Kinh nghiệm của người mới tập: Từ đánh đều đến vào trận

tulao

Binh Nhì
Tulao cũng có chút ý kiến:
Động tác gập cẵng tay lên trán có thể nói là động tác chuẩn nhất khi vụt bóng hoặc khi giật.
Cỗ tay là động tác nhỏ nhất khi đánh bóng, cẵng tay là động tác giúp cho cổ tay đánh lớn hơn, cánh tay giúp cho cẵng tay rộng đường đi hơn, toàn thân người ( vai, lưng, chân, đầu gối, khuỹu chân v.v..) giúp cho cánh tay, cẳng tay, cổ tay đánh ra với một sức mạnh; thiếu một trong nhửng thứ đã kể thì coi như là có lổ hỏng trong kỹ thuật.

Có học thầy, có cơ bản tốt và được tập luyện đều đặn nhửng bài tập phối hợp từ dể đến khó như là một người được học tập từ một trường đại học nổi tiếng thì người đó có một nền tãng kỹ thuật để có thể đánh hay nếu người đó hiểu biết được rằng là dùng những gì đang có là một điều đòi hỏi nhiều sức lực, còn hơn cả nhửng gì mà người đó đã bỏ ra để có được những kỹ thuật đó. Những ai đã có được một lối đánh hoặc một phong cách đánh trận chặc chẻ chắc cũng nhớ rằng là mình đả tốn biết bao nhiêu là thời gian và những đêm không ngủ mới có được như vậy. Cho nên đã có được kỹ thuật thì đều quan trọng nhất là phải đi đánh trận, đi nằm gai nếm mật, chung nước chung bia vài năm nhưng lòng không nản và luôn luôn học tập như là đánh trận là bài tập phối hợp toàn diện nhất; nếu ai tập bài này được tốt thì dỉ nhiên là sẽ đánh hay, tốt hơn nửa thì biết đâu thành cao thủ.
Ngồi buồn không gì làm chờ ra về nên viết vài câu TÁM.
 

son_canloc

Đại Tá
Tulao cũng có chút ý kiến:
Động tác gập cẵng tay lên trán có thể nói là động tác chuẩn nhất khi vụt bóng hoặc khi giật.
Cỗ tay là động tác nhỏ nhất khi đánh bóng, cẵng tay là động tác giúp cho cổ tay đánh lớn hơn, cánh tay giúp cho cẵng tay rộng đường đi hơn, toàn thân người ( vai, lưng, chân, đầu gối, khuỹu chân v.v..) giúp cho cánh tay, cẳng tay, cổ tay đánh ra với một sức mạnh; thiếu một trong nhửng thứ đã kể thì coi như là có lổ hỏng trong kỹ thuật.

Có học thầy, có cơ bản tốt và được tập luyện đều đặn nhửng bài tập phối hợp từ dể đến khó như là một người được học tập từ một trường đại học nổi tiếng thì người đó có một nền tãng kỹ thuật để có thể đánh hay nếu người đó hiểu biết được rằng là dùng những gì đang có là một điều đòi hỏi nhiều sức lực, còn hơn cả nhửng gì mà người đó đã bỏ ra để có được những kỹ thuật đó. Những ai đã có được một lối đánh hoặc một phong cách đánh trận chặc chẻ chắc cũng nhớ rằng là mình đả tốn biết bao nhiêu là thời gian và những đêm không ngủ mới có được như vậy. Cho nên đã có được kỹ thuật thì đều quan trọng nhất là phải đi đánh trận, đi nằm gai nếm mật, chung nước chung bia vài năm nhưng lòng không nản và luôn luôn học tập như là đánh trận là bài tập phối hợp toàn diện nhất; nếu ai tập bài này được tốt thì dỉ nhiên là sẽ đánh hay, tốt hơn nửa thì biết đâu thành cao thủ.
Ngồi buồn không gì làm chờ ra về nên viết vài câu TÁM.
Vào diễn đàn Sướng nhất 2 nội dung , nhưng cả 2 này so với các dạng thông tin còn quá ít đó là
Chia sẻ kỷ chiến thuật , cách phát huy cũng như chống các dạng bóng kinh dị ...
Chia sẻ Video các giải pt qua đó bình luận những cái đc và chưa đc của các VĐV qua từng pha bóng ..
Còn xem mấy Video China ... giống như xem phim khoa học viễn tưỡng ý , hiểu tì có hiểu nhưng Mơ làm Chủ tịch Nước còn có cơ may thành hiện thực còn về BB thì kg bao giờ .
Thanks chủ thớt đã chia sẻ bài viết rất phù hợp , mong ACE phát huy nhiều hơn nữa . thanks nhìu
 

