Nhịp sinh học và điểm rơi phong độ

Trắng Đen

Thượng Tá
;)Phong độ thi đấu rất quan trọng đối vđv, amateur phong trào như chúng ta còn quan trọng hơn. Có hôm cầm vợt mà như Ma long nhập, vung sao cũng vào bàn, có hôm cũng bị nhập mà là Ma ..."quỷ" nhập ngu ngơ bụ bẩm cả người. Gian hồ thêu dệt nhiều tuyệt chiêu nào là cấm đi xxx 1 tuần, hoặc ngủ từ sáng đến chiều rồi vào thi đấu, hay tập nặng, tập hồi phục, hay ăn này ăn nọ.... hôm nay em đăng cái này bác nào rành thì vào chém chia sẻ cùng ace.

Em ngày xưa sinh viên được 1 bác học y chia sẻ bí kíp cua gái: tra ngày sinh trên danh sách lớp, rồi tính xem chu kỳ các đường sinh học (ko phải cái 14 ngày nhé), Khẩu quyết là lựa ngày nào mà trí tuệ nó Min + tình cảm Max là của cỡ nào cua cũng dính :D, nếu muốn hôn thì phải lựa sức khỏe Min để ko bị phù mỏ ;)

Xin cảm ơn và sau đây là phần nội dung em muốn trình bày Nhịp Sinh Học:

Nhịp sinh học (tiếng Anh: biorhythm) là một chu trình giả thiết về tình trạng khỏe mạnh hay năng lực sinh lý, cảm xúc, hoặc trí thông minh.
Cụ thể hơn, lấy một ví dụ, người ta cho rằng có thời điểm một người rất dễ mắc bệnh, còn có lúc khác thì không. Các thời điểm này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có quy luật. Quy luật đó gọi là nhịp sinh học. Và chúng sẽ dao động đều trong khoảng -100% đến 100% trong đồ thị nhịp sinh học (số càng lớn thì càng mạnh).
Cũng bởi vì vậy nên có rất nhiều lý thuyết cũng như nhiều loại nhịp sinh học khác nhau. Không có gì đảm bảo những loại nhịp sinh học này là chính xác, bởi vì bản thân con người luôn chịu nhiều tác động từ môi trường, và đời sống xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học công nhận 3 loại nhịp sinh học cơ bản là: Sức khỏe (Physical), Tình cảm (Emotional) và Trí tuệ (Intellectual).
nhip sinh hoc.jpg

Các nhịp sinh học cơ bản
Biểu đồ nhịp sinh học với 3 đường cơ bản và một đường bổ sung, với trục ngang chỉ thời gian, chính giữa là ngày hiện tại.
Lý thuyết cổ điển của nhịp sinh học gắn liền với Hermann Swoboda ở đầu thế kỷ 20, ông được cho là người đưa ra chu trình 23 ngày cho nhịp sức khỏe và 28 ngày cho nhịp tình cảm.
Năm 1920, Alfred Teltschercho rằng chu trình của trí thông minh là 33 ngày.
Chúng ta sẽ thấy một chuỗi số thú vị: 23-28-33, và số tiếp theo là 38 được cho là chu trình của trực giác.
Công thức tính toán
Do có chu trình đều và lặp lại, với mốc thời gian là ngày sinh, hoàn toàn dễ hiểu với các hàm số sau:
  • Sức khỏe: sin(2π t/23)
  • Tình cảm: sin(2π t/28)
  • Trí tuệ: sin(2π t/33)
  • Trực giác: sin(2π t/38)
  • Thẩm mỹ: sin(2π t/43)
  • Nhận thức: sin(2π t/48)
  • Tinh thần: sin(2π t/53)
Với t là thời gian tính từ khi người đó được sinh ra.
Ứng dụng
Đây là ứng dụng tính toán nhịp sinh học của cơ thể bạn về các mặt:
  • Sức khỏe: thể lực, sức mạnh, sự phối hợp các cơ quan trong cơ thể và nó theo dõi tình trạng thể chất và sức khỏe.
  • Tình cảm: sự sáng tạo, nhạy cảm, tâm trạng và nhận thức.
  • Trí tuệ: sự tỉnh táo, phân tích hoạt động, phân tích vấn đề, bộ nhớ, tiếp nhận thông tin.
  • Trực giác: khả năng nhận biết, cảm nhận.
  • Thẩm mỹ: sự nhạy cảm về mặt thẩm mỹ, thẩm mỹ của bản thân.
  • Nhận thức: thể hiện khả năng cảm nhận được cá tính riêng.
  • Tinh thần: vấn đề tâm linh, quan niệm và các hiện tượng thần bí.
Thực tế đã chứng minh khi chỉ số thấp:
  • Đối với chu kỳ tình cảm, thường buồn bực vô cớ.
  • Đối với chu kỳ trí tuệ, đó là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém.
  • Đặc biệt đối với chu kỳ sức khỏe, đó là ngày thường xảy ra tai nạn lao động.
  • Đối với hai chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm.
  • Ngày trùng hợp đó của ba chu kỳ là ngày xấu nhất, có thể coi là ngày "vận hạn" của mỗi người.
Với ứng dụng hàng ngày, bạn nên xem qua các đường sinh học của mình để có những biện pháp đối phó phù hợp. Ví như nếu nhịp sinh học về cảm xúc ở mức thấp thì bạn rất dễ bị bực bội, cáu kỉnh. Khi đó, nên tìm những không gian thoáng đãng, vui tươi hay trò chuyện với những người vui vẻ. Hoặc nếu Nhịp sinh học Sức khỏe giảm sút, bạn chớ nên làm những việc nặng nhọc hay đòi hỏi thời gian làm kéo dài.

