VPSV

Đại Uý
Dear các bác,
Em xin lập thớt này nhằm giả đáp sự tò mò của em về các kiểu thiết kế kích thước và hình dáng của mặt vợt, qua một thời gian chơi bóng em thấy có các điểm sau mong muốn được các bác nào có kinh nghiệm chia sẻ thêm ạh:
Trước tiên là kiểu mặt vợt, em thấy có kiểu tròn tròn phổ thông, nhưng một số cây nittaku Nhật lại có kiểu vuông vuông bo góc, hay donic lại có cây Waldner Senso JO shape quả trứng /đầu nhọn... vậy ko biết còn kiểu nào mà em chưa liệt kê mà mấy bác có sử dụng không ạ?

Tiếp nữa là kích thước mặt vợt: thông số này thực sự khi mua vợt ít ai để ý, nhưng em thấy nó cũng quan trọng, ví như cây Harimoto Tomokazu thì thật ra chế từ cây Innerforce ALC nhưng thêm +1mm phần đầu vợt, và bề rộng mặt vợt, cộng với đổi cái cán FL kiểu của ZJK nếu em nhớ ko lầm, rồi giá cũng leo thang lên thêm 700k... vậy có quy luật nào giới hạn kích thước mặt vợt của ITTF, và thực tế kích thước mặt vợt thế nào theo các bác cảm nhận là nên "xáp vô", hay nên "né ra" tuỳ theo các rơ (trường phái đánh bóng) vậy ạ?
 

Luong Pham

Đại Uý
Dear các bác,
Em xin lập thớt này nhằm giả đáp sự tò mò của em về các kiểu thiết kế kích thước và hình dáng của mặt vợt, qua một thời gian chơi bóng em thấy có các điểm sau mong muốn được các bác nào có kinh nghiệm chia sẻ thêm ạh:
Trước tiên là kiểu mặt vợt, em thấy có kiểu tròn tròn phổ thông, nhưng một số cây nittaku Nhật lại có kiểu vuông vuông bo góc, hay donic lại có cây Waldner Senso JO shape quả trứng /đầu nhọn... vậy ko biết còn kiểu nào mà em chưa liệt kê mà mấy bác có sử dụng không ạ?

Tiếp nữa là kích thước mặt vợt: thông số này thực sự khi mua vợt ít ai để ý, nhưng em thấy nó cũng quan trọng, ví như cây Harimoto Tomokazu thì thật ra chế từ cây Innerforce ALC nhưng thêm +1mm phần đầu vợt, và bề rộng mặt vợt, cộng với đổi cái cán FL kiểu của ZJK nếu em nhớ ko lầm, rồi giá cũng leo thang lên thêm 700k... vậy có quy luật nào giới hạn kích thước mặt vợt của ITTF, và thực tế kích thước mặt vợt thế nào theo các bác cảm nhận là nên "xáp vô", hay nên "né ra" tuỳ theo các rơ (trường phái đánh bóng) vậy ạ?
Trong đống này mình biết mỗi cái kích thước mặt vợt theo quy định ITTF là không có giới hạn kích thước. Muốn làm to như cái mâm cũng được.
Còn ưu điểm của các loại hình bản mặt cây cốt vợt thì mình chỉ nói dựa trên cảm nhận chủ quan:
- Mặt to, rộng thì có lợi cho rơ ôm bàn chặn đẩy, demi nửa nảy hoặc phòng thủ xa bàn (Mô tô, Koki, Liu Shiwen --> ôm bàn; Joo Sea Hyuk -->phòng thủ xa bàn)
- Mặt vuông to thì dùng cho vợt dọc, để dễ đón bóng vì thế cầm vợt nó dựng chuôi nên. Vợt vuông như cái xẻng, để đỡ "xúc" trượt bóng.
- Vợt của Waldner hình quả trứng --> chắc do lối đánh dị, tính cách dị nên vợt cũng phải dị tương ứng. Đùa thôi, mình đoán là do Waldner có lối đánh ôm bàn chặn đẩy tấn công tinh tế nên cần vợt nhọn đầu để tỉa tót cho dễ. Vừa kê chặn công kích, và cũng hất, quẹt, flick chính xác. Như dao mổ, đầu nhọn thì đỡ vướng.
- Mặt vợt to, dài, nặng đầu phù hợp rơ đánh ác 1 càng (Malong các đời cũ)
- Mặt kích thước chuẩn: Muốn đánh kiểu gì thì đánh.

Cơ hội kiếm tiền kỳ lạ bằng điện thoại là có thật
http://pilove.net/pi
 
Last edited:

BiaBongBan

Thượng Sỹ
mặt vợt + vợt dị dị thì dành cho các chơi kiểu dị. Còn em chơi kiểu phổ thông như khoảng 90% các bác bóng bàn hiện nay. thực tế cho thấy mấy bác có tuổi chơi kiểu tự do ngày xưa mới hay chơi kiểu này, vợt kỳ dị cùng lối đánh không giống ai cả
 