minhpro

Thượng Sỹ
Vào diễn đàn Sướng nhất 2 nội dung , nhưng cả 2 này so với các dạng thông tin còn quá ít đó là
Chia sẻ kỷ chiến thuật , cách phát huy cũng như chống các dạng bóng kinh dị ...
Chia sẻ Video các giải pt qua đó bình luận những cái đc và chưa đc của các VĐV qua từng pha bóng ..
Còn xem mấy Video China ... giống như xem phim khoa học viễn tưỡng ý , hiểu tì có hiểu nhưng Mơ làm Chủ tịch Nước còn có cơ may thành hiện thực còn về BB thì kg bao giờ .
Thanks chủ thớt đã chia sẻ bài viết rất phù hợp , mong ACE phát huy nhiều hơn nữa . thanks nhìu
Tặng bác 1 số bài phân tích :
[video=youtube;G1oP0nKi6ms]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=G1oP0nKi6ms[/video]
[video=youtube;S_X0fq8yLLY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&list=UUUQa_EbNPGwI_264gK8T5Qw&v=S_X0fq8yLLY[/video]
 

jun2502

Binh Nhì
Nói chung mới tập cái gì cũng mới, BB là 1 môn đòi hỏi rất nhiều yếu tố con người: tập luyện, quan sát, tâm lý, .... nên kg phải 1 sớm 1 chiều mà thành cao thủ đc.
Thanks bài viết của bạn
 

chonmylac2

Trung Sỹ
Chắc là do thầy chưa dạy bài tập chiến thuật, giao bóng tấn công, đỡ giao bóng kết hợp tấn công; cho nên vào trận còn bỡ ngỡ, hoặc là chưa đến giai đoạn thầy cho là đã thành thục cơ bản để chuyển qua học chiến thuật.................
Mình tập được hơn 1 năm rồi! Tập đánh đều, giật đều, gò, giao bóng, chiến thuật, tập theo bài! Đủ thứ hầm bà lằng. Nhưng theo bài bản sẽ không bao giờ tích lũy kinh nghiệm được! Nhưng trong 1 lần tập bài HLV của mình nói 1 câu mà mình nhớ mãi và đến bây giờ trong đầu luôn luôn hiện diện câu đó ngay cả khi đang làm việc: "RÀ THEO BANH MÀ ĐÁNH Mong các bác cảm nhận!
 

chonmylac2

Trung Sỹ
Cảm ơn bạn đã chia sẻ . Mình cũng đang học đánh bóng bàn , mới thấy khó quá :cool:

Bác này chính xác! Trước kia mình tập qua 1 chú đánh tự phát nên thấy BB quá dễ. Nên động tác sai bét và xấu như con gấu! Sau này mình tập căn bản chính thống của HLV bài bản nên thấy rất rất khó vì phải sửa động tác nên vô cùng nản! Nhiều khi muốn bỏ nhưng sau khi về nhìn trái bóng, cây vợt, đôi giày. Và đứng trước kiếng (gương) tập động tác để tự điều chỉnh động tác cho đẹp và đúng! sau thời gian khá lâu (khoảng 6 tháng) mình đã điều chỉnh được khá tốt!( nhiều chú mắng em đánh điệu quá) he he he ! Bây giờ trong đầu mình lúc nào cũng nghĩ và nhớ đến pingpong các bác ạ!
Nhất gái.
Nhì pingpong.
Tam tài (tiền).
Tứ xế (xe).
He he he
 

HYcaoson

Binh Nhất
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.


