mình thấy 1 em năng khiếu Q. Tân Bình đến CLB XNĐM ngồi chờ xem có ai đó thì xin giao lưu, nhưng vì lúc đó còn khá sớm nên không có ai để em mời xin dợt bóng và đánh trận, nhưng em chỉ ngồi ở băng ghế chờ mà ko đứng lên khởi động gì cả.

Chỉ là 1 chi tiết nhỏ thôi (nhưng ko phải là không quan trọng), nhưng chứng tỏ những cái này một phần do cách huấn luyện của chúng ta thiếu bài bản, không đầy đủ.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Mình không được xem các lớp năng khiếu tập khi tập trung tại lớp như thế nào. Nhưng mình đã nhiều lần được chứng kiến các Thầy mang học trò đến các CLB thuê bàn tập riêng. Có một chi tiết mình để ý thấy là hầu hết các em rất ít, thậm chí không khởi động ngoài bàn, mà thường là vào bàn đánh đều làm nóng luôn.

Hay như hôm rồi đây (cách đây 2 ngày), mình thấy 1 em năng khiếu Q. Tân Bình đến CLB XNĐM ngồi chờ xem có ai đó thì xin giao lưu, nhưng vì lúc đó còn khá sớm nên không có ai để em mời xin dợt bóng và đánh trận, nhưng em chỉ ngồi ở băng ghế chờ mà ko đứng lên khởi động gì cả.

Chỉ là 1 chi tiết nhỏ thôi (nhưng ko phải là không quan trọng), nhưng chứng tỏ những cái này một phần do cách huấn luyện của chúng ta thiếu bài bản, không đầy đủ.
Anh Út ơi dạo này Anh khỏe kg? FB lúc này thấy anh càng đẹp ra đó.Lâu lâu có ghé Mai Văn Giooc nhưng ko gặp anh.chúc anh năm mới vui khỏe dịch nhiều bài hay nhé.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Theo các bác thì hiện tại Việt Nam ta theo trường phái nào ạ?
Theo Tôi hiện nay VN chưa có 1 định hướng nào cho bóng bàn phát triển , chủ yếu là chạy theo xu hướng. làm bất cứ việc gì phải có định hướng ,tầm nhìn và kế hoạch lâu dài. Nhưng ở VN dù bóng bàn ngày xưa đã là môn mũi nhọn và là niềm tự hào dân tộc, nhưng đến nay tôi chưa đọc được 1 tài liệu nào đánh giá về phong trào bóng bàn thế giới và trong nước , những xu hướng mới và định hướng phát triển bóng bàn VN trong hàng chục năm tới .Chính vì chúng Ta ko có 1 định hướng cụ thể, ko có 1 kế hoạch lâu dài để phát triển nên sự phát triển tràn lan chẳng định hướng đưa đến rất nhiều sai lầm ko sửa chữa được. 1 ví dụ đơn giản : trong khi TQ,NB lối đánh Vợt dọc vẫn duy trì và phát triển mạnh có những VDV như Xu Xin vẫn nằm trong tốp đầu thế giới thì ở VN đã biến mất ở những giải chuyên nghiệp, và hiện nay cũng hiếm thấy CLB nào dạy Vợt Dọc.một số HLV Vợt Dọc bạn Tôi duơc đào tạo bài bản cũng chuyển sang dạy vot ngang, Ngày Xưa các Lò vợt Gai nổi tiếng như Lê Văn Inh , Lê Văn Tân, hay CAND giờ cũng biến mất hay đã mai một nhiều. Xu hướng Thế giới chuyển đánh 2 càng từ lâu lắm rồi, nhất là lấy càng trái làm chụ lực để lấy trái bóng đầu và tăng quả phải,và kỹ thuật giật trái của thế giới đã đi tới đỉnh cao mà riêng TPHCM các lớn năng khiếu TP củng còn tập đẩy trái né người giật phải thì biết bao giờ mới phát triển. cú giao bóng xoáy ngược đã có hàng chục năm nay đến giờ cũng chẳng thấy dạy ở các Lớp năng Khiếu, thậm chí nhiều HLV cũng ko giao được Cú Xoáy ngược thì làm sao phát triển được, đó là chưa nói đến những kỹ thuật đỉnh cao...nói ra thì mất lòng nhiều người, nhưng sự thật vẫn phải là sự thật và Ta phải nhìn thẳng vào sự thật để chỉnh sửa thi Bóng Bàn VN mới phát triển và bắt kịp với các nước.
 