Trong thể thao người ta cũng tính toán để VĐV có được điểm cao phù hợp nhất của các chu kỳ. Việc các HLV có những phương pháp điều chỉnh chu kỳ ép buộc (tập nặng, nghỉ ngơi, ...) nhằm thực hiện điều này mà chúng ta thường gọi là điểm rơi phong độ.

Một cách amater các bạn có thể vào các trang để xem vào ngày thi đấu thì chu kỳ 1. sức khỏe 2. trí tuệ 3. Tin than (quan trọng nhất), nhận thức, tình cảm (phụ thêm) ntn !. Nếu như mà nó ở cực Min thì nộp bia sớm rồi dzìa :)
http://phongthuy.vietaa.com/xem-nhip-sinh-hoc/ gõ ngày tháng năm sinh, và tra ngày thi đấu
hoặc http://nhipsinhhoc.vn/ (coi cả tháng luôn nhé)

Cơ bản là như thế, bác nào là HLV thì cho biết them và nhất là cách nào điều chỉnh mấy cái chu kỳ tự nhiên tính theo ngày tháng năm sinh này để có được phong độ tốt nhất cho ngày thi đấu nhé.

Tham khảo thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhịp_sinh_học
http://nhipsinhhoc.vn/
 

Trắng Đen

Thượng Tá
Từ các lời khuyên cho đi học (sửa thí sinh thành VĐV :) ) thiết nghĩ những điều sau cũng hữu ích:

Tâm lý phải vững vàng

Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý VĐV trước buổi đấu.

Thứ nhất: áp lực từ đồng đội, bắt buộc VĐV phải chiến thắng.

Thứ hai: áp lực do chính VĐV tạo ra vì khao khát và kiêu hãnh của bản thân: " mình thua thì quê lắm".
Thứ 3: những cử chỉ tỏ ra thất vọng, chê bai, chì triết của đồng đội. Hoặc những chiêu trò của đối phương.

Chính những áp lực này khiến VĐV như mang trên vai mình một tảng đá lớn và mang tâm lý nặng nề vào thi đấu, khiến chất lượng thi đấu thấp hơn rất nhiều so với khả năng thực tế, tay chân co cứng, động tác không uyển chuyển.

Bí quyết có tâm lý thoải mái trước ngày "xung trận"

Thứ nhất: tư duy tích cực. Thay vì lo sợ: "Chết rồi, mai là thi đấu, phải làm sao đây?” thì hãy nghĩ: “Mình rất tự tin và hân hoan trông đợi thể hiện trong trận đấu! Vũ khí của mình là tập hợp các kỹ chiến thuật hiện có và kinh nghiệm đã va chạm với các đối thủ. Đối thủ có thế nào thì mình cũng có thể đối phó được”.Tất nhiên là phải dành thời gian trao đổi trong team và nghiên cứu kỹ rơ đánh của đối thủ rồi để có phương án tác chiến

Thứ hai: VĐV hãy dẹp bỏ tư tưởng: "Đã đánh là phải thắng, không tắng thì mình sẽ... chết". Thay vào đó, hãy suy nghĩ sẽ cố gắng hết khả năng. Như vậy, tâm lý bạn sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi đối mặt với đối thủ.
Thứ 3: Đội trưởng, đồng đội nên có những chỉ đạo, và nhất là các khích lệ động viên cho VĐV mình thay vì cằn nhằn, chì triết chê bai làm tâm lý VĐV thêm áp lực. Như "mạnh dạng lên em, thả lỏng ra, đánh chắc nhưng có cơ hội thì cứ công nhé, thoãi mái đi em, hay lắm, đúng rồi, ố de, ố de, ô baby,....."

Những bí quyết nho nhỏ cho sức khỏe ngày thi đấu

Thứ nhất: để đảm bảo dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Thứ hai: Vđv cần thích nghi với giờ thi đấu để quen với nhịp sinh học bằng cách trước 1,vài tuần tập luyện và thi đấu vào đúng khung giờ đó.
 