Chuẩn không cần chỉnh, em cũng như thế :D
 
Last edited by a moderator:

hoangtdsi

Đại Uý
Kinh nghiệm rất hay. Mình cũng từng trải qua những thời gian và cảm giác như của bạn leqd nên mình cũng hiểu. Mình cũng xin chia sẻ thêm một chút thế này:

Bạn không nói rõ trước khi "tu luyện" 6 tháng bạn đã biết chơi bb, biết đánh trận hay chưa. Mình thì trước khi đi tập thày đã biết chơi kiểu tự học nhiều năm (nhưng ngắt quãng nhiều): biết đôi công 2 bên chút chút, gò cắt rất nặng, biết giật phải tay bóng xoáy xuống khá tốt, bạt khá. Thực ra là mình đánh phủi, nhưng sau khi tập cơ bản rồi mới thấy chỉ có quả giật của mình là có vấn đề, có khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản. Còn việc gò, cắt và đôi công của mình sẵn có không vấn đề gì, có thể tiếp tục phát triển lên và đánh trận như bình thường.
Như có lần mình đã tâm sự trên org, mình biết giật bóng xoáy xuống chứ không hề biết giật bóng xoáy lên, và điều này vô tình làm mình khó khăn trong việc "sửa" cảm giác và động tác dù cố rất nhiều. Ngửa người là thứ nhất, thứ hai là giật rất thiên về xoáy+ít lực, thứ ba là rất khó thành nhịp chậm rãi như bạn leqd nói (Điều này hoàn toàn không xảy ra với quả giật trái của mình về sau, vì kỹ thuật này mình bắt đầu từ số 0, đến nay mình thấy cảm giác tăng rất nhanh, cẩm nhận rõ sự đều và ổn định.
Qua tập luyện kiên trì, quả giật phải của mình cũng có tiến bộ khá về cảm giác, tốc độ, độ xoáy. Tuy nhiên mình nhận thấy còn một số đặc điểm sau:
-Vẫn là giật thiên nhiều hơn về xoáy, kể cả lúc tập luyện với mọi người. Có lẽ chính vì điều này mà mình hay phải có cảm giác quăng mạnh để kịp điểm rơi và để bóng qua bàn đi sâu. Điều này vô hình dung khiến nhiều người chặn cho mình bị khó khăn trong việc giữ bóng ổn định cho mình giật (trừ thày). Mình cũng thích ứng với điều đó. Chẳng có nhịp mấy nhưng mình vẫn có thể giật 10-15 quả với bóng được chặn sang khá là lung tung (nếu người chặn duy trì được). Điểm yếu là nếu mình nghĩ chơi 1 thời gian thì cảm giác đi xuống nhất chính là quả giật phải: hay hụt hoặc tụt bóng.
- Chắc cũng là do thiếu nhịp ổn định mà mình hay bị vội những tình huốn bóng nhanh (giao bóng hoặc gò nhanh hoặc bóng bật lại do đối thủ kê quả giật của mình) và thế là mình hình thành quả giật đờ mi đè đầu bóng với các tình huống này. Cũng hiểm nhưng cũng hỏng kha khá.
- Do thời gian chơi tenis nên quả giật phải của mình từ góc trái bàn sang trái đối phương đặc sệt tenis (ai chơi tenis rồi chắc sẽ hiểu). Độ bẻ cổ tay và mặt vợt nghiêng vênh lên khác hẳn với cách thày dạy (mình cũng đã tập rồi nhưng sau thời gian lại hiện nguyên hình). Khổ nỗi với kiểu này mình rất có cảm giác, bóng đè bay rất cắm và mạnh vì có cả cổ tay, nhất lại hay chéo ra cạnh bàn. Chính vì vậy giờ cũng chẳng nắn nữa, mà nắn cũng khó. Nhìn chung là giờ mình giật từ mọi điểm vào góc trái đối phương tốt hơn nhiều so với góc thuận tay, kể cả giật đường thẳng.