NTBB

Super Moderators
Anh Út ơi dạo này Anh khỏe kg? FB lúc này thấy anh càng đẹp ra đó.Lâu lâu có ghé Mai Văn Giooc nhưng ko gặp anh.chúc anh năm mới vui khỏe dịch nhiều bài hay nhé.
Cảm ơn bác đã hỏi thăm và động viên !
Tôi vẫn chơi bóng vào các chiều thứ 2, 6, CN ở chỗ bác Giót. Những ngày khác thì chơi chỗ khác. Giờ sức khỏe có vẻ xuống rùi bác Tuyển ơi, ko còn chơi 2, 3 tiếng đồng hồ như 1 vài năm trước, hihi ! Lấy mồ hôi làm chính thôi!
 

VPSV

Đại Uý
Trích bài viết trong một chuyên đề nghiên cứu và đánh giá về thực trạng đào tạo bóng bàn tại Trung Quốc trong những năm đầu thập kỷ 2000. Bối cảnh lúc này TQ đã từng là cường quốc hàng đầu thế giới về bóng bàn nhưng lại đang bị các cây vợt hàng đầu Châu Âu lấn lướt với những tên tuổi như J.O.Waldner, Jorgen Persson, Jorg Rosskopf, Wenner Shlager... hay như cây vợt Ruy Seng Min của Hàn Quốc có bộ chân nhanh như kỷ lục gia chạy nước rút thế giới Ussan Bole. Vậy người Trung Quốc đã đối mặt với núi khó khăn này như thế nào; đã suy nghĩ những gì; đã trăn trở những gì để tìm kiếm giải pháp cho thách thức này. Và rồi họ đã mã đáo thành công trong việc cho ra đời thế hệ một loạt những cây vợt lừng danh "hô mưa gọi gió" trên khắp các đấu trường khiến cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ như Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng, Mã Lâm, Vương Lực Tần, Trương Kế Khoa...

Có cần thiết để chúng ta phải trăn trở và suy nghẫm ?


"Những sai lầm trong huấn luyện bóng bàn thiếu nhi.

Trung quốc là cường quốc về bóng bàn, có phong trào quần chúng và mạng lưới huấn luyện thiếu nhi rộng rãi. Sau những năm 90, các điểm huấn luyện của mạng lưới đó, số HLV chuyên nghiệp kiêm chức và giáo viên ngày càng ít. Ngoài nhân tố chu kỳ dài, độ khó lớn, hiệu quả chậm, còn không ít HLV mắc sai lầm về huấn luyện bóng bàn thiếu nhi. Trước đây, sách giáo khoa bóng bàn viết giảng giải về nhiều mặt chính diện, nói mặt phản diện ít nên các HLV và giáo viên mới huấn luyện bóng bàn cho thiếu nhi dễ mắc sai lầm và đi đường vòng. Bản thân tôi căn cứ vào kinh nghiệm và bài học gần 30 năm huấn luyện thiếu nhi, xin trình bày một vài sai lầm dễ phạm phải trong huấn luyện bóng bàn thiếu niên, nhi đồng để các giáo viên, HLV tham khảo.

Sai lầm 1: Chọn tài vì tài

Theo đà nhảy vọt của kỹ thuật bóng bàn, thể thao thế giới đạt được đỉnh cao, kỹ thuật bóng bàn ngày càng khó. Bắt tay vào huấn luyện ngay từ nhỏ là xu thế chung, vì chỉ bắt tay huấn luyện ngay từ nhỏ mới có đầy đủ thời gian để học và nắm vững được kỹ năng và kỹ thuật bóng bàn thể thao cao siêu. Nhưng nói cho cùng thì tuổi như thế nào là nhỏ, tuổi như thế nào là cao nhất? Căn cứ vào thực tiễn nhiều năm tôi thấy rằng tiêu chuẩn chọn chính, giữ vị trí nhân tố thứ nhất là tuổi trong phạm vì từ 4 đến 7, 8 tuổi, nhưng không thể định cứng nhắc tuổi tuyển chọn ở mốc tuổi nào đó. Có trường nghiệp dư tỉnh khi chiêu sinh tuyển chọn định ra mức cứng nhắc là 4 - 5 tuổi, tuy rằng sinh lý và phát dục của trẻ 4 - 5 tuổi chưa chín và chưa có hệ phương pháp tuyển chọn xác định khoa học của trẻ 4 - 5 tuổi. Kết quả là có mầm non huấn luyện 3, 4 năm vẫn chưa thấy các em đó là mầm tốt, tiếp tục huấn luyện bồi dưỡng tiếp hay phải chọn lại người khác, và HLV đang làm đó cũng do dự không quyết định được. Đương nhiên cá biệt trẻ em 4 - 5 tuổi có em có hệ số thông minh cao, là mầm non có năng khiếu thật thì cũng có thể có thành tích tốt.