VPSV

Đại Uý
Trong đống này mình biết mỗi cái kích thước mặt vợt theo quy định ITTF là không có giới hạn kích thước. Muốn làm to như cái mâm cũng được.
Còn ưu điểm của các loại hình bản mặt cây cốt vợt thì mình chỉ nói dựa trên cảm nhận chủ quan:
- Mặt to, rộng thì có lợi cho rơ ôm bàn chặn đẩy, demi nửa nảy hoặc phòng thủ xa bàn (Mô tô, Koki, Liu Shiwen --> ôm bàn; Joo Sea Hyuk -->phòng thủ xa bàn)
- Mặt vuông to thì dùng cho vợt dọc, để dễ đón bóng vì thế cầm vợt nó dựng chuôi nên. Vợt vuông như cái xẻng, để đỡ "xúc" trượt bóng.
- Vợt của Waldner hình quả trứng --> chắc do lối đánh dị, tính cách dị nên vợt cũng phải dị tương ứng. Đùa thôi, mình đoán là do Waldner có lối đánh ôm bàn chặn đẩy tấn công tinh tế nên cần vợt nhọn đầu để tỉa tót cho dễ. Vừa kê chặn công kích, và cũng hất, quẹt, flick chính xác. Như dao mổ, đầu nhọn thì đỡ vướng.
- Mặt vợt to, dài, nặng đầu phù hợp rơ đánh ác 1 càng (Malong các đời cũ)
- Mặt kích thước chuẩn: Muốn đánh kiểu gì thì đánh.
Bác phân tích em thấy rất logic, nhờ thông tin bác cung cấp giờ em cũng hiểu thêm lý do sao các nhà sx "tinh chỉnh" theo rơ đánh (qua đó cũng phần nào đoán được lối đánh đối thủ của mình qua vũ khí của họ)
 

Luong Pham

Đại Uý
Bác phân tích em thấy rất logic, nhờ thông tin bác cung cấp giờ em cũng hiểu thêm lý do sao các nhà sx "tinh chỉnh" theo rơ đánh (qua đó cũng phần nào đoán được lối đánh đối thủ của mình qua vũ khí của họ)
Vậy là chúng ta có suy nghĩ và cảm nhận tương đồng về hình dáng mặt vợt. Và một điều quan trọng nữa để tinh chỉnh theo rơ đánh là chất liệu làm vợt và bố trí các lớp. Cái này có lẽ quan trọng hơn hình dáng mặt vợt. Vì chất liệu liên quan trực tiếp đến cảm giác điều khiển, lực, độ xoáy, góc bắn, độ lưu bóng, độ rung... Cái này thì mênh mông như biển, kinh nghiệm lý thuyết cỡ ao bèo như em không dám động vào.

Cơ hội kiếm tiền kỳ lạ bằng điện thoại là có thật
http://pilove.net/pi
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Vậy là chúng ta có suy nghĩ và cảm nhận tương đồng về hình dáng mặt vợt. Và một điều quan trọng nữa để tinh chỉnh theo rơ đánh là chất liệu làm vợt và bố trí các lớp. Cái này có lẽ quan trọng hơn hình dáng mặt vợt. Vì chất liệu liên quan trực tiếp đến cảm giác điều khiển, lực, độ xoáy, góc bắn, độ lưu bóng, độ rung... Cái này thì mênh mông như biển, kinh nghiệm lý thuyết cỡ ao bèo như em không dám động vào.
Về chất liệu thì em thấy có thể phân thành 2 nhóm, 1 là nhóm các thương hiệu có khả năng R&D tốt, phát triển các công nghệ mới, và kết hợp thử nghiệm các loại chất liệu mới (gỗ, sợi, keo pha carbon, lớp coating) mới, nhóm 01 này không nhất thiết phải là hãng gắn mác đặt tên, mà có thể là nhà gia công sản xuất cho các hãng cũng phân vào nhóm này...
nhóm 2 là nhóm các "bác" ăn theo (chuyên gia clone theo các cốt đã được người chơi đánh giá cao như TMB, Yasaka Extra, Maze, Offensive classic,... được giá rẻ hơn cho mọi người chơi bóng bàn, với hiệu quả cũng đạt gần 80%~90% với chất lượng của nhóm trên... tất nhiên là theo sau (vì đợi người ta nổi tiếng rồi mình mới làm mà) nhóm này em thích khi trong túi đang eo hẹp tài chính nè... với lại ở vn chơi cái này thì có va vô bàn cũng đỡ tiếc của, mà nhiều khi mấy bác nào không biết nhìn cứ chê dỏm, chủ quan, tạo thuận lợi cho mình tạo bất ngờ.
 

tosiosHD

Đại Tá
Kiểu mặt vợt tôi thấy dù ít dù nhiều cũng liên quan đến lối đánh của 1 vận động viên mang tên kèm theo. Do đó họ thay đổi chút xíu về kích thước để thay đổi trọng tâm cốt, tạo nhiều thuận lợi hơn cho lối đánh của vận động viên đó.
 

VPSV

Đại Uý
Kiểu mặt vợt tôi thấy dù ít dù nhiều cũng liên quan đến lối đánh của 1 vận động viên mang tên kèm theo. Do đó họ thay đổi chút xíu về kích thước để thay đổi trọng tâm cốt, tạo nhiều thuận lợi hơn cho lối đánh của vận động viên đó.
Bác nói có lý, ví như lúc trước em xem cây ZLF Phượng Hoàng Liu Shiwen, thì cùng cấu trúc ZLF đặt gần lõi (zylon fiber) với innershield ZLF, Fukuhara AI Pro có nhiều cái thú vị : Liu Shiwen ôm bàn nên vợt được làm to đầu hơn 2mm (dán mút Tàu sẽ nặng đầu) phục vụ cho lối đánh ôm bàn (harimoto cũng ôm bàn và cũng chơi vợt "đầu to")... còn Innershield là cốt chuyên thủ nên bảng to đều hơn 155x166mm vs Liu Shiwen là 158x152mm vs Fukuhara AI Pro ZLF công thủ đều là 157x150mm...
 

Bình luận từ Facebook

Top