Riêng về quả giật trái thì đến nay mình khá hài lòng về sự tiến bộ của bản thân. Về góc độ cơ bản của kỹ thuật, mình thấy không có vấn đề lớn cả. Mình đang cố gắng tập nó phát triển từ kỹ thuật của thày dạy cả đờ mi gần bàn và câu, văng xa bàn. Có sai gì đó chắc là do thày. Hi hi. Cái này mình đi từ số 0 mà. Hihi.
Mọi người cùng đọc và chia sẻ nhé, có kinh nghiệm nào giúp mình khắc phục những vấn đề trên thì quả là thanks rất nhiều.

Tiếp sau mình sẽ chia sẽ chút kinh nghiệm bản thân về chuyện kết hợp tập luyện và thi đấu nhé. Đây cũng chính là để mình đưa ra những "nghi ngờ", những băn khoăn nhằm tiếp thu được những kinh nghiệm tốt hơn từ mọi người. Thanks.

(còn tiếp)
 

linh729

Thượng Tá
Kinh nghiệm rất hay. Mình cũng từng trải qua những thời gian và cảm giác như của bạn leqd nên mình cũng hiểu. Mình cũng xin chia sẻ thêm một chút thế này:

Bạn không nói rõ trước khi "tu luyện" 6 tháng bạn đã biết chơi bb, biết đánh trận hay chưa. Mình thì trước khi đi tập thày đã biết chơi kiểu tự học nhiều năm (nhưng ngắt quãng nhiều): biết đôi công 2 bên chút chút, gò cắt rất nặng, biết giật phải tay bóng xoáy xuống khá tốt, bạt khá. Thực ra là mình đánh phủi, nhưng sau khi tập cơ bản rồi mới thấy chỉ có quả giật của mình là có vấn đề, có khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản. Còn việc gò, cắt và đôi công của mình sẵn có không vấn đề gì, có thể tiếp tục phát triển lên và đánh trận như bình thường.
Như có lần mình đã tâm sự trên org, mình biết giật bóng xoáy xuống chứ không hề biết giật bóng xoáy lên, và điều này vô tình làm mình khó khăn trong việc "sửa" cảm giác và động tác dù cố rất nhiều. Ngửa người là thứ nhất, thứ hai là giật rất thiên về xoáy+ít lực, thứ ba là rất khó thành nhịp chậm rãi như bạn leqd nói (Điều này hoàn toàn không xảy ra với quả giật trái của mình về sau, vì kỹ thuật này mình bắt đầu từ số 0, đến nay mình thấy cảm giác tăng rất nhanh, cẩm nhận rõ sự đều và ổn định.
Qua tập luyện kiên trì, quả giật phải của mình cũng có tiến bộ khá về cảm giác, tốc độ, độ xoáy. Tuy nhiên mình nhận thấy còn một số đặc điểm sau:
-Vẫn là giật thiên nhiều hơn về xoáy, kể cả lúc tập luyện với mọi người. Có lẽ chính vì điều này mà mình hay phải có cảm giác quăng mạnh để kịp điểm rơi và để bóng qua bàn đi sâu. Điều này vô hình dung khiến nhiều người chặn cho mình bị khó khăn trong việc giữ bóng ổn định cho mình giật (trừ thày). Mình cũng thích ứng với điều đó. Chẳng có nhịp mấy nhưng mình vẫn có thể giật 10-15 quả với bóng được chặn sang khá là lung tung (nếu người chặn duy trì được). Điểm yếu là nếu mình nghĩ chơi 1 thời gian thì cảm giác đi xuống nhất chính là quả giật phải: hay hụt hoặc tụt bóng.
- Chắc cũng là do thiếu nhịp ổn định mà mình hay bị vội những tình huốn bóng nhanh (giao bóng hoặc gò nhanh hoặc bóng bật lại do đối thủ kê quả giật của mình) và thế là mình hình thành quả giật đờ mi đè đầu bóng với các tình huống này. Cũng hiểm nhưng cũng hỏng kha khá.
- Do thời gian chơi tenis nên quả giật phải của mình từ góc trái bàn sang trái đối phương đặc sệt tenis (ai chơi tenis rồi chắc sẽ hiểu). Độ bẻ cổ tay và mặt vợt nghiêng vênh lên khác hẳn với cách thày dạy (mình cũng đã tập rồi nhưng sau thời gian lại hiện nguyên hình). Khổ nỗi với kiểu này mình rất có cảm giác, bóng đè bay rất cắm và mạnh vì có cả cổ tay, nhất lại hay chéo ra cạnh bàn. Chính vì vậy giờ cũng chẳng nắn nữa, mà nắn cũng khó. Nhìn chung là giờ mình giật từ mọi điểm vào góc trái đối phương tốt hơn nhiều so với góc thuận tay, kể cả giật đường thẳng.