Học sinh do tôi huấn luyện là Shu Ku, lớp hai mới bắt đầu tập bóng bàn. Cô bé có loại hình thần kinh tốt (loại hình linh hoạt), thông minh, hiểu nhanh, tự giác, linh hoạt, cơ năng khá tốt nên tập một năm đã đứng hàng thứ 6 Cúp mầm non Bóng bàn của tỉnh (số tham gia nhi đồng nhóm B này khoảng 80 em gái). Sau 2 năm huấn luyện, đứng thứ nhì Cúp mầm non; và năm nay (1999) tức năm tập thứ 3 ngày 1 tháng 7 đã vô địch đơn Cúp mầm non tỉnh và được nhất trí đánh giá cao của HLV bóng bàn trường và đội bóng bàn tỉnh. Em Thang Ya Li tập bóng bàn lúc 4 tuổi hiện chưa đến 5 tuổi, làm được vụt phải đẩy trái, đẩy trái vụt phải liên tục hơn 300 lần và ai cũng nói là mầm non tốt, nhưng cuối cùng tương lai ra sao thì rất khó nói. Tuy nhiên là mầm non tốt nhưng còn nhiều chuyện như trình tự huấn luyện, trình tự trưởng thành mà có thể có trình tự nào đó sinh ra trở ngại nào thì có thể phải loại ra. Nếu thuận buồm xuôi gió, có thể thành người có tài. Như thế, tuyển chọn là phải lấy nhân tài là chính mà không thể cứng nhắc theo tuổi. Tuổi nhỏ, có thời gian dài đầy đủ nhưng nếu nhắm không trúng thì cũng chậm thành tài. Còn tuổi lớn một chút nhưng chỉ cần thông minh và phát hiện trúng thì thành tài cũng nhanh.


Sai lầm thứ 2: Chỉ tập công cơ bản

Phải chuyển từ “chỉ tập công cơ bản” thành kết hợp “tập với thi đấu”. Trước đây quan niệm truyền thống là “phải tập công cơ bản ngay từ nhỏ tốt vững thì sau mới đánh tốt bóng được”. Thực tiễn nhiều năm chứng minh, quan điểm đó không toàn diện, dễ làm cho mắc sai lầm trong huấn luyện ban đầu của bóng bàn thiếu nhi. Trước đây, có giáo viên của điểm bóng bàn Sa Thi đã huấn luyện một nhóm em có cả con mình, hàng ngày yêu cầu rất nghiêm khắc, khổ luyện ba năm chỉ tập công cơ bản mà không thi đấu, không thi đấu tính điểm. Nhiều giáo viên cho rằng tập công cơ bản khá rồi sẽ thi đấu được, nhưng kết quả lại thi đấu không thắng nổi em khác chỉ tập 1 năm. Vì thế lòng tin rạn nứt, và sau này thi đấu không sao vượt lên được. Giáo viên cũng không tin các em và cuối cùng cũng đã loại toàn bộ số đó. Nếu ngày này tháng khác, năm này năm khác chỉ tập công cơ bản một cách cứng nhắc, hình thành được định hình động lực kỹ thuật cơ bản ở nội dung đơn nào đó vững vàng chắc chắn thì vẫn là luyện “cứng nhắc” theo khuôn người đó. Đó là vì, chỉ tập luyện kỹ thuật cơ bản thì cũng làm “cứng chết” tương đối về tốc độ, sức mạnh, xoáy, điểm rơi, độ vòng, nhịp độ, và tư duy của VĐV cũng do đó mà “cứng nhắc khô chết” theo, không suy nghĩ động não nữa. Còn thi đấu ngược lại là rất “linh hoạt”, phát huy kỹ thuật lại càng “biến hoá, linh hoạt” hơn, yêu cầu não phải “động và biến” hơn. Như vậy sinh mâu thuẫn là: bình thường là tập “cứng nhắc” nhiều, nay yêu cầu bất ngờ phải “biến” nhiều thì rõ ràng phản xạ có điều kiện, tư duy của các em làm sao có thể bẻ quặt tay lái kịp được? Quan điểm của tôi là, trẻ em từ lúc khám phá ban đầu đến khi có thể đánh 200 - 300 lần vụt thuận tay, đẩy trái gò 2 bên, đã có thể phát bóng theo yêu cầu thì có thể thi đấu tính điểm được. Trẻ em 4 - 5 tuổi tập 1 năm đã có thể thi đấu. Trẻ em 5 - 6 tuổi tập nửa năm cũng có thể thi đấu, trẻ em 6 - 7 tuổi tập 3 - 4 tháng cũng bắt đầu thi đấu được. Như thế ngày từ nhỏ đã rèn được ý thức “tập luyện” là để thi đấu, và khai phá ý thức “động não suy nghĩ” của trẻ một cách sớm nhất, để sau này quen chiến trận, không bị căng thẳng trên sân đấu. Tuy vậy nhất thiết vẫn phải nhấn mạnh rằng kỹ thuật cơ bản phải vững vàng và hình thành định hình động lực ổn định, có tỷ lệ kết hợp tốt giữa tập công cơ bản với thi đấu.