Last edited:

phucanh_viettri

Đại Uý
Một điều quan trong nhất là các cổ động viên muốn xem một trận đấu hay, gay cấn và kịch tính. Trong trận đấu thì ố với á với ớ vỗ tay rầm rầm nhưng hôm sau hỏi ai thắng ai thua cũng chả nhớ đâu mà. Thế nên cứ thoải mái mà đánh, cống hiến các đường bóng đẹp mới quan trong chứ ko phải quan trọng thắng thua. Tư tưởng càng như thế đánh lại càng hay.
 

Hangruoi

Nộp bia khắp Việt Nam!
Staff member
Tôi vốn sức khỏe không được tốt, lại thêm vụ cắt 2/3 dạ dày nên càng kém. Sau khi hồi phục thấy sức khỏe xuống hẳn, nên quyết định chơi lại bóng bàn. Giờ đã được hơn 6 tháng rồi. Thời gian đầu cảm giác bóng cực kỳ kém, giờ thì khá ổn rồi.
Tuy nhiên vẫn bị vấn đề thể lực và phong độ.
Bình thường phải ăn nhiều bữa, lại thêm dồn sức đánh nữa nên nhiều khi tụt hơi hoa mắt, tung bóng séc vít còn hỏng. Thường trước khi đánh có ăn nhẹ, uống sữa bổ sung... nhưng có vẻ chưa ăn thua. Còn nữa là khi dậy sớm (thường chỉ đánh giải) cũng rất uể oải, cảm giác cầm vợt như khúc gỗ... chả thiết đánh!
 

phuongtiuthu

Binh Nhì
"Điểm rơi phong độ" - hiểu 1 cách đơn giản nhất, là thời điểm "phong độ" của bản thân ở mức cao nhất. Điều đó có nghĩa là, các bạn hãy "canh" sao cho tới đúng ngày thi, "phong độ" của các bạn đạt trạng thái tối ưu nhất. Vấn đề đặt ra là, chúng ta làm việc đó như thế nào ? Theo ý kiến riêng của chúng tôi, các bạn nên lưu ý những điểm sau:

1. Tâm lí vững vàng
Vào năm lớp 12, khi chúng tôi làm 1 cuộc khảo sát nho nhỏ đối vs các bạn lớp tôi và các lớp bên cạnh với 1 câu hỏi là "những ngày thi cuối cùng chúng ta nên làm gì ?" thì cũng nhận dc 1 câu trả lời: "Nghĩ ngơi, thư giản, ngủ, chơi games ...." Tuy nhiên, trên thực tế chúng tôi lại nhận dc 1 kết quả ngược lại: Họ luôn luôn có cuốn sách và tập ở bên cạnh và "đọc kinh" liên tục đến nỗi mắt thâm quầng, mặt mày xanh như... tàu là chuối và không còn chút tâm lý nào để bước vào kỳ thi.
Chúng ta tìm hiểu tiếp vấn đề tâm lí. Tâm lí nặng nề xuất phát từ đâu ?
Thứ nhất: áp lực từ gia đình, bắt buộc thí sinh phải thi đậu để nở mày nở mặt với gia đình, với bà con chòm xóm.
Thứ hai: áp lực do chính thí sinh tạo ra vì ganh đua bạn bè, với suy nghĩ: "Bạn mình đậu mà mình không đậu thì quê lắm".
(Có đúng thế không, thành thật với bản thân xem nào :)) )
Thực tế chính những điều đó là làm ảnh hưởng rất lớn đến các thí sinh - người luôn mang trong mình tâm lí "thi phải đậu".

Vậy, chúng ta phải giải quyết vấn đề tâm lí này như thế nào ?

Thứ nhất: tư duy tích cực. Thay vì lo sợ: "Chết rồi, mai là ngày thi, phải làm sao đây?” thì hãy nghĩ: “Mình rất tự tin chào đón kỳ thi! Vũ khí của mình là kiến thức. Đề có thế nào thì mình cũng có thể đối phó được”.

Thứ hai: thí sinh hãy dẹp bỏ tư tưởng: "Đã thi là phải đậu, không đậu thì mình sẽ... chết". Thay vào đó, hãy suy nghĩ sẽ cố gắng hết khả năng. Như vậy, tâm lý bạn sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi đối mặt với kỳ thi.

2. Sức khỏe tốt
Vào những ngày gần thi (tốt nhất là khoảng 1-2 tuần trước thi): nên ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ (tốt nhất là trái cây - hoa quả). Hạn chế ăn những món lạ, những nơi lạ. Chỉ ăn những món quen thuộc và tránh xa những hàng quán ko đạt yêu cầu.
Tập thói quen thức sớm (tốt nhất là tập luyện 1 tuần trước khi thi, sớm hơn càng tốt) để đạt được giờ giấc sinh học đúng. Như thế khi đến ngày thi bạn sẽ có thể trạng bình thường, không có cảm giác mệt mỏi.
 

Bình luận từ Facebook

Top