Riêng về quả giật trái thì đến nay mình khá hài lòng về sự tiến bộ của bản thân. Về góc độ cơ bản của kỹ thuật, mình thấy không có vấn đề lớn cả. Mình đang cố gắng tập nó phát triển từ kỹ thuật của thày dạy cả đờ mi gần bàn và câu, văng xa bàn. Có sai gì đó chắc là do thày. Hi hi. Cái này mình đi từ số 0 mà. Hihi.
Mọi người cùng đọc và chia sẻ nhé, có kinh nghiệm nào giúp mình khắc phục những vấn đề trên thì quả là thanks rất nhiều.

Tiếp sau mình sẽ chia sẽ chút kinh nghiệm bản thân về chuyện kết hợp tập luyện và thi đấu nhé. Đây cũng chính là để mình đưa ra những "nghi ngờ", những băn khoăn nhằm tiếp thu được những kinh nghiệm tốt hơn từ mọi người. Thanks.

(còn tiếp)

Với kinh nghiệm 3 năm hướng dẫn nhiều đối tượng mới tập chơi hoặc muốn sửa động tác ở 1 CLB bóng bàn nhà quê, mình có vài lời gợi ý cho bạn.
== Về quả giật thuận tay : trước hết bạn cần hiểu là trong mỗi quả giật đều cần có 2 thành phần : 1 là thành phần tạo lực, 2 là thành phần tạo ma sát.
Lực giúp ép bóng về phía trước, ma sát giúp cho việc tạo độ xoáy.
Muốn tạo lực tốt thì nên sử dụng chân, hông ,lườn để xoay người, ép bóng.
Muốn tạo ma sát tốt thì nên sử dụng vai, khuỷu tay, cổ tay để tạo độ mỏng khi tiếp xúc nhằm kéo, miết bóng.

Vấn đề trở nên rắc rối khi một số bác thực hiện cú giật mà chỉ dùng vai, cổ tay, khuỷu tay là nhiều. Khi đó tay vừa phải tính toán tạo lực vừa phải cần nhắc để tạo ma sát, dẫn đến tình trạng giật không đều, lúc nhiều xoáy, lúc nhiều lực, điểm rơi không ổn định.
Trong khi nếu chú ý phối hợp tốt với lườn và hông thì cánh tay sẽ chỉ cần đảm nhiệm vai trò tạo ma sát, thành phần tạo lực ép hoàn toàn do chân hông lườn đảm nhiệm.