Tóm lại phải làm cho VĐV thành loại hình thi đấu mà không phải chỉ trở thành loại hình tập luyện mà thôi. Cũng không được huấn luyện thành kiểu “thiện chiến trong nhà, ngoại chiến không quen”.

Sai lầm thứ 3: Nhẹ huấn luyện toàn diện

Bóng bàn là môn thể thao mang tính kỹ thuật rất cao. Ngay từ đầu, vợt gỗ, vợt cao su thì kỹ thuật cao hay thấp đã tác dụng quyết định chính nguồn gốc sâu xa của lịch sử hình thành cho con người có quen quan niệm cũ trong bóng bàn thì kỹ thuật giữ vị trí quyết định. Mấy chục năm nay, huấn luyện bóng bàn đã hình thành khuynh hướng nặng kỹ thuật, nhẹ huấn luyện thể lực, nhất là ở một số trường nghiệp dư học văn hoá và huấn luyện không cùng với nhau. Ở trường tiểu học có điểm huấn luyện bóng bàn hầu như không có nội dung tập thể lực. Các thầy huấn luyện bóng bàn ban đầu cho các em nhỏ thường dễ mẵc sai lầm này. Ta có thể khẳng định rằng, không huấn luyện thể lực thực sự đã tự thủ tiêu chính mình. Từ khi xuất hiện vợt mút gai ngửa,mặt kia gai úp vào những năm 60, nhất là khi phát minh và phát triển bóng cầu vồng thì yêu cầu năng lực thể chất của con người ngày càng cao hơn.

Xem chung kết giải vô địch Cúp bóng bàn thế giới nam năm 1998 ta thấy chạy nhanh phạm vi rộng về phía trước, sau, trái, phải của Roskốp (Đức) và Kim Tak So (Hàn quốc) làm cho chúng ta cảm thấy năng lực kỹ thuật và năng lực thể chất của họ đã tiếp cận trình độ cao nhất, và sự ổn định của tố chất tâm lý cũng như ý chí, phẩm chất ngoan cường cũng thể hiện hết sức đầy đủ.

Từ tháng 9 - 1995, tôi bắt đầu dạy Shu Zhu và Zhong Li, cùng một số em khác. Do tôi coi trọng huấn luyện thể lực cho VĐV, mỗi buổi sáng đều tập nội dung điền kinh là chính, trọng điểm là nâng cao năng lực chạy nhanh, nên qua một thời gian huấn luyện đã thấy rõ các em luôn luôn muốn vận động hơn hẳn VĐV trước do tôi huấn luyện và khi bắt đầu tính điểm, các em ấy đầy sức sống, tinh thần thi đấu hăng hái sôi nổi tràn trề. Điều này tôi thấy rất rõ. Cho nên ta không thể không coi trọng và tăng cường huấn luyện tố chất thể lực, và từ đó còn rèn được ý chí phẩm chất ngoan cường cũng như tinh thần chịu khó chịu khổ của họ nữa.

Sai lầm thứ tư: Đội thể thao cùng tuổi

Trước đây, thành lập đội bóng bàn theo chu kì cùng độ tuổi có ưu điểm là: trình độ của đội nhóm cùng độ tuổi sát gần nhau, lối đánh đa dạng nên lợi cho đua tranh nâng cao. Khuyết điểm của nó là: không có lợi cho đào tạo nhiều tài năng và nhanh có tài năng. Vì chu kì của VĐV bóng bàn thiếu nhi nói chung khoảng 4, 5 năm nên khi tốt nghiệp tiểu học đều vấp phải vấn đề khách quan chuyển trường, tỷ lệ giữ nguyên tại chỗ thấp, nhiều phụ huynh không muốn con em mình chơi tiếp bóng bàn mà muốn các em tập trung vào học tập và như thế phải bắt đầu 4, 5 năm từ số 0. Lớp bóng bàn của Trường nghiệp dư Sa thị đã thử cách làm đội thể thao có các độ tuổi liên tiếp nhau, hai độ tuổi gần nhau là một nhóm và không phân biệt trai gái, cùng tập theo cơ chế cạnh tranh nội bộ đội. Mỗi năm tiến hành tuyển chọn trước thi đấu trong tỉnh và thi đấu toàn quốc, ai thắng trội hơn được đăng ký cho dự thi. Lúc đó nảy ra vấn đề có người cho rằng mỗi năm các HLV nên làm theo kiểu cuốn chiếu từng thời gian theo độ tuổi trai và gái riêng.

Qua thực tiễn hơn 10 năm chứng minh, hình thức đội tập theo kiểu tuổi bậc thang liên tiếp nhau rất tốt cho chuyển VĐV, có lợi cho thi đấu, nên lớp bóng bàn Trường nghiệp dư trọng điểm Sa thị hơn 10 năm qua đã chuyển 15 VĐV cho các đội nam nữ Hồ Bắc, đội Giải phóng quân, đội Đầu máy xe lửa, đội Quảng Đông, mà đội Hồ Bắc có 30% là người Sa thị. Năm 1998 thi đấu nhóm nhi đồng thiếu niên nam nữ của tỉnh có 8 thứ nhất, thì thành phố Vũ Hán được 4 thứ nhất, Sa thị được 3 thứ nhất còn Hiếu Cảm chỉ được 1 thứ nhất mà thôi.

Sai lầm thứ 5: Muốn thành tích sớm

Từ lâu do giáo viên Trương nghiệp dư TDTT muốn có thành tích kết quả ngay trong thời gian ngắn nên tìm cách xây dựng phong cách kỹ thuật sao cho trong thời gian ngắn đã có hiệu quả như: cầm vợt dọc, chỉ tập vụt trái đẩy phải mà thôi, không tập vụt trái; Vợt ngang chỉ tập vụt hai bên, giật phải mà không tập giật trái với lý do là tập nhiều kỹ thuật trong thời gian ngắn không tinh thông. Có thể khẳng định rằng phong cách kỹ thuật tập có hiệu quả trong thời gian ngắn như thế không thể đạt tới đỉnh cao được, và điều đó đã được xu thế phát triển bóng bàn thế giới chứng minh. Hiện nay trong các tuyển thủ nam nữ xếp hạng đầu của Liên đoàn bóng bàn thế giới thì phần nhiều là tuyển thủ có năng lực tấn công cả hai bên, rõ nhất là nam. Vì thế, trong giai đoạn huấn luyện khám phá ban đầu, muốn xây dựng được phong cách lối đánh kỹ thuật tiên tiến có thể vươn tới đỉnh cao thế giới, phải căn cứ vào điều kiện bản thân trẻ để xác định lối đánh chính như: cầm vợt dọc ôm bàn đánh nhanh cho em nào đó. Khi tập kỹ thuật trái tay, trước hết tập vụt trái để tập được động tác ngón tay cổ tay kéo theo cẳng tay vụt chuyên hai bên, từ đó cảm nhận và hiểu cảm giác về đường vòng, điểm rơi, nhịp độ của bóng; nhấn mạnh sự ổn định của động tác và số lượng đánh bóng (vụt) sao cho đánh được 200 - 300 lần rồi mới tăng nhanh tốc độ và sức mạnh. Đồng thời tập đỡ bóng xoáy bao gồm đánh bóng trong bàn và lùi xa bàn vụt đánh bóng, vụt trái tay, và sau tập khoảng nửa năm mới tập đẩy trái, tập như thế trẻ vận dụng kỹ thuật vụt trái tay, và khi đánh bóng các em sẽ biết cách vụt trái tay là chính. Khi một VĐV biết cả hai cách tích cực cướp thời cơ công hai bên phải và trái tay kết hợp với đẩy bóng thì các em đối phó được với bóng giật cầu vồng ác hiểm, biết giao bóng và đỡ giao bóng tương đối tích cực và chủ động, tức là vận dụng tốt 3 quả đầu tiên thì có thể tưởng tượng ra lối tấn công nhanh gần bàn lại có thể nở hoa kết trái. Như lối đánh vợt ngang chẳng hạn, ở nước ta khi huấn luyện các em phổ biến là không coi trọng giật trái nên xảy ra tình trạng trong thi đấu địa phương, tỉnh và toàn quốc, trước hết phải khống chế ép trái tay, gò bóng nhiều, còn giật bóng công trái tay ít. Như thế rõ ràng đã không theo kịp trào lưu thế giới tiên tiến là giật xung cả hai bên.