Với cách giật của bác hoangtdsi : em đố bác giật bóng được từ khoảng cách 2m đấy.
Khi giật xa, việc trợ lực cho cánh tay từ chân hông lườn là vô cùng quan trọng. Nếu không, chỉ quăng tay vào thì tối về, bác cứ xác định là ê ẩm bả vai, đau nhức cổ tay.
Lúc giật gần, chân hông lườn kiểm soát việc ép bóng cực kỳ tốt. Nếu là bóng gò nặng thì giật theo kiểu : ép ít, ma sát kéo nhiều. Nếu là bóng chặn đẩy thì giật kiểu ép nhiều, ma sát vừa phải. Như thế bác sẽ giật được cả vài chục quả đều tăm tắp, muốn chậm được chậm, muốn nhanh được nhanh.

== Quả giật trái tay : nguyên lý cũng gần tương tự.
Bác hoangtdsi dùng nhiều cổ tay nhưng lại theo hướng ngửa vợt dần ra thì chỉ tạo được lực, ma sát ít. Hẳn là bác không bao giờ giật được những quả bóng đẩy sang là bóng gò nặng, tụt nhanh hoặc bóng gò dài, sang nhanh, đi là là mặt bàn.
Muốn sửa thì bác cần bắt đầu chỉnh lại từ cách cầm vợt. Khi lăng tay chuẩn bị giật, bác hơi vê ngón cái đi theo hướng từ trong ra ngoài. (gần giống động tác đếm tiền, ngón cái vê nhẹ vào với ngón trỏ theo hướng từ trong miết ra.). Khi đánh trái, ngón cái là thứ kiểm soát góc nghiêng vợt cực tốt. Bác nên đẩy ngón cái tỳ lên mặt vợt như hình minh họa
:
 

hoangtdsi

Đại Uý
Cám ơn bạn linh729 rất nhiều. Mình giật phải tầm 2 m thì toàn giật ma sát thật mạnh, bóng hơi cao như kiểu đối giật ý. Thực ra mình cũng có xoay lườn, chuyển chân chứ ko phải không nên dù rất thiên về xoáy thì lực cũng khá. Mình nói quăng là quăng cả người chứ không chỉ riêng tay đâu. Chỉ đó điều như mình nói mình giật thiên về xoáy hơn nên khi tập nó ko ổn định đường bòng qua lại bằng kiểu thông thường. Với lại khi viết cảm nhận trên mình vừa nghỉ mất một thời gian nên cũng mất dẻo, hơi gồng, trụ cũng hơi bị ảnh hưởng. Tập liên tục ít bữa cũng đỡ. Còn việc đau tay đau vai là từ ngày xưa rồi, giờ không đau nữa
Quả ngửa vợt dần ra theo tenis là mình cũng nói đến quả phải, nhưng mà ở góc né giật. Trừ bóng nhanh và hiểm mình ko nói vì nó thuộc về trình độ, còn như đã nói trên mình rất khá trong giật bóng nặng. Đúng là khi nhận thấy bóng nặng hoặc rất nặng thì ko bao giờ mình ko bao giờ đánh xung cả, còn phải ma sát nhiều lên chứ.

Còn về quả trái thì mình cũng thực hiện đúng kỹ thuật như bạn nói, và tự mình cảm thấy nó có cảm giác tinh tế hơn quả phải, kiểm soát tốt hơn quả phải. bóng nặng và rất nặng mình chưa dám giật, nhưng nặng vừa vừa là mở vợt moi ma sát, quả hai quăng đè được. Cái này mình thấy mình làm được khá và dễ hơn phải nhiều. Vấn đề là mình luôn coi trọng quả phải nên sẽ phải cố găng khắc phục được chút nào hay chút ấy.

Thanks bạn Linh729
 

leqd

Đại Uý
... Khi lăng tay chuẩn bị giật, bác hơi vê ngón cái đi theo hướng từ trong ra ngoài. (gần giống động tác đếm tiền, ngón cái vê nhẹ vào với ngón trỏ theo hướng từ trong miết ra.)]