Chúng ta hiện có Wang Tao, Kong Ling Hui giữ vị trí hàng đầu đối phó được, nhưng hiện lộ rõ là hai chiến tướng này thôi đấu thì nguy cơ của VĐV nam nước ta càng rõ hơn. Khi trẻ cầm vợt ngang bắt đầu tập chơi bóng mà ta chờ đến khi đánh cả hai bên được 200 - 300 quả mới tập giật trái tay, rồi nửa năm sau tập giật phải thì khi thi đấu có giật trái tay em ấy sẽ lập tức giật xung trái tay ngay. Cho nên giật trái tay phải đưa chân bên tay cầm vợt ra trước chân của tay không cầm vợt ở sau, dùng cổ tay tự biết cảm giác gò cắt gạt bóng, nhấn mạnh số lượng và khi trái tay có thể “treo” được bóng không “chết” thì mới tăng lực gò cắt. Lúc này phối hợp cẳng tay nhiều hơn, phối hợp cánh tay ít hơn, khi đã phát được lực giật bóng lâu “chết” thì sẽ phối hợp với phát lực của thắt lưng và chân. Giật trái tay, phải kiên trì tập ít nhất trên 1 năm và khi thi đấu tính điểm mới dám dùng. Cho nên phải có lòng tin và kiên trì tập, ngày nào cũng tập. Khi tập giật trái đạt trình độ chủ động, dám dùng thì thấy ngày khả năng uy hiếp “sát thương” đối thủ như thế nào rồi. Hiện nay các đối thủ hàng đầu Châu Âu như: Wardner, Samsônôp, Primokas, Rôskốp đều giật xung trái tay rất điệu nghệ. Người khác thì giật xung hai bên, còn ta thì chỉ giật xung một bên, người ta dẫn đầu trào lưu tiên tiến thắng nhiều thua ít. Tuyển thủ của chúng ta không thể so sánh với tuyển thủ Châu Âu, thành kẻ theo đuôi họ. Đấu thủ Châu Âu cao to thường đứng giữa bao làn nhiều hơn nên ta phải lợi dụng điểm cơ thể linh hoạt của người Trung quốc để luyện cho được tuyệt chiêu linh hoạt biến hoá đứng gần bàn giật xung cả hai bên, đó cũng là thách thức mới cho các tuyển thủ trẻ và tuyển thủ nhỏ tuổi của nước ta. Mà muốn đạt được thế ta phải gian khổ linh hoạt hơn năm được kỹ thuật cao siêu rất khó này. Nếu không trong thời gian tới các tuyển thủ nam cầm vợt ngang của chúng ta sẽ vô cùng khó khăn trong việc dẫn đầu bóng bàn thế giới.