Bác chỉ đúng bệnh luôn. Nhận lương qua ATM, rồi chuyển khoản cho BX, chẳng biết đếm tiền là gì, em đánh BH yếu là phải... :)
 

linh729

Thượng Tá
Bác chỉ đúng bệnh luôn. Nhận lương qua ATM, rồi chuyển khoản cho BX, chẳng biết đếm tiền là gì, em đánh BH yếu là phải... :)

Vậy thì bác nên đề xuất BX chi cho mấy cọc tiền lẻ để mỗi tháng còn có cảm giác được đếm 1 cộp tiền, vừa có tiền uống trà đá xả láng vừa được tập lấy cảm giác cho quả trái.

Thực ra quả trái tập rất dễ với điều kiện HLV chỉ cho người tập một sự thay đổi nhỏ cần thiết trong cách cầm vợt. Và khi tập thì luôn luôn đưa ra các bài phối hợp cả trái lẫn phải để người chơi quen với việc điều chỉnh các ngón tay, biết được lúc nào cần bóp miết lúc nào thì nhả nhẹ.
Với cách tiếp cận như vậy, mình thường cho học viên (từ những người đã biết chút ít cho đến những người đi lên từ con số 0) tập giật trước khi tập đôi công, tập giật bóng xoáy xuống nhẹ trước khi tập giật bóng xoáy lên, tập giật 2 càng trước khi tập gò .... và bạt bóng thì ko bao giờ dạy.
 

hoangtdsi

Đại Uý
Hi ban. Đúng là bạt thì chẳng ai dạy cả, nhưng mà cách dạy thế này kể cũng hơi lạ, chắc đúc kết từ kinh nghiệm thực tế.
Vậy thì bác nên đề xuất BX chi cho mấy cọc tiền lẻ để mỗi tháng còn có cảm giác được đếm 1 cộp tiền, vừa có tiền uống trà đá xả láng vừa được tập lấy cảm giác cho quả trái.

Thực ra quả trái tập rất dễ với điều kiện HLV chỉ cho người tập một sự thay đổi nhỏ cần thiết trong cách cầm vợt. Và khi tập thì luôn luôn đưa ra các bài phối hợp cả trái lẫn phải để người chơi quen với việc điều chỉnh các ngón tay, biết được lúc nào cần bóp miết lúc nào thì nhả nhẹ.
Với cách tiếp cận như vậy, mình thường cho học viên (từ những người đã biết chút ít cho đến những người đi lên từ con số 0) tập giật trước khi tập đôi công, tập giật bóng xoáy xuống nhẹ trước khi tập giật bóng xoáy lên, tập giật 2 càng trước khi tập gò .... và bạt bóng thì ko bao giờ dạy.
 

atnguyen23

Trung Uý
Hi ban. Đúng là bạt thì chẳng ai dạy cả, nhưng mà cách dạy thế này kể cũng hơi lạ, chắc đúc kết từ kinh nghiệm thực tế.
do rơ thi đấu thôi bác, mấy quả bóng thả lưng lửng trong bàn k xoáy k lực mà không biết bước chân phải vào bàn rồi bạt thì chỉ có nước kéo xoáy lên
 

Tenor_Battrai

Binh Nhất
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.
Một bài viết rất hay, rất phù hợp với những người trình gà như mình. Thanks leqd
 

unlucky_child

Đại Uý
Người mới tập chơi thường hay thạo lý thuyết và văn giỏi. Khi đánh giỏi rồi thì văn lại kém :)

 

Luong Pham

Đại Uý
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.
Vô tình đọc được bài này hay quá. Xin hỏi chủ thớt giờ đánh trình gì diễn đàn rồi? Mạo muội đoán mò là hạng C hoặc D.
 

Bình luận từ Facebook

Top