Sai lầm thứ 6: Nghiêng bóng xoáy

Ai qua huấn luyện bóng bàn đều thấy rằng đỡ giao bóng vào 3 quả đầu rất khó. Ai xem các cuộc thi ở địa phương, toàn quốc cũng như thế giới thấy ngay 50% phát bóng kết thúc ở 3 quả đầu tiên, đánh tiếp đến 5 quả chỉ khoảng 20%, đánh đến 7, 8 quả hay mười mấy quả chỉ có vài lần trong hiệp 21 điểm. Vì sao có hiện tượng như thế? Tôi cho rằng trước hết do đỡ giao bóng khó. Người giao bóng dựa vào kỹ thuật giao bóng tinh xảo rèn luyện trong nhiều năm để kết hợp với xoáy, tốc độ, điểm rơi với nhau, và đưa bóng đến một điểm nào đó của đối thủ. Ngoài việc đỡ bóng ra ngoài bàn rúc lưới ra, còn đỡ trả hơi cao bị đối thủ chết ngay. Nếu ta chủ động giữ được quả thứ nhất thì mới có thể hình thành thế đánh tiếp 7, 8 quả, 10 quả được. Trong 3 quả đầu, 5 quả đầu bóng qua lại, xoáy của bóng giữ vai trò chủ đạo, còn lực bóng và tốc độ thì đứng sau. Như thế, có thể nói rằng khoảng 60% tỷ lệ giành thắng lợi do bóng xoáy. Vậy sao không thấy hàng ngày tỷ lệ tập xoáy chỉ có 1, 2 hay 10% là mâu thuẫn hay sao? Thường ngày tập bóng nhanh nhiều, tập xoáy ít (kể cả giao bóng và đỡ bóng). Khi tập bóng xoáy phần nhiều chỉ nghiên cứu giao bóng kiểu mài rũa, cắt gọt trau chuốt mà thôi.

Như trước đây cho phép tung bóng cao giao bóng rất tốt của Qu Zhao, giao bóng xoáy - không xoáy của Xi Yin Ting, nhưng chưa hề nghe thấy có danh thủ nào đỡ giao bóng tốt cả và bố trí nội dung huấn luyện thì số giờ tập đều tập giao bóng, ít giáo viên tập đỡ giao bóng. Nói chung thấy bố trí VĐV đứng một bên tập giao bóng với nhiều bóng mà ít thấy một bên tập đỡ phát bóng. Cho nên không lạ một số chuyên gia hiểu sâu bóng bàn nhận định rằng đỡ giao bóng là khó nhất. Từ tình hình trên, tôi cho rằng để giải quyết tình trạng đỡ giao bóng 3 quả đầu khó và bóng qua lại ít của thi đấu bóng bàn thì ngoài việc phải thay đổi luật để bóng qua lại nhiều hơn ra, cái chủ yếu hơn là phải cho VĐV ngay từ nhỏ đã làm quen với xoáy một cách sớm và nhanh nhất để dễ hiểu biết bóng xoáy từ bé, từ lúc nhỏ đã nắm được quy luật của xoáy. VĐV nhỏ từ lúc bắt đầu tập đến khi đánh liền 200 - 300 quả vụt phải và trái tay thì dần dần phải đưa bóng xoáy vào như giao bóng xoáy, đỡ bóng xoáy, gò bóng... mà không theo kiểu tập theo dãy trước đây là trước hết tập tốc độ tới 2 năm thậm chí 3 năm mới cho tập về xoáy và mới cho thi đấu tính điểm. Chỉ có huấn luyện như thế mới có thể làm thay đổi tình trạng trước đây là đỡ giao bóng của bóng bàn khó, đối phó bóng xoáy khó và bóng qua lạ."
Đọc đuối, nhưng bài viết rất hay, thank bác nhiều lắm. Em học được nhiều thứ từ bài này
 

BiaBongBan

Thượng Sỹ
có được nền bóng bàn mạnh thì mọi công tác đều phải chuyên nghiệp, lãnh đạo yêu thích (mới quan tâm)/ đầu tư bài bản, cầu thủ phải sống bằng nghề được. còn ở Việt Nam thì khó, muốn có tuyển quốc gia giỏi thì phải đầu tư từ hạ tầng, tìm kiếm và phát triển tài năng như đang nói ở trên. nhưng có lẽ bóng bàn chúng ta hiện vẫn phát triển theo mô hình nghiệp dư thì đúng hơn..
 

Bình luận từ Facebook